Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Translate

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Tài Liệu Tuyến Điểm Ninh Thuận

TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận là tỉnh duyên hải nam trung  bộ. Phía bắc giáp Khánh Hoà , tây giáp Lâm Đồng , nam giáp Bình Thuận và đông giáp biển đông.Với diện tích : 3.360 km(2003). Dân số : 546.100 người (2003)
Tỉnh ly :Thanh Phố Phan Rang. Các huyện :Ninh Hải ,Ninh Phước ,Ninh Sơn , Bác Ái. Các dân tộc :Kinh , Chăm , Hoa , Cơ ho , Raglai. Địa hình có 3 dạng: Miền núi , đồng bằng và ven biển.
Ninh Thuận nam trong khu vực khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng , gió nhiều và bốc hơi mạnh nhưng không có mùa đông. Có thể nói Ninh Thuận là tỉnh nóng nhất Việt Nam.khi hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa hàng năm chịu ảnh hưởng 2 luồng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam.khi gió Đông Bắc thổi từ phía bắc vào đến đèo Hải Vân thì bị chặn lai nên ko thể mang mưa vào. Còn gió Tây Nam thì thổi từ Vịnh Thái Lan vào duy chuyển ngang qua Ninh Thuận nhưng do địa hình thấp nên ko thể chặn gió lại nên đã duy chuyển đến Lâm Đồng đo có các ngọn núi cao như cao nguyên Di Linh và Cao nguyên Lâm Viên nên đã chắn gió lại và gây mưa ở khu vực này. Vì vậy lượng mưa ở Ninh Thuận hàng năm khoảng 1000 mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.Nông nghiệp được phát triển rất tốt do hệ thống đập Đa Nhim nên các vùng sản xuất chuyên canh nho, tỏi, thuốc lá, bông vải, chăn nuôi gia súc gia cầm. Có các ngư trường lớn nên ngư nghiệp khá phát triễn .Tỉnh Ninh Thuận nằm ngay giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắc Bắc Nam , Quốc Lộ 1A, Quốc lộ 27 và nằm sát sân bay Thành Sơn cách TP Nha Trang 105 km , Đà Lạt 110 km và TPHCM 350 km.
Du lịch Ninh Thuận là 1 bức tranh hài hoà giữa đồng bằng đồi núi và biển đang được đầu tư và xây dưng , các điểm du lich như :Ninh chữ, Cà Ná, Tháp cổ Pôklông Giarai……..sẽ đáp ứng các loại hình du lịch : tắm biển ,nghỉ dưỡng , leo núi săn bắn , tham quan.
Ninh Thuận là mảnh đất có bề dày lịch sử , giàu truyền thống văn hoá mang đậm màu sắc dân tộc , trải  qua bao biến đổi của lịch sử các dân tộc ở nay vẫn gìn giữ và tôn tạo và làm phong phú thêm kho tàng văn hoá nghệ thuật của mình . Các lễ hội như : Katê , Cha bun , Rija Nưga , Jòn Jang , Đền Ơn Đáp Nghĩa Cha Mẹ …

TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận là vùng đất còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Làng Dệt Mỹ Nghiệp , Tháp Hoà Lai , Bãi Biển Ninh Chữ  , Tháp chàm Pôklông Giarai , Vịnh Vĩnh Hy , Nước suối Vĩnh Hảo …………..

11   Cái nhất của Ninh Thuận :
-        Bãi biễn Ninh Chữ ,Cà Ná lá 1 trong 9 bãi được phong là đẹp nhất nước
-        Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 Vịnh đẹp nhất nước : Văn Phong , Vĩnh Hy , Hạ Long…..
-        Là vùng khô hạn nhất nước ta lượng mưa hàng năm thấp nhất
-        Tỉnh có đơn vị hành chánh ít nhất
-        Đồng bào Chăm đông nhất
-        Có Làng Gốm Cổ Nhất Đông Dương
-        Diện tích ruộng muối lơn nhất
-        Đàn cừu lớn nhất
-        Giống tỏi thơm nhất
-        Những con đường gần nhau nhất (quốc lộ 1A , xe lửa va đường biễn gần nhau nhất khoảng 5m)

Với những đặc sản nổi tiếng như : Bánh Xèo Miền Trung ,  Nho , Táo , Tỏi……..
Ninh Thuận là 1 tỉnh còn rất nhiêu tiềm năng chưa được khai thác và trong tương lai du lịch Ninh Thuận sẽ được đầu tư và sẽ phát triển mạnh mẽ .

DÂN TỘC CHĂM
(xem từ trang 40 đến trang 53)

LỄ HỘI NGƯỜI CHĂM Ở NNH THUẬN
v Lễ MiJanưgar: là lễ hội đền bà Ponagar, vào ngày 5,6 tuần đầu tháng giêng lịch Chăm ( khoảng tháng10 dương lịch )

v Lễ Po Mbang Yang: là lễ mở cửa đền miếu thần, tổ chức ngày thứ 3 đầu tuần tháng giêng lịch Chăm. Là lễ đầu tiên trong năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

v Lễ Ban Katê: còn gọi lễ mừng lúa mới, tổ chức khi thu hoạch mùa xong. Là lễ hội lớn nhất của người Chăm, vừa mang tính tôn giáo, tín ngưỡng dân gian liên quan đến sản xuất nông nghiệp, vừa là lễ tổ chức ở các tháp lớn, gồm nhiều lễ vật dâng cúng như: xôi, hoa quả, thịt gà, lễ dâng y ở miếu thờ ( Danok ), ngoài ra còn có ca múa mừng thần trong tiếng nhạc cổ truyền. Sáng hôm sau là lễ hội rước y phục của nhà vua từ miếu thờ lên tháp. Sau đó làm lễ mở cửa tháp, mặc áo cho các tượng vua, và các vũ nữ trong bộ áo cổ truyền trình bày các điệu múa dân gian.

v Km 1538: cầu Kiều Liên.
     Có nhiều cát trắng dùng làm thủy tinh, đoạn này thấy xuất hiện dãy núi cát trắng dài hơn 10 km trên một diện tích khoảng 7 km2, trữ lượng hơn 100 triệu tấn. Khu vực này có tên gọi là Thủy Triều nên gọi là cát trắng Thủy Triều, nguồn khoáng sản có giá trị của tỉnh Khánh Hòa.
q Km 1529: cầu Suối Giang
q Km 1528: xã Công Hải
q Km 1525: cầu Cây Đa
Km 1524: cách Mỹ Thanh: ranh giới tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa. Thuộc xã Cam Thịnh Đông là xã đầu tiên của Khánh Hòa.

Thưa Quý  du khách còn bây giờ bên phải Quý khách là Làng Dệt Mỹ Nghiệp nổi tiếng của tình Ninh Thuận.
          Cách thị xã Phan Rang khoảng 7 km về phía Nam. Tại quốc 1A gặp ngã 3 Mỹ Hiệp, tại trung tâm Phước Dân huyện Ninh Phước quẹo phải vào khoảng 3 km. Qua khỏi cánh đồng lúa là đến làng. Người ta dệt theo phương pháp cổ truyền, khung cưởi, con thoi. Sản phẩm là ví tay, ba lô, khăn, chăn, quần áo… bán lẽ tại chỗ và chở về Tp. HCM và các nơi khác để bán. Đây cũng là nghề truyền thống của người Chăm. Ngày xưa họ phải trồng bông, se sợi, nhuộm bằng lá hoặc vỏ cây rừng. Hoa văn chân chó, chim cút, hoa mắt gà, hoa sao… thường thấy ở khăn choàng dây đeo lưng, trang phục phụ nữ. Con chim thần, rồng đất là những hoa văn dành riêng cho các vị chức sắc.
v Km 1875: trồng bắp và trồng bông cải
q Tới cầu Giác Đan: rẽ phải vào mũi Dinh ( có ngọn hải đăng )
q Km 1563: cầu Hộ Tại
q Km 1562: cầu Bình Quí, xã Long Thành huyện Ninh Phước
q Km 1558: cầu Đạo Long bắt qua sông Dinh
q Từ làng Mỹ Nghiệp đi khoảng 7 km về phía Nam là ta đến thị xã Phan Rang.
          Thưa qúi khách đoàn ta sắp tiến vào Thị Xả Phan Rang.Qúi khách đã trông thấy gì ở hai bên đường không ạ vâng vườn nho trong lịch trình ngày về chúng ta sẽ có dịp ghé vào tham quan vườn nho vậy tôi xin khất lại khi nào chúng ta tham quan tôi se cung cấp cho qúi khách mọi thông tin về trồng và tiêu thị nho ở nước ta. xin giới thiệu với du khách về Thị xã Phan Rang (quê hương của vị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu).

          Nằm bên bờ sông Cái, khu vực Phan Rang có nhiều người Chăm sinh sống. Phan rang có đặc sản nho nổi tiếng. Tại trung tâm thị xã có 1 ngã 3 quẹo trái để đi Đà Lạt 110 km. Đồng bằng Phan Rang ngày nay được trù phú là nhờ công trình thủy điện Đa Nhim.
Thị xã Phan Rang nằm bên bờ sông Cái có khoảng 50.000 người, có đặc sản nho nổi tiếng. Nằm trên giao điểm của 3 trục  giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường số 11 lên Đà Lạt. Phan Rang cách Đà Lạt là 110 km, cách Tp. HCM hơn 350 km, cách Hà Nội là 1832 km.

            Từ ngã rẽ trái chúng ta đi bên đường Độc Lập ngang thị trấn cũ của Phan Rang gọi là thị trấn Phan Rang Tháp Chàm, hai bên đường có nhiều cơ quan đầu não của Ninh Thuận, nhiều kiến trúc mới hiện đại. Đây cũng là con đường chính của thị xã Phan Rang.
Từ Phan Rang đến Nha Trang khoảng 105 km ta đi dọc theo quốc lộ 1A. Từ thị xã Phan Rang đi tới khoảng 7 km ta nhìn về phía bên phải trên đồi cao ta thấy 1 tháp Chàm đó chính là tháp Chàm Poklong Giarai. Theo truyền thuyết thì tháp này đặt dưới sự chỉ huy của vua Poklong Giarai trong cuộc thi tài xây tháp với đại thần Pôctam, kẻ không phục vua lúc đó, nhà vua đã thắng trong cuộc thi này. Về sau người dân tộc Chăm tạc tượng Ngài và thờ trong tháp này, từ đó tháp mang tên là tháp Chàm Poklong Giarai.

          Từ Thị xã Phan Rang theo QL27 đoàn ta sẽ vào khu du lịch Suối Nước Nóng Mỹ Á. Thuộc xã Ninh Tân, huyện Ninh Sơn ,tỉnh Ninh Thuận.Nằm cạnh QL27
          Đây là nhà máy khai thác và chế biến nước suối. Nguồn nước khóang là mạch ngầm được khai thác tự nhiên , cách phía sau nhà máy khoảng 5km trong khu rừng, cách ly với khu dân cư để bảo đảm tính vệ sinh. Du khách vào đây có thể tắm nước nóng trong những hồ lớn trong xanh , nhiệt độ khoảng 3500c , một điểm du lịch khá lý tưởng , ở đây còn có nhà hàng ăn uống lịch sự, nghỉ ngơi hít thở không khí trong lành.
Km 1561 : Ngã 3 Cà Đú, có trạm cân xe và núi Cà Đú.
Km 1548:khu tháp Hoà Lai.

Tháp Hòa Lai

Tháp Hòa Lai là một trong những cụm tháp cổ Chăm Pa, gồm có ba tháp hiện nằm ở làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Được đánh giá là một trong những di tích cổ nhất và đẹp nhất hiện còn.
Tháp Hòa Lai là một khu di tích lớn, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng dài và rộng ở phía bắc thành phố Phan Rang–Tháp Chàm, cả khu di tích được xây dựng trong một khoảnh đất chữ nhật kéo dài theo hướng đông – tây, dài 200 mét, rộng 125 mét. Ngoài ba ngôi tháp, còn vết tích của nhiều kiến trúc phụ khác như tường gạch bao phía đông, tháp cổng, gian nhà dài ở khu sân ngoài và nhiều công trình nhỏ khác nhau
Tháp trung tâm hiện chỉ còn phần thân và một bộ phận của tầng thứ nhất nhỏ hơn hai ngôi tháp hai bên, nhưng lại được xây dựng cẩn thận hơn và còn giữ lại nhiều hình trang trí hơn, theo các nhà nghiên cứu vào cuối thế kỷ 19, người Pháp và quan chức địa phương đã cho phá phần trên của tháp trung tâm để lấy gạch lát con đường cái quan tức là quốc lộ 1 bây giờ đi qua đó. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tháp trung tâm đã bị sụp đổ luôn tầng thứ nhất chỉ còn lại phần nền
So với tháp trung tâm, tháp phía bắc cao hơn về mặt bằng và về chiều cao, cũng như tháp trung tâm, phần nền của tháp bắc được trang trí tương tự. Riêng về tháp nam, so với ba ngọn tháp thì đây là tháp lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất, tuy nhiên một số chi tiết trang trí trên mặt tường đang còn ở dạng phác thảo, về cơ bản tháp nam giống với hai tháp kia nhưng lại khác ở điểm trong cách bố cục và trang trí các chi tiết, các trụ ốp được đặt gần nhau hơn và mặt giữa trụ ốp hẹp hơn, cửa giả rộng hơn nhưng lại không có hình người đứng bên trong
Ba ngôi tháp còn lại ở Hoà Lai, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, là những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm Pa. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn. Trang trí hoa văn bên ngoài mặt tháp chỉ giới hạn ở vòm cửa, ở các trụ ốp, ở bộ diềm mái. Trang trí ở tháp Hoà Lai vừa mang tính chức năng - nhấn mạnh ấn tượng cho các thành phần cấu trúc đỡ vừa phô bày vẻ đẹp của các hoa văn
Yếu tố đặc trưng tiêu biểu nhất của tháp Hoà Lai là những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào, các cửa giả và các ô khám của các tầng, vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình là cuộn, vọt ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh. Khoảng tường giữa hai trụ ốp cũng được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá. Phần trên của từng và bộ diềm mái là một hoa văn tràng hoa chạy dài và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh. Một trong những nét rất đặc biệt của tháp Hoà Lai là tường tháp không thẳng đứng mà lại hơi choãi ra về phía trên
Tháp được xây dựng ở thế kỷ 9, trong giai đoạn phong cách Hoà Lai, hiện là một trong những cum tháp Chăm cổ nhất hiện còn
CHÙA TRÙNG SƠN
Chùa Trùng Sơn tọa lạc trên núi Trùng Sơn, tục danh là núi Đá Chồng. Vào đầu thế kỷ thứ 19, Tổ sư Huệ Khánh ở chùa Phước Quang tỉnh Phú Yên vào khai sơn với cơ sở chủ yếu dựa vào các yếu tố của hang đá thiên nhiên có sẵn. Thời gian sau Hòa Thượng Trí Thắng từ Phú Yên vân du đến thôn Dư Khánh được Hòa Thượng Chơn Niệm cung thỉnh lưu lại chùa Trùng Khánh cùng hành đạo, Hòa thượng tìm đến chùa Trùng Sơn lập thất tịnh tu.

Do quá trình hành đạo, trước sự khẩn thiết yêu cầu, thỉnh nguyện của thiện nam tín nữ Phật tử nên Hòa Thượng Trí Thắng rời chùa Trùng Sơn về sáng lập chùa Thiên Hưng làm cơ sở để hành đạo. Từ thời gian này trở đi chùa Trùng Sơn vắng bóng trụ trì và chịu sự quản lý xem như một chi nhánh của chùa Trùng Khánh. Kế đó Tổ đình chùa Trùng Khánh đã cung thỉnh Hòa Thượng Trùng Chơn hiệu Tín Trung tiếp tục công việc trù trì tại chùa. Sau khi Ngài Trùng Sơn viên tịch được xây tháp thờ tại khuôn viên phía Nam chánh điện. Kế đến Ngài là Ngài Phạm Dõi pháp danh Tâm Mạnh. Sau đó, Ngài Tâm Mạnh viên tịch chùa thiếu hẳn Tăng trụ trì, Tổ đình Trùng Khánh phải quản lý trông coi cho đến năm 1993 mới mời được Đại đức Thích Thiện Thọ, pháp danh Tâm Trường, thế danh Nguyễn Văn Cừu chính thức về đảm nhiệm công việc trụ trì. Vì vắng bóng trù trì quá lâu nên ngôi chùa bị xuống cấp trầm trọng. Đại đức Thiện Thọ đã vận động Phật Tử đứng ra tiến hành trùng tu lại ngôi chánh điện vào năm 1995, đến năm 1996 tiếp tục xây dựng hậu Tổ và năm 1997 tiến hành xây dựng các tịnh cốc và hồ chứa nước. Qua quá trình tôn tạo, ngôi chùa đã phần nào trang nghiêm, hội đủ các yếu tố của ngôi già lam thắng tích.
Cấu trúc không gian chánh điện được xem là khu vực trung tâm nhất. Với không gian Phật điện được tôn trí Tam Thế gồm : Di Đà, Quan Âm, Thế Chí bằng xi măng nhủ vàng đứng, phần dước tôn trí tượng Bổn Sư theo thế ngồi tĩnh tọa.
Phía sau Phật điện là hậu Tổ với bàn thờ tôn trí tượng Bồ Đề Đạt Ma Tổ sư, các long vị của Chư Hòa Thượng trụ trì hữu công. Hai bên là bàn thờ Tiên linh, các Phật tử quá vãng được ký tự tại chùa. Phía trái chánh điện là tháp của cố Hòa thượng đệ tam trụ trì và phía phải chánh điện là phòng khách, phòng tăng và trai đường. 
Đi theo từng bậc thang, ta sẽ bắt gặp các tịnh thất được tận dụng từ các bọng hang do thiên nhiên kiến tạo, từ đó mở tầm nhìn rộng tòan bộ không gian vùng ven biển Ninh Thuận, thu vào trong tầm mắt là biển Ninh Chữ, kia là Đầm Nại và hòn Đỏ Mỹ Tân ẩn hiện, mới thấy hết vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên ban phát cho Ninh Thuận.

 
Chùa Trùng Sơn là một trong những thắng tích đẹp của Ninh Thuận nối liền với cụm du lịch Ninh Chữ cần được quan tâm và tôn tạo. Có như thế chúng ta mới khai thác một cách triệt để khả năng tiềm ẩn du lịch của vùng biển Ninh Hải đang còn nhiều tiềm năng phong phú và độc đáo, chưa thật sự được chú ý phát triển./.
 

Vịnh Vĩnh Hy
Vịnh Vĩnh Hy nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng đông bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Đầu năm 2000, khu du lịch vịnh Vĩnh Hy được đưa vào khai thác, đến nay được đánh giá là tuyến du lịch sinh thái lý tưởng nhất khu vực Nam Trung Bộ.
Trước khi vào vịnh, du khách sẽ được tận mắt ngắm cảnh hoang sơ quyến rũ của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy nhất ở nước ta với nhiều sinh vật phong phú và tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển. Từ đỉnh núi này, nhìn về hướng đông, vịnh Vĩnh Hy vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ mà thiên nhiên đã tạo nên, được ví như một nàng tiên nằm yên ắng bình lặng, được các dãy núi hùng vĩ bao quanh, che chở.
Đưa du khách chinh phục vịnh Vĩnh Hy là những chiếc tàu du lịch được thiết kế rất độc đáo. Đáy tàu làm bằng một loại kính trong suốt. Du khách chỉ cần ngồi trên tàu chiêm ngưỡng những rặng san hô nhiều màu sắc rực rỡ như những cánh hoa dưới lòng đại dương. Tại đây, có rất nhiều bãi dừng chân. Trước tiên là bãi Bà Điên, du khách có thể vừa tắm biển, vừa thử sức mình leo lên những vách núi uy nghiêm. Và đến bãi Đá Tròn, du khách có thể tự mình sưu tập những đồ vật lưu niệm miễn phí từ thiên nhiên, đó là những viên đá nhiều màu sắc bị sóng biển xói mòn trông rất lạ mắt... Càng đi sâu vào vịnh, du khách còn có dịp chứng kiến những cánh tay khỏe khoắn của ngư dân tung lưới đánh bắt cá thu, giống cá đặc trưng khu vực miền Trung và hưởng niềm vui tự tay thả mồi cho những con tôm hùm sinh sống trên các bè trôi.
Đêm xuống, nhìn ra vịnh, ngọn đèn sáng nhấp nhô từ những chiếc tàu đánh cá của ngư dân, trông xa xa như một thành phố trên biển. Khách du lịch có thể nghỉ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa và thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglai sống quanh vịnh Vĩnh Hy

          Vườn quốc gia Núi Chúa

Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hảitỉnh Ninh ThuậnViệt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003
Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, giáp với tỉnh Khánh Hòa. Ở vị trí cực đông của Nam Trung Bộ, nơi tiếp giáp giữa vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, có toạ độ từ 11°35'25" đến 11°48'38" vĩ bắc và 109°4'5" đến 109°14'15" kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh Hòa. Nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52'27" tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km.
Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển. Ngay phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Phía đông và nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải. Phía nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng chính quốc lộ 1A.
VQG Núi Chúa nằm trong miền Trường Sơn Nam thuộc địa đới Kontum, có tuổi địa chất cách đây hàng triệu năm, được cấu tạo chủ yếu trên nền địa chất vững chắc của khối magma xâm nhập và phún xuất xen kẽ nhau với 3 loại đá mẹ đặc trưng là: Andelit, đá Liparit (Riolit) và Granite chiếm chủ yếu ở khu vực này. Ở ven rìa khối núi là trầm tích đệ tứ nguồn gốc biển và đầm lầy biển. Trên cơ sở nền đá mẹ này, quá trình phong hoá hình thành đất có các loại đất chính như sau:
  • Đất bạc màu trên đá Magma acid và cát: Có hầu hết ở các vùng đồi, núi thấp, phân bố ở độ cao dưới 700m. Loại đất này được hình thành trên sản phẩm của đá mẹ magma acid và cát nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng, có nhiều kết von và đá ong trong đất cũng như trên mặt, có độ chua cao, dể thoát nước và nghèo chất dinh dưỡng. Trong quá trình phong hoá bào mòn thì đây chính là loại đất dễ xói mòn và rửa trôi nhất trong khu vực và là một trong những nguồn cung cấp sản phẩm cát tích tụ ở chân đồi núi.
  • Đất xám nâu vàng bán khô hạn: Có phân bố ở vùng bán sơn địa, cũng được hình thành trên đá mẹ magma acid và phù sa cổ thuộc vùng khí hậu khô hạn. Đất có màu xám đen đến nâu xám, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mặt có nhiều sỏi sạn và đá lộ đầu (tỉ lệ đá lộ đầu có nơi tới 50-60%), hàm lượng dinh dưỡng thấp, chua, khô. Nhóm đất này phân bố chiếm gần hết diện tích của khu núi chúa, có thành phần cơ giới nhẹ, đất khô, lẫn nhiều đá.
  • Đất vàng đỏ trên đá mẹ magma acid: Phân bố ở nhiều độ cao khác nhau, nhưng thường tập trung nhiều ở vùng núi cao > 700 m có độ chia cắt và độ dốc lớn, tầng đất khá dày, có thành phần cơ giới nhẹ, chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước kém.
  • Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Phân bố ở các vùng sườn, dông, đỉnh vùng đồi, núi có độ dốc lớn, đất bị bào mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng < 50 cm, tỉ lệ đá lẫn và lộ đầu khá cao (từ 50-70%), nghèo chất dinh dưỡng, chua và khô, thảm thực vật rừng nghèo nàn (chủ yếu là cỏ và cây bụi,...). Phân bố rìa đông bắc.
  • Đất cát: phần ven biển phía đông nam và đông còn có đất cát điển hình vùng ven biển, phân bố dọc bờ biển, kéo dài từ phía bắc xuống phía nam, trừ những đoạn có núi ăn lan ra biển, tạo thành những bãi cát có diện tích khá lớn.
  • Đất phù sa: Phân bố hẹp, chỉ có ở một số suối lớn, địa hình bằng phẳng như ở suối Đông Nha ở phía tây nam và ở Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải. Đất không được bồi tụ, phẫu diện đất chưa phân hoá thành các tầng đất rõ rệt.
  • Đất mặn đầm lầy: Phân bố khu vực quanh đầm Nại, xung quanh núi Quít xã Tri Hải.
Trên phạm vi khu vực nhỏ, về mặt địa mạo thì khu vực VQG Núi Chúa thuộc dãy núi khối tảng vòm Núi Chúa, kéo dài theo huớng bắc đông bắc-nam đông nam, giới hạn về phía nam là đứt gãy Krongpha - Phan Rang, phái tây bởi đứt gãy Cam Ranh - Phan Rang. Khối núi này là kết quả của hoạt động kiến tạo nâng tạo núi nhiều lần thời kỳ Miocene và Pliocene. Hoạt động nâng tạo vòm và san bằng ở các thời kỳ khác nhau đã tạo nên các bậc địa hình gần giống như bậc địa hình ngày nay. Với các bề mặt san bằng Miocene giữa ở độ cao khoảng 850-1040m, Miocene muộn 700 - 850m, Pliocene sớm 500 - 650m, Pliocene giữa 300 - 350m và Pliocene muộn 150 - 200m. Các bề mặt này phát triển bao quanh bề mặt Miocene giữa gần như ở trung tâm, thấp và trẻ dần theo các hướng. Khối núi này, sau pha nâng đầu Miocene muộn, vẫn tồn tại như một đồng bằng đồi cao khoảng 170 - 200m, cho tới Pliocene giữa, khối núi đã đạt độ cao 600-650m, và các pha nâng sau đó đã đưa độ cao thêm 300-400m nữa. Kèm theo các hoạt động nâng thì khối núi cũng bị bóc mòn mạnh và lộ ra các khối đá xâm nhập như khối đá xâm nhập thuộc phức hệ Cà Ná. Cho tới nay các quá trình xâm thực, đổ lở và bóc mòn vẫn còn đang phát triển mạnh.
Ở phạm vi rộng hơn, cho cả vùng Phan Rang liền kề thì Phan Rang thuộc kiến trúc hình thái kiểu đồng bằng tích tụ rìa vòng tân kiến tạo.. Đồng bằng được hình thành từ kết quả của sụt lún kèm theo bóc mòn, là nơi giao nhau của các hệ thống đứt gãy Cam Ranh-Phan Rang, Krongpha-Phan Rang, địa hình bị hạ thấp và bóc mòn nhiều. Giới hạn phía bắc chính là khối Núi Chúa. Xem xét tổng thể thì khu vực Phan Rang bị giới hạn xung quanh bởi các khối núi tảng cao hơn hình thành một dạng bồn trũng khép kín chỉ hở ra mặt phía Đông là biển. Từ các hoạt động tân kiến tạo hình thành địa hình ngày nay ở các khu vực lân cận VQGNC và tại ngay khu vực Núi Chúa, về mặt địa hình, VQGNC có các đặc điểm sau đây:
  • Khu vực Núi Chúa là một khối núi khá liền lạc, nhìn từ ảnh vệ tinh thì Núi Chúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần nhô ra của mũi Xốp thò vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền. Khối núi này có nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có dộ cao 1.039m.
  • Địa hình thấp dần từ trung tâm ra, phần phía bắc và tây có độ dốc lớn hơn phía nam và phía đông. Phía tây và tây nam địa hình bị chia cắt do có các khối núi nhỏ tạo thành các thung lũng sườn núi theo hướng đông bắc-tây nam; còn phía bắc, đông và đông nam địa hình ít bị chia cắt, thấp dần từ đỉnh núi ra biển
  • Địa hình có độ cao dưới 300m: phân bố phía đông và nam và các khu vực ở phía bắc giáp biển, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc dưới 200.
  • Địa hình có độ cao từ 300-700m: phân bố phía tây và tây nam, địa hình bị chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng và sườn vách dốc trên 200, cho đến 350.
  • Địa hình có độ cao trên 700m: phân bố phần trung tâm, có nhiều đỉnh núi ở các độ cao khác nhau, bị ngăn cắt bởi các thung lũng, có độ dốc từ 200 đến 400.
Xa hơn về phía tây nam là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Cả khu vực Núi Chúa-Phan Rang gần như hình thành dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m.
Khu vực VQG Núi Chúa nằm lọt hoàn toàn trong khu vực khí hậu ven biển miền trung thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ với đặc điểm là khô hạn cao trong toàn bộ chế độ mưa-ẩm, mà đặc điểm này liên quan đến vị trí bị che khuất của vùng này bởi các vòng cung núi bao bọc phía bắc, tây và nam với hai luồng gió mùa chính. Trong vùng khí hậu khô hạn này thì khu vực Phan Rang được coi là trung tâm khô hạn nhất nước, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm dưới 500mm.
Mùa mưa ở khu vực này đến muộn so với các vùng khác và kết thúc cũng sớm hơn, bắt đầu khoảng tháng 9 - 10 và kết thúc khoảng tháng 12. Gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng nhiều đến khu vực nên không cung cấp thêm lượng ẩm vào mùa gió mùa đông bắc, còn gió mùa Tây Nam vào mùa mưa thì lại bị các khối địa hình cao hơn ở vị trí bên trong hứng gần hết lượng ẩm mà gió mùa tây nam mang lại và chỉ có tác dụng vào gần cuối mùa gió mùa Tây Nam. Do vị trí tiếp giáp như vậy lượng mưa tại khu vực Núi Chúa có thể đạt xấp xỉ 1000mm hoặc hơn so với trung tâm khô hạn Phan Rang-Mũi Dinh chỉ đạt 650-750mm/năm.
Châe độ nhiệt của khu vực mang những nét đặc trưng của chế độ nhiệt miền Nam, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 260C, nhiệt độ tháng lạnh nhất không xuống thấp hơn 230C (cho địa hình thấp, đồng bằng) (Bảng 3.1), nền nhiệt độ các tháng trong năm khá ổn định theo kiểu chuyển tiếp khí hậu xích đạo – nhiệt đới. Các yếu tố cực trị về nhiệt có thể thấy qua các trị số cực tiểu như nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể đạt 14-150C ở đồng bằng và giảm thêm theo độ cao.
Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm trung bình chỉ khoảng 80%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 85%, trong các tháng mùa khô, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20-25%.
Theo Luận chứng Khoa học của VQG Núi Chúa (4), tính toán các chỉ số nhiệt và mưa hàng tháng thì khu vực này có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam. Chỉ số khô hạn X = 9 . 4 . 2
Hệ thống dòng chảy – thủy văn: Với địa hình là một khối núi nhỏ độc lập như vậy nên hệ thống thủy văn sông suối trong khu vực này có đặc trưng là dòng chảy ngắn, nhỏ và lưu lượng thay đổi theo mùa, diện tích lưu vực cho từng dòng chảy không lớn.
Nhìn chung khu vực VQGNC không có suối lớn, chỉ có một số suối nhỏ, ngắn đến mùa khô gần như không có nước. Các suối có dòng chảy đáng kể như suối Nước ngọt, Suối Nước giếng, Suối Kiền Kiền, suối Đông Nha, suối Lồ ồ, suối Đá. Các suối trên đều bắt nguồn từ trên núi cao chảy ra biển đông.
  • Suối Đồng Nha : bắt nguồn từ phía nam Núi Chuá chảy xuống đầm Nại, qua địa bàn các xã Phương Hải, Tri Hải và Nhơn hải, chiều dài = 11km, diện tích lưu vực =37 km, dòng chảy chuẩn qo = 0,193 ¬m3/giây.
  • Suối Nước Ngọt 3: bắt nguồn từ núi Ông, núi Chúa Anh, diện tích lưu vực = 33,7 ha dòng chảy chuẩn qo = 0,115 m3/giây và lưu lượng wo = 5,52.106 m3.
  • Suối Kiền Kiền : bắt nguồn từ Núi Chúa chảy về hướng tây thuộc địa bàn xã Lợi Hải. diện tích lưu vực = 22 km2, dòng chảy chuẩn qo = 0,115 m3/giây, lưu lượng wo = 3,63.106 m3.
  • Suối Nước Ngọt 1 : ( bãi cấp ) bắt nguồn từ phía bắc Núi Chúa chảy về hướng đông ra biển Bình Tiên ở bãi Cấp, diện tích lưu vực = 19,5 km, dòng chảy chuẩn q0 = 0,102 m3 /giây, w0 = 3,22.106m3.
Ngoài ra trong vùng đệm còn có một số sông suối nhỏ khác, có lưu lượng không đáng kể, về mùa khô hầu như khô kiệt không có nước.
Thủy văn: Do địa hình hiểm trở, độ dốc cao 10 – 25o nên đã hình thành hệ thống suối trong vùng với mật độ khe suối 0,7km/km2. Trong khu VQG có các suối với diện tích lưu vực nước lớn như: Suối Nước Ngọt, Suối Kiền Kiền, Suối Đông Nha.
Hầu hết các suối trên đều bắt nguồn từ các khu vực núi cao chảy ra biển Đông. Ngoài ra, VQG Núi Chúa có khoảng hơn 40 km bờ biển trong đó có một số bãi cát và cồn cát nhỏ, và có một hồ nước nhỏ trên núi Đá Vách, ở gần biển khu vực Vĩnh Hy có nước ngọt tồn đọng quanh năm, là nơi có khá nhiều thực vật thân thảo, cây bụi và động vật: thú, lưỡng thê, bò sát sinh sống.
Thủy triều trong khu vực mang tính bán nhật triều không đều, trong ngày có hai lần triều lên và hai lần triều rút. Độ lớn của thuỷ triều trong kì nước cường khoảng 2 – 3,5m.
Sóng biển: Từ tháng 1 – 4: Hướng thịnh hành là Tây – Tây Nam, độ cao trung bình 1 – 1,1m, cực đại khoảng 2m; Từ tháng 10 – 12: Hướng thịnh hành là Đông Bắc, độ cao trung bình khoảng 1,2m, cực đại khoảng 2,5m. Nhiệt độ trung bình của nước biển trong các tháng trên 250C, Độ mặn trung bình của nước biển từ 31 – 33%.

Tháp Po Klong Garai

Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tháp đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979.
Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 9km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.
Có một truyền thuyết liên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa ở Play Chakling[1] có hai ông bà tên Ôn Paxa và Muk Chakling dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit.
Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên được nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào.

Sau dạo đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất hắu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu xí, mình lại đầy ghẻ chốc nên chẳng mấy đứa chịu chơi chung. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu cùng bạn là Po Klonchanh đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Pô Klonchanh về trước rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Pô Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Po Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô khác thường. Điềm lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ Iaru[2]. Được biết Jatol sẽ là một vị thiên tài xuất chúng, vua Nuhol cho vời Jatol đến. Thấy đúng như lời đồn đại vua đã giữ Jatol lại và gả công chúa Thakol cho.
Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi[3] băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai. Sau 5 năm, ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga[4], quê hương của ông bị quân Chân Lạp thường xuyên đánh phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Po Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thuở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận. Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul[5]. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.

NINH THUẬN QUÊ HƯƠNG CỦA NGUYỄN VĂN THIỆU
Nguyễn Văn Thiệu sinh tháng 11 năm 1924 (âm lịch) nhưng để phù hợp với phong tục thường dùng của người Việt Nam cho thêm ngày tháng vào ngày sinh với ý nghĩa điều này sẽ có may mắn hơn[1] nên đổi thành 5 tháng 4 năm 1923, tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, huyện Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận, trong một gia đình chủ đất nhỏ, sinh sống bằng nghề đánh cá ven biển[2] Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài Loan.[3]
Học hết lớp 9 ở quê nhà ông lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị. Sau đó, ông Thiệu được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng của Pháp[1] trường công giáo La Mã Pellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong ba năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm ruộng cùng với cha mình. Quan điểm của ông Thiệu về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương[2].

Binh nghiệp

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu[2] [1] [4]. Ông cùng các đồng chí của mình được huấn luyện trong những khu rừng trống bằng gậy tre vì họ không có súng trường. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu huyện[2]. Nhưng sau chưa đến một năm, ông bắt đầu thất vọng, "Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, trả lời trong một cuộc phỏng vấn, ông nói: "họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai" [4]. Ông bí mật vào Sài Gòn, với sự giúp đỡ của anh trai Nguyễn Văn Hiếu ông được nhận vào học Trường Hàng hải.[1] Sau một năm, ông được phong hàm sĩ quan, nhưng ông từ chối làm việc trên một con tàu khi phát hiện ra những ông chủ người Pháp có ý định trả lương cho ông thấp hơn lương của tất cả sĩ quan Pháp. Ông đã hoàn toàn từ bỏ ý định về một cuộc sống trên biển. Rồi Nguyễn Văn Thiệu chuyển đến học khóa đầu tiên tại Trường Sĩ quan Việt Nam, sau trở thành Trường Võ bị Đà Lạt[2]. Tháng 6 năm 1949, ông tốt nghiệp với quân hàm Thiếu úy, tham gia binh nghiệp trong lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cùng năm đó, ông đến Pháp học ở Trường bộ binh Coetquidan.
Trong những trận đánh chống lại Việt Minh, ông Thiệu nhanh chóng kiếm được danh tiếng vì sự dũng cảm và có năng lực chỉ huy [2]. Với chính sách chế tài đối với những sĩ quan ở miền Trung và miền Nam nên người Pháp điều ông ra Bắc.
Năm 1951, ông kết hôn với con gái của một người hành nghề y thành đạt gốc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Thị Mai Anh. Bà là một tín đồ Công giáo Roma. Sau đó ông đã cải đạo, theo tôn giáo của vợ.[1] Ông bà Thiệu có ba người con: một gái, Nguyễn Thị Tuấn Anh và hai trai, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Thiệu Long.
Năm 1954, với quân hàm thiếu tá và chỉ huy một tiểu đoàn, Nguyễn Văn Thiệu đã dẫn đầu một cuộc tấn công vào ngôi làng quê hương mình, nổ mìn đánh bật lực lượng Việt Minh ra khỏi ngôi nhà ông đã từng trải qua tuổi thơ. [2].
Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, năm 1955 ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, với quân hàm Trung tá, giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt. Đến năm 1962, ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, hàm Đại tá.

Tham gia đảo chính và trở thành quốc trưởng

Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được phong hàm Thiếu tướng.
Khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện "chỉnh lý", nắm quyền lãnh đạo chính quyền, ông được cử giữ chức Tham mưu trưởng sau đó được cử giữ chức Tổng trưởng Quốc phòng. Năm 1965, ông được thăng Trung tướng. Cũng năm này, chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát đã giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực. Hội đồng tướng lĩnh đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ông trở thành quốc trưởng và tướng Kỳ trở thành thủ tướng của chính phủ mới.

Thành lập Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quan sát bản đồ Đông Á
Năm 1967, dưới sự hậu thuẫn từ phía Mỹ và lực lượng đảng Dân chủ do chính ông thành lập, Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, với 38% số phiếu. Ông giữ chức này cho đến khi chính thể Đệ nhị Cộng hòa sắp sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975 (Xem Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975). Thời kỳ này chính phủ Việt Nam Cộng Hòa càng lệ thuộc vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ nhiều hơn cả chính phủ tiền nhiệm của Ngô Đình Diệm. Ông đã tập trung quyền lực vào ngành hành pháp trong khi làm suy yếu quyền lập pháp của quốc hội.
Năm 1969, Tổng thống Thiệu kêu gọi hòa bình bằng cách đề nghị bầu cử bao gồm cả lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng phó Tổng thống Kỳ đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào để Liên minh với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đều rất nguy hiểm. [5] Cũng trong năm này, Nguyễn Văn Thiệu đã vượt quyền hiến pháp, cụ thể là điều luật quy định sự bất khả xâm phạm của dân biểu, để bắt giữ và mở tòa án quân sự kết án dân biểu Trần Ngọc Châu 10 năm khổ sai, sau khi vị dân biểu này đề nghị lập một đoàn gồm các nhà lập pháp Việt Nam Cộng hòa ra Bắc để đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[6]
Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử tổng thống. Sau cố gắng bất thành của Nguyễn Văn Thiệu trước kia nhằm gạt hẳn Nguyễn Cao Kỳ ra khỏi cuộc đua, trong kỳ này Dương Văn Minh rút lui không tham gia tranh cử và Nguyễn Cao Kỳ cũng từ chối ra tranh cử nên cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên. Kết quả là Nguyễn Văn Thiệu đạt được 94% số phiếu.[7]
Năm 1973, sau khi ký kết Hiệp định Paris, Mỹ triệt thoái hoàn toàn quân đội ra khỏi miền Nam. Một thời gian ngắn sau đó Hoa Kỳ cũng cắt giảm hầu hết các kinh phí viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khiến khả năng quân sự của chính quyền bị suy giảm nặng. Tháng 3 năm 1975, sau khi Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột) bị quân đội chính qui miền bắc đánh chiếm và quân đội miền nam phản kích thất bại, Nguyễn Văn Thiệu tỏ ra lúng túng rồi quyết định rút bỏ Cao nguyên Trung phần. Sai lầm chiến lược đó đã đưa đến những cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi các tỉnh Tây Nguyên và bị Quân giải phóng miền Nam tấn công gây thiệt hại nặng. Sau đó các tỉnh duyên hải miền Trung cũng thất thủ.
Vài tuần cuối cùng trước khi cuộc chiến kết thúc, ông Thiệu lui vào trong dinh tổng thống ngày càng nhiều hơn, ngày càng ít nói chuyện với các cố vấn hơn, ngay cả với cố vấn cao cấp Mỹ người mà ông đã duy trì trong nhiều năm hiếm khi thấy ông trong những ngày tháng tư. Trước khi ông từ chức, một quan chức cấp cao mỹ đã hỏi tổng thống phản ứng thế nào trước những thất bại của quân đội, ông nói: tôi biết nên làm thế nào đây?. Khi các lực lượng quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam sắp giành được chiến thắng, ông từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975, 9 ngày trước khi Việt Nam Cộng hòa đầu hàng vô điều kiện. Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay làm tổng thống.

Lưu vong

Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch. Khi ông rời bỏ đất nước ra đi, khắp Sài Gòn, từ dân chúng đến giới báo chí lúc đó xôn xao tin đồn rằng Nguyễn Văn Thiệu đã đem theo 16 tấn vàng trong ngân khố quốc gia ra nước ngoài. Sau đó, ông đến Anh định cư. Ông sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại và qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại BostonMassachusettsHoa Kỳ.
Vào năm 1992, ông đã lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng ít lâu sau ông lại có ý muốn tham gia vào các cuộc thảo luận hòa giải dân tộc, điều này đã làm một số người cực đoan tức giận [2], còn tướng Trần Văn Đôn nhận xét qua hồi ký của mình (xuất bản năm 1997) thì ông Thiệu là người thức thời với chủ trương đối thoại với người trong nước.

VƯỜN NHO PHAN RANG
Nho là một từ để chỉ loại quả mọc trên các cây dạng dây leo thân gỗ hoặc để chỉ chính các loài cây này. Các loài cây này thuộc về họ Vitaceae. Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vangthạch nho, nước quả, dầu hạt nho. Trong tiếng Trung, nó được gọi là葡萄 (bồ đào) và khi người ta nói đến rượu bồ đào tức là rượu sản xuất từ quả nho.
Tuy nhiên, các loài nho dại lại bị coi là một loại cỏ dại gây nhiều phiền toái, do chúng che phủ các loài thực vật khác với tốc độ tăng trưởng rất nhanh của mình.
Nho bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera phá hại - xem thêm tại Danh sách các loài cánh vẩy phá hại nho.

Hiện có rất nhiều loài nho đang tồn tại, chúng bao gồm:
·        Vitis vinifera, loài nho dùng để sản xuất rượu vang ở châu Âu. Có nguồn gốc ở châu Âu lục địa.
·        Vitis labrusca, loài nho dùng để ăn tươi và sản xuất nước nho tại Bắc Mỹ, đôi khi cũng dùng để sản xuất rượu vang. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ và Canada.
·        Vitis riparia, loài nho hoang dại ở Bắc Mỹ, đôi khi được dùng sản xuất rượu vang hay làm mứt. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ, kéo dài về phía bắc tới Quebec.
·        Vitis rotundifolianho muxcat hay nho xạ, được sử dụng làm mứt và rượu vang. Có nguồn gốc ở miền đông nam Hoa Kỳ, từ Delaware tới vịnh Mexico.
·        Vitis aestivalis, giống Norton (AKA Cynthiana) được dùng để sản xuất rượu vang.
·        Vitis lincecumii (còn gọi là Vitis aestivalis hay Vitis lincecumii), Vitis berlandieri (còn gọi là Vitis cinerea thứ helleri), Vitis cinereaVitis rupestris: Được sử dụng để lai ghép nhằm tạo ra các giống nho chống chịu bệnh, dưới dạng thân ghép (thân rễ).
·        Vitis arizonica, một loài nho vùng sa mạc ở miền tây nam Hoa Kỳ, chịu được sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Có thể dùng sản xuất rượu vang.
·        Vitis californica, một loài nho quan trọng đối với công nghiệp sản xuất rượu vang của California vì các thân ghép của chúng có khả năng chịu dịch bệnh và thời tiết lạnh. Có nguồn gốc ở California và Oregon.
·        Vitis vulpina, loài nho chịu sương muối. Có nguồn gốc ở vùng Trung Tây nước Mỹ kéo dài về phía đông tới vùng bờ biển thuộc bang New York.
Hiện nay, người ta đã tạo ra nhiều giống nho để trồng; chủ yếu là các giống của V. vinifera.
Các loài nho lai ghép cũng tồn tại, chủ yếu là lai ghép giữa V. vinifera và một trong các thứ (biến chủng) của V. labruscaV. riparia hay V. aestivalis. Các giống lai ghép có xu hướng ít nhạy cảm với sương muối và dịch bệnh (đáng chú ý là các loài rệp hại rễ nho), nhưng rượu vang sản xuất từ chúng có thể có mùi vị chua đặc trưng của labrusca.

Diện tích trồng

Theo số liệu của FAO, 75.866 km² trên thế giới được dùng để trồng nho. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng sản xuất rượu vang, 27% để ăn dưới dạng quả tươi và 2% làm nho khô.

Cánh đồng nho

Danh sách dưới đây liệt kê 11 quốc gia sản xuất rượu vang nho hàng đầu thế giới với diện tích trồng nho tương ứng cho việc sản xuất rượu vang:
·        Tây Ban Nha 11.750 km²
·        Pháp 8.640 km²
·        Italy 8.270 km²
·        Thổ Nhĩ Kỳ 8.120 km²
·        Hoa Kỳ 4.150 km²
·        Iran 2.860 km²
·        Romania 2.480 km²
·        Bồ Đào Nha 2.160 km²
·        Argentina 2.080 km²
·        Trung Quốc 1.780 km²
·        Australia 1.642 km²

Rượu vang đỏ

Các nhà nghiên cứu, chẳng hạn như Marty Mayo, đã so sánh khẩu phần dinh dưỡng ở các quốc gia phương Tây và đã phát hiện ra rằng mặc dù người Pháp có xu hướng ăn nhiều chất béo động vật hơn, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người Pháp lại khá thấp. Họ gọi hiện tượng này là nghịch lý‎ Pháp. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là người Pháp tiêu thụ nhiều rượu vang đỏ hơn. Các chất có trong quả nho đã làm nồng độ cholesterol trong cơ thể thấp hơn và vì thế làm chậm lại quá trình tích lũy trong động mạch. Các hợp chất như resveratrol (chất chống ôxi hóa polyphenol) đã được tìm thấy có trong nho và chúng có liên quan đến việc phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch, làm suy hóa các bệnh liên quan đến thần kinh và các bệnh tật khác. Các bác sĩ không khuyến cáo dùng nhiều rượu vang đỏ, nhưng việc sử dụng từ 3-4 cốc trong một tuần là có lợi cho sức khỏe và được khuyến khích [cần chú thích].
Mặc dù nhiều người nhận thức một cách sai lầm rằng các loại nho đỏ là có lợi hơn cho sức khỏe, trên thực tế tất cả các loại nho có màu khác cũng đem lại các lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, rượu vang đỏ đem lại một số lợi ích cho sức khỏe mà không thấy có ở rượu vang trắng, do nhiều chất có lợi cho sức khỏe được tìm thấy ở lớp vỏ quả nho, mà chỉ có vang đỏ mới được lên men bằng cả vỏ quả.
Một nhận thức sai lầm khác là người ta cho rằng rượu vang trắng được sản xuất từ các giống nho có vỏ màu xanh. Trên thực tế, nó có thể được sản xuất từ bất kỳ giống nho nào. Vang đỏ được sản xuất từ các giống nho vỏ đỏ, nhưng sự tạo màu là kết quả của việc thêm cả vỏ vào trong quá trình ngâm ủ (lên men).

Các loại nho khô

Nho khô là bất kỳ loại quả nho được làm khô nào. Nho khô Zante (currant) hay còn gọi là nho Hy Lạp, là nho khô của vùng Zakynthos, tên gọi này là sự sửa đổi sai lạc của từ trong tiếng Pháp raisin de Corinthe (nho Corinth). Nho sultana (nho xuntan) nguyên thủy là nho khô sản xuất từ một giống nho không hạt có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hiện nay nó được dùng để chỉ bất kỳ thứ nho khô nào được xử lý‎ bằng hóa chất để giống như nho sultana truyền thống.

Chất chiết từ hạt nho

Hạt nho có chứa các procyanidolic oligomer, viết tắt là PCO. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận là các PCO củng cố các mạch máu và cải thiện sự lưu thông máu. Các chất chiết từ hạt nho có thể giúp chống lão hóa, giảm các bệnh tim mạch, cản trở các tế bào ung thư, giảm bớt các triệu chứng dị ứng và trạng thái căng thẳng của mắt cũng như giúp phòng chống một số bệnh da liễu. Trong các nghiên cứu gần đây, các chất chiết từ hạt nho cũng có chức năng giảm bớt xellulit (một chứng bệnh do mỡ lồi ra hạ bì, tạo thành các vệt lồi lõm trên da) và hạ thấp mức cholesterol và huyết áp. Các chất chiết từ hạt nho có ở ba dạng sau: lỏng, viên nén và viên nang.

Nho không hạt

Nho không hạt là một đặc điểm được đánh giá cao khi đem dùng ở dạng quả tươi và các giống không hạt hiện nay đã chiếm một tỷ lệ áp đảo trong số các giống nho trồng để ăn quả tươi. Do việc trồng nho có thể bằng các cành giâm, cho nên việc không có hạt không tạo ra vấn đề cho việc tái sinh sản nho. Tuy nhiên, nó là vấn đề cho những người nhân giống, họ hoặc phải sử dụng các giống có hạt làm cây mẹ hoặc lấy ra các phôi mầm từ sớm trong quá trình phát triển bằng các kỹ thuật nuôi cấy mô.

          Con dê

          Trong các vật nuôi thì dê là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi và quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hóa của người Việt Nam.
          Do được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam. Nó là một trong sáu con vật nuôi thông dụng nhất (lục súc: dê, gà, chó, lơn, ngựa, trâu) và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh (tam sinh: dê, lơn, bò). Trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển, dê nhập hệ can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi – một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Mùi kéo dài từ 13 – 15h, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào tuổi lao động mới (giờ Mùi là theca dê bởi sau khi cỏ lá bị dê ăn thì vào giờ này cũng có sức tái sinh mạnh nhất). Tháng Mùi là tháng 6 âm lịch, thời tiết sáng sủa nhất trong năm, cây cối tươi tốt, ra hoa kết trái nhiều nhất, và con người cũng vừa thu hoạch xong vụ chiêm, dồi dào sinh lực. quan niệm xưa cho rằng người sinh năm dê (tuổi Mùi) thường mưu trí, nhiệt tìn, năng động, tài giỏi, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong đời.
          Câu ca dao: “Người ta tuổi mùi
Riên tôi ngậm ngùi mang lấy tuổi thân”
Ngôn ngữ là nền tảng của đời sống tinh thần và văn hóa con người. trong ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh dê xuất hiện khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Chúng ta gặp “dê” (dương) ở nhiều lĩnh vực ngôn từ: tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiện. “Máu dê” ở nhiều lĩnh vực ngôn từ: tự nhiên và xã hội, lý thuyế sách vở và giao tiếp thực tiễn. “Máu dê” thể hiện bản tính thích chinh phục người khác giới…con dê mạnh nhất sẽ là dê đầu đàn, được quyền với tất cả “tam cung lục viện”, được quyền truyền lại giống khỏe mạnh.
          Dê vốn được dùng phổ biến làm thực phẩm và dược liệu nên tên nó cũng được đặt cho nhiều loài thực vật – nhất là những cây trồng để ăn và chế thuốc: cây tiết dê, cỏ móng dê, cà dái dê, cây sừng dê, dương tử ô, dương đề, tỏa dương,… thực ra dê rất ngây thơ hiền lành và đem lại nhiều lợi ích vô cùng. ở những xứ lạnh miền núi xa xôi, nếu không có thịt dê, sữa dê, áo da dê, người ta không thể qua mùa đông. Một số làn gmạc nhỏ ở vùng núi tuyết cao, dê còn được ngủ cạnh người để truyền sức nóngh cho người trong những đêm đông giá rét đệm rơm, không đủ ấm.
          Chuyên Bá Lý Hề với năm tấm da dê là một câu truyện không thể bỏ sót khi nhắc tới giá trị bất ngờ của năm tấm da dê: Bá Lý Hề người nước Ngu, làm chức Đại Phu. Nước Ngu bị nước Tần diệt, Hề bị bắt. vì không chịu làm nô lệ, Hề đi tốn, lại bị nườc Sở bắt. Hề phài làm việc chăn bò. Tần Mục Công biết Hề là ngưười có tài muốn đem vàng bạc châu báu chuộc ông để mời giúp việc nước. Có người can rằng: Đừng nên đem trọn lễ để chuộc, làm như vậy thì vua Sở sẽ biết Bá Lý Hề  là người tài giỏi, tội gì mà thả ra. Vua Sở sẽ dùng tài của Bá Lý Hề làm cho nước mạnh dân giàu. Chi bằng ta đem một ít lễ vật rất nhỏ gọi là cho có vậy thôi. Như vậy vua Sở sẽ nghĩ ông ta không có giá trị mấy mà thả cho về.
          Tần Mục Công nghe lời, đem 5 tấm da dê xin chuộc. Vua Sở thấy lể vật đạm bạc, cho rằng giữ anh chàng ấy, cũng chẳng làm được tích sự gì, nên nhận lễ vật thả người. Tần Mục Công chuộc được Bá Lý Hề đem về, phong ngay làm Tướng Quốc và ông Tướng Quốc này làm cho nước Tần thành giàu mạnh một thời và được mệnh danh là “Ngũ Cổ Đại Phu”, nghĩa là ông Tướng Quốc năm bộ da dê.
          Ba loại dê chính là Sơn Dương, Miên Dương và Linh Dương. Trong dân gian, khi nói đến dê, phần nhiều để chỉ Sơn Dương. Thời kỳ giao vĩ từ mùa thu cho đếnb kập xuân tháng tư, dê đẻ từ một đến 4 con. Dê con độ hai tháng bắt đầu rời mẹ và chỉ một năm sau là trưởng thành. Thịt dê ăn bổ, sữa dê tốt hơn sữa bò . Lông dê dùng làm bút lông, da dê chế biến găng tay, ví và nhiều vật dụng khác. Giống Sơn Dương, Miên Dương nguyên thủy hoang dại nhưng về sau thành dê nhà, dê nuôi nên chủng loại biến hóa rất nhiều. Tùy địa phương thủy thổ  mà biến dạng, nhưng nước nào cũng có giống dê đặc biệt riêng của địa phương mình.
          Riêng về giống Linh Dương có sừng đen, nhọn, cong ra đằng sau, rất cứng, đẹp, được coi là một vị thuốc quý để chữa lui cơn sốt. Dê là giống vật cho con bú. Dê con lúc bé hay quỳ gối dưới bụng mẹ để bú, người xưa cho là một động vật biết tri ân, biết cảm tạ mẫu ân. Vì thế, lúc làm lễ cúng tế thiên địa quỷ thần người ta hay tế dê là để tỏ lòng báo đáp ân huệ của Trời Đất, tạo hóa.
          Dê thuộc hỏa tính dương, vì thế lúc mùa đông gá rét, người miền núi thích ăn thịt dê để chống khí lạnh. Thịt dê quý hiếm, giá đắt nên có kẽ gian tham đánh lừa bán thịt chó giả làm thịt dê để được giá cao. Vì thế mới có câu “Treo đầu dê bán thịt chó”. Dê rất sợ nước, sợ mưa và sợ ẩm ướt. Nếu chuồng dê không cao ráo sạch sẽ thì dê hay bị chứng bệnh phong thấp và chết ngất. Theo Trung Y, người ốm hoảng hốt thất thần, sùi bọt mép, la hét như dê kêu gọi là chứng “dương vựng” hay bị trúng Dương Điều Phong”.
          Xưa nay, dê vẫn được coi là con vật tốt. Chữ Tường trong “Kiết Tường” là may mắn tốt đẹp cũng do chữ Dương biến hóa. Trong tôn giáo, đạo Cơ Đốc hình dung loài người rất dễ bị lạc đường, cũng giống như cừu, dê và phải được cảm hóa bằng tôn giáo, để cho con chiên lạc nẻo biết lối trở về, nên đạo Gia Tô tự xưng là kẻ chăn chiên.
          Trong Trung Dược có vị thuốc “Dương Ai” sinh ra trong dạ dày của dê, hình tròn, lớn nhỏ khác nhau, không nhất định. Truyền thuyết nói rằng vật ấy do dê ăn Bách Thảo mà kết thành nên cũng được gọi là “Bách Thảo Đơn”
          Theo sách tướng, người tuổi dê rất nho nhã , hiền lành. Có việc gì cũng làm chu đáo nếu cần. Có chí cầu tiến, giao thiệp dễ dãi. Tính nhẫn nại, lắm khi kiên cường và không lộ, nên nếu chỉ nhìn bề ngoài  rất dễ lầm . Trong hôn nhân, tuổi Dê  kỵ tuổi Tý (chuột), Ngưu (trâu), Tuất (chó), mà thích hợp với tuổi Não n(mèo), Hợi (heo). Theo mệnh tướng học thì trong ngũ quan “Dương nhãn” là mắt dê, nghĩa là tròng hơi đen có lẫn ít vàng nhạt, thần không rõ. Những người có mắt dê này dù nhận gia tài để lại cũng không hưởng thụ được. Tuổi già nghèo khổ, nên phải cần tu tâm dưỡng tánh. Người có “Dương Khẩu” là mồ dê, có 2 vành môi mỏng dính, khóe môi trễ xuốngh. Lúc uống nước táp như chó là tường bần tiện và hung ác> “Hồ Dương Tỵ” là mũi dê lớn. Lan Đài Đình Úy cũng lớn. Sơn căn không lộ thì sống lâu, giàu có của cải rất nhiều. Sách Châu Công giải mộng nói rằng, mộng thấy dê lợn cắn nhau là khẩu thiệt, mộng thấy giết dê là hung, mộng dê mẹ đẻ dê con là đại kiết.
          Chuyện xưa kể lại rằng: Ông Bái Công khi còn làm chức nhỏ, nằm mộng, thấy đuổi theo một con dê bẻ sừng và đuôi dê đứt rời khỏi mình dê. Tỉnh dậy nhờ người đoán chiết tự giải rằng: chữ Dương là dê bỏ hai sừng và đuôi đi, còn lại là chữ Vương, nghĩa là Vua. Về sau, Bái Công khởi binh đánh Tần, diuệt Sở, lên làm Vua tức là vua Hán Cao Tổ.
          Ở nước ta, ăn thịt dê xuất phát từ thời Nguyễn Hoàng, sau một lần thắng trận, đã khao quân binh, đãi tướng bằng thịt dê. Nhưng tại sao là thịt dê? Theo tài liệu để lại, khi hành quân Nguyễn Hoàng luôn đem theo một đàn dê vì cho rằng dê dễ quản lý, dễ nuôi ở những vùng đất khô cằn, tuy ăn kham khổ, nhưng sữa dê vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá cho người già, trẻ em, người bệnh.. Và đạc biệt là khi trộn sữa dê với mật ong hoặc cây chuối hột giã nhuyễn trị được vết phỏng do súng đạn gây ra.
          Đến thời vua Minh Mạng, nhà vua cho xây dựng hệ thống các món thịt dê theo 3 nhóm: nhã thực, thanh thực và tẩy thực.
          Ngày xưa, trước khi làm thịt dê 2, 3 ngày, người ta cho dê ăn thang thuốc “Dương Xuân” hoặc cho Dê uống rượu, rồi cùng nhau rượt đánh cho dê ra mồ hôi rồi làm thịt sẽ không còn mùi hôi của dê nữa. Ngày nay, theo dân hay ăn thịt dê cho rằng: dê ở Phan Rang là ngon nhất. Người ta chọn những con dê  có màu nâu từ ức trở xuống đến lông chân và dê từ 9 – 11kg là lý tưởng nhất.

VỊNH VĨNH HY – BÃI BIỂN BÀ ĐIÊN
Vịnh Vĩnh Hy là một điểm du lịch lịch sinh thái lý tưởng mới được phát hiện, là một trong bốn vịnh đẹp nhất Việt Nam. Vịnh là một phẩm vật trời đất ban tặng, với các dãy núi cao chót vót, những hang động kỳ bí, với làn nước trong xanh của biển cả, còn mang đậm nét hoang sơ. Nằm cách bãi biển Ninh Chữ 40km đường ô tô. Qua cầu Tri Thủy ngược hướng Đông Bắc. Băng qua những cánh đồng muối, đến với vườn quốc gia Núi Chúa, là khu rừng chịu hạn nhất khu vực Đông Nam Á, với những đoạn đèo quanh co phong cảnh không thua kém gì Đèo Ngoạn Mục.
          Quý khách sẽ lên tàu tại Vịnh Vĩnh Hy khởi đầu cho chuyến thám hiểm. Sau 15” đi tàu du lịch khách có cảm giác lạc vào vùng sóng nước kỳ bí, vách đá sừng sững như còn nguyên vẹn, uy nghiêm, thần bí như những câu chuyện thần thoại đang ẩn phía bên trong hang động. Đến khu vự Đầm Đăng là nơi ngư dân Vĩnh Hy tập trung đánh bắt cá Thu ảo (giống cá đặc trưng chỉ có ở miền Trung).
          Nếu Quý Khách tham quan bằng tàu đáy kính, với hình dáng thanh thoát, nhẹ nhàng, chứa đầy gió biển mang lại cho du lịch khách cảm giác thoải mái khi xem san hô Vịnh Vĩnh Hy. Tại Khu Bảo Tồn biển Vĩnh Hy có 307 loài san hô quý hiếm đặc biệt tại đây có 50 loài san hô mới được phát hiện ở Việt Nam, hình thành một thế giới san hô đủ màu sắc và được xếp vào trong những vùng có nhiều chủng loại san hô nhất khu vực Đông Nam Á và được bào vệ nghiêm ngặt. Tàu đưa Quý Khách đến bãi Bà Điên là điểm dừng chân của chuyến thám hiểm. Đây là bãi tắm tuyệt đẹp, những con sóng chỉ lăn tăn vỗ vào bờ cộng với nước biển trong xanh. Chung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá, những phiến đá nhấp nhô có thể ngả lưng hoặc ngắm biển từ trên cao.

Các dịch vụ ở Ninh Thuận ( Mã đt 0683):

1. Khách sạn Sài Gòn Ninh Chữ
Địa chỉ: Thị trấn Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận
Điện thoại: 3876000 Fax: 3876008
1.     Khách sạn Ninh Thuận
2.     Địa chỉ: Đuờng 21 tháng 8, Tp. Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận
3.     Điện thoại: 383 6712/ 382 7100 Fax: 3822 142
4.     3. Khách sạn Cà Ná
5.     Địa chỉ: Bãi biển Cà Ná, H. Ninh Phước, Ninh Thuận
6.     Điện thoại: 3861 320/ 3861 616 Fax: 3863 120
7.     4. Nhà hàng Hoa Thiên Lý
8.     Địa chỉ: 19 - 20 Hải Thượng Lãn Ông, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
9.     Điện thoại: 822 242
10. 5. Nhà hàng Phương Nam
11. Địa chỉ: 279 Ngô Gia Tự, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
12. Điện thoại: 823 920
13. 6. Khách sạn Hồ Phong
14. Địa chỉ: 363 Ngô Gia Tự, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận
15. Điện thoại: 920333 Fax: 837717
16. 7. Khách sạn Thống Nhất
17. Địa chỉ: 343 Thống Nhất, Tp. Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận
18. Điện thoại: 3822 943 Fax: 3827 201
19. 8. Khách sạn Hữu Nghị
20. Địa chỉ: 398 Thống Nhất, Tp. Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận
21. Điện thoại: 3920 434/ 383 6405 Fax: 3920 43
22. 9. Cty Du lịch Ninh Thuận
23. Địa chỉ: 626 Thống Nhất, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
24. Điện thoại: 3836 405/ 3822 721 Fax: 3820 091/ 822 722
25. 10. Cơm gà Ninh Thuận .Khi tới Phan Rang du khách sẽ có dịp thưởng thức món cơm gà Ninh Thuận. Có hai tiệm nổi tiếng: Cơm gà Ðức ở số 11 Nguyễn Thái Học chỉ bán vào buổi sáng và Cơm gà Hải Nam ở số 17 Lê Hồng Phong gần sát bên chợ Phan Rang bán suốt ngày .

Thuyết minh tỉnh Ninh Thuận

TỈNH NINH THUẬN
Diện tích: 3.427 km2
* Dân số: 483.400 người
* Tỉnh lỵ: Phan Rang
* Tỉnh Ninh Thuận bao gồm thị xã Phan Rang và ba huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước.
* Ninh Thuận là 1 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Bắc giáp Khánh Hòa, Tây giáp với Lâm Đồng, Nam giáp với Bình Thuận và Đông giáp biển Đông. Ninh Thuận được bao bọc bởi 3 mặt là núi: phía Bắc và Nam là 2 dãy núi nhô ra biển, phía Đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Nơi đây có hai hệ thống sông chính đó là: hệ thống sông Cái bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao … và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía Bắc và Nam của tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu.
Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 270C, lượng mưa trung bình 705 mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1100 mm ở vùng miền núi. Một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 ->11 và mùa khô từ tháng 12 ->5 năm sau.
Vì có khí hậu và vùng đất không được như những vùng khác trong nước nên Ninh Thuận có những vùng chuyên sản xuất chuyên canh như nho, thuốc lá, mía, đường, bông, tỏi, hành và nuôi trồng thủy sản vì nơi đây là vùng ven biển.
Ninh Thuận là 1 bức tranh hài hòa giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt-Nha Trang-Phan Rang. Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa…
Ninh Thuận là một tỉnh phía nam miền Trung Việt Nam. Đây là mảnh đất sinh sống của một số lượng lớn những người Chàm. Trong lịch sử, dân tộc Chàm đã từng là một quốc gia hùng mạnh và tại đây còn nhiều những di tích lịch sử và văn hóa của người Chàm cổ như Tháp Chàm, ... Tất cả tạo nên một sức thu hút lớn cho du khách.
Ninh Thuận nằm dọc theo bờ biển, chính điều này đã đem đến nhiều bãi biển đẹp và nguồn hải sản dồi dào tạo thế mạnh rất lớn cho việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Thị xã Phan Rang
Dân số khoảng 80.000 người, nằm bên bờ sông Cái. Khu vực Phan Rang có nhiều người Chăm sinh sống. Phan Rang có nho là đặc sản nổi tiếng. Tại trung tâm thị xã có một ngã ba rẽ trái 110 km là đến Đà Lạt. Đồng bằng Phan Rang trù phú nhờ công trình đập thủy điện Đa Nhim.
Dân tộc Chăm
Người Chăm còn có tên gọi là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành… Người Chăm có dân số 98.971 người thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XVII. Lãnh thổ kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận, số còn lại cư trú ở An Giang, Phú Yên, TP.HCM, Bình Định, Tây Ninh. Vào thế kỷ XV sau những lần giao tranh với Đại Việt thất bại, một số người đã chạy sang Campuchia. Đến thế kỷ XVII họ lại trở về. Vào những năm 1940 do chiến tranh họ lại di chuyển lên sống và định cư ở TP.HCM.
Dân tộc Chăm có hai bộ phận Cau và Dừa, giữa hai bộ phận này thường xảy ra tranh chấp cho đến thế kỷ II sau công nguyên, Khu Liên chống lại nhà Hán lập ra Lâm Ấp, sau đó cháu là Phạm Phật đã thống nhất hai bộ phận này và lập ra nước Chămpa. Kinh đô của nước Chămpa lúc đó là Trà Kiệu cách Đà Nẵng 70 km về phía Tây Nam mà sử gọi là Sinhapura (thành phố sư tử) nằm bên bờ sông Thu Bồn nay thuộc xã Duy Sơn.
Từ thế kỷ IX kinh đô được chuyển ra phía Bắc tại làng Đồng Dương nằm bên bờ sông Ly Ly, là một nhánh sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 25 km về phía Nam có tên là Indrapura, vương triều này còn gọi là vương triều Phật Giáo vì trong giai đoạn này Phật Giáo phát triển thành quốc giáo lấn áp cả Ấn Giáo. Đồng Dương là nơi tập hợp đền chùa, cung điện chứ không tách ra như vương triều trước. Vào cuối thế kỷ X, kinh đô Đồng Dương bị tấn công nhiều lần nên vào những năm 1000 thì dời về Đồ Bàn với trung tâm được đánh dấu là tháp Cánh Tiên.
Làng của người Chăm gọi là Plây, xung quanh không có cây cối hoặc chỉ có vài cây me vì họ cho rằng ma quỷ trú ngụ trên những cây to. Nhà được xây dựng về hướng Nam. Một gia đình sống trong khuôn viên có hàng rào bằng cây khô. Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ. Mỗi gia đình có những ngôi nhà xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: một căn nhà lớn cho cả nhà gọi là Thang Yơ, đến khi con gái lớn lấy chồng thì mọi người nhường căn nhà đó cho cô và cất căn nhà khác bên cạnh gọi là Thang Mưyân. Khi cô con gái thứ hai lấy chồng cô cả phải ra ở cạnh để nhường cho cô em. Cô con gái út được hưởng nhà đó và có nhiệm vụ giữ Chick Atâu-là một cái giỏ tre đựng đồ quý của gia đình để cúng giỗ gia đình.
Người Chăm ăn cơm gạo được nấu trong nồi đất. Thức ăn gồm thịt, cá, rau củ do săn bắt, hái lượm, chăn nuôi. Người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận ăn bằng đũa. Người Chăm theo đạo Hồi không ăn thịt bò vì bò là vật linh thiêng. Họ cũng không ăn heo vì heo là con vật dơ bẩn. Họ có món canh Vabai nấu bằng lá rừng trộn thịt, bột gạo rồi khuấy đều. Món cháo chua, bánh nhân chuối. Thức uống có rượu cần, rượu gạo.
Nói đến người Chăm không thể không nói đến tháp Chàm. Kỹ thuật để xây dựng tháp Chàm ngày nay vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu. Tháp được làm bằng gạch Chăm, gạch có kích thước khoảng 31cmx 17cmx 5cm. Chúng được xếp chồng khít lên nhau mà chúng ta không thể nào nhìn thấy những mạch hồ. Thế tại sao nó có thể đứng được? Có người cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc gọt lên đó rồi nung khối tháp trong một ngọn lửa khổng lồ. Giả thuyết này không có sức thuyết phục vì gạch mộc thì làm sao chịu được sức nặng của ngôi tháp và khi nung thì làm sao những viên gạch ở những bức tường dày 1-1,5 m ấy lại có độ nung chín đều như những viên gạch trong lẫn ngoài như thế. Lại có người cho rằng người Chăm dùng một thứ nhựa thực vật để làm hồ dán những viên gạch lại với nhau. Có người cho rằng đó là mủ cây xương rồng trộn với mật đường nhưng lại có người cho rằng đó là dầu rái để gắn những viên gạch lại với nhau. Sự tinh tế của các tháp Chàm còn thề hiện ở vô số hình chạm khắc tỉ mỉ, trau chuốt cho nghệ thuật đục đẽo trực tiếp lên tường tháp sau khi tường tháp đã được xây. Tháp thường có ba tầng, càng lên cao càng thu hẹp lại, mỗi tầng mô phỏng lại vòm cuốn của cửa chính và cửa giả. Ở góc mỗi tầng tháp đều có hình tháp thu nhỏ và rất nhiều vật trang trí phụ bằng sa thạch thể hiện hình tiên nữ Apsara, chim thần Garuda, bò thần Nandin… Tất cả những chủ đề trang trí đều được thể hiện bên ngoài tháp, tường trong tháp bao giờ cũng để trơn. Trên chóp tháp là một khối đá nhọn đặt ngay giữa đỉnh. 
Cừu Ninh Thuận
Đi trên QL1A đoạn đi ngang qua tỉnh Ninh Thuận người ta hay bắt gặp những đàn cừu thả rong trên những cánh đồng. Có lẽ, nhiều người ngạc nhiên khi thấy loài vật này sống trong vùng khí hậu khô hanh và cằn cỗi nhất nước ta. Chỉ trừ những đồng lúa là có màu xanh mượt, còn lại là những bụi cỏ, những cánh rừng bụi thấp thì đều cháy khô hoặc xơ cành lá. Đàn cừu đang ăn bên khu rừng toàn những cây gai xương rồng và những lùm cây dại trơ cành. Cừu hiện ra trên những ngọn đồi xavan, cừu đi trên đường làng, cừu đứng trên sân, trên sàn chuồng trước nhà. Thịt cừu ngon và bổ, là một trong những loại thịt đắt giá trên thị trường hiện nay. Nhưng để sống được nơi có khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, thảo trường vốn có nhiều cây gai hơn cành lá, sỏi đá nhiều hơn cỏ tươi, lũ cừu phải gặm tất tần tật những gì có ở bãi chăn này: từ cỏ khô, gốc ra, chồi lá dại đến cả cây xương rồng, cây bồn bồn…
Cừu đực 5 tháng tuổi đã có biểu hiện phối giống, nhưng người ta thường sử dụng lúc 10 tháng tuổi. Cừu cái 6 tháng đã động dục và tuổi phối giống đầu tiên thường vào lúc 9 – 10 tháng. Thời gian mang thai khoảng 150 ngày, chu kỳ động dục từ 16 – 17 ngày, mùa động dục không rõ rệt nhưng vào các tháng mùa xuân mát mẻ thường động dục nhiều và tỉ lệ thụ thai cao. Là loài gia súc mắn đẻ, cứ mỗi 2 năm cừu đẻ 3 lứa, mỗi lứa thường là 1 con có khi 2, 3 con.
Theo bà con ở đây thì đàn cừu đã có từ hơn 100 năm do người Chà Là ( An Độ ) mang tới. Cũng có vùng nói là do các giáo sĩ người Pháp mang tới cho giáo dân, do đó kinh qua rất nhiều trôi nổi bà con giáo dân không muốn bỏ con cừu , tượng trưng cho quà tặng của Chúa.
Có điều chắc chắn có thể nó là giống cứu này là cừu thịt xuất xứ từ vùng nhiệt đới. Có nhiều khả năng là từ An Độ nơi có khí hậu nóng. Bởi vì sức sống của đàn cừu Phan Rang chứng tỏ tổ tiên chúng chắc rất thích nghi với vùng nắng nóng. Chúng tôi đang khảo sát kỹ thêm về nguồn gốc của đàn cừu ở đây để xem nó mang đặc trưng của giống cừu nào trên thế giới. Có một điều đáng chú ý là đuôi của giống cừu này không bao giờ vượt quá khuỷu chân. Như vậy nó thuộc loại hình đuôi ngắn mảnh. Theo bản đồ phân bố cừu của C. Dervendra và GB. Meloroy thì giống cừu này không thấy ở An Độ, Pakistan và một số nước Châu Phi. Không phủ nhận được rằng qua bao nhiêu thăng trầm, chịu đựng quen với điều kiện sinh thái nơi này, con cừu Phan rang đã rất thích nghi và mang dấu ấn của môi trường sinh thái nơi đây và ta có thể xem nó như một giống cừu của nước ta.
Lông của cừu Phan Rang chưa đựơc sử dụng có lẽ vì đàn cừu quá ít và thịt cừu ở xứ nóng nên lông không nhiều. Tỉ lệ da thường chiếm 8 % trọng lượng cơ thể, da cừu tốt, đàn hồi tốt là mặt hàng được ưa chuộng.
Cừu thịt: cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá làm hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng 2 tháng phải nhốt riêng để bổ sung thức ăn (vỗ béo) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
Cây Nho
Nho gốc ở các miền ôn đới khô Châu Á, cũng có các giống khác ở châu Mỹ nhưng chưa trồng với quy mô sản xuất ở Việt Nam. Nho trồng nhiều ở Phan Rang vì ở đây có những điều kiện thuận lợi nhất. Ở nhiều nơi khác vẫn vó thể trồng nho kinh doanh nhưng phải có điều kiện là mùa khô 4 – 5 tháng nắng và đất không bị úng nước vào mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ của cây nên rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Là cây trồng theo kiểu dây leo trên giàn. Đầu tiên người ta làm dàn bằng gỗ cao khoảng 1,6 – 1,8m và những nhánh nho được trồng cho bám leo lên giàn hơn 1 năm, nho sẽ cho ra trái, tuổi thọ nho khoảng 7 – 10 năm, một năm có 3 mùa thu hoạch, trung bình 2,5 tấn/mùa/ha. Trung bình 1 ha nho cho lợi nhuận gấp 10 lần trồng lúa.
Tỏi
Hành tỏi là hai cây truyền thống phù hợp với điều kiện đất đai và tập quán của người dân địa phương. Trước đây mưa thuận gió hoà, mỗi năm nông dân gieo trồng 4 vụ hành đỏ với diện tích 350 - 400 ha, sản lượng đạt trên 5000 tấn. Củ chắc, hương vị thơm nồng đã tạo thành thương hiệu hành đỏ Mỹ Tường nổi tiếng cả nước. Hành khô từ Nhơn Hải được các thương lái thu mua cung ứng cho các giống địa phương trong và ngoài tỉnh.
Củ hành bán cho bà con làm giống, còn lá hành đỏ vừa bổ dưỡng ngang như cỏ voi vừa nâng cao khả năng sinh sản. Dê cừu ăn lá hành rất mắn đẻ và phòng chống được một số bệnh về đường ruột. Là hành khô bảo đảm khả năng “ làm việc ” rất tốt của dê đực trong việc duy trì nòi giống.
Tháp Hoà Lai
Cụm tháp Hòa Lai, còn có tên Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A cách Phan Rang 14km về phía bắc; thuộc làng Ba Tháp xã Tân Hải huyện Ninh Hải-Ninh Thuận; được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 9. Cụm tháp đã từng được các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cổ và đẹp nhất của Chămpa. Đáng tiếc là nay tháp chính đã bị sụp đổ chỉ còn lại tháp Bắc và tháp Nam nhưng cũng trong tình trạng hoang tàn. Di tích là thân tháp hình khối lập phương khỏe khắn nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ dần vẫn còn những hoa văn điêu khắc rất tỉ mỹ rất đẹp trên vòm cửa, trên các trụ ốp, trên bộ diềm mái.
Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong tư thế ngồi. Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ với các hoa văn trang trí ở mái chìa, các cửa giả được trang trí vòng cung lớn nhưng không tỉ mỉ như tháp Bắc. Tháp có ba tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả tang trí bởi các vòng cung.
Làng dệt Mỹ Nghiệp
Cách thị xã Phan Rang khoảng 7 km về phía Nam. Tại quốc lộ 1A chúng ta gặp ngã ba Mỹ Hiệp, tại trung tâm Phước Dân, huyện Ninh Phước, quẹo phải vào khoảng 3 km. Qua khỏi cánh đồng lúa ta đến làng. Tại đây có khu phố mà 90 % gia đình làm nghề dệt. Người ta dệt theo phương pháp cổ truyền khung cưởi, con thoi. Thu nhập trung bình đạt 350.000 đồng người/tháng. Sản phẩm là ví tay, giỏ xách, ba lô, khăn, chăn, quần áo… bán lẻ tại chỗ và chở về thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác để bán. Đây cũng là nghề truyền thống của người Chăm. Người ta tin rằng bà PôNaGa đã dạy cho họ dệt vải. Ngày xưa họ phải trồng bông, se sợi, nhuộm bằng lá hoặc vỏ cây rừng. Hoa văn chân chó, chân chim cút, hoa mào gà, hoa sao,… thường thấy ở khăn choàng, dây đeo lưng, trang phục nữ. Con chim thần, rồng đất là những hoa văn dành riêng cho các vị chức sắc.
Vài nét về lịch sử
Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nghề dệt thổ cẩm Chăm hình thành và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử. Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ kể rằng: Po Inư Nagar từ Trung Quốc trở về, đã đặt kinh đô Champa ở Nha Trang và dạy người Chăm - lúc đó còn trong thời kỳ mông muội - cày cấy, dệt vải, xây tháp, tổ chức hành chánh...
Theo Lê Quí Đôn (Vân Đài Loại Ngữ ): “ Ở Lâm Ấp có trồng cây cát bối, khi chín hoa cây giống như lông ngỗ, kéo sợi làm chỉ dệt khăn không khác gì loại gai”. Còn theo G. Maspero thì dưới thời các vương triều Champa, người Chăm đã biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Trông suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XVIII, người ta tìm thấy các nét hoa văn được chạm trổ thật tinh vi trên các tượng đá (Shi va, Apsara...), vương mão (Po Mưh Taha - đầu thế kỷ thứ XVII) hiện vẫn còn được lưu giữ ở một làng Raglai tỉnh Ninh Thuận. Từ các cứ liệu này, chúng ta khẳng định rằng nghề dệt thổ cẩm Chăm đã hình thành từ rất sớm và đã phát triển đến mức tinh xảo.
Cái tên Mỹ Nghiệp thật xứng với sản phẩm của làng nghề.
Người ta không rõ nghề dệt thổ cẩm của Mỹ Nghiệp đã có từ bao giờ, chỉ biết từ xưa gia đình nào trong làng cũng có ít nhất một khung cửi vì thế mà các bé gái 6, 7 tuổi đã tự nhiên mà biết dệt. Tự nhiên bởi có ai lại có thể dửng dưng, không ao ước tự tay dệt ra những hoa văn mê hoặc ấy.
Ngày nay, người ta dệt bằng hai loại khung: khung ngắn dùng 7 cây go bằng tre để tạo hình hoa văn, hoàn thành trong ba ngày cho tấm thổ cẩm 0,9mx3,4m; khung dài dùng bảy hòn go bằng đá san hô buộc bằng dây cho tấm thổ cẩm ngang 2-30cm, dài 100-120m, hoàn thành trong 25-30 ngày.
Sản phẩm từ thổ cẩm như áo, khăn, túi xách... rất đẹp bán tại làng Mỹ Nghiệp với giá rất rẻ. Chỉ hơn phân nửa giá bán tại cửa hiệu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Làng Mỹ Nghiệp gồm có 485 hộ, 3000 khẩu. Người Chăm xưa trồng bông sợi và lấy cây lá làm thuốc nhuộm để dệt nên những tấm thổ cẩm bền, đẹp, màu sắc không phai. Bí quyết dệt vẫn còn gần như nguyên vẹn, nhưng kỹ thuật nhuộm và một số mẫu hoa văn đã bị thất truyền. Bù lại một số nghệ nhân tâm huyết đã dày công sưu tập, các mẫu hoa văn qua sách cổ, từ bốn loại hoa văn chín là bông mai, hình thoi chân chó và gùrek mà cách điệu lên thành nhiều mẫu hoa văn mới lạ làm tăng thêm sự phong phú cho sắc màu thổ cẩm. Sợi thì nhập khẩu từ Hungary để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của thị trường và để kinh tế hơn. Nhiều khách cho rằng thổ cẩm Mỹ Nghiệp nổi tiếng và ăn khách khắp trong Nam, ngoài Bắc và ra tận nước ngoài, chính là nhờ những đôi tay mềm mại, chăm chỉ và khéo léo của những thiếu nữ Chăm.
Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc và mỹ nghệ thủ công, khái quát rằng những hoa văn, sắc màu trên nền vải thô của Mỹ Nghiệp thực chất là ngôn ngữ giao tiếp, là “phương tiện” để nói với khách phương xa về một nền văn hóa tiềm ẩn trong từng viên gạch, mái nhà, núi đồi, suối thác của vùng đất cực nam Trung bộ. Do vậy, nhiều khách nước ngoài mừng như bắt được vàng khi tất bật quay phim, chụp ảnh và mua tận tay những tấm thổ cẩm do chính bà con làm ra. Bà Phú Thị Mỡ đứng đầu một trong nhiều “tổ hợp” của làng. Bà là người hết lòng truyền nghề cho lớp thanh niên mới lớn. Bà Mỡ cho rằng thổ cẩm của làng đi xa là nhờ các thợ cả hết lòng giữ lại những nét hoa văn đặc trưng. Thổ cẩm Mỹ Nghiệp do vậy khó nhầm lẫn với các làng dệt, các dân tộc khác.
Trưởng thôn Mỹ Nghiệp, ông Hàm Minh Thiều nhớ lại trước kia hơn 100 ha đất nông nghiệp của thôn không nuôi nổi làng. Từ khi ngành văn hóa, du lịch phát hiện, đã nỗ lực quảng bá thổ cẩm dân tộc, đã góp phần làm khôi phục lại nghề truyền thống. Tiền công cho thợ dệt mỗi ngày được hưởng tới 25.000-30.000đ. Mối lái khắp nơi nườm nượp đến ký hợp đồng đặt hàng. Nhiều hộ lên đến 10 khung dệt, mỗi tháng thu nhập từ 3-5 triệu đồng. Thanh niên nam nữ Chăm lập gia đình đều xây nhà đẹp, sắm xe máy, video. Thiếu niên Mỹ Nghiệp vào trường dân tộc rồi lên đại học cũng là nhờ nghề dệt truyền thống. Thế nhưng hơn một năm nay thổ cẩm Mỹ Nghiệp bỗng tiêu thụ chậm, khách đặt hàng thưa hẳn. Một số hộ đành phải tháo khung cửi xếp lại. Các thiếu nữ dệt nét mặt ít tươi hơn.
Ông Hàm Minh Thiện tâm sự đầy vẻ ưu tư: thấy hàng Mỹ Nghiệp bán chạy, nhiều doanh nghiệp có vốn đã đến mô phỏng, về “thiết kế” trên các máy dệt tân tiến. Các loại vải này đều được giới thiệu là hàng thổ cẩm, được trưng bày ở nhiều trung tâm bán hàng lưu niệm của các khu du lịch lớn! Đáng nói hơn cả là giá các loại hàng này chỉ bằng 1/4 sản phẩm dệt thủ công. Khách du lịch ít quan tâm vẫn cứ mua về làm quà “lưu niệm”. Làm sao trả lại thổ cẩm giá trị đích thực, khôi phục làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp? Một cán bộ Sở thương mại - du lịch địa phương cho biết: chính quyền sẽ cố gắng thực hiện ý kiến vận động các khách sạn, khu du lịch trưng bày, giới thiệu thổ cẩm Mỹ Nghiệp thứ thiệt cũng như củng cố các hình thức hợp tác để nâng cao sức sản xuất của làng.
Tuy nhiên, quan trọng nhất, theo ý kiến của nhiều người, phải có những cơ quan tâm huyết đứng ra xúc tiến lập một thương hiệu riêng, đăng ký độc quyền cho thổ cẩm Mỹ Nghiệp cũng như các sản phẩm truyền thống độc đáo của nhiều làng dân tộc khác. Cũng nên mạnh dạn đưa các nhãn hiệu độc quyền ra thương trường quốc tế. Thế nhưng ngành nào, cơ quan nào hoặc tổ chức, cá nhân nào sẽ đứng ra tư vấn hoặc hỗ trợ những người nông dân vốn chỉ biết chăm chỉ, cần cù lại rất ít hiểu biết thông tin, thị trường ở một vùng đất cách xa các trung tâm văn hoá, thông tin.
Bãi biển Ninh Chữ:
Cách Phan Rang 7 km về phía Đông. Bờ biển thoai thoải, nước trong xanh, bãi cát trắng dài 5 km. Hàng dương xanh mát. Bãi tắm này trước năm 1975 dành riêng cho gia đình tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vì Ninh Chữ là quê hương ông. Hiện nay, bãi biển Ninh Chữ đang trở thành trung tâm du lịch trong vùng với sự đầu tư hàng loạt về cơ sở hạ tầng du lịch của các công ty trong và ngoài nước. Trong tương lai cụm du lịch Ninh Chữ – Đà Lạt – Cà Ná sẽ phát triển vượt bậc khi sân bay Quốc tế Cam Ly, khu du lịch Dankia hoàn thành.
Tháp Pôklong Giarai
Trong di sản văn hoá người Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng thờ, thành quách, bia kí…Hầu hết từ Miền Trung cho đến Tây Nguyên, nơi nào có người Chăm sinh sống thì họ đều xây dựng đền tháp để thờ thần. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng đền tháp đối với người Chăm. Thế nhưng hiện nay, trong tổng số khoảng 250 di tích đã được người Pháp thống kê, chỉ còn 20 nhóm đền tháp với 40 công trình còn tạm đứng vững.
Theo bia kí cho biết, ngay vào thế kỉ thứ V – VII người Chăm đã xây dựng đền tháp để thờ thần. Trước đó, tại thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam – Đà Nẵng) người ta đã tìm được dấu vết một ngôi đền bằng gỗ thờ thần Siva – Bhadravarman. Tiếp sau đó và kéo dài cho đến thế kỷ XVII các đền tháp Champa tiếp tục ra đời mang nhiều phong cách khác nhau như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn (Khánh Hoà), Po Klong Garai, Po Rome (Ninh Thuận), tháp Po Sanư, Po Dam (Bình Thuận), Tháp Yang Pruang (Tây Nguyên)… Tất cả đền tháp Chăm được xây dựng để thờ ba vị thần chính: Siva, Vishnu, Brahma. Về sau tháp Chăm ngoài thờ thần Ấn giáo họ còn thờ các vị vua Chăm như tháp Po Klong Garai, Po Rome (Ninh Thuận).
Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần”. Xung quanh tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.
Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa giả. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Kĩ thuật xây dựng và chất kết dính tháp Chăm như thế nào đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải mã được đối với những nhà nghiên cứu. Gần một thế kỷ trôi qua, ngày trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu người Pháp như G. Maspero (1928), J. Clayes, H. Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski (1937)… đã đưa ra nhiều giải thiết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch trong kĩ thuật xây tháp người Chăm.
Các ý kiến của tác giả nêu trên tựu trung lại thành 4 giả thuyết như sau:
-        Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần để các viên gạch tự kết dính với nhau.
-        Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch.
-        Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau.
-        Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.
-        Tất cả những giả thuyết trên, mặc dù hiện nay được hỗ trợ bằng phương pháp phân tích khoa học thực nghiệm hiện đại, tiên tiến nhưng kết quả về chất kết dính, về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tiếp tục công việc nghiên cứu của các tác giả đi trước, sau năm 1975 các tác giả Việt Nam như Cao Xuân Phổ, Trần Kỹ Phương, Ngô Văn Doanh… cũng đã mất khá nhiều công sức nghiên cứu tháp Chăm nhưng chưa có gì mới hơn. “Hầu hết các giả thuyết” nghiên cứu sau năm 1975 gần như lặp lại các giả thuyết trước 1975 của các nhà nghiên cứu người Pháp”. Tháp Chăm vẫn đang còn bí ẩn, chưa được khám phá.

Cùng với kiến trúc, điêu khắc Champa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo. Những đề tài điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma. Ngoài những vị thần trên, vật thờ ở tháp Chăm phổ biến vẫn là cặp Linga-Yoni. Ngoài tượng thờ các vị thần chính, điêu khắc ở đền tháp Chăm còn trang trí bằng tượng thờ Vũ nữ (apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu; những con vật huyền thoại như Garuda, Kala, bò thần Nandin. Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệ thờ, điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Chẳng hạn bệ thờ Trà Kiệu chạm khắc 4 cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công chúa Sita). Bệ thờ Mỹ Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư, giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh. Điêu khắc Chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú, đa dạng. Một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác mà tiêu biểu là tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara) được đánh giá là “đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Champa và của cả miền Đông Nam Á”.
Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia, Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên cơ sở văn hoá bản địa. Người Chăm một thời tôn thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của người Chăm không giống Siva Ấn Độ, Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờ mẫu (Inư) của người Chăm và luôn kết hợp với Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực). Về sau tục thờ Siva được gắn với tục thờ Vua - Thần (Mukhalinga). Điều đó thể hiện được tính bản địa - một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm. Cũng như các mẫu đề điêu khắc, kiến trúc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình. Chẳng hạn tháp Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ. Các tháp Chăm hướng về hình khối đơn giản, không qui mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền tháp Ăngko (Campuchia), tháp Borobudur (Indonesia). Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính, kĩ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Đó là thành tựu rực rỡ, là nét bản sắc riêng biệt, “thể hiện sự sáng tạo, tài ba độc đáo của những nhà kiến trúc, điêu khắc Chăm thời xa xưa”.
Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận còn tồn tại 3 ngôi tháp, mang 3 phong cách và niên đại khác nhau.
Nằm trên ngọn đồi trầu (cơk hala) thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc. Tháp Po Klong Garai là một tổng thể kiến trúc nghệ thuật bao gồm 3 ngôi tháp: Tháp chính (Kalan Po) cao 20,5m bên trong thờ một tượng vua Po Klong Garai bằng đá dưới hình thể Mukhalinga (Linga có gắn mặt vua) và một tượng bò thần Nandin bằng đá đặt ở lối ra vào; tháp cổng (Kalan tahah libang) cao khoảng 8,56m; tháp lửa (Sang cuh yang apui) cao 9,31m. Ngoài ra ở phía sau tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến đá. Xung quanh tháp được bao bằng một vòng thành. Tháp được người Chăm xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII để thờ vị vua Poklong Garai (1151-1205) - một vị vua có công với dân, với nước, được người Chăm suy tôn thành thần thánh. Tháp Po Klong Garai là một cụm tháp hoàn mỹ, đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa. Tháp được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1979.
Theo truyền thuyết của dân tộc Chăm, có một cặp vợ chồng nông dân nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh nằm trên bọt nước, trôi từ thượng nguồn dòng sông Dinh (chảy qua địa phận huyện Ninh Sơn và qua thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đổ ra bể). Tiếng khóc của đứa trẻ đã làm động lòng cặp vợ chồng làm rẫy gần đấy và họ đã đem bé về nuôi. Họ đâu biết, đứa trẻ này được bề trên phái xuống để thử lòng dạ người trần. Trời làm cho đứa bé bị ghẻ lở đầy người, mà các thầy thuốc giỏi trong vùng đều không thể chữa khỏi, cốt ý để xem cặp vợ chồng này đối xử như thế nào với đứa bé. Sau đó, trời cho Rồng vàng xuống trần, liếm hết những vết ghẻ lở trên người của cậu bé đang chăn trâu rồi nằm nghỉ trưa ở ngoài đồng. Cậu bé sau đó trở nên khôi ngô tuấn tú khác thường... Sau khi vị vua trị vì mất, nghe lời của một vị chiêm tinh, cậu bé (sau này đã trưởng thành) được phong làm vua, lấy tên hiệu là Poklongarai...
Huyền thoại dân tộc Chăm ở Ninh Thuận còn gắn liền với sự nghiệp xây dựng tháp và giữ đất của vua Poklon Garai khi người Khmer đến chiếm đất của người Chăm. Theo truyền thuyết, vua Khmer và vua Chăm đưa ra một cuộc thi xây tháp, bên nào xây xong tháp trước trong thời gian đã quy định thì bên ấy được ở lại giữ đất, ngược lại bên nào xây chậm hơn thì phải rút quân đi. Vua Khmer đốc thúc quân lính đào đất nung gạch, xây tháp suốt bốn tháng trời mà tháp vẫn chưa xong. Trong khi đó vua Poklon Garai thì ung dung thong thả. Vào đêm cuối cùng của thời giao hẹn, Poklong Garai mới cho quân dựng lên một khung tháp với chất liệu gỗ và trét phên tre lên rồi phủ thêm vải đỏ bên ngoài. Đến sáng ngày hôm sau quân Tàu từ xa đã trông thấy tháp của vua Chăm trụ sừng sững trên đồi mà không hiểu vua Chăm đã có phép lạ gì mà xây tháp nhanh như thế. Không biết mình đã bị lọt bẫy vì cái kế: "Xây tháp giả bằng gỗ" của Poklon Garai. Cuối cùng, vua Khmer đành phải chấp nhận rút quân đi khỏi đất của người Chăm như đã giao kết.
Cây thuốc lá
Năm 1996, nước ta có khoảng 40.000ha trồng thuốc lá các loại, trong đó có 4.384ha trồng thuốc lá vàng Vriginia là loại nguyên liệu cho các nhà máy nội địa, có nhu cầu lớn và thị trường xuất khẩu rộng. So với các cây trồng khác, thuốc lá có ưu thế là thị trường tiêu thụ cũng như giá cả mặt hàng này rất ổn định, thời gian trồng và thu hoạch chỉ trong vòng 4 tháng mùa khô, lại là thời điểm không thích hợp với nhiều loại cây trồng khác. Cây thuốc lá mỗi năm chỉ trồng được một vụ. Nhiệt độ thích hợp cho cây thuốc lá vàng phát triển là 25 – 280C, độ ẩm của không khí 65 – 70%, độ pH 5,5 – 6…. Ở phía Nam, các tỉnh có vùng đất thích hợp với cây thuốc lá là Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng…. Ở phía Bắc là các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hóa….
Để sản xuất được 2,04 tỷ bao thuốc lá năm 1995, 17 đơn vị thuộc Hiệp hội thuốc lá Việt Nam tiêu thụ không ít hơn 35.000 tấn thuốc lá nguyên liệu. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước chỉ cung cấp khoảng 25.000 tấn / năm. Hàng năm nước ta phải bỏ ra hàng chục triệu USD để nhập khẩu 8.000 tấn thuốc lá vàng sấy để duy trì sự hoạt động của các nhà máy. Công ty nguyên liệu thuốc lá phía Nam có kế hoạch đưa diện tích trồng cây thuốc lá vàng ở phía Nam từ 2.760ha năm 1995 lên 10.550ha vào năm 2000, với sản lượng tương đương 20.260 tấn thuốc lá sấy.
Làng gốm Bàu Trúc
Làng Bầu Trúc cách thị xã Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng chừng 10 km, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Chăm. Làng có hơn 80 % số hộ gắn bó với nghề gốm và là một trong những làng cổ xưa nhất ở nước ta. Ngoài nghề làm ruộng, nghề gốm là nghề tạo ra nguồn thu nhập chính của địa phương.
Truyền thuyết về nghề gốm Bầu Trúc
 
Chuyện xưa kể rằng, ngày ấy cách nay gần một thiên niên kỷ, trên vùng đất đầy nắng và gió cát có một cậu bé mục đồng nghèo khó tên là Pô Klong Garai ngày ngày đi chăn trâu thuê cho chủ. Nghèo khó khiến cho cậu mình mẩy đầy ghẻ lác, phong hủi, da dẻ xù xì, xấu xí. Ngày nọ, một con trâu trong đàn bị lạc. Cậu hớt hải đi tìm. Trên đường, cậu gặp Pi Kong Chan, hai người kết nghĩa bạn bè. Tìm trâu không thấy, họ quyết định cùng trốn đi buôn trâu. Đến vùng Bầu Trúc (Palay Hamu Trok - nay là thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) - vùng đất như chiếc lòng chảo nằm giữa núi và biển thì Pô Klong Garai quỵ ngã. Pô Klong Chan hối hả đặt bạn nằm nghỉ, còn mình đi tìm người cứu. Đoàn người cùng Pô Klong Chan quay lại thì thấy một cảnh tượng vô cùng kỳ lạ: Một con rồng đang liếm trên thân thể Pô Klong Garai. Rồng liếm đến đâu, ghẻ lác biến mất. Pô Klong Garai trở thành chàng trai tuấn tú, tinh anh khác người. Pô Klong Garai lên làm vua, mời Pô Klong Chan làm cận thần, nhưng Pô Klong Chan từ chối. Ông ở lại vùng đất có phù sa bồi tụ tạo nên hầm vàng (mỏ đất sét), hầm bạc (dải cát ven sông vào mùa nước cạn dòng, cát trắng mịn màng). Ông dạy người dân lấy những báu vật của thiên nhiên là đất sét và cát làm thành lu, khạp, chõ, nồi, niêu, trã... Dân làng Bầu Trúc tôn ông là sư tổ của nghề gốm và lập đền thờ cho đến ngày nay. Hàng năm, dân làng dâng vật cúng cầu xin tổ nghiệp ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ngành nghề phát đạt, nhân khang vật thịnh.
Đây được coi là một trong hai làng gốm tối cổ còn lại ở Đông-Nam Á bởi người thợ gốm làng Bầu Trúc giờ vẫn còn dùng "bàn gốm" là những hòn kê cố định chứ chưa sử dụng bàn xoay và vẫn dùng chân, tay để nhào đất.
Người Chăm có thể làm được tất cả các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Từ tượng nữ thần Apsara-biểu tượng cho vẻ đẹp thiếu nữ Chăm, hàng lưu niệm để phục vu khách du lịch đến các vật dụng thường ngày như nồi đất nấu lẩu, khuôn đổ bánh căn, lu đựng nước, ấm, nồi, chén... Nghề làm gốm ở đây cũng khá công phu. Để tạo ra các sản phẩm, người thợ phải thực hiện theo ba công đoạn đó là chuẩn bị đất, kỹ thuật tạo dáng và nung. Đất sét lấy từ ruộng, đập thành những cục nhỏ, phơi khô loại bỏ những tạp chất rồi ngâm nước trong cái hố đất đã đào sẵn. Cát cũng được sàng lọc kỹ và luợng cát pha tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của sản phẩm. Đầu tiên là dùng chân nhồi đất và cát mịn, cuộn thành từng lọn hình trụ và phủ kín bằng tấm vải ủ qua đêm. Người thợ còn phải nhồi và lăn lại đất bằng tay nhiều lần rồi vo tròn thành các cục đặt lên hòn kê để nặn.
Kỹ thuật tạo gốm gồm có nặn hình: tạo dáng gốm cơ bản ban đầu, sau đó nối những “lọn đất” vào miệng gốm, dùng “vòng quơ” chải quanh thành gốm. Chà láng gốm là dùng vải cuộn thấm nước, quấn vào tay chà láng thân gốm và tạo hình miệng. Trang trí hoa văn trên gốm là dùng que cây, vỏ sò... để tạo hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa thực vật; có khi người ta dùng màu thực vật để nhuộm áo gốm.
Nung gốm là khâu cuối cùng của công đoạn làm gốm. Gốm được nung ngoài trời và trước khi nung phải phơi khô một ngày. Vật liệu đùng để nung là củi, phân trâu bò khô, rơm rạ, trấu... Người thợ gốm Bầu Trúc chỉ đốt lò vào buổi chiều ít gió hoặc gió nhẹ và đốt theo chiều ngược gió và nung trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ.
Sắc đỏ gốm nung như đã ăn vào máu thịt của bà con nơi đây. Với bàn tay khéo léo, người phụ nữ Chăm đã tạo nên những sản phẩm, độc đáo. Mỗi đường nét hoa văn đều mang những tâm tư, tình cảm của họ gửi gắm vào nên không thể lẫn được với gốm khác. Gốm ở đây cũng là loại đất sét đặc biệt, khi nung rất dẻo và bền. Vì thế, vật dụng gốm của Bầu Trúc nhất là lu đựng nước thường được người dân vùng khô và nắng ưa chuộng.
NÚI CÀ ĐÚ – một địa danh Lịch sử
Núi Cà Đú nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn thuộc huyện Ninh Hải có độ cao 300 m. Từ trên đỉnh núi du khách có thể thỏa tầm mắt ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của Đầm Nại, vẻ đẹp nên thơ của bãi biển Ninh Chữ, đồng lúa mênh mông và sự nhộn nhịp của thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.
Càng lên cao núi Cà Đú càng thoáng mát bởi cấu trúc của các hang động. Từ đây du khách được ngắm nhìn bao quát khu du lịch biển Ninh Chữ, cánh đồng muối Phương Cựu, Đầm Vua, đồng lúa vàng của huyện Ninh Hải và xa xa là hòn núi Đá Chồng. Chính vẻ đẹp này đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp của núi Cà Đú.
Với những tảng đá chồng chất lên nhau và nhiều hang lớn, lắm ngõ ngách nên núi Cà Đú khá hiểm trở. Chính địa thế này từ những năm đầu của phong trào Cần Vương, nghĩa quân đã chọn núi Cà Đú làm căn cứ chống pháp. Cũng từ đây, các đội trinh sát, các lực lượng vũ trang và cán bộ cách mạng suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đã bám trụ gầy dựng cơ sở , tổ chức diệt tề, trừ gian.
Cùng các chiến khu cách mạng lúc bấy giờ như Bác Ái, Anh Dũng, CK 7, 19, 35, căn cứ núi Cà Đú có một vị trí rất quan trọng nằm giữa vùng bị tạm chiếm, gần dân nhất và cũng gần địch nhất, nhưng căn cứ Cà Đú lại bất khả xâm phạm. Mặc dù quân địch tìm mọi cách tiêu diệt nhưng các trận càn quét, bao vây, phản kích của địch đều bị quân kháng chiến bám trụ ở núi Cà Đú đánh lui. Bao năm bám trụ chịu đựng mọi gian khổ, lực lượng kháng chiến ở núi Cà Đú đã giữ vững niềm tin cách mạng. Núi Cà Đú là một nơi không thể sản xuất ra lương thực, ngay cả nguồn nước uống cũng cần phải tiếp tế, nắm được điều này địch đã dùng mọi thủ đoạn quyết triệt tiêu mọi nguồn tiếp tế của dân cho lực lượng cách mạng. Nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin sắc son vào Cách Mạng, nhân dân ở khu vực xóm Dừa, Dư Khánh… đã không ngại gian khó, hy sinh tìm đủ mọi cách để tiếp tế lương thực cho du kích. Địch chặn đường bộ, nhân dân lại vận chuyển bằng đường thuỷ qua Đầm Nại. Chính sự đùm bọc của nhân dân quanh vùng đã tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ cách mạng và tạo nên các huyền thoại về các trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của lực lượng kháng chiến. Chứng tích ấy ngày nay vẫn còn lưu lại trong kí ức của nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Chính ý nghĩa lịch sử cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đúng vào ngày 16/4/1999 – ngày kỷ niệm giải phóng Ninh Thuận, Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định công nhận núi Cà Đú là một di tích cách mạng của tỉnh.
Thuỷ điện Đa Nhim – đèo Ngoạn Mục
Từ thị xã Phan Rang, ngược quốc lộ 27 chừng 50 km bạn sẽ đến một điểm du lịch hấp dẫn, là sản phẩm của sự kết hợp giữa bàn tay con người và thiên nhiên hùng vĩ: thuỷ điện Đa Nhim (còn gọi là Sông Pha) và đèo Ngoạn Mục.
Từ xa, cách cả chục km, bạn có thể nhìn thấy 2 ống thuỷ lực chạy song song, dài khoảng 2 km, dẫn nước từ trên nhà máy xuống dưới chân đèo. Đa Nhim được xây dựng cách đây 40 năm và là một trong những công trình thuỷ điện lớn của Việt Nam.
Đập ngăn nước của Đa Nhim cao 38 m, dài gần 1500m, chứa 165 triệu m3 nước với 4 tổ máy. Đến thăm nơi đây, du khách cần chú ý xin phép trước hoặc có giấy của cơ quan.
Rời thuỷ điện, xe bắt đầu chinh phục “đèo Ngoạn Mục”, con đèo ngoằn nghoèo, cao hơn 1000 m so với mực nước biển, dốc “cùi chỏ” liên tục, có đoạn cua gần như thành một vòng tròn khép kín. Trên lưng chừng đèo nhìn xuống, bạn sẽ thấy quãng đường xe đã đi qua tựa như một con rắn khổng lồ ôm lấy dãy núi. Đứng trên đèo Ngoạn Mục, du khách sẽ nhìn thấy được toàn cảnh thuỷ điện Đa Nhim. Đặc biệt xe sẽ chui qua hai đường ống thuỷ lực khổng lồ.
Thác Sakai và dịch vụ tắm ngâm nước khoáng nóng
Từ thị xã Phan Rang đi về hướng Tây Bắc khoảng 55 km chúng ta sẽ đến với Sa Kai ở huyện Ninh Sơn. Thác nằm ngay dưới chân đèo Ngoạn Mục và công trình nhà máy thủy điện Đa Nhim. Phong cảnh nơi đây còn hoang dã với những tảng đá lớn phản chiếu màu sắc cầu vồng ẩn hiện giữa rừng cây xanh bao la cùng thác nước đổ từ trên cao tung bọt trắng xóa.
Dưới chân đèo Ngoạn Mục có dịch vụ du lịch tắm nước khoáng nóng do công ty sản xuất nước khoáng Mỹ Á tổ chức. Chúng ta có thể bơi lội, ngâm mình thư giãn bằng nước ấm tại những hồ nhỏ trang trí trong vườn cây kín đáo và râm mát. Nước khoáng này được dẫn ra từ trong rặng núi cao bằng hệ thống ống dài khoảng 6 km. Nước khoáng có tác dụng phục hồi sức khỏe, thư giãn thần kinh, kích thích tiêu hóa, chữa bệnh thấp khớp… Bên cạnh đó còn có những ngôi nhà sàn nhỏ cất bằng cây lá cạnh vườn hoa nhiều sắc hương thích hợp cho người có nhu cầu ở lại qua đêm.
Nghề Làm Muối
Kỹ thuật truyền thống
Theo diêm dân Mười Hợi ở xã Tri Hải, nghề làm muối thương phẩm ở địa phương đã có từ rất lâu đời. Hầu hết bà con sinh sống ở vùng đất gần biển đều biết làm muối, trước tiên là để sử dụng trong gia đình (muối hầm) và sau đó thì buôn bán. Sản xuất muối thương phẩm tuy vốn đầu tư ban đầu không nhiều, nhưng bù lại khá nhọc công. Muốn có được hạt muối trắng, thật không đơn giản. Ban đầu diêm dân phải chọn thật kỹ lưỡng nền đất trong lòng ruộng có độ bằng phẳng đều, để sau khi nạo vét tạp chất và đầm nén, làm cho đất mặt đáy ổn định độ kết dính cao, bảo vệ chắc chắn cho cả khung và chân ruộng, nhằm tránh trường hợp khi dẫn nước biển vào ruộng hong nắng. Trong suốt quá trình sản xuất, nếu độ kết dính mặt đáy không đảm bảo, đất bùn dưới lòng ruộng bị xì tràn lan thì xem như thua lỗ, vì ruộng không kết tinh được muối.
Chưa hết, độ mặn của nước biển dẫn vào phải cao, để độ bốc hơi nước trong thời gian hong nắng nhanh, kết tinh sớm. Mực nước biển ban đầu dẫn vào ruông thường nằm ở mức dao động từ 15 đến 20cm, quá trình hong nắng từ 7 đến 15 ngày (tùy thuộc vào thời tiết nắng hoặc râm mát), để thu hoạch lần đầu, diêm dân phải thường xuyên bám ruộng để thực hiện hai vấn đề cơ bản là thường xuyên đo kiểm tra mực nước trong ruộng và châm nước kịp thời khi thấy mực nước sụt giảm xuống dưới 15cm (đặc biệt khi trời nắng gắt làm cho độ bốc hơi nước cao). Mặt khác phải thường xuyên dọn vệ sinh bằng cách dùng vợt vớt các tạp chất bẩn đóng trên bề mặt nước trong ruộng, để khi thu hoạch, hạt muối không bị đen do dính phải tạp chất. Thường thì sau khi hong nắng khoảng 1 tuần lễ, diêm dân có thể cào để thu hoạch lần đầu và bình quân 1 tháng có thể thu hoạch từ hai đến ba lần. Nếu thời tiết thuận lợi, không ảnh hưởng mưa bão, thì muối thương phẩm sẽ sản xuất liên tục trong năm, năng suất khá.
Khu du lịch Krông Pa
Vị trí
Khu du lịch Krông Pa toạ lạc trên Quốc lộ 27, thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là khu du lịch mới được đưa vào khai thác.
Truyền thuyết
Truyền thuyết kể rằng: Tộc người Raglai sống dọc theo chân núi Hòn Bà thường hay bị bệnh, nhất là các bệnh ngoài da, thấp khớp... Khi phát hiện ra nguồn nước nóng được phun ra từ lòng đất, tạo thành dòng chảy, những người Raglai cho đó là sự ban phước của trời đất và họ cùng nhau ra tắm ở nguồn nước nóng này. Không ngờ trong vòng một tuần trăng, dòng tộc Raglai ở đây đã hết bệnh tật và khỏe mạnh khác thường.
Dịch vụ
Đến khu du lịch Krông Pa, du khách có thể ngâm mình hàng giờ trong những hồ chứa nước khoáng nóng nguyên chất, nhiệt độ chừng 400C. Ngâm mình trong nước khoáng nóng có tác dụng tốt đối với các loại bệnh như đau khớp, thần kinh ngoại biên, bệnh đái tháo đường... Tại đây có chừng 30 hồ ngâm nước khoáng nóng và bùn khoáng gia đình được thiết kế gọn gàng, sạch đẹp. Bùn khoáng chứa nhiều vi chất, khi thẩm thấu qua da, các vi chất trong bùn sẽ loại bỏ các bệnh về da, nâng cao sức đề kháng của hệ tuần hoàn, tiêu hóa, giúp con người quên hết ưu phiền. Ở khu du lịch Krông Pa, còn có nhà hàng đặc sản với những món ăn lạ sẽ phục vụ quý khách ngon miệng với giá miền quê. Dù thời tiết nắng nóng hay se lạnh nhưng khi ngâm nước khoáng nóng, du khách sẽ có một cảm giác hết sức thú vị mỗi khi đến với khu du lịch Krông Pa.
Vào những ngày đầu xuân rồi mà gió vẫn không ngưng thổi trên những giàn nho, thanh long. Bầy cừu, bầy dê nhởn nhơ trên vùng đồi cỏ. Có khi người ta bắt gặp từng bầy lang thang trên đường nhựa.
Không khí có ấm lên một chút nhưng gió vẫn mạnh mẽ ào ạt như muốn níu kéo chút lạnh của những ngày cuối đông còn lại. Mặc gió gào, cái nắng ở đây thì vẫn ngang tàng hanh hao trên những gò đồi tháp cổ. Tháp Pôklong Giarai vẫn mặc nhiên đứng cùng nắng hanh, gió gào từ thế kỷ 13 đến giờ.
Hướng dẫn du lịch Phan Rang

Sơ lược
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là tỉnh lỵ của Ninh Thuận.
Phan Rang cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km
Sân bay chính của thành phố là sân bay Thành Sơn. Đây từng là căn cứ của Không quân Hoa Kỳ, nay trở thành sân bay quân sự của Việt Nam.Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.
Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.
Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyện Ninh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thạnh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.
Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1-9-1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải. Lúc đó thị xã Phan Rang-Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải.
Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang hợp nhất cùng với Tháp Chàm thành thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, đồng thời trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.
Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ
Đi đâu, chơi gì?
Tỉnh Ninh Thuận còn nhiều di tích kiến trúc cổ của người Chăm là các tháp, các làng nghề truyền thống. Hiện nay, tỉnh còn ba tháp cổ là: tháp Pôklông Garai, tháp Hòa Lai, tháp Pôrômê được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, nơi đây vẫn là điều bí ẩn đối với nến kiến trúc đương đại.
Tháp PôKlông Garai

Di tích tháp PôKlông Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về hướng tây bắc. Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm.

Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính- tháp thờ vua PôKlông Garai (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Tất cả công trình chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.
Tháp Hòa Lai

Cụm tháp Hòa Lai còn có tên là Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A, cách Phan Rang 14km về phía bắc, được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ IX. Cụm tháp được các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cổ và đẹp nhất của dân tộc Champa.
Đáng tiếc là ngày nay tháp chính đã bị sụp đổ, chỉ còn lại tháp Bắc và tháp Nam, nhưng cũng trong tình trạng hoang tàn. Một thân tháp hình khối lập phương khỏe khoắn, nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả hệ thống các tầng tháp nhỏ dần. Các tháp còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc rất tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái...
Tháp Pôrômê

Được coi là phiên bản của tháp PôKlông Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở công trình nghệ thuật kiến trúc này. Trong đó, Linga tám tay với khuôn mặt của vua thần hóa Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một cô gái Chăm cũng nói lên điều đó.
Tháp Pôrômê
Được coi là phiên bản của tháp Pôklông Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở công trình nghệ thuật kiến trúc này. Trong đó, Linga tám tay với khuôn mặt của vua thần hóa Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một cô gái Chăm cũng nói lên điều đó.
Tháp Hòa Lai
Cụm tháp Hòa Lai còn có tên là Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 14 km về phía Bắc, được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ IX. Cụm tháp được các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cổ và đẹp nhất của dân tộc Chămpa.
Đáng tiếc là ngày nay tháp chính đã bị sụp đổ, chỉ còn lại tháp Bắc và tháp Nam, nhưng cũng trong tình trạng hoang tàn. Một thân tháp hình khối lập phương khỏe khoắn, nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả hệ thống các tầng tháp nhỏ dần. Các tháp còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc rất tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái...
Tháp Pôklông Garai
Di tích tháp Pôklông Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về hướng Tây Bắc. Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm.
Tháp Pôklông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng (cao 8,56 mét), tháp Lửa (cao 9,31 mét) và tháp Chính - tháp thờ vua Pôklông Garai (cao 21,59 mét, mỗi cạnh rộng hơn 10 mét). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Tất cả công trình chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.
Đình Văn Sơn
Được xây dựng năm 1829 tại làng Văn Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Đình được xây dựng trên một khu đat rộng, cửa hướng về phía Nam, trước mặt có hồ sen hình bán nguyệt, xa dần hướng sau lưng là ngọn núi Cà Đú, hai bên là đồng ruộng. Vị trí này đã tạo thêm cho ngôi đình dáng vẻ uy nghi và một lối kiến trúc độc đáo. Toàn bộ kiến trúc đình Văn Sơn liên hoàn với nhau tạo thành một công trình khép kín. Chính điều này, khi bước chân vào đình, du khách cảm nhận được không khí trang nghiêm, đầm ấm, gần gũi. Hiện đình Văn Sơn còn lưu giữ ly ngà, chén ngọc và bảy sắc phong của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Duy Tân.
Đối với người dân thôn Văn Sơn, ngôi đình không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật đã đứng vững trước sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và thời gian mà còn là nơi gắn liền với đời sống tâm linh, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hoá của làng quê. Ngày hội đình làng hằng năm được tổ chức vào mồng 10 tháng 2 âm lịch.
Đình Vạn Phước
Được xây dựng năm 1848, tại thôn Vạn Phước, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước. Có thể nói lịch sử đình Vạn Phước gắn liền với quá trình thành lập làng. Đối với người dân ở đây, ngôi đình không chỉ là không gian thu hẹp của làng quê, nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, người dân Vạn Phước khắp nơi về dự hội làng để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở đất.
Đình làng Vạn Phước còn là một công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị cao so với các đình làng khác trong tỉnh. Những nét chạm khắc tinh xão với đề tài tứ linh: long, lân, qui, phụng trên các điện mái, kèo cột, rường xà, trang thờ... Đã thể hiện được tài năng của nhiều thế hệ. Cách trang trí của đình làng Vạn Phước mang đậm nét văn hoá đời Nguyễn. Những ghế án, sắc phong của các đời vua Tự Đức, Khải Định vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Dưới thời Pháp thuộc, đình Vạn Phước gắn liền với những hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân Ninh Thuận.
Năm 1999, Bộ Văn hóa - Thông tin đã có quyết định công nhận đình Vạn Phước là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Căn cứ CK 7
Nằm về hướng Tây Nam, cách thành phố Phan Rang -Tháp Chàm 25 km thuộc địa bàn xã Nhị Hà, huyện Ninh Phước. Căn cứ được hình thành dựa theo con suối bắt nguồn từ hòn Thông chảy giữa hai sườn núi đến chân hòn Nhọn đổ thành thác xuống hồ Đá Mán. Con suối này có nước chảy quanh năm, vị thế rất hiểm trở, rừng rậm kín đáo, có nhiều hang động rất thuận lợi cho việc lập căn cứ che dấu lực lượng, vừa phòng thủ vừa tiến công. Lúc đầu, căn cứ được lập tại hồ Đá Mán nhưng do không an toàn nên lực lượng lùi dần về phía sâu trong lòng hồ. Qua bảy lần di chuyển, lực lượng dừng luôn ở đó và đặt cho căn cứ là CK7. Vùng căn cứ CK7 hiện nay đã xây dựng hồ chứa nước, là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn.
Di tích lịch sử CK 19
Nằm dưới chân núi Chúa thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải là nơi in đậm dấu tích lịch sử của một thời hào hùng chống xâm lược. Căn cứ này lấy tên là CK19 vì được thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 1946. Căn cứ CK19 tồn tại trong thời kỳ chống Pháp, đến chống Mỹ và cho đến ngày hoàn toàn giải phóng. Đây là một trong những nơi ẩn náu của Bộ chỉ huy quân sự để chỉ đạo chiến tranh, hiện nay vẫn còn những di tích để lại như hầm hào, bếp Hoàng Cầm. Bờ biển ở đây là nơi tập kết vũ khí và quân trang từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Đại đội trưởng phụ trách CK19 đầu tiên là Thái Chu Lương. Sau khi hy sinh, đại đội được vinh dự mang tên anh đại đội Thái Chu Lương. Chính quyền và nhân dân địa phương mong muốn được khôi phục và tôn tạo khu di tích này để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.


Bẫy đá Pinăng Tắc
Nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái (cách Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Sơn khoảng 40 km), di tích lịch sử bẫy đá Pinăng Tắc được dựng trên đỉnh đèo Gia Trúc. Địa thế ở đây vô cùng hiểm trở, một bên là núi cao chót vot, xanh thẳm rừng đại ngàn; một bên là vực sâu hun hút. Lợi dụng địa thế tự nhiên, Pinăng Tắc chỉ huy dân công chặt cây rồi lấy dây rừng bện thành những tấm sàn gỗ rộng lớn chất đầy đá núi neo cứng. Khi chặt dứt dây treo bẫy thì đá núi đổ lăn xuống vực tạo thành thế trận thiên la địa võng. Bẫy đá được xây dựng vào cuối năm 1959 và đầu năm 1960, đây là nơi ghi lại trận địa phục kích địch bằng bẫy đá trưa ngày 8 tháng 4 năm 1961 của du kích Rắglay, dưới sự chỉ huy của Pinăng Tắc (được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1965) - con chim đầu đàn của dân tộc Rắglay - để bảo vệ núi rừng, buôn rẫy. Ngày nay, bẫy đá trở thành biểu tượng gắn liền với quê hương, núi rừng dân tộc Rắglay.
Núi Cà Đú
Núi Cà Đú là một địa danh lịch sử nằm giữa vùng đồng bằng rộng lớn thuộc huyện Ninh Hải có độ cao 300 mét. Càng lên cao núi Cà Đú càng thoáng mát bởi cấu trúc của các hang động. Từ đây có thể nhìn bao quát khu du lịch biển Ninh Chữ, cánh đồng muối Phương Cựu, đầm Vua, đồng lúa vàng của huyện Ninh Hải và xa xa là hòn núi Đá Chồng. Với những tảng đá chồng chất lên nhau và nhiều hang động, ngõ ngách nên núi Cà Đú khá hiểm trở.
Chính nhờ địa thế này, từ những ngày đầu của phong trào Cần Vương, nghĩa quân đã chọn núi Cà Đú làm căn cứ chống Pháp. Cũng từ đây, các đội trinh sát, các đơn vị vũ trang và cán bộ cách mạng suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đã bám trụ gầy dựng cơ sở, tổ chức trừ gian, diệt tề.
Chính nơi đây đã tạo nên những trận đánh huyềnthoại xuất quỉ nhập thần của lực lượng kháng chiến. Chứng tích ấy, sau hơn một phần tư thế kỷ vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhân dân Ninh Thuận. Chính ý nghĩa lịch sử cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến giành độc lập và giải phóng dân tộc, ngày 16 tháng 4 năm 1999 là ngày kỷ niệm giải phóng Ninh Thuận, Ủy ban Nhân dân tỉnh có quyết định công nhận núi Cà Đú là di tích lịch sử cách mạng của tỉnh.
Hải đăng Mũi Dinh
Từ năm 1904, người Pháp đã cho xây trên sườn một ngọn núi cao 300 mét ở mũi Dinh tỉnh Ninh Thuận một ngọn hải đăng. Từ đó đến nay ngọn hải đăng đêm nào cũng đỏ đèn, ánh sáng từ ngọn hải đăng này nhấp nháy liên tục để báo hiệu cho tàu thuyền một vị trí chuyển hướng quan trọng trên đường ra Bắc vào Nam. Đến mũi Dinh du khách được thiên nhiên chiêu đãi đầu tiên là gió, vì ở vị trí nào cũng có thể hứng cả gió Tây Nam lẫn gió Đông Bắc nên mùa nào, hướng nào khi gió tràn qua đây cũng lồng lên đến cấp 7 mặc dù ở chân núi chỉ có cấp 4. Gió rít qua các khe cửa hú lên những tràng dài, gợi lên những cảm giác thật quái lạ, ít nơi nào có.
Suốt đêm, ngọn hải đăng lặng lẽ quét những luồng ánh sáng dài trên mặt biển. Khi đứng ở chân ngọn hải đăng ta mới thấy được những luồng sáng này, còn khi ở xa, trong vòng bán kính 60 km, các tàu đi biển sẽ thấy ngọn đèn nhấp nháy như một vì sao theo chu kỳ 20 giây một lần. Ngọn đèn quét vào không gian mênh mông những vệt sáng mạnh mẽ. Trên mặt biển tối như bưng, ngọn đèn nhấp nháy liên tục, làm tiêu lộ cho những chuyến tàu đi biển. Hải đăng mũi Dinh là một trong ba ngọn hải đăng nằm trên đường hàng hải quốc tế.


Hòn Lao Câu
Nằm cách Cà Ná chừng 10 km về phía Nam. Ốc đảo nguyên sơ này có nhiều loài chim biển và hải sản quý, đặc biệt là loại ốc nhảy có hương vị đặc biệt thơm ngon. Hằng năm ở đảo, ngư dân còn tổ chức lễ hội cầu ngư, thu hút hàng trăm người từ đất liền ra tham dự.

Hòn Đỏ
Bãi san hô Hòn Đỏ rộng hàng ngàn kilômét vuông nằm ở thôn Mỹ Hiệp, xa Thanh Hải, huyện Ninh Hải. Đây là vùng biển có rạn san hô đẹp và đa dạng nhất Việt Nam. Tại đây có 307 loài san hô cứng tạo rạn với nhiều hình dáng, màu sắc phong phú nên có sức hấp dẫn không chỉ đối với các nhà hải dương học mà còn thu hút du khách thường xuyên đến thưởng ngoạn. Những rạn san hô phát triển rất nhanh tạo thành những con đê chắn sóng tự nhiên bền vững và những bãi cát đẹp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Năm 2003, vùng biển Ninh Hải vinh dự được chọn là địa phương duy nhất trong cả nước làm thí điểm trình diễn thực hiện dự án bảo tồn san hô dựa vào cộng đồng.
Vịnh Vĩnh Hy
Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 42 km về hướng Đông Bắc, vịnh Vĩnh Hy nằm giữa làng Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Đây là nơi còn giữ lại nhiều nét hoang sơ do thiên nhiên hào phóng ban tặng với một quần thể cảnh quan xinh đẹp, hùng vĩ bao gồm những bãi cát trắng bao quanh, những dãy núi đá cao chót vót và những dòng suối róc rách len lỏi giữa rừng cây xanh bạt ngàn. Đây là vùng biển khúc khuỷu nhất Việt Nam với những rạn đá san hô muôn hình vạn trạng, những hang động bí ẩn dụ dỗ các du khách ưa thích các cuộc thám hiểm kỳ thú. Đến đây du khách có thể tắm biển, tắm suối, câu cá, hít thở không khí trong lành, khám phá những hang động, rừng cây; chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi đá hoặc tham quan cảnh đẹp của vịnh Vĩnh Hy bằng tàu thuyền, ca nô, leo núi, cắm trại, thăm chiến khu xưa CK19, xem san hô bằng tàu đáy kính hoặc chiêm ngưỡng rùa biển đẻ trứng vào những đêm trăng sáng.
Suối nước nóng Tân Sơn
Từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm vượt qua 37 km theo quốc lộ 27 là tới suối nước nóng Tân Sơn, thuộc huyện Ninh Sơn. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm được “nối nguồn” từ suối nước nóng Dục Mỹ cách đó khoảng 4 km trên chân núi Hòn Bà, được ông Blonel (người Pháp) phát hiện vào năm 1923. Nhiệt độ tại nguồn cua suối nước nóng khoảng 30oC, các khoáng chất ở đây có tác dụng chữa trị các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, kích thích tiêu hóa, tăng lực, lợi tiểu. Ghé thăm khu du lịch Tân Mỹ Á, du khách sẽ được ngâm mình trong lòng hồ đầy ắp nước trong xanh, ấm áp với nhiệt độ lý tưởng từ 35oC đến 40oC được dẫn từ dãy núi Krông Pha về. Sau một thời gian thư gian với làn nước ấm áp, gột bỏ mọi bụi trần, mệt nhọc trong chặng đường du ngoạn, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản của quê hương Ninh Sơn, Vĩnh Hy, với những món ăn mộc mạc, đơn sơ nhưng đậm đà hương vị vùng đất Ninh Thuận, được đội ngũ nhân viên tận tâm và mến khách của các nhà hàng phục vụ chu đáo.
Suối Thương
Từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, ngược theo quốc lộ 27 lên khoảng 33 km, du khách sẽ đến thôn La Vang thuộc xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Trước hết, mời du khách vào thăm trang trại hoa hồng gần kề suối Thương ngào ngạt trăm hoa đua nở: hoa hồng, hoa păng xê, mào gà, cúc trắng...
Với diện tích 5 hecta rừng, trang trại được thiết kế vừa theo hình thức các trang ấp ngày trước, vừa đưa phong cách hiện đại vào từng cảnh quan. Một dãy hồ cá bao bọc chung quanh từ cổng ngoài được kiến tạo công phu vừa đem lại vẻ mỹ quan, vừa lưu giữ sắc thái thiên nhiên mời gọi du khách đến thưởng lãm, thư giãn vừa câu cá giải trí và nâng chén nhâm nhi.
Tới đây, du khách còn bắt gặp nhiều loài thú hoang dã, xinh đẹp, thuần tính như: chim đại bàng, gấu, khỉ Phi Châu...được nuôi dưỡng trong một môi trường thích hợp với không gian thoáng đãng, hội đủ cỏ cây, nguồn nước tạo bầu không khí dễ chịu để phục vụ cho những du khách có nhu cầu được tận mắt ngắm nhìn cũng như cơ hội tìm hiểu về thế giới động vật hoang dã.
Đi thêm 3 km nữa, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và có cảm giác tâm hồn trở nên mát dịu vì trước mắt bạn xuất hiện một suối nước trong lành trắng xoá tuôn đổ: suối Thương được tạo thành bởi hai dòng nước lạnh và ấm. Dòng lạnh do sông Ông của thủy điện Đa Nhim đổ vào quanh năm vẩn đục, ngược lại dòng ấm rất trong trẻo do sông Cái tạo nên.
Suối Đông Nha
Là một dòng suối đẹp nằm trên địa bàn huyện Ninh Hải. Lòng Suối Đông Nha có nhiều thác chảy qua trên nền đá hoa cương, cảnh quan hấp dẫn khách du lịch. Nơi đây trong thời kỳ Pháp thuộc từng là nơi nghỉ mát của du khách. Trên núi Chúa, những vết tích nhà nghỉ được xây dựng trong thời kỳ này đã minh chứng điều đó. Mặc dù nằm trong vùng khô hạn nắng nóng nhưng do ở độ cao hơn 700 mét, lại được che phủ bởi thảm rừng đã tạo cho môi trường nơi đây thật mát mẻ. Địa điểm này đặc biệt thích hợp cho các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch sinh thái.
Suối Lồ Ồ
Nằm ở khu vực Vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Suối Lồ Ồ là một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, được hình thành bởi những thác nước có cảnh quan đẹp với chiều cao không quá 5 mét, nền đá hoa cương được dòng nước tự nhiên gọt dũa, mài nhẵn tạo nên những phiến đá to bằng phẳng, là nơi dừng chân lý tưởng của du khách, rồi những dãy núi, rừng cây và cả một bầu không khí trong lành, xanh, mát...làm cho sối Lồ Ồ ngày càng hấp dẫn du khách gần xa. Nơi đây rất phù hợp cho lọai hình du lịch cuối tuần.
Suối Tiên (suối Ba Hồ)
Từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi trên quốc lộ 1A khoảng 35 km về hướng Bắc, sau đó rẽ phải khoảng 1 km là tới suối Tiên thuộc xã Công Hải, huyện Ninh Hải. Dòng suối Tiên vắt mình từ trên cao, len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe đá chảy xuống trông như một dải lụa bạc khổng lồ; có đoạn nước chảy róc rách, dòng nước trong vắt, mát lạnh đến sảng khoái. Suối Tiên được tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa, nơi đây núi rừng trùng điệp được trang điểm bởi sắc màu các loài hoa rừng, không khí trong lành, mát mẻ, gắn với nhiều huyền thoại cổ tích xưa được lưu truyền cho đến ngày nay.
Suối còn mang tên Ba Hồ vì trên hành trình của mình có ba lần suối mở lòng ra ngay trên lưng núi, tạo liên tiếp ba cái hồ lớn giữa sườn núi, kiến tạo những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Mỗi hồ mang mỗi vẻ đẹp khác nhau nên từ xưa con suối đã được du khách gần xa biết đến với những huyền thoại ly kỳ, hấp dẫn. Đây là địa điểm thích hợp với loại hình du lịch khám phá mạo hiểm rất lý thú với những rừng lau lách bạt ngàn, vách đá cheo leo dựng đứng như thách thức những ai muốn đi đến tận cùng để thưởng thức cảnh đẹp con suối.
Đèo Ngoạn Mục
Với chiều dài 21 km và độ dốc trung bình 90, đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Đứng trên đỉnh, du khách sẽ thấy đèo Ngoạn Mục là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ thấm đẫm chất thơ và khoáng đạt, tràn đầy sức sống. Nhìn lên phía trước, ngược về phía sau, thấp thoáng qua những rặng thông xanh mướt là đường đèo ngoằn ngoèo như con rắn khổng lồ hiền lành uốn mình quanh vách núi.
Những chiếc ô tô giờ đây trở nên nhỏ bé, chậm chạp di chuyển lên xuống như những chú rùa. Màu xanh của rừng đôi chỗ bị cắt ngang bởi những thác suối trắng lóa như những chiếc nơ xinh xắn buộc ngang áng tóc rừng thẳm trùng điệp, ngút ngàn trải dài vô tận. Xa xa, đồng bằng Phan Rang được dòng sông Cái lượn quanh tạo nên vẻ đẹp thanh bình.
Những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy dãi đường viền cát trắng đang được những con sóng lăn tăn vỗ về cùng cảnh đẹp như tranh vẽ, vừa có nét hoang sơ hùng vĩ, vừa thanh thoát lãng mạn, khiến lòng du khách không khỏi lâng lâng, ngất ngây, choáng ngợp.
Đầm Nại
Là một trong 12 đầm phá ven biển nước ta, mang đặc thù đầm nhiệt đới khô hạn. Đầm Nại là vùng nước tự nhiên nằm sâu trong đất liền, có cửa thông ra biển, diện tích khoảng 1.200 hecta; trong đó diện tích vùng triều 800 hecta, liên thông với biển qua lạch Ninh Chữ dài 2 km, rộng từ 150 mét đến 300 mét, nhận nước ngọt từ các kênh mương hệ thống thủy lợi với diện tích lưu lượng 556 km2. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên rất phong phú: thực vật nổi 125 loài, động vật nổi 22 loài, rong biển 40 loài, động vật đáy 61 loài, cá biển 42 loài và có khoảng 300 hecta rừng ngập mặn. Chung quanh đầm Nại có thể phát triển đa ngành nghề như: công nghiệp, dịch vụ, khai thác nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy từ rất lâu, đầm Nại đã có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận.
Hồ Tân Giang
Mới được xây dựng ở xã Phước Hà, huyện Ninh Phước có dung tích 13,6 triệu m3, diện tích mặt hồ 150 hecta, là công trình thủy lợi đầu tiên của Ninh Thuận. Đồng thời, đây còn là công trình thủy lợi bê tông lớn nhất của Việt Nam, mặt bằng tổng quan thiên nhiên nhìn từ xa trông đẹp thơ mộng và cuốn hút. Cảnh quan không gian xung quanh khu vực hồ có thể đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan.
Hồ Treo
Hồ Treo nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên núi Chúa, cách không xa căn cứ CK19. Mặt hồ có đường kính từ 70 mét đến 80 mét, quanh năm có nước trong xanh và nhiều động, thực vật sinh sống. Ven hồ có nhiều vĩa đá nhấp nhô như một hòn non bộ do thiên nhiên tạo thành.
Hồ CK7
Là công trình thủy lợi nằm trên xã Nhị Hà, huyện Ninh Phước, dung tích 1,5 triệu m3, có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ nông nghiệp cho huyện Ninh Phước vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 10), diện tích mặt hồ rộng khoảng 30 hecta.
Vườn quốc gia Núi Chúa
Nằm phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chừng 20 km, vườn quốc gia núi Chúa có tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 29.865 hecta. Núi Chúa có độ cao 1.040 mét so với mặt biển, nơi có 1.265 loài thực vật bậc cao, đặc hữu quý hiếm; 306 loài động vật hoang dã, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới như: chà vá chân đen, gấu ngựa, gấu chó, beo lửa...
Đến núi Chúa, du khách có thể khám phá nhiều điều thú vị của vườn quốc gia đang được bảo tồn. “Hồ Treo” trên vách núi đá, là một địa chỉ được nhiều du khách tìm đến. Mặt hồ có đường kính từ 70 mét đến 80 mét, nước trong xanh quanh năm, là nơi sinh trưởng của nhiều giống động, thực vật. Len lỏi trên sườn núi cao là những dòng suối chảy xiết, tung bọt nước trắng xoá: suối Lồ Ồ, Đông Nha, Kiền Kiền, thác Đá Thao...là những thắng cảnh đẹp như trong truyện cổ tích, nằm giữa những vách núi đá với nhiều thác nước chảy mạnh hoặc làn nước lặng lờ, trong xanh, mát lạnh. Đặc biệt, nơi đây được thiên nhiên điểm tô các khối đá hoa cương lộng lẫy, đồ sộ quanh năm được dòng nước đánh bóng, là nơi lý tưởng cho du khách dừng chân ngắm cảnh đẹp thần tiên.
Dưới đáy biển trong vườn quốc gia núi Chúa là các rạn san hô đa dạng sắc màu. Tàu đáy kính của các công ty du lịch sẽ đưa du khách ngắm san hô và động vật biển qua các ô kính. Vườn quốc gia núi Chúa còn có Bãi Hõm - nơi có bốn trong năm loài rùa biển thường lên bờ sinh sản, được xếp vào danh sách động vật quý hiếm của vùng biển Đông Nam Á.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình
Nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Phước Bình có độ cao khoảng 500 mét so với mặt nước biển. Rừng Phước Bình còn giữ được nhiều loài cây lấy gỗ và nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm. Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Phước Bình có tổng diện tích 19.814 hecta. Đây là khu bảo tồn sự đa dạng sinh học và còn tính nguyên vẹn của hệ sinh thái. Đến đây, du khách được tận mắt nhìn thấy của các loài thú rừng như sơn dương đỏ, rái cá, chồn bạc má, chim công...cùng với thảm thực vật xanh ngút ngàn và nhiều loài phong lan hương sắc độc đáo chỉ ở Phước Bình mới có.
Du lịch Phước Bình đưa con người tìm về với sự yên tĩnh của thiên nhiên. Du khách được sống trong không khí trong lành của thời tiết bốn mùa dịu mát tựa như đang du ngoạn chốn cao nguyên Lang Biang. Dòng sông Tô Hạp nước chảy lượn lờ, quanh năm trong vắt ôm ấp bản làng của đồng bào Raglai. Những vườn cây ven núi bốn mùa hương thơm, trái ngọt cung cấp sản vật cho du khách về thăm Phước Bình.
Rượu cần Phước Bình nổi tiếng thơm ngon được cất giữ từ men lá rừng xanh và nước suối đầu nguồn của dòng Tô Hạp. Tiếng mõ la, tiếng khèn bầu hoà quyện cùng tiếng kèn chapi đâu đó xa xa trên các nương ngô rộn ràng làm say đắm lòng người. Tục cúng đầu lúa, tục cúng bỏ mả với những lễ nghi mang đậm sắc thái tâm linh sẽ là điểm đến của những người yêu thích nghiên cứu văn hoa dân gian. Thiên nhiên kỳ thú Phước Bình gắn liền với địa danh bãi đá Pinăng Tắc huyền thoại đang gợi mở hướng du lịch sinh thái kết hợp tham quan di tích lịch sử và văn hoá Raglai bản địa.
Rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục
Từ đèo Ngoạn Mục (thuộc huyện Ninh Sơn) du khách có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cảnh quang xung quanh được thiên nhiên kiến tạo thành một bức tranh hài hòa, với những suối thác cắt ngang vách núi, những dãy núi đồi với hệ thực vật khá phong phú đa dạng và đặc trưng bao gồm các loài cây ôn đới như: thông lá dẹt, thông lá tròn xuất hiện ngày một nhiều theo hướng dốc núi cao dần. Rừng khộp tái sinh với những ưu thế là khá nhiều cây dầu rái, dầu trà ben, tiếp đến là rừng thường với các loài cây xanh vùng nhiệt đới núi thấp. Ở phía Đông có các loài dẻ, re, chạy dần sang phía tây là những đồi thông, loài thực vật đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới.
Hiện tại, do đang ở trạng thái phục hồi bằng tái sinh tự nhiên nên rừng có chỗ còn chưa khép kín, chưa có sự phân tầng rõ ràng, lớp thảm dưới còn nhiều cây ưa sáng, chịu hạn. Thỉnh thoảng có những thác nước ven đường. Những thác nước này có hàm lượng nước vừa phải vào mùa khô và hùng vĩ vào mùa mưa. Đây là tuyến đi qua nhiều cánh rừng hẹp, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi lên và xuống đèo Ngoạn Mục. Có thể tổ chức các tuyến Trekking tour theo dọc tuyến đèo này ở cấp độ 1, 2 cho du khách
Cồn cát di động Phước Dinh
Ở phía tây bắc mũi Dinh, huyện Ninh Phước có những dải cồn cát cao từ 20 mét đến 30 mét bên thoải, bên dốc đứng chạy dài theo chiều dọc nối tiếp nhau trên diện tích khoảng 10 km2. Cồn cát nơi đây rất đặc biệt: mỗi năm hai lần, những cồn cát này khi thì tiến sâu vào đất liền, khi thì lại lùi dần ra phía biển.
Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống có thể thấy gió cuốn cát thành từng cơn lốc nhỏ, bốc tung lên ném về sườn dốc đứng phía bên kia. Cát bay làm cho đỉnh cồn cát luôn mờ ảo trong những tia nắng đỏ ối chiều tà. Phía sườn hứng gió, mặt cát đanh lại, rắn chắc như để chống chọi với quá trình phong hóa. Sườn này thoai thoải hơn. Chạy dọc theo đỉnh về phía sườn gió là những con đường khá mịn và rắn chắc. Vách dốc phía cuối gió hầu như dốc đứng, xốp và cũng mù mịt bởi cát rơi. Vách này theo thời gian cứ lùi dần, lùi dần ra phía sau làm cho toàn bộ cồn cát dịch chuyển hàng mét mỗi ngày. Sau phút ngỡ ngàng, du khách sẽ rất thích thú trượt xuống theo các vách dốc này để thử lòng dũng cảm.
Ngay dưới chân những dãy cồn cát ấy là những dòng suối uốn lượn đổ ra biển. Một số không kịp đổi dòng bị các cồn cát chặn lại tạo thành những hồ nước nho nhỏ trong mát và ngọt ngào giúp cho du khách thêm can đảm vượt tiếp các dãy cồn cát trước mặt. Nơi đây có thể tổ chức các loại hình như chụp ảnh lưu niệm, chinh phục cồn cát, trượt cát.
Cồn cát đỏ Nam Cương
Đến với cồn cát đỏ Nam Cương của huyện Ninh Phước, du khách sẽ được chứng kiến tận mắt màu đỏ ráng chiều của cồn cát thiên nhiên. Sinh động và hấp dẫn hơn là khi du khách bắt gặp những chủ nhân của vùng đồi cát này, đó là lòai nhông cát thoắt ẩn, thoắt hiện như đùa giỡn, như thách đố, chọc ghẹo du khách. Cho đến nay các nhà địa chất vẫn chưa thống nhất trong cách lý giải nguyên nhân tạo thành của khối cát đỏ này.
Một số cho rằng đó là kết quả của quá trình phong hóa và vận chuyển đá bazan từ trên cao nguyên trung phần. Một số khác lại tìm nguyên nhân ở quá trình phong hóa các lọai cát kết có chứa hàm lượng ôxit sắt cao. Cồn cát đỏ Nam Cương có thể tổ chức các họat động tham quan, nghiên cứu, chụp ảnh lưu niệm, trượt cát...
Cồn cát trắng Tuấn Tú
Cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 8 km về phía Đông Nam, thuộc địa phận làng văn hóa Tuấn Tú, huyện Ninh Phước, là hiện thân của những đồi cát trắng mịn kết nối thành những thung lũng cát gợn sóng, nhiều hình thù lạ mắt và được điểm tô bởi sắc màu của biển khơi, hoa xương rồng, làng mạc cùng những hàng dương xanh ngát vươn mình giữa sa mạc cát mênh mông. Tạo nên một khung cảnh hữu tình cho du khách thưởng ngoạn.
Từ trên cao quý khách có thể quan sát toàn cảnh Ninh Thuận, thưởng thức những hương vị của biển khơi và trầm trồ trước cồn cát trắng mịn, gợn sóng êm đềm và ấm áp như tình thương của người mẹ. Cồn cát trắng Tuấn Tú hiện còn giữ nét hoang sơ vốn có. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống hoặc những đêm trăng thanh gió mát nơi đây là điểm hẹn cuả các bạn trẻ trong tỉnh và những người yêu quý thiên nhiên. Trong thời gian gần đây, cồn cát trắng Tuấn Tú ngày càng thu hút khách gần xa, nhất là khách nước ngoài đang thích thú với những điểm du lịch này.
Bãi Đá Vách
Du khách có thể tiếp cận mũi Đá Vách bằng hai cách, cách thứ nhất là đi tàu, thuyền từ vịnh Vĩnh Hy lên, cách thứ hai là đi bộ từ làng chài phía bắc vịnh Vĩnh Hy. Khung cảnh của bãi Đá Vách khá hùng vĩ với những đợt sóng lớn tung bọt trắng xóa đập vào vách đá có độ cao từ 20 mét đến 30 mét sừng sững dựng đứng nhô ra biển tạo thành một bức tường lớn đối chọi với sóng biển. Toàn bộ bức tường thành này dài chừng 4.500 mét. Hầu hết các vết nứt chạy theo chiều dọc, cắt vách núi thành những khối đá khổng lồ, hình thành nên những hình tượng lạ trong trí tưởng tượng của du khách. Chân vách chỉ bị bào mòn nhẹ, có chỗ khối đá đổ xuống chắn ngang như một lưỡi cày khổng lồ.
Dịch lên phía bắc, các tảng đá lớn có những vết kẻ nham nhở theo chiều từ trên xuống như có ai muốn khắc dấu ấn của mình thách thức cùng thời gian. Tiếp đến là khối đá màu sẫm như màu gạch nung quá lửa và những đám cỏ xanh tập trung ở các khe nứt phía trên, rồi đến các tảng đá có màu đất sét đồ sộ... Tạo nên những cảnh sắc thật ấn tượng. Mũi Đá Vách kết thúc ở phía Bắc bằng các phiếm đá lớn xếp dựng đứng cạnh nhau.
Qua khối đá này có thể nhìn thấy các bãi Thùng, bãi Hời, bãi Lớn, bãi Kinh, bãi Nước Đỏ, bãi nước ngọt, bãi Chà Là, bãi Bình Tiên. Ngoài cắm trại, thưởng thức hải sản do chính tay mình chế biến, ngắm cảnh đẹp hùng vĩ thơ mộng...du khách có thể thử thách lòng dũng cảm của mình tại đây.
Bãi Hời
Nằm chếch về phía Tây Bắc bãi Thùng và phía Bắc của bãi Lớn, bãi Hời rất sạch, cát có độ mịn cao, độ dốc đáy biển vùng ven bờ không lớn. Phía trước mặt bãi Hời là đảo Bình Hưng của tỉnh Khánh Hòa nằm chếch về phía Đông Bắc. Vùng này có thể phát triển các hoạt động như tắm biển, tham quan vịnh và lặn biển vì nước ở đây trong, độ sâu từ 3 mét đến 6 mét, khá an toàn. Ngoài ra, nơi đây còn tổ chức loại hình du lịch thể thao mò tôm giống, trên đồi phía sau bãi tắm có thể phát triển thành những sân golf.
Bãi Thùng
Đi về phía đông nam bãi Cà Tiên hoặc phía nam mũi Đá Vách du khách bắt gặp một bãi biển có độ dài khoảng 400 mét, cát mịn, đôi chỗ có những mảnh san hô vụn nằm trên nền cát trắng, đó chính là bãi Thùng. Phía xa bãi Thùng là các vách đá đỏ cùng với những hòn đá sót lại ven biển tạo nên sự tương phản về màu sắc và kỳ thú của cảnh quan nơi đây.
Bãi Thùng có độ sâu vừa phải, gần bờ là cát pha chút mảnh san hô vỡ, xa hơn là mặt đá bị mòn tạo nên những phiến đá bằng phẳng, rất độc đáo. Sóng tại đây không lớn như ở Cà Tiên, nước trong xanh có thể nhìn thấy đáy khi bơi lặn, thám hiểm thủy cung...
Bãi biển Cà Tiên
Nằm gần tận cùng phía Bắc tỉnh Ninh Thuận, thuộc địa bàn huyện Ninh Hải, bãi biển Cà Tiên có chiều dài 3,8 km là một trong những bãi biển đẹp vì sự hoang sơ của nó. Bãi biển có bờ cát trắng mịn, ven bờ độ dốc không lớn, có những hàng dừa xanh ngát vươn mình ra biển rộng. Vào mùa khô, ở đây có sóng rất to, thuận lợi cho họat động du lịch thể thao lướt sóng... Mặt khác, điều kiện khí hậu biển Cà Tiên còn cho phép tổ chức các họat động du lịch quanh năm tại đây.

Bãi tắm Cà Ná
Hành trình trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận - Ninh Thuận, biển Cà Nà hiện ra bát ngát, bao la được mệnh danh là nàng công chúa ngủ quên. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non...cộng với các tuyến đường giao thông uốn lượn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục với khí hậu nắng ấm quanh năm. Cà Ná có đủ loại hình du lịch leo núi, khám phá những danh lam, di tích còn giữ nguyên nét hoang sơ, du lịch biển, hải đảo...
Nước biển Cà Ná xanh thẳm, có độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3% đến 40%, chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, với độ sâu chỉ khoảng từ 1 mét đến 1,5 mét, du khách có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp ẩn sau tầng nước. Bãi tắm trải dài xa hút, cát trắng tinh anh, sạch sẽ. Những ghềnh đá hoa cương điểm xuyến thêm nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục...
Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong dòng nước xanh mát, chiêm ngưỡng những mỏm đá đủ loại hình thù nằm sát mép bờ, chụp ảnh lưu niệm hoặc tổ chức leo núi, thưởng thức các món ăn đặc sản, thăm các danh thắng, các công trình văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm thuộc huyện Ninh Phước, đi thuyền ra đảo Cù Lao Câu, tắm nước khoáng Vĩnh Hảo.
Bãi biển Phước Dinh
Chỉ với 5 km chiều dài, bờ cát mịn, phía xa xa là những đồi cát cao, nằm liền kề khu dân cư cùng rừng dương xanh mát, bãi biển Phước Dinh của huyện Ninh Phước thật sự hấp dẫn du khách. Với độ dốc lớn và sóng to, biển Phước Dinh có thể phát triển các họat động du lịch thể thao biển như lướt ván, lướt sóng, lặn... Biển nơi đây còn có những khối san hô phủ rêu xanh ôm bọc lấy đường bờ, bảo vệ bờ biển không bị sóng xâm thực vào sâu đất liền rất thích hợp cho việc xây dựng những công trình để đón tiếp, phục vụ khách khá an toàn.
Bãi biển Từ Thiện
Nằm ở phía bắc Mũi Dinh, thuộc địa bàn huyện Ninh Phước. Biển Từ Thiện có đặc thù riêng so với các bãi biển khác, nơi đây nước biển trong xanh, sóng yên, biển lặng mênh mông. Với những ưu điểm này nên biển Từ Thiện là nơi tắm biển lý tưởng, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ và người khuyết tật. Ngoài việc tắm, ở đây còn có thể tổ chức nhiều hoạt động thể thao, vui chơi giải trí như lướt ván, bơi thuyền...
Bãi biển Tuấn Tú
Nằm phía sau làng văn hóa Tuấn Tú, huyện Ninh Phước. Biển nơi đây mênh mông nhưng khi đến đó con người cảm thấy thật gần gũi, thân thiện và an toàn. Với những dải cát trắng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, cùng với dòng nước trong xanh, mát rượi.
Biển Tuấn Tú rất thích hợp cho việc tắm biển, nghỉ ngơi rất an toàn cho khách du lịch. Xung quanh biển còn có một quần thể thiên nhiên hài hòa khác, đó là động cát thơ mộng Tuấn Tú, thác Đá Sối ngày đêm đổ những dòng nước mát từ trên độ cao 12 mét xuống tung bọt trắng xóa tạo nên nét độc đáo riêng của bãi tắm nơi này.
Bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn
Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 6 km về phía Đông. Đây là một trong chín bãi tắm đẹp của Việt Nam, có chiều dài 10 km, bờ biển bằng phẳng hình vòng cung, cát trắng mịn, nước trong xanh, không khí trong lành quanh năm sóng vỗ rì rào.
Xung quanh có rừng dương xanh ngút ngàn, những cánh đồng lúa bát ngát thoang thoảng hương thơm, Đầm Nại giàu tôm, cá, mực, núi Đá Chồng, núi Tân An, núi Cà Đú với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành một quần thể thiên nhiên hài hòa, hữu tình, khí hậu mát mẻ, nắng ấm quanh năm... Khách du lịch đến đây có thể tắm biển, leo núi, thăm chùa, đình cổ ở núi Đá Chồng (Dư Khánh), xa hơn nữa có thể du lịch dã ngoại ở Vĩnh Hy, săn bắn ở suối nước ngọt, đi ca-nô, mô tô nước quanh bờ biển Ninh Chữ, Đầm Nại, đến Hòn Thiên.

Thác Tiên
Từ trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chạy xuôi khoảng 32 km về hướng Tây Bắc, dọc theo quốc lộ 27B đi Đà Lạt, du khách sẽ nhìn thấy từ xa, giữa núi rừng hùng vĩ, những dòng thác trải dài từ trên cao xuống như những suối tóc óng ả và mềm mại của các nàng tiên buông xõa. Đôi khi những giọt nước vô tình văng trên những phiến đá tạo nên những tia sáng lấp lánh, gieo vào lòng du khách một ấn tượng khó phai. Đến thác Tiên du khách được hít thở không khí trong lành, tham quan, chụp hình, cắm trại, leo vách đá, vượt suối, bắt ốc, câu cá và tổ chức các trò chơi vui nhộn. Vào những ngày nghỉ, ngày lễ, nơi đây thu hút bạn trẻ yêu thiên nhiên hoang dã tìm về để đắm mình giữa thiên nhiên.
Thác SaKai
Bắt nguồn từ đèo Ngoạn Mục, hạ lưu của nó có dòng chảy cuối cùng tiếp giáp với công trình nhà máy thủy điện Đa Nhim. Đến với thác SaKai du khách sẽ được hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên hoang dã với những khối đá đồ sộ phản chiếu ánh nắng mặt trời tạo nên những sắc cầu vồng loang loáng giữa rừng xanh bạt ngàn cùng với những thác nước từ độ cao hàng trăm mét lao xuống ầm ầm, bọt tung trắng xóa như những đoá hoa khổng lồ. Cùng với việc thưởng thức cảnh đẹp núi rừng hùng vĩ dọc theo hai bên đèo Ngoạn Mục, du khách nghe vọng lại tiếng thác đổ rì rào như dàn hợp xướng giữa núi rừng sâu thẳm càng làm tăng cảm giác hoang dã và huyền bí.
Ẩm thực 
Đến với Ninh Thuận, du khách không chỉ tham quan các bãi biển nổi tiếng như Ninh Chữ, Vĩnh Hy, viếng thăm các tháp cổ Chăm hoặc mua sắm những món quà lưu niệm từ các làng nghề mà còn có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản: lạ, ngon và hấp dẫn.
NÉT HẤP DẪN CỦA
Ẩm thực Ninh Thuận

Đến với Ninh Thuận, du khách không chỉ tham quan các bãi biển nổi tiếng như Ninh Chữ -Vĩnh Hy, viếng thăm các tháp cổ Chăm hoặc mua sắm những món quà lưu niệm từ các làng nghề mà còn thưởng thức được nhiều món ăn lạ, ngon và hấp dẫn.
Trước tiên, du khách có thể thưởng thức các món ăn từ con dông được chế biến thành bảy món khác nhau gọi là dông 7 món: dông nướng, gỏi dông, cháo dông, dông bằm xúc bánh tránh, lẩu dông lá me... Dông là một loại bò sát sống ở những đụn cát nay nắng nóng, có hình dáng mảnh mai như con thằn lằn nhưng rất nhanh nhẹn. Người Ninh Thuận có biệt tài chế biến món ăn này, mỗi kiểu chế biến cho người ăn một cảm giác khác nhau, mùi thịt dông thơm ngon và ngọt đến kỳ lạ làm bạn không thể nào quên mà hầu hết các nhà hàng nào cũng chế biến để phục vụ du khách.
Tiếp đến các món ăn được chế biến từ thịt dê, trừu (hoặc cừu) cũng là một nghệ thuật ẩm thực không kém phần hấp dẫn mà du khách mỗi lần đến Ninh Thuận không thể bỏ qua. Hiện nay, tại tháp Pôsanư, du khách đến tham quan sẽ được đãi món thịt dê truyền thống của đồng bào Chăm. Sau khi thưởng lãm chương trình nghệ thuật ca múa nhạc Chăm, du khách được mời đến khu vực ẩm thực để thưởng thức món ăn Chăm. Món đầu tiên là dê nướng xiên. Thịt dê được ướp gia vị truyền thống của người Chăm có hương vị rất đặc biệt, đậm mùi sả và riềng, có vị cay. Món thịt dê luộc khá dân dã nhưng ăn không ngán nhờ phần da dòn. Món thứ ba là rau sống ăn kèm với nước xúp cũng nấu từ nước luộc dê. Món thứ tư có thể ăn no là bún ăn với cà ri dê nấu cùng các loại khoai và nước cốt dừa, khá béo. Nếu như đồng bào Chăm ở Châu Giang (An Giang) có những món ăn đặc trưng, nổi tiếng nhất là món tung lò mòòòò (lạp xưởng bò), món ga pội (giống cà ri), cơm nị cà púa thì người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có nhiều món ngon từ thịt dê, có lẽ ảnh hưởng nền văn hóa du mục.
Nhắc đến Phan Rang là phải nhắc đến cơm gà, gà ở đây là gà vườn thịt ngọt và mềm rất nổi tiếng và ngon một kiểu riêng, hoạt động phục vụ du khách cả ngày đêm từ các tiệm ăn, nhà hàng lớn đến các quán bình dân ở các khu phố, đường phố, chợ về đêm. Rau muống xào tỏi cũng là món ăn ấn tượng, cọng rau muống vùng sỏi đá to nhưng mềm (khi xào có màu xanh mướt), cùng với tỏi thơm của Ninh Thuận đem lại cho món ăn này có sức hấp dẫn riêng.
Vùng biển Ninh Thuận có nhiều loài hải sản phong phú như: cua, ghẹ, mực, ốc giác, ốc hương, ốc nhung, sò lông, sò dương, sò điệp, hào,.... Du khách có thể nướng, luộc, hấp hoặc nướng mỡ hành tùy thích. Lẫu cá mú cũng là món ăn ngon không kém, mực khô một nắng của Phan Rang thơm, mềm và ngọt bởi cái nắng riêng của vùng khô hạn. Đồng thời, bạn cũng không nên bỏ qua món gỏi cá mai. Đây là loại cá cùng họ với cá cơm, nhưng là động vật máu trắng, không tanh, chỉ một lần thưởng thức món này du khách mới cảm thấy đến với Phan Rang thật là thú vị.
Dạo phố biển về khuya, thưởng thức món ăn bình dân mà đậm đà hương vị, một thú vui khi du lịch mà bất kỳ ai cũng quan tâm. Quán ăn khuya ở Ninh Thuận không thiếu, nhưng đông khách nhất là phố ăn khuya cuối đường Quang Trung, chợ Phan Rang, dọc theo đường Yên Ninh ven biển... Nơi đây bày bán bánh căn, bánh xèo, mì quảng... Có thể nói bánh xèo là một món ăn quen thuộc trong đời sống ẩm thực hàng ngày của người dân Ninh Thuận.
Bánh xèo ở đây có thể ăn no mà không ngán, đậm đà hương vị của biển. Bánh được đổ trong những chiếc khuôn làm bằng đất nung đặt trong một cái lò tròn. Bánh không dùng nhiều dầu để tráng khuôn, lượng bột vừa đủ dày để tạo ra độ giòn mà không mất độ dẻo của bánh, nhân bánh được thêm giá sống và hải sản rất tươi ngon như tôm, mực. Nước mắm ăn với bánh xèo được pha với ít đậu phộng giã nhuyễn, hơi lạt để có thể cho chiếc bánh vào ngập chén nước mắm mà không bị mặn. Về khuya, trong cái se lạnh của phố biển, thưởng thức món bánh xèo bên bếp lửa hồng quả là ấm tình. Một món ăn khá độc đáo khác là món bánh căn. Bánh căn gần giống bánh khọt, nhưng làm bằng bột gạo pha nếp, nhân bánh dùng tôm, mực, thịt hay trứng, đậm đà và ngon hơn với chén nước chấm làm từ đậu phụng rang xay nhuyễn, thêm vị chua của me, ngọt của đường, mùi thơm của tỏi phi, hành phi cùng nhiều loại nước chấm khác để tạo ra cảm giác thú vị riêng. Du khách cũng có dịp thưởng thức một số loại bánh làm từ bột gạo gói bằng lá chuối, đặc biệt là bánh gạo tấm và bánh gừng rất nổi tiếng của người Chăm vùng Ninh Thuận.
Ngoài ra, bánh canh chả cá là một món ăn rất phổ biến ở Ninh Thuận nên bạn có thể tìm thấy rất dễ dàng. Sợi bánh được làm bằng bột gạo, nước nấu bằng cá biển và người ta dùng cá này cho vào tô bánh kèm với chả cá. Chả có hai loại chả hấp và chả chiên, chả vừa dai vừa mềm, vị ngon của cá còn giữ đậm đà. Nước bánh nấu với lửa liu riu nên rất trong, ít béo. Khi ăn, du khách thêm ít hành lá, ít nước mắm dầm ớt cay, vắt vào một tí chanh là sẽ có một tô bánh nóng hổi thật hấp dẫn.
Điều bặc biệt, các món ăn ở Ninh Thuận được ưa thích hầu hết là những món ăn dân dã, bình dân, dễ làm, không cầu kỳ. Hàng quán cũng rất bình dân, thậm chí chỉ là một gánh hàng ở vĩa hè nhưng có một sức hút khách ẩm thực rất đông. Đến đây, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi nghĩ rằng, ở một xứ sở đầy nắng gió mà sản vật rất phong phú và người ta có thể chế biến được quá nhiều món ăn ngon. Món ăn Ninh Thuận thể hiện nét văn hóa rất riêng của người dân nơi đây. Khi thưởng thức món ăn đó, du khách có thể khám phá được phần nào tâm hồn của họ, rất bình dị, gần gũi với thiên nhiên và chan hòa tình cảm cộng đồng.
Trở về sau chuyến đi, ngoài những bức ảnh kỷ niệm, bạn đừng quên chia sẻ hương của gió, vị mặn của biển, vị nồng của nắng gió Ninh Thuận cùng bạn bè người thân qua những món quà đặc trưng của vùng đất này. Tìm quà mang giá trị lưu niệm, không gì bằng những chiếc ví, túi xách, những thước vuông vãi thổ cẩm Chăm xinh xắn hay các bức tranh sơn mài hữu tình, những tác phẩm của gốm Bàu Trúc thanh tao đầy mỹ thuật... Để người thân mình thưởng thức được hương vị đặc trưng Ninh Thuận, bạn đừng ngần ngại khi mang về một chút mặn mà của hải sản khô, chút ngọt ngào của nho tươi, mật nho, chút chua cay của nem, chút nồng đắng của rượu nho, chút hương thơm đậm đà của hành, tỏi, chút mặn ngọt thơm tinh khiết của nước mắm Phan Rang..., tất cả đều là đặc sản nổi tiếng, là ân tình của người dân Ninh Thuận, sẽ kể thay bạn những kỷ niệm về vùng đất này với những người thân yêu.
Đến Ninh Thuận, bạn nên thưởng thức bánh căn. Nguyên liệu chính của bánh căn là bột gạo. Muốn bánh ngon, giòn, nở phải pha thêm một ít bột cơm nguội phơi khô nhiều nắng. Nước chấm bánh căn gồm: mắm nêm, mắm đậu phộng, mắm chanh ớt và đặc biệt là nước cá kho.
Riêng nước cá kho, thường người ta chưng kho các loại cá biển như cá cơm, cá nục, cá thu... thêm một ít da heo. Không dùng cá ngừ để kho lấy nước chấm vì vị chua của cá ngừ sẽ "đào thải" cái vị bùi béo của bánh căn. Khi thưởng thức có thể pha chung các loại nước chấm với nhau hoặc dùng riêng từng loại nước chấm tùy theo sở thích của từng người. Nếu muốn thưởng thức thêm hương vị đặc biệt, bạn có thể dùng thêm mấy viên xíu mại (được chế biến từ thịt bằm và trứng, thêm gia vị vào).
Lò để đổ bánh căn được đặt tại làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Lò có từ 10 - 15 khuôn tròn đường kính 15cm, mỗi khuôn lại có một nắp đậy khi đổ bánh. Lửa than trong lò luôn đỏ rực, bột gạo được đánh đều với trứng vịt (hoặc trứng gà) và lấy muỗng đổ vào khuôn chừng 5 phút thì bánh chín vàng rộm, có hương thơm rất đặc trưng.
Bánh căn được đưa vào đĩa, rắc thêm một ít mỡ hành. Nên ăn bánh căn ngay tại quán, khi bánh đang nóng và giòn tan, bỏ vào miệng bạn sẽ thưởng thức được tất cả vị ngon lành.
SƠ LƯỢC VỀ NHO VÀ CÁCH TRỒNG NHO:
Nho là một từ để chỉ loại quả mọc trên các cây dạng dây leo thân gỗ hoặc để chỉ chính các loài cây này. Các loài cây này thuộc về họ Vitaceae. Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho. Trong tiếng Trung, nó được gọi là葡萄 (bồ đào) và khi người ta nói đến rượu bồ đào tức là rượu sản xuất từ quả nho.
Tuy nhiên, các loài nho dại lại bị coi là một loại cỏ dại gây nhiều phiền toái, do chúng che phủ các loài thực vật khác với tốc độ tăng trưởng rất nhanh của mình.
Nho bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera phá hại - xem thêm tại Danh sách các loài cánh vẩy phá hại nho.
Phân loại:
Hiện có rất nhiều loài nho đang tồn tại, chúng bao gồm:
Vitis vinifera, loài nho dùng để sản xuất rượu vang ở châu Âu. Có nguồn gốc ở châu Âu lục địa.
Vitis labrusca, loài nho dùng để ăn tươi và sản xuất nước nho tại Bắc Mỹ, đôi khi cũng dùng để sản xuất rượu vang. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ và Canada.
Vitis riparia, loài nho hoang dại ở Bắc Mỹ, đôi khi được dùng sản xuất rượu vang hay làm mứt. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ, kéo dài về phía bắc tới Quebec.
Vitis rotundifolia, nho muxcat hay nho xạ, được sử dụng làm mứt và rượu vang. Có nguồn gốc ở miền đông nam Hoa Kỳ, từ Delaware tới vịnh Mexico.
Vitis aestivalis, giống Norton (AKA Cynthiana) được dùng để sản xuất rượu vang.
Vitis lincecumii (còn gọi là Vitis aestivalis hay Vitis lincecumii), Vitis berlandieri (còn gọi là Vitis cinerea thứ helleri), Vitis cinerea, Vitis rupestris: Được sử dụng để lai ghép nhằm tạo ra các giống nho chống chịu bệnh, dưới dạng thân ghép (thân rễ).
Vitis arizonica, một loài nho vùng sa mạc ở miền tây nam Hoa Kỳ, chịu được sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Có thể dùng sản xuất rượu vang.
Vitis californica, một loài nho quan trọng đối với công nghiệp sản xuất rượu vang của California vì các thân ghép của chúng có khả năng chịu dịch bệnh và thời tiết lạnh. Có nguồn gốc ở California và Oregon.
Vitis vulpina, loài nho chịu sương muối. Có nguồn gốc ở vùng Trung Tây nước Mỹ kéo dài về phía đông tới vùng bờ biển thuộc bang New York.
Hiện nay, người ta đã tạo ra nhiều giống nho để trồng; chủ yếu là các giống của V. vinifera.
Các loài nho lai ghép cũng tồn tại, chủ yếu là lai ghép giữa V. vinifera và một trong các thứ (biến chủng) của V. labrusca, V. riparia hay V. aestivalis. Các giống lai ghép có xu hướng ít nhạy cảm với sương muối và dịch bệnh (đáng chú ý là các loài rệp hại rễ nho), nhưng rượu vang sản xuất từ chúng có thể có mùi vị chua đặc trưng của labrusca.
Diện tích trồng nho:
Theo số liệu của FAO, 75.866 km² trên thế giới được dùng để trồng nho. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng sản xuất rượu vang, 27% để ăn dưới dạng quả tươi và 2% làm nho khô.
Cánh đồng nho
Danh sách dưới đây liệt kê 11 quốc gia sản xuất rượu vang nho hàng đầu thế giới với diện tích trồng nho tương ứng cho việc sản xuất rượu vang:
Tây Ban Nha 11.750 km²
Pháp 8.640 km²
Italy 8.270 km²
Thổ Nhĩ Kỳ 8.120 km²
Hoa Kỳ 4.150 km²
Iran 2.860 km²
Romania 2.480 km²
Bồ Đào Nha 2.160 km²
Argentina 2.080 km²
Trung Quốc 1.780 km²
Australia 1.642 km²
Nguồn: FAO, Organisation Internationale de la Vigne et du Vin (pdf), Australian Wine and Brandy Corporation.
CÁCH TRỒNG NHO:
Sử dụng phân bón cho cây nho :
Hầu hết các giống nho trồng thuộc loài Vitis Vinifera L. Có một diện tích nhỏ được trồng loài V. Rotundifolia (Muscadines), V. Labrusca (Concord) và con lai giữa các loài. Trong hầu hết các trường hợp, các giống nho Vitis Vinifera cần được ghép với gốc ghép chống được rệp hại rễ lấy từ các loài có nguồn gốc Mỹ.
Trên thế giới có khoảng 10 triệu ha nho, được trồng trên nhiều loại đất, ở các vùng khí hậu từ xích đạo tới nhiệt đới và á nhiệt đới. Năng suất nho cũng biến động rất lớn, từ 5 - 35 tấn/ ha/ năm tùy thuộc vào vùng trồng, điều kiện canh tác và mục đích sử dụng (làm rượu nho loại ngon, loại thường, làm nho ăn tươi). Tuy được trồng ở phổ rộng về khí hậu nhưng đặc điểm rất đáng chú ý của nho là yêu cầu có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường. Ở nước ta có vùng Ninh Thuận, nam Khánh Hoà và bắc Bình Thuận là vùng bán khô hạn, có điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển và hiện đang là vùng nho đặc sản của cả nước. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư KHKT nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó. Những thiếu sót nằm ở tất cả các mặt về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho :
Lượng dinh dưỡng cây hút
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho phụ thuộc rất nhiều vào giống trồng, điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết và năng suất thu hoạch. Tuy nhiên giới hạn chung của lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất của cả thân, lá và quả biến thiên như:
Lượng dinh dưỡng cây hút khi năng suất đạt từ 7 - 25 tấn/ ha
Lượng dinh dưỡng đa lượng (kg/ha/năm)
N : P2O5 : K2O : MgO : CaO = 22-84 : 5-35 : 41-148 : 6-25 : 28–204
Lượng dinh dưỡng vi lượng (g/ha/năm)
Fe : B : Mn : Zn : Cu -
292-1 37- 49- 110- 64-
121 228 787 585 910
Nguồn: Fregoni, 1984
Nếu phần thân và lá được vùi trở lại đất thì ước tính nó chiếm khoảng 70% lượng N và 60% lượng P2O5 và K2O cây hút, do vậy nếu chỉ tính lượng dinh dưỡng lấy đi do năng suất thì sẽ rất nhỏ so với tổng lượng cây hút ở trên.
Chẩn đoán dinh dưỡng lá cây nho
Người ta có thể phân tích lá nho để chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của cây. Sau đây là các nguồn số liệu khác nhau về chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây nho. Do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nên khó có thể so sánh các nguồn số liệu này. Cần có sự tham khảo và vận dụng linh hoạt trong điều kiện Việt Nam.
Một số giới hạn và quan hệ của các nguyên tố dinh dưỡng trong cuống lá thời kỳ quả chín (xem bảng).
Hiện tại kết quả phân tích lá được sử dụng để chẩn đoán dinh dưỡng (thiếu, đủ, gây độc) và để điều chỉnh sự khuyến cáo sử dụng phân bón. Mặc dù số liệu phân tích lá không thể sử dụng trực tiếp để xác định lượng phân cần thiết, nó vẫn cho phép đáp ứng được việc thực hành bón phân theo mục tiêu năng suất, với điều kiện là các kết quả được làm sáng tỏ bởi các tiêu chuẩn vùng đất, khí hậu, giống, gốc ghép và tập quán canh tác.
Dinh dưỡng cây trồng còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Thừa N có thể làm giảm cấu trúc mầu của quả và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu và tăng khả năng bị nhiễm bệnh của cây. Tương tự, thừa Kali có thể làm giảm độ axit của quả và của hèm rượu và chính vì vậy ảnh hưởng xấu đến chất lượng rượu. Thừa Kali còn gây ra sự thiếu Magie do đối kháng ion giữa K và Mg.
Nguyên tố dinh dưỡng/quan hệ Giới hạn Đánh gía
N >6 %o* Dinh dưỡng N bình thường
P > 1.5 %o* DD P bình thường
K/Mg < 1 Thiếu K
K/Mg > 10 Thiếu Mg
K/Mg 2 to 8 DD K và P bình thường
B < 15 ppm* Thiếu B
(* so với chất khô) - Nguồn: Delas, 1990
Bón trước khi trồng: Cần bón lót phân sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất sâu như Lân, Kali, Canxi, Magie. Những chất này rất ít di động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần. Mặt khác, bón phân lót còn có tác dụng điều chỉnh độ chua đất, làm giảm sự gây độc của Al và Cu nếu đất chua. Ngoài ra phân chuồng trong phân lót còn nâng cao độ mùn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho đất. Tùy theo số liệu phân tích đất lớp mặt và lớp dưới, số lượng dinh dưỡng cần bón dao động từ 0 - 600 kg P2O5, 0 -1000 kg/ ha K2O, 0 - 300 kg/ha MgO, bón vôi (ở những nơi pH < 6) với liều 2000-10.000 kg/ha CaO, và 0 - 100 tấn/ha phân chuồng hay phân hữu cơ tương ứng.
Bón hàng năm: Đối với giống nho rượu loại tốt, có năng suất nhỏ hơn 10 tấn/ ha bón 0 - 40 kg/ ha N, 20 - 50 kg/ha P2O5, 60 - 100 kg/ha K2O. Đối với các vườn nho khác bón 60 - 120 kg/ha N (bón nhiều hơn nếu có tưới), 20 - 50 kg/ ha P2O5, 100 - 150 kg/ha K2O. Nhìn chung phân N bón vào cuối thời kỳ ngủ nghỉ và trong thời gian sinh trưởng; lân và Kali bón lót vào thời kỳ ngủ nghỉ của cây và ở những vùng khí hậu ẩm ướt và đất nhẹ, có thể bón thúc như phân đạm.
Bón lên lá cho cây: Các nguyên tố K, Mg, B và Fe có thể được bón lên lá nếu có biểu hiện thiếu. Một số nguyên tố khác có thể được bón không chính thức thông qua thuốc trừ nấm, ví dụ: S dùng chống Oidium; Cu dùng trong thuốc Bordeaux; Mn và Zn trong Dithiocarbamates dùng chống bệnh mildew.
Từ năm thứ 3 trở đi lượng bón có thể còn tăng, phân chuồng chỉ bón 1 lần/ năm.
Dạng phân bón thích hợp: Nho là cây không đòi hỏi nhiều về mặt này. Các dạng Kali như Kali sulfate cũng không hơn gì Kali Clorua. Tuy nhiên, cần chú ý khi đất mặn thì Kali Sulfate tỏ ra tốt hơn, hoặc khi lượng bón lớn, chẳng hạn 500 - 1000 kg/ ha K2O, thì Kali Sulfate cũng tốt hơn.
Ở những ruộng nho làm rượu loại tốt, phân hữu cơ có hàm lượng đạm thấp thường được dùng nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng.Trên thực tế sử dụng phân bón cho nho ở Việt Nam cho thấy, có sự biến động rất lớn. Trong cùng 1 vùng, việc dùng phân cũng biến động từ ruộng này sang ruộng khác và từ năm này sang năm khác. Có những chỗ hoàn toàn không bón phân, lại có chỗ bón với lượng lớn, thừa thãi so với yêu cầu của cây. Điều này có thể gây ra những rủi ro của sự ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm do thiếu, thừa hay không cân đối dinh dưỡng. Cần có sự nghiên cứu tìm ra cách bón phân hợp lý trên cơ sở hiểu biết đất, nhu cầu của cây cùng với kết quả phân tích lá nho.
Sử dụng phân NPK
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Cây nho là cây có thời kỳ kiến thiết cơ bản ngắn. Năm đầu tiên có thể coi như năm KTCB, còn các năm sau cây đã ở trong thời kỳ kinh doanh. Trước khi trồng nho nhiệm vụ kiến tạo một môi trường dinh dưỡng thích hợp cho cây nho là rất quan trọng như đã nói ở trên. Nho cần được bón 30 - 40 tấn phân hữu cơ/ ha trước khi trồng. Chọn các loại phân thích hợp để bón lót cho nho như các loại NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v... Với các loại phân này tính toán để bón lót cho mỗi gốc được 30 - 50g N. Sau đó tiếp tục bón thúc cho nho ở các thời kỳ. Liều lượng dành cho vườn nho có mật độ > 2000 cây/ha như sau.
• Một tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 15 g N.
• Ba tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 20g N.
• Năm tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 25 g N.
• Bảy tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 30 g N.
• Chín tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 35 g N.
• Một năm sau trồng: Bón mỗi gốc 40 g N. (lượng phân lân và kali được ăn theo trong phân hỗn hợp NPK)
Mỗi liều phân trên có thể chia bón làm 2 lần, hoặc rải đều trên toàn hầm nho, tránh bón quá tập trung có thể gây xót rễ. Bón phân phải luôn kèm theo tưới nước để cây có thể sử dụng được ngay và tránh gây ra sự tranh chấp nước với cây, vì phân ở nồng độ cao sẽ giữ nước.
Thời kỳ kinh doanh: Khi cây nho bước sang thời kỳ kinh doanh chọn phân bón ở các thời kỳ như sau.
Sau khi thu hoạch: Mục đích bón lúc này là tiếp tục nuôi bộ lá làm cơ sở cho sự tích lũy dinh dưỡng để bắt đầu 1 chu kỳ sau. Loại phân đưa vào phải có tác dụng duy trì bộ lá nhưng không kích thích ra chồi mới. Chọn các loại phân sau để bón - NPK 11-7-14; 14-7-14, 10-5-10; 15-10-15; 16-6-16; 16-8-16; 17-10-17; 20-15-20 v.v.. Lượng bón được tính toán khoảng 30 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ha).
• Trước khi cắt cành: Thời kỳ này thường là 1-2 tháng sau thu hoạch. Bón thời kỳ này nhằm chuẩn bị dinh dưỡng sẵn sàng cho cây sau khi đâm chồi. Chọn các loại phân như NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v... để bón. Lượng bón được tính toán khoảng 25 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ ha).
• Khi bắt đầu có trái: Khi có những trái đầu tiên lớn bằng đầu ngón tay út thì bón. Chọn các loại phân như NPK 11-7-14 hay 20-7-25 và các loại phân có hàm lượng Kali cao khác để bón. Lượng bón được tính toán khoảng 40 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ha)


NHO VÀ RƯỢU NHO Ở PHAN RANG
Đã từ lâu, người tiêu dùng không còn lạ lẫm gì những chùm nho tím sẫm mọng chín được bày bán khá nhiều, ăn rất ngọt, có mùi thơm phức. Đó là giống nho được trồng ở thị xã Phan Rang.
Người dân đô thị ở đây tự hào về trái nho của mình nhưng để có nó họ đã phải vất vả thậm chí cực nhọc muôn phần. Trước năm 1975, một nhà nông học đã phát hiện ra vùng đất trộn cát này có khả năng trồng được nho.
Họ đã khuyến khích một vài gia đình trồng thử thứ nho ở miền Prôvăng (Pháp). Cây nho vẫn cho trái nhưng chất thì lại kém xa nho nguyên gốc. Hơn nữa, trồng nho so với một số loại cây khác lại không kinh tế nên việc trồng nho bị gác lại.
Năm 1977, nho lại được trồng nhưng lần này người dân ở đây không trồng loại nho xanh như trước nữa mà họ tìm đến loại nho màu tím sẫm. Trong năm đầu của thế kỷ 80, nho tím được trồng nhiều ở Tháp Chàm trong đó người Chăm ở thôn Mỹ Nghiệp có tới mấy chục gia đình bỏ mía trồng nho vì hiệu quả kinh tế lúc này cao hơn.
Tuy nhiên trồng nho không phải đơn giản, cái nghề này chỉ khi cầm chắc được tiền trong tay mới làm ăn được. Nếu cây nho ra hoa rồi mà trời không ưa thì hoa sẽ rụng, có quả rồi mà không có sương thì quả non dễ bị nấm không to được. Hoặc có quả rồi mà mưa thì quả cũng sẽ rụng hết.
Do đó, người dân trồng nho đã tổng kết thành câu: “Nắng sợ mưa, mưa lại sợ nắng”. Trồng nho nếu không có kinh nghiệm coi như mất vốn bởi có khi cắt nho chín nhưng sau đó cây lại không ra hoa nữa. Rồi phải đoán bệnh để bơm thuốc trừ sâu, xong lại phải biết bơm thuốc vào thời gian nào.
Cây nho ngày nay phát triển ở Phan Rang và thị trường tiêu thụ của loại cây này ngày càng rộng. Một kilo nho bán tại vườn giá từ 8 – 9 nghìn đồng, nho ghép buộc túm lại cũng phải trên 6000 đ/kg.
Ở Phan Rang – Tháp Chàm có tới trên hai ngàn gia đình trồng nho với diện tịch trên 54 hécta. Với những giống nho ở trung tâm nghiên cứu cây nhiệt đới Nha Hố, từ năm 1980 đến nay, Phan Rang rộ lên phong trào trồng nho và trở thành nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế gia đình. Hiệu quả kinh tế của cây nho gấp từ 8 đến 10 lần so với trồng các cây lương thực thực phẩm khác.
Qua nhiều năm canh tác, bà con ở đây đã chọn được hai giống nho quý có năng suất cao và phẩm chất tốt là nho đỏ và nho tím. Nho đỏ chăm sóc tót, canh tác đúng kỹ thuật mỗi năm thu hoạch hai vụ rưỡi với năng suất 30 – 40 tấn/năm/hécta. Nho tím năng suất thấp hơn, từ 20 đến 25 tấn tuy nhiên dễ trồng dễ chăm sóc kháng bệnh tốt.
Đã có đoàn chuyên gia Tiệp Khắc gồm giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sự tới là việc với thị xã Phan Rang và tới xem từng vườn nho khảo sát diện tích đất đai khí hậu và sự phát triển sinh trưởng của cây nho ở đây. Đoàn chuyên gia đã nhận xét nho trồng ở Phan Rang có năng suất gấp 3 – 4 lần trồng ở Tiệp Khắc và hứa hẹn viện trợ xây dựng một nhà máy cất rượu vang nho ở vùng này
Rượu vang nho thương hiệu Ba Mọi, một sản phẩm mới của Ninh Thuận.
Ninh Thuận một tỉnh cực Nam Trung Bộ với gió cát mênh mông, nhưng ẩn chứa những tiềm năng không phải nơi nào cũng có. Đây là vùng đất của nho và sản xuất rượu vang, ngoài ra còn là nơi chăn nuôi cừu số một của Việt Cây nho vốn là đặc sản của Ninh Thuận, tổng diện tích trồng nho của tỉnh Ninh Thuận hiện nay khoảng 2.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, với nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao, sản lượng hàng năm ổn định từ 60-65 ngàn tấn. Nho Ninh Thuận thường được dùng để ăn tươi và chế biến rượu nho. Vì vậy việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho tại Ninh Thuận cũng là lĩnh vực đang được tỉnh kêu gọi đầu tư. Một trong những dự án đó là nhà máy sản xuất rượu vang và các sản phẩm khác từ nho của địa phương. Dự án có quy mô mỗi năm sản xuất 3 triệu lít rượu vang và 5 ngàn tấn sản phẩm khác từ nho với tổng vốn đầu tư dự kiến: 35-40 tỷ đồng.
Có thể lấy cơ sở sản xuất nho Ba Mọi để nói về nét độc đáo của cây nho Ninh Thuận. Hơn hai năm nay, sản phẩm nho sạch mang thương hiệu Ba Mọi đã nổi tiếng khắp thị trường trong nước. Chủ nhân của thương hiệu nho Ba Mọi là Nguyễn Văn Mọi, một nông dân chính gốc miệt vườn, ông đã có trên hai thập kỷ gắn liền với sự thăng trầm của cây nho Ninh Thuận. Cuối năm 2000, khi giống nho xanh NH01-48 của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố đưa ra trình làng được ông Ba Mọi trồng thử nghiệm ngay 1.000 m2 trên vùng ruộng gò và các nhà khoa học ở Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam) giúp đưa chế phẩm sinh học vào sản xuất nho an toàn, không để lại dư lượng hóa chất sau thu hoạch. Với 1.000 m2 đất trồng nho ngay trong vụ đầu, ông thu hoạch được 0,7 tấn. Sau đó tăng lên 1,2 tấn ở vụ thứ hai, rồi 1,5 tấn ổn định ở vụ thứ ba. Một kg nho xanh NH01-48 bán tại vườn với giá trên 10.000 đồng/kg, cao gấp hai lần so với nho đỏ (Red Cartinal). Người trồng nho xanh an toàn có mức lãi trung bình 7-10 triệu đồng/sào/vụ. Ông Ba Mọi đã nghiên cứu trồng tiếp giống nho Ngôi sao đỏ (Red Star) trên diện tích 4.000 m2 . Trái nho Red Star được ông bao bọc bằng một loại giấy đặc biệt để chống nắng làm rám da, ông cũng đã thành công khi cho ra đời sản phẩm mới là rượu vang nho địa phương. Đây cũng là một sản phẩm mới được ông chiết xuất từ giống nho Syraz . Ông đã hoàn thành thủ tục kiểm nghiệm chất lượng và đăng ký “nhãn hiệu cầu chứng” mang tên Rượu vang nho Phan Rang. Tương lai cây nho ở vùng đất hạn Ninh Thuận đang sáng sủa.
CHẾ BIẾN THƯỞNG THỨC VÀ BẢO QUẢN RƯỢU NHO
Rượu vang là tiếng Việt, phiên âm từ chữ vin trong tiếng pháp., nó là rượu nho. Vậy rượu nho là chi?
Office international de la vigne et du vin – Hiệp hội quốc tế nho và rượu nho định nghĩa: Rượu nho là thức uống chế từ nước nho tươi làm lên men thành rượu. Hiệp hội này thành lập cũng có ba phần tư thế kỷ rồi, thoạt tiên chỉ có tám quốc gia sản xuất rượu nho, nay thì con số đã lên tới bốn chục. Hiệp hội quốc tế đề ra những tiêu chuẩn căn bản cho tất cả những gì liên quan tới trồng nho hái nho và chế rượu nho. Hiệp hội không có quyền hạn đích thực để trừng phạt chuyện vi phạm nghề nghiệp của các thành viên nhưng họ có quyền cho thế giới cùng nghe
Chế biến rượu nho:
Vào đầu thu, khoảng 100 ngày sau khi nho ra bông, hay trễ hơn chút xíu ở những vùng làm rượu trắng, tại hầu hết những vườn nho âu châu và mỹ châu, người ta sửa soạn vụ mùa. Ở một vài xứ, mùa thu hoạch nho do nhân viên canh nông của chánh phủ quyết định sau khi đo và thấy lượng đường chứa trong nho đã đủ. Mùa hái nho coi như là mùa hội hát xướng và vui chơi, đã là nguồn cảm hứng để thi nhân trước tác. Thiệt ra đây là một công việc nặng nề, phải làm nhanh dưới sức nóng của mặt trời và lắm khi thiếu thốn nhân lực - do giới trẻ có khuynh hướng bỏ lên thành thị tìm việc làm nhàn nhã và lắm tiền hơn.
Trước khi nói về cách chế biến rượu nho, tui xin nhắc sơ rằng rượu đỏ và rượu hồng chế tạo từ nho đen hay nho sậm màu, còn rượu trắng từ nho trắng hay nho xanh. Gọi thế theo màu của vỏ, chớ còn nước nho ép từ thịt nho thì không có màu. Champagne không theo cách này, nó là hỗn hợp hai phần ba pinot noir và phần ba còn lại chardonnay - đây cũng là hai loại nho giống dùng trong vùng Bourgogne. Chặng đường biến chế rượu nho, từ lúc nho trổ hoa cho tới khi rượu đóng vào chai, vừa dài vừa tỉ mỉ. Dưới tác dụng của men, nước nho biến thành rượu. Qua các giai đoạn chế biến để nho từ vườn chạy vào trong chai (de vigne en vin!) thì lên men là giai đoạn ngó chừng lẹ nhứt, nhưng thiệt nó hổng giản dị mà trái lại phức tạp vô cùng và đòi hỏi nhiều cẩn trọng. Nhiệt độ phải được kiểm soát thường xuyên để việc lên men tiến triển ngon lành và liên tục, vì men rượu chỉ bắt đầu tác dụng ở nhiệt độ 60 –100 độ F (15 –38 độ C) Dưới 60 hay trên 100 thì sự lên men ngừng lại – moût là nước nho đang ủ hay đang lên men – Tại các vườn nho lớn tốn tân người ta có máy móc kỹ thuật để giữ vững nhiệt độ trong khoảng này. Tại các vườn nho nhỏ người ta theo kinh nghiệm thủ công và phải thay nhau ngày đêm canh thức
Ông quản rượu:
Phần lớn Quản rượu là những vị có tài có đức được giao phó trọng trách quán xuyến trông coi các vụ mùa Có vài vị Quản đã đi vào lịch sử và sống mãi với dân tộc và thời gian (tại xứ sở của họ, dĩ nhiên) Tên tuổi họ đã tạo cho cái nhãn rượu thêm danh giá. Ở Chateau d’Yquem chẳng hạn, dòng họ Bureau đã giữ chức vị Quản cha truyền con nối từ suốt hơn 4 thế kỷ nay, dòng họ Grangerois ‘trị vì’ Chateau Margaux từ 4 thế hệ.
Chúng ta trở lại chuyện hái nho và làm rượu. Những người thợ gặt đặt nho hái tay trong những thúng hay những cần-xé rồi nhẹ nhàng đưa chúng vào trong xe để chở về nhà máy. Nho được đưa vào phòng ủ, chứa trong những bể hay thùng phuy. Tại đây nho được cà dập, làm rời cuống để nước từ thịt nho chảy ra dễ dàng. Trong rượu trắng, nho đã cà sau đó được ép ngay để lấy hết phần lớn nước còn sót lại trong thịt, rồi nước nho (cà và ép) được bơm vào thùng chưá và làm lên men. Những thùng ni bây giờ thường làm bằng bê-ton hay bằng thép không rỉ (inoxydable). Trong rượu đỏ, người ta mang vỏ nho bỏ trở lại chung với nước nho rồi ngâm- cuvage, vỏ nho sẽ làm nước nho đổi màu, rồi sau đó mới làm lên men . Khi việc lên men hoàn tất thì dung dịch nước khi ấy có tên là vin de goutte (rượu nhỉ) Đây là loại rượu thượng hạng- première qualité .

Phần moût còn lại gọi là marc được mang ra ép thêm và vắt nữa. Rượu của marc là rượu ép, vin de presse, rượu hạng nhì, nếu ăn gian đem pha với vin de goutte thì rượu thượng hạng sẽ tụt cấp ngay! Dưới tác dụng của men - men này có ngay ở trong nho, nhưng không đủ, thế nên người ta phải thêm men ở ngoài vào – đường sẽ biến thành alcool và carbonic dioxyde – gaz carbonic- nước nho lên men từ từ . Khoảng 7-12 ngày sau thì hầu như đường trong mout đã hoá hết thành rượu, chuyện lên men sẽ dừng lại. Độ alcool khi ấy vào khoảng 13 hay hơn – Nếu muốn, người ta có thể làm ngưng tiến trình lên men sớm hơn một chut để tạo độ alcool thấp hơn, như trong rượu trắng chẳng hạn, khi ấy nó sẽ có tên là rượu nhẹ – vin blanc doux. Do khí hậu trục trặc, lắm khi nho chẳng được mùa, lượng đường chứa trong nho thấp, người ta buộc lòng phải chap rượu. Chap hay chaptalisation chỉ có nghĩa là thêm đường vào trong moût để làm tăng độ alcool. Trong mỗi lít nước nho nếu thêm 17 gam đường thì rượu sẽ tăng thêm một độ. Bá tước kiêm hoá học gia pháp quốc Chaptal sống thời Napoleon là người đã nghĩ ra phương pháp này. Chuyện chap rượu là chuyện hợp pháp tại hầu hết các quốc gia, rồi người ta hổng ngần ngại chap lung tung để làm vui lòng dân chai lọ.
Thế nhưng tại một vài xứ - như Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha và một vài vùng của Pháp - vụ ni bị cấm ngặt. Trong tiến trình lên men, mặt thùng chứa sẽ nổi lên một lớp váng –chapeau- lớp váng ni gồm có vỏ, có nho và cuống (còn sót) và dĩ nhiên có cả men. Tất cả bị gaz carbonic, (tạo ra trong phản ứng hóa học) đẩy nổi lên trên. Người ta phải hoặc phải nhận nó xuống hoặc rạch lớp váng ra rồi đẩy vào mout trở lại, mục đích là để chuyện lên men tiến triển tốt do lượng men không thất thoát, nếu là rượu đỏ thì làm nó thêm thấm màu. Rượu trắng làm nhanh hơn rượu đỏ, rượu trắng không có vỏ cũng không có cuống. Vỏ cuống và hột nho chứa nhiều tanin, có vị chát. Tanin giúp cho rượu để được lâu. Đây là lý do tại sao rượu đỏ thường giữ lâu hơn rượu trắng, nghĩa là nuôi được và phẩm chất còn nguyên nếu không muốn nói là tăng thêm.
- ở những vườn rượu Bourgogne như Montrachet, ở Jura và ở Loire, lắm chai rượu trắng rất thọ, rượu trắng của vườn d’Yquem có chai thọ cả hàng trăm tuổi!. Rượu hồng nằm giữa rượu trắng và rượu đỏ.. Làm rươu hồng thì có nhiều cách Rượu hồng có thể làm giống như rượu đỏ nhưng cho ít vỏ vào thôi, còn bằng không khi độ màu đã tới thì ông Quản sai vớt hết vỏ ra (nhưng nhớ chừa men lại) Cũng có khi moût - nước nho cà ép - đã đủ màu, vì vưong màu của vỏ, thì người ta hổng cần làm màn ngâm vỏ nữa, chỉ làm như rượu trắng thôi. Cũng như rượu trắng, tùy sec hay doux mà thời gian lên men của rượu hồng sẽ dài hay ngắn - nghĩa là nặng hay nhẹ tính theo độ alcool- trong rượu nhẹ, độ alcool thấp và còn tí đường nên rượu có vị dịu . Sec khi có độ alcool cao hơn. Rượu đỏ, ta nói nó gắt hơn, corsé hơn rượu trắng vì nó thường sec hơn. Rượu khi đóng vào chai thì trên nguyên tắc việc lên men sẽ ngừng lại - nhưng rượu vẫn sống và tiếp tục trưởng thành!
Trong vài loại rượu ngọt (vin blanc liquoreux) nó hãm không cho đường trong rượu đã đóng chai tiếp tục lên men lần thứ nhì. Lên men lần nữa thì thường là hỏng kiểu, trừ champagne. Champagne được lên men lần thứ nhì trong chai và gaz carbonic bị nhốt lại ở tạo áp suất cao, rồi chai champagne khi mở mới kêu cái bóc, sủi bọt và trào ra. Vì có tánh sát trùng nên gaz de soufre coi bộ độc, nhứt là khi dùng quá nhiều. Các nhà rượu học – oenologues - lừng danh ưa phương pháp tự nhiên
Nếu cứ ép marc tiếp thêm rồi sau đó đem tinh chất thì sẽ làm ra một loại rượu có tên eau-de-vie (de-marc). Cognac và Armagnac nằm trong nhóm này. Chuyện chế tạo hai cái ‘ngac’ này được kiểm soát rất kỹ, Armagnac chỉ được tinh chế một lần, Cognac tinh chế hai lần. Vì tinh chế nên nồng độ rượu của chúng rất cao và không có màu. Thùng phuy chứa whisky được flambé trước (nghĩa là đốt nhanh phía trong và làm vách thùng đổi màu) nên whisky có màu hổ phách. Thùng chứa cognac thì không flambé nên cognac cứ nhàn nhạt một màu trong-trong buồn tẻ ! Thành ra để cognac thay áo thành tình nhân nồng nàn đẹp đẽ, người ta buộc lòng phải trộn vào một chút caramel, - trong một vài loại cognac hảo hạng người ta chỉ cho caramel sơ sài mục đích là giữ tiếng. Thùng chưá cognac làm bằng gỗ sồi Limousin nên cognac có hương thơm riêng biệt rất bắt mũi.
Rượu để dành – vin de garde:
Rượu để dành là rượu để lâu chẳng những không đổi mà còn tăng thêm phẩm chất. Phẩm chất còn nguyên là rượu giữ được, phẩm chất tăng thêm mới đích thị là rượu để dành. Những chai rượu mới ra lò, như con gái mới lớn, lắm khi còn chanh cốm, nếu để chúng trong những điều kiện thích hợp thì nó sẽ trưởng thành sẽ dậy sẽ tới và sẽ chín muồi. Thông thường rượu để dành là rượu ít nhứt cũng phải 11-12 độ hay hơn nữa, chứa nhiều tanin và có khả năng ... càng già càng dẻo càng dai. Đây là một chuỗi những bí mật mà ngay cả những nhà hoá học và rượu học cũng đã chưa tìm ra và giải thích nổi. Người ta nói do cách chế rượu mà rượu có để được hay không. Rượu chế tạo lẹ thì phải uống lẹ, để dành là hoá dấm liền. Phần lớn Beaujolais là rượu uống liền, khi nó hãy còn thơm mùi hoa trái. Cũng có vài loại Beaujolais ngoại lệ như Morgon, Chirouble Moulin-à-vent vv.. có thể giữ được lâu, nhưng chưa chắc đã có khả năng để dành. Vì đất ở Beaujolais cấu tạo chính bằng đá hoa cương, hợp với nho gamay nên hầu như đây là giống nho chính của vùng.
Rượu nho thông thường sau khi lên men xong thì được giữ trong những thùng gỗ trong hầm chứa chờ cho dịu lại, cho dậy rồi mới được đóng chai và mang ra phố .Sau này người ta tung ra một loại Beaujolais có tên Beaujolais primeur hay Beaujolais nouveau. Đây là loại rượu mang thẳng từ máy ép ra thị trường ngay khi nó còn đang lên men dở dang, để người tiêu thụ có thể uống nó sớm khi việc lên men vừa kết thúc. Mỗi năm theo thông lệ, vào tuần lễ thứ ba trong tháng 11, cứ tới đúng nửa đêm ngày thứ năm là Beaujolais primeur được bán thẳng từ các kho rượu cho dân chai lọ uống cầm hơi. Beaujolais primeur nhạt màu và còn giữ hương thơm trinh nữ của hoa trái, cho gu êm dịu nếu uống ở 10-14 độ.
Rượu trắng khó để dành. Trước hết nó được làm lên men liền mà không qua giai đoạn cuvage, do đó nó chưá rất ít tanin, chất này cần thiết cho tuổi thọ của rượu. Thành ra hầu hết rượu trắng nếu có để được thì cũng chưa chắc có ‘chín muồi’ thêm như là rượu đỏ.
Nhưng ... các ông đều có nghề riêng và có trách nhiệm nặng nề với chủ. Ông không chỉ chăm sóc những vò rượu sắp đóng chai chạy ra thị trường, ông còn chăm sóc (dám kỹ hơn) những thùng rượu còn đang thiêm thiếp ngủ ngon trong hầm rượu !
Một chai rượu gọi là ngon khi uống nó người ta thấy sảng khoái, bất kể màu sắc và giá tiền. Rượu và món ăn gọi là thích hợp khi nó làm tăng hương vị lẫn cho nhau.
Không có luật lệ trong việc chọn rượu cho thực phẩm. Thông thường rượu trắng đi với đồ biển. Tôm cá ốc sò... thường chứa iode, Nhưng ai cấm bạn dùng rượu đỏ nếu bạn thích thế. Người ta đã cho rằng đồ Việt chỉ nên uống với la de lạnh, cùng lắm là với vài loại rượu Alsace (Gewurztraminer hay Riesling) vì loại này ‘hăng’ hơn. Đồ ăn Việt giết không thương tiếc những loại rượu khác do nó chứa nhiều gia vị nồng và nặng mùi trong cách nấu nướng (như nước mắm chẳng hạn ...)
nếu phải mua thì mua rượu hợp với hầu bao, loại vin de table - nghĩa là rượu để bàn uống thường nhựt - cho lòng bớt đau xót. Một chai rượu có cái rapport qualité/prix cao, xứng đáng hơn là một chai rượu có điểm nhưng nặng giá tiền.
Rượu vang đỏ:
Các nhà nghiên cứu, chẳng hạn như Marty Mayo, đã so sánh khẩu phần dinh dưỡng ở các quốc gia phương Tây và đã phát hiện ra rằng mặc dù người Pháp có xu hướng ăn nhiều chất béo động vật hơn, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người Pháp lại khá thấp. Họ gọi hiện tượng này là nghịch lý‎ Pháp. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là người Pháp tiêu thụ nhiều rượu vang đỏ hơn. Các chất có trong quả nho đã làm nồng độ cholesterol trong cơ thể thấp hơn và vì thế làm chậm lại quá trình tích lũy trong động mạch. Các hợp chất như resveratrol (chất chống ôxi hóa polyphenol) đã được tìm thấy có trong nho và chúng có liên quan đến việc phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch, làm suy hóa các bệnh liên quan đến thần kinh và các bệnh tật khác. Các bác sĩ không khuyến cáo dùng nhiều rượu vang đỏ, nhưng việc sử dụng từ 3-4 cốc trong một tuần là có lợi cho sức khỏe và được khuyến khích [cần chú thích].
Mặc dù nhiều người nhận thức một cách sai lầm rằng các loại nho đỏ là có lợi hơn cho sức khỏe, trên thực tế tất cả các loại nho có màu khác cũng đem lại các lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, rượu vang đỏ đem lại một số lợi ích cho sức khỏe mà không thấy có ở rượu vang trắng, do nhiều chất có lợi cho sức khỏe được tìm thấy ở lớp vỏ quả nho, mà chỉ có vang đỏ mới được lên men bằng cả vỏ quả.
Một nhận thức sai lầm khác là người ta cho rằng rượu vang trắng được sản xuất từ các giống nho có vỏ màu xanh. Trên thực tế, nó có thể được sản xuất từ bất kỳ giống nho nào. Vang đỏ được sản xuất từ các giống nho vỏ đỏ, nhưng sự tạo màu là kết quả của việc thêm cả vỏ vào trong quá trình ngâm ủ (lên men).
THỔ CẨM MỸ NGHIỆP, DI SẢN ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN TỘC CHĂM
Tại làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) hiện có những nghệ nhân già “đặc biệt” nắm giữ “bí quyết” của những công đoạn cầu kỳ, công phu trong việc phối mầu, tạo hoa văn độc đáo của kỹ thuật dệt thổ cẩm Chăm. Đây cũng là làng nghề hiện đứng đầu trong cả nước với 95% người dân theo nghề truyền thống này.
Leng keng những chiếc hoa đồng:
Những chiếc hoa đồng có dáng tựa bầu rượu rỗng dốc ngược, được treo hai bên khung dệt, giúp người thợ đánh go tạo hoa văn khi dệt thổ cẩm. Mỗi khung dệt thường có bảy đôi treo lủng lẳng và chỉ có khung dài mới sử dụng hoa đồng để đánh go, còn với khung dệt ngắn người thợ đánh go bằng những thanh tre.
Có dạo người ta thay thế hoa đồng bằng những hòn đá san hô hay một số vật dụng khác. Nhưng với gia đình làm nghề lâu năm của làng dệt Mỹ Nghiệp thì những chiếc hoa đồng được xem là vật dụng quý, được giữ gìn cẩn thận để có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác. Càng sử dụng lâu năm những chiếc hoa đồng càng ánh lên mầu đỏ au lóng lánh. Thật thú vị, những tiếng khua leng keng của chúng khi người thợ dệt đánh go tạo nên những âm thanh là lạ, vui tai, tựa như những lời chào của gia chủ khi khách vừa bước chân vào ngõ.
Đến cận mùa lễ hội Ka-tê, làng dệt Mỹ Nghiệp lại rộn ràng hơn với những tiếng leng keng từ những chiếc hoa đồng. Các cô gái Chăm đang chuẩn bị vào lễ hội Ka-tê mà một trong những nội dung hấp dẫn nhất là thi dệt thổ cẩm.
Hoa tay những người thợ :
Năm nay đã 69 tuổi, nhưng bà Phú Thị Mỡ vẫn còn ngồi bên khung dệt, chuyện trò cùng khách mà tay vẫn không ngừng đưa thoi, dập vải, kéo go, chân đạp ngựa nhịp nhàng, thoăn thoắt. Được bà rồi mẹ truyền nghề từ bé, bà Mỡ đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó với khung dệt thổ cẩm, nghề đã giúp bà nuôi tám con ăn học nên người, thành bác sĩ, kỹ sư làm việc tại TX Phan Rang và TP Hồ Chí Minh.
Theo lời nghệ nhân lớn tuổi này, bây giờ các nguyên liệu từ sợi chỉ cho đến phẩm nhuộm cho nghề dệt thổ cẩm đều có trên thị trường nên đã giúp người thợ dệt giảm được nhiều phần vất vả của thời xa xưa như: tách hạt lấy bông, cuộn, ngâm đập, nhuộm, hồ, chái, đánh ống rất vất vả. Ngay cả chuyện tìm mầu nhuộm thời xưa cũng là chuyện rất công phu. Muốn có mầu đen làm nền, phải nhuộm tẩm thổ cẩm bằng lá chùm bầu, sau đó ngâm trong bùn non bảy ngày đêm liên tục; muốn có mầu đỏ phải đi tìm mủ cây cánh kiến ở rừng, còn mầu xanh thì phải chọn lá, vỏ cây chàm...
Theo nghệ nhân Phú Thị Mỡ, dệt thổ cẩm khó nhất là khâu phối mầu. Để tạo nên những hoa văn tinh xảo, độc đáo, thợ dệt phải có hoa tay, óc thẩm mỹ cùng sự am tường về mầu sắc để tạo nên sự hoài hòa, cân đối cho tấm vải.
Trong khâu dập vải cũng cần làm đều tay, nếu không vải sẽ không căng mịn và khó nổi bật hoa văn. Từ bàn tay khéo léo của người thợ dệt, những sợi chỉ nhỏ li ti dẫn biến thành từng mảnh thổ cẩm có hồn với mầu sắc rực rỡ, hoa văn tinh xảo nổi bật.
Ngày nay người thợ dệt còn có thêm điều kiện thả hồn bay bổng trong sáng tạo nhờ nguồn chỉ mầu phong phú. Tiếp bước nghệ nhân Phú Thị Mỡ, làng dệt Mỹ Nghiệp hiện có nhiều thợ dệt trẻ hơn nhưng rất lành nghề trong phối mầu, thiết kế hoa văn như bà Thạng, bà Tình, chị Thuận Thị Trụ...
Yêu nghề truyền thống, chị Thuận Thị Trụ đã cất công sưu tầm hơn 30 mẫu hoa văn cổ để rồi từ đó cách điệu thêm hơn 50 hoa văn khác, góp phần đa dạng hóa về mẫu mã và nâng tầm cho mảnh thổ cẩm truyền thống Mỹ Nghiệp.
Có nhiều thợ lâu năm, lành nghề nên Mỹ Nghiệp hiện là làng đứng đầu cả nước trong nghề dệt thổ cẩm với 95% dân số sống bằng nghề này. Hiện họ sử dụng hai loại khung dệt: khung ngắn dệt tấm (khổ 0,9m x 3,4m) dùng để làm khăn, drap, may quần áo; khung dài dệt dây ( 30cm x 120cm) dùng làm dây đeo, khăn khổ nhỏ và may đồ thủ công mỹ nghệ như: ví (bóp), túi xách. Mỗi người thợ trung bình dệt khoảng 10m/ngày với khung dài và mất 2-3 ngày tạo nên một tấm ở khung ngắn, thu nhập bình quân trên dưới 500.000đồng/tháng.
Trong năm năm trở lại đây, chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước đã giúp nhiều người dân làng Mỹ Nghiệp sắm thêm khung dệt để phát triển nghề, có thu nhập ổn định hơn.
Một người thợ đặc biệt:
Về thăm làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, chúng tôi có dịp làm quen người thợ dệt "đặc biệt": Hán Thị Sum - 65 tuổi, cũng là người có hơn nửa thế kỷ ngồi bên khung dệt thổ cẩm. Gọi bà là người thợ dệt đặc biệt vì sản phẩm của bà là lan-thăm, bành-chí, thăm - toát, những món không thể thiếu khi tiễn "người về quê" (chết) theo nghi lễ, phong tục của người Chăm. Khi có người thân qua đời, ai cũng tìm đến người thợ dệt này.
Bà Sum nói: "Không ai làm giàu từ việc này chú ơi, nhưng đây là nghề của đời bà, đời mẹ để làm nên tôi theo. Tôi cũng tự dệt cho mình những lăn-thăm để phòng hậu sự sau này, đỡ phải khổ cho con cháu".
Nếu tính từ đời bà, đời mẹ, gia đình bà Sum có gần trăm năm chuyên làm trang phục để phục vụ tang chế. Vì thế, dù ngôi nhà tuềnh toàng của bà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ vẫn được nhiều người dân các làng Chăm biết đến, trong đó có những người tận ngoài Phan Rang, Phan Rí, Nha Trang.
Những tấm thổ cẩm đến tận trời Âu:

Năm 1992 được xem là mốc hồi sinh của nghề dệt thổ cẩm làng Mỹ Nghiệp, khi cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Inrahani của chị Thuận Thị Trụ được thành lập, hợp tác với các Công ty may mặc ở TP Hồ Chí Minh tìm được lối thoát cho hàng thổ cẩm Chăm. Không dừng lại ở sản phẩm thô, cơ sở này đã chế tác ra những mẫu mã như túi xách, ví, ba lô bằng vải thổ cẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển.


LÀNG GỐM CHĂM BÀU TRÚC
Một trong những điểm đến hấp dẫn du khách khi đến tham quan Ninh Thuận là làng gốm Chăm Bầu Trúc.
Không chỉ là làng gốm truyền thống nổi tiếng của người Chăm, làng gốm Bầu Trúc còn mang trong mình nhiều nét đẹp bí ẩn của nghệ thuật kiến trúc, tạo hình và văn hóa dân gian của người Chăm xưa...
Nép mình bên bờ con sông Dinh hiền hòa, làng gốm Chăm Bầu Trúc (thuộc huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) như một bức tranh yên bình với những mái nhà tranh mộc mạc hòa quyện với màu xanh của cây cỏ, đất trời. Mặc dù phần lớn người dân hiện nay đều mưu sinh từ thửa ruộng, mảnh vườn... nhưng vẫn không quên nghề làm gốm mà tổ tiên truyền lại. Theo tài liệu của ngành khảo cổ học, nghề làm gốm của người Chăm có cách đây từ 3.500 - 4.000 năm. Người Chăm gọi nghề làm gốm là nghề làm nồi với vật liệu chính là đất - tượng trưng cho Đất Mẹ (mẫu hệ). Mọi công đoạn chế tác nồi đều làm bằng tay (thể hiện sự tôn kính).
Nét độc đáo của làng gốm Bầu Trúc chính là 5 công đoạn chế tác ra sản phẩm gốm vẫn được duy trì, kế thừa và phát huy cho đến ngày nay. Theo một vài nghệ nhân lớn tuổi của làng Bầu Trúc, sản phẩm gốm của Bầu Trúc nổi tiếng có lẽ nhờ thổ nhưỡng của Bầu Trúc. Từ đất, qua nghệ thuật ủ đất, pha đất với cát... rồi sự sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm gốm vừa độc đáo, vừa nghệ thuật. Đến với làng gốm Bầu Trúc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công đoạn chế tác sản phẩm đất thật kỳ lạ. Không như những làng nghề gốm của người Việt, người Chăm cho sản phẩm đứng yên trên một chiếc đế... rồi dùng đôi tay khéo léo và đôi chân nhịp nhàng để vừa đi xung quanh vừa tạo dáng cho sản phẩm gốm.
Từ những sản phẩm truyền thống như nồi, lọ, bình, chậu, chén... làng gốm Bầu Trúc hôm nay còn tạo ra những sản phẩm vừa hấp dẫn về hình dáng, vừa tao nhã về công dụng và nghệ thuật về trang trí. Kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, nét đặc trưng của nền văn hóa của tổ tiên... nghệ nhân làng gốm Bầu Trúc đã biết tạo ra những sản phẩm gốm không chỉ phục vụ cho cuộc sống đời thường mà còn tôn vinh giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đó là những chiếc bình tựa Vũ nữ Apsara, những khung cảnh tế lễ khắc họa trên vại, trên nồi, hay khuôn mặt những vị thần linh chạm khắc trên sản phẩm như làm tăng thêm nét huyền bí cho đồ gốm Chăm Bầu Trúc hôm nay.
Ninh Thuận đang trên đường phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn, do vậy trong những đầu tư để nâng cấp và bảo tồn các giá trị văn hóa phục vụ du lịch, làng gốm Bầu Trúc đã nhận được sự quan tâm đặc biệt vì nét độc đáo từ các sản phẩm gốm. Đã có nhiều tour du lịch đến Ninh Thuận tìm hiểu nghệ thuật gốm Chăm tại làng gốm Bầu Trúc. Và tại đây, du khách không chỉ bị lôi cuốn bởi hình ảnh những nghệ nhân xinh đẹp đang biểu diễn nghệ thuật làm gốm Chăm độc đáo, mà còn khám phá, thưởng lãm và mua sắm những sản phẩm gốm Chăm kỳ lạ như ché, lọ cắm hoa, hũ, bình, bầu rượu, đèn ngủ, tượng các vị thần linh... với nhiều kích cỡ, hình dáng, công dụng khác nhau.
Làng Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm cách thị xã Phan Rang -Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ trong đó 85% hộ làm nghề gốm truyền thống. Người trong làng kể rằng chính Pô klong Chan là người đã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa.
Người dân ở Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm vô giá. Thật đáng ngạc nhiên trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân Chăm vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình và những công cụ thô sơ. Để tạo ra một sản phẩm gốm, một nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái đe ( không phải vòng xoay ) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi; sau đó dùng tay để nặn những mẫu đất sét thành những tác phẩm mà họ muốn. Bằng những thao tác khéo léo và các tuyệt phẩm đã được hình thành.
Vật liệu dùng để tạo ra một sản phẩm gốm thật sự ở Bầu Trúc là một loại đất sét đặc biệt. Loại đất sét này được lấy từ bờ sông Quao, khi nung rất dẻo và bền. Kỹ năng trộn cát với đất sét cũng rất khác biệt. Lượng cát được trộn vào vật liệu còn phụ thuộc vào công dụng và kích thước của từng loại gốm. Vì thế nên gốm Bầu Trúc hoàn toàn khác so với những nơi khác. Chẳng hạn, lu đựng nước được làm ở Bầu Trúc luôn được người dân ở những vùng khô và nắng ưa chuộng bởi vì nhiệt độ của nước trong lu luôn luôn thấp hơn so với bên ngoài nên nước bao giờ cũng mát hơn.
Những năm gần đây bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều làng gốm truyền thống bị chao đảo, có làng không còn giữ được nghề này nữa, nhưng ở làng Bầu Trúc đa số các hộ Chăm vẫn còn làm nghề gốm, họ xem đó là nhu cầu sản xuất chính của gia đình, mặc dù giá của sản phẩm làm ra rất thấp. Để khuyến khích làng nghề cũng như ngành gốm truyền thống lâu đời của nó, mong rằng chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa để làng nghề này được lưu truyền mãi và ngày càng phát triển.
Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm:
Chuẩn bị đất làm gốm: 
Đất sét được lấy từ ruộng, đập thành những cục nhỏ, phơi khô, loại bỏ những tạp chất rồi ngâm nước trong cái hố đất đã đào sẵn.Cát cũng được sàn lọc kỹ và lượng cát pha cũng phải tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước của sản phẩm gốm định làm.
Đầu tiên dùng chân để nhồi đất và cát mịn, sau đó cuộn thành từng lọn hình trụ và được phủ kín bằng tấm vải để ủ qua đêm.
Người thợ gốm còn phải nhồi và lăn lại đất bằng tay nhiều lần, rồi vo tròn thành các cục đặt lên hòn kê để nặn thành sản phẩm.
Kỹ thuật tạo dáng gốm: Có 4 công đoạn sau:Nặn hình: T
ạo dáng gốm cơ bản ban đầu, sau đó nối những “lọn đất” vào miệng gốm, dùng “vòng quơ” chải quanh thanh gốm.
Chà láng gốm: dùng “vải cuộn” thấm nước, quấn vào tay chà láng thân gốm và tạo hình miệng.
Trang trí hoa vănDùng que cây, vỏ sò, hoa thực vật... để tạo hoa văn trên gốm. Hoa văn chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn thực vật, vỏ sò... họ còn dùng màu thực vật để nhuộm áo gốm.
Tu sửa gốm: Gốm nặn đem phơi nơi râm mát, hơi khô dùng “vòng quơ ” nhỏ để cạo mỏng thân và nông đáy gốm.
Nung gốm: 
Gốm Bầu Trúc được nung ngoài trời (lộ thiên) và trước khi nung phải phơi khô một ngày.
Vật liệu dùng để nung gốm là củi, phân trâu bò khô, rơm rạ, trấu...
Củi được xếp thành hình chữ nhật (4mx3m) dày khoảng 0,2m-0,3m và trên đó người ta xếp úp 2-3 lớp gốm, phía dưới xếp những sản phẩm lớn. Tiếp đó toàn bộ phủ một lớp rơm rạ dày khoảng 0,2m và trên là một lớp trấu mỏng.
Người thợ gốm Bầu Trúc chỉ đốt lò vào buổi chiều ít gió hoặc gió nhẹ và đốt theo chiều ngược gió. Thời gian nung khoảng 2-3 giờ đồng hồ.
Theo kiểu dáng và chức năng sử dụng có thể chia gốm Bầu Trúc thành 4 loại:
Loại nồi lớn: loại này có kích thước lớn dùng để nấu ăn cho nhiều người, đáy tròn, miệng hẹp khum thấp, thân tròn và phình rộng.
Loại nồi niêu nhỏ, trã: dùng nấu nướng hàng ngày, miệng rộng loe hoặc hơi loe, cổ ngắn, thân hơi phình rộng ở giữa và đáy tròn.
Loại lu, thạp, khương: thường là các đồ đựng có kích thước lớn, đáy hơi tròn, miệng đứng hoặc khum, cổ đứng vai xuôi và thân tròn.
Loại nồi thấp (chõ), ấm nấu nước, lò (than,củi), loại này có quai, chân đế, miệng khum rộng đáy hơi bằng.
Mot so dia chi dich vu can thiet cho nhung ai chua tung den!!
Dịch vụ
Du lịch Ninh Thuận còn là dịp để bạn tìm đến những dịch vụ hoàn hảo nhất. Xin bạn đừng bỏ qua những địa chỉ đặc biệt mà khi đến đó, mọi sự kỳ diệu đều có thể xảy ra.
KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ
Đến với Ninh Thuận, bạn sẽ không quá khó khăn để tìm cho mình một nơi vui chơi, giải trí lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn là khách từ phương xa đến thì những địa điểm lý tưởng để bạn cảm nhận và khám phá những điều thú vị

Công viên 16/4
Đường 16/4 - Tx. PR-TC

Công viên 21/8
Đường 21/8 - Tx. PR-TC

Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Ninh Thuận
49 Đường 16/4 - Tx. PR-TC
Tel: 068.823836

Quảng trường 16/4
Đường 16/4 - Tx. PR-TC

Cung Văn hóa tỉnh Ninh Thuận
27 Đường 21/8 - Tx. PR-TC
Tel: 068.823470

Công viên Ninh Hải
Đ/c: Khánh Hiệp - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.87470


KARAOKE
Non xanh, nước biết tha hồ dạo. Trong suốt chuyến du lịch Ninh Thuận, bạn đừng quên ghé vào những tụ điểm karaoke có địa chỉ dưới đây và cất cao tiếng ca không một chút e ngại.
Karaoke Tường Vy
312 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: (068) 823099

Karaoke Giai Điệu 3
19 Đoàn Thị Điểm - Tx. 
PR-TC
Tel: (068) 835065

Karaoke Mỹ Linh
80A Lê Lợi - Tx. PR-TC
Tel: (068) 822437

Karaoke 81
09 Trần Nhân Tông - Tx. PR-TC
Tel: (068) 823093

Karaoke Huy Hoàng
263/5 Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC
Tel: (068) 836168

Karaoke Phú Mỹ
509A đường 21/8 - Tx. TC
Tel: (068) 88955

Karaoke Trúc Linh
Đường Minh Mạng -Tx.TC
Tel: (068) 888421

CÀ PHÊ, GIẢI KHÁT
Cafe Felling
Đ/c: 281 Ngô Gia Tự Tx. 
PR-TC
Tel: 068.836464; 0913.646090

Cafe sân vườn
Đ/c: 141 Ngô Gia Tự Tx. PR-TC
Tel: 068. 200339

Cafe Giai Điệu 2
Đ/c: 30 Nguyễn văn Cừ Tx. PR-TC
Tel : 068.828376

Cafe Hoa Tulip
Đ/c: 238 Ngô Gia Tự Tx. PR-TC
Tel : 068.833463

Cafe Việt
Đ/c: 59 Tô Hiệu Tx. PR-TC
Tel : 068.825228

Cafe Cỏ Hồng
Đ/c: 39 đường 21/8 Tx. PR-TC
Tel : 068.823433

Cafe Dư Âm
Đ/c: Đường Đoàn thị Điểm Tx. PR-TC
Tel: 068.830847

Cafe Suối Nguồn
Đ/c: 283D Ngô Gia Tự Tx. PR-TC
Tel : 068.836715

Cafe Cảnh
Đ/c: 534 Đường 21/8 Tx. PR-TC
Tel: 068.888314

Cafe Ngẫu Nhiên
Đ/c: 54 Yên Ninh - Ninh Chữ Ninh Hải

Cafe Làng Văn
Đ/c: 50 Yên Ninh - Ninh Chữ Ninh Hải
Tel: 068.874375

Café - Hồ bơi Thuỷ Nguyên
Đ/c: 83 Huỳnh Thúc Kháng Tx. PR-TC
Tel: 068.839567

Kem Như Hiếu
Đ/c: 62 Ngô Gia Tư Tx. PR-TC
Tel: 068.825867
TRUNG TÂM ẢNH CƯỚI, LÀM ĐẸP, STUDIOĐây là những nơi giúp bạn lưu giữ lại những khoảnh khắc, hình ảnh khó quên trong đời.


Tao Phùng
234 Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC
Tel: 068.824896

Áo cưới Nữ Hoàng
23 Đường 16/4ï - Tx. PR-TC
Tel: 068.836835

Áo cưới Kim Hường
313 Thống Nhấtï - Tx. PR-TC
Tel: 068.825921

Uốn tóc thời trang Mai Linh
360 Thống Nhấtï - Tx. PR-TC
Tel: 068.832021

Thẩm mỹ viện Liên Châu
263 Ngô Gia Tựï - Tx. PR-TC
Tel: 068.838689
Fax: 068.920077

Thẩm mỹ viện Ngọc Điệp
455 Đường 21/8 - Tx. PR-TC
Tel: 068.823586

Studio Hùng
419 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: 068.822173

SHOP THỜI TRANG
Hùng Thảo
Đ/c: 281 Ngô Gia Tự Tx. PR-TC
Tel: (068) 839153

Phương Thảo
Đ/c: 681 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 831929

Ngọc Phú
Đ/c: 693 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 822644

Trân Trân
Đ/c: 691 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 822802

ABC
Đ/c: 453 Thống Nhất Tx. PR-TC

Trâm
Đ/c: Đường 21/8 Tx. PR-TC
Tel: (068) 820756

Hà Loan
Đ/c: 545 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 824715

Tuấn Thịnh
Đ/c: 558 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 830111

Thanh Trúc
Đ/c: 674 676 Thống Nhất Tx. 
PR-TC
Tel: (068) 825356

Thành An
Đ/c: 567 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 822804

Nguyễn Long
Đ/c: 402B Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 838096

Tùng
Đ/c: 455 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 210811

Nguyên Đô
Đ/c: 235 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 822567

NHÀ MAY

Thời trang áo dài Thanh Lịch
Đ/c: 35/12 Trần Phú Tx. PR-TC
Tel: 068.825857

Thời trang áo dài Ngọc
Đ/c: 41 Tô Hiệu Tx. PR-TC
Tel: 068.825290

Nhà may Sơn
Đ/c: 33 Phan Đình Phùng Tx. PR-TC
Tel:068.822053

Nhà may - nhà thiết kế Nguyễn Tấn Đăng
Đ/c: 22 Đường 16/4 Tx. PR-TC
Tel: 068.820233

Thời trang áo dài Diễm
Đ/c: 16 Cao Bá Quát Tx. PR-TC
Tel: 068.822973

MẮT KÍNH
Đồng hồ Mắt kính Lệ Thanh
Đ/c: 285 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 820491

Trung tâm mắt kính Thiên Quang
Đ/c: 363 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: (068) 823226

Trung tâm mắt kính Sài Gòn
Đ/c: 254 Thống Nhất Tx. PR-TC

NHÀ SÁCH

Nhà sách Nhân văn
Đ/c: 42A Đường 16/4 Tx. PR-TC
Tel: 06/8.825075

Nhà sách Tự Chọn
Đ/c: 450A Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: 068.824761 ; 822595 Fax: 068.822595

Nhà sách Tú Anh
Đ/c: 51C đường 21/8 Tx. PR-TC
Tel: 068.833822

Văn hóa phẩm Mai Phương
Đ/c: 459 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: 068.823910 ; 833745

Cửa hàng sách Tháp Chàm
Đ/c: 34 Nguyễn Du Tx. PR-TC
Tel : 068.888192

Nhà sách Hoàng Anh
Đ/c: Lô 2 Đường 16/4 Tx. PR-TC
Tel: 068.822422

Nhà sách Giáo Dục
Đ/c: 251 Thống Nhất Tx. PR-TC
Tel: 068.835392

Hiệu sách Anh Thi
Đ/c: Dư Khánh Khánh Hải Ninh Hải
Tel: 068.874445

DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Công ty viễn thông EVN
Đường 21/8 Tháp Chàm
Tel: 068.210218

Công ty viễn thông VNPT
217 Thống Nhất, PR
Tel: 068. 837144

Tổng Công ty viễn thông Quân đội
376C Thống Nhất, PR
Tel: 068.838938

Cửa hàng ĐTDĐ Quỳnh Như
358 Thống Nhất, PR
Tel: 068. 921888

Cửa hàng ĐTDĐ Hoàng Sơn
319 Thống Nhất, PR
Tel: 068. 921141

NGÂN HÀNG

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hội sở chính
540 - 544 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: (068) 830075 - Fax: 822716

Phòng giao dịch Thanh Sơn
32 Trần Nhân Tông - Tx. PR-TC
Tel: (068) 838236

Phòng giao dịch Thanh Hà
68 Trần Phú - Tx. PR-TC
Tel: (068) 838237

Phòng giao dịch Nhơn Sơn
Nhơn Sơn - Ninh Sơn. Tel: (068) 853772

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Thuận
Hội sở chính
138 đường 21/8 - Tx. PR-TC
Tel: (068) 834137 - 823435 - 822709

Ngân hàng Công Thương
Hội sở chính
468 Thống Nhất - Tx. PR-TC

Ngân hàng Chính sách Xã hội Tỉnh
264 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel : 068.837423

Ngân hàng Nhà nước
Đ/c :17 Nguyễn Trãi Tx. PR-TC
Tel : 068.822408 Fax : 068.823933

CÁC ĐIỂM ĐẶT MÁY RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG ATM
- 540 Thống Nhất - Tx. PR-TC
-12 Minh Mạng - Tx. PR-TC
-01 đường 16/4 - Tx. PR-TC
-138 đường 16/4 - Tx. PR-TC
-498 Thống Nhất - Tx. PR-TC
-59 đường 16/4 - Tx. PR-TC
-468 Thống Nhất - Tx. PR-TC
-470 Thống Nhất - Tx. PR-TC
-465 Thống Nhất - Tx. PR-TC
-254A Thống Nhất - Tx. PR-TC

CÁC CỬA HÀNG ĐẶC SẢN- QUÀ LƯU NIỆM
Điểm bán mực khô, mắm Nhiên Lễ
319A Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC
Tel: 068.822033

Nhà mắm Cao Xuân Hoàng
Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873345

Vựa nho Oanh
73 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: 068.824993

Vựa dưa hấu Tư Thọ
81 Trường Chinh - Tx. PR-TC
Tel: 068.825722

Đại lý hành tỏi Hiền
11 Trường Chinh - Tx. PR-TC
Tel: 068.822139

Đại lý nước mắm Tiến
26 Lý Thường Kiệt - Tx. PR-TC
Tel: 068.82223

Vang nho Viết Nghi
88 Hải Thượng Lãn Ông - Tx. 
PR-TC
Tel: 068.834996

Nho Ninh Phú
21/9 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: 068. 837536

Nước mắm nhĩ cá cơm Phúc Lai
Cảng Cà Ná, Phước Diêm, Ninh Phước, Ninh Thuận
068. 706771 - 0989050620
Email: 
lythaicana@yahoo.com

Công ty Xuất khẩu Nông sản Ninh Thuận158 Bác Ái - Thị xã Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận
ĐT: 84.68. 
888714 - 888779 - 889518
Fax: 84.68. 888842
Website: http://www.nitagrex.com.vn
Email: nitagrex@hcm.vnn.vn


SHOP MUA QUÀ LƯU NIỆM
Shop hoa tươi Bình
533 Thống Nhất, PR
Tel: 068.210363
Shop hoa tươi Cỏ May
417 Thống Nhất, PR
Tel: 068.820162
Shop quà lưu niệm TiNy
412 Thống Nhất, PR
Tel: 068.210363
Shop quà lưu niệm Thượng Hải
290 Ngô Gia Tự, PR
Tel: 068.837042

Y TẾ
Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận
Đ/c : 03 đường 21/8, Tx. PR-TC
Tel : 068.830252
Trung tâm y tế huyện Bác Aùi
Đ/c : Phước Đại Bác Ái - Ninh Thuận
Tel : 068.840115
Trung tâm y tế huyện Ninh Hải
Đ/c : Ninh Chữ Khánh Hải Ninh Hải
Tel : 068.873176
Trung tâm y tế huyện Ninh Sơn
Đ/c : Quảng Sơn Ninh Sơn
Tel : 068.885027

GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
Bến xe Phan Rang
Đ/c : 23 Thống Nhất - Tx. PR-TC.
Tel : 068.822926

Bến xe Quốc Trung
Đ/c : 347A Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC.
Tel : 068.830200

Hãng xe Quê Hương
- Số 1 Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm
- Hạnh Trí - Ninh Sơn
Tel: 068.823786 - 835099

DỊCH VỤ TAXI
Taxi Ngọc Hoa : 068.838383
Taxi Ninh Thuận : 068.888111
Taxi Mai Linh : 068.898989 DỊCH VỤ XE DU LỊCH
Dịch vụ xe Du lịch Minh Vũ
Đ/c: 23 Trần Quang Diệu - Tx. PR-TC
Tel: 068.833616
Dịch vụ xe Phong Phú
Đ/c: 294 Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC
Tel: 068.825281


GA THÁP CHÀM
Ga Tháp Chàm toạ lạc tại lý trình 1407 + 630, phía đông tiếp giáp quốc lộ 1A và bãi biển Ninh Chữ, phía nam tiếp giáp với quốc lộ 27 đường đi du lịch thành phố Đà Lạt, bên cạnh hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên cảng. Với hệ thống bán vé, đợi tàu và các đại lý bán vé cùng hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, xếp dỡ, ga Tháp Chàm nhận vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá đi khắp các ga trong cả nướcccc
Địa chỉ: Đô Vinh - Tháp Chàm - Ninh Thuận. ĐT: 068.888084
LỊCH TÀU CHẠY



TỪ GA SÀI GÒN ĐẾN GA NHA TRANG
TÀU TỪ GA LÚC ĐẾN GA LÚC
TN8 SÀI GÒN 19:50 NHA TRANG 04:47
TN2 SÀI GÒN 10:05 NHA TRANG 18:48
Đ2 SÀI GÒN 10:15 NHA TRANG 19:27
SN2 SÀI GÒN 18:00 NHA TRANG 04:50
SN4 SÀI GÒN 19:15 NHA TRANG 06:47
SE2 SÀI GÒN 19:00 NHA TRANG 02:52
SE4 SÀI GÒN 23:00 NHA TRANG 5:33
SE6 SÀI GÒN 13:05 NHA TRANG 20:05
TN4 SÀI GÒN 15:45 NHA TRANG 00:05
TỪ GA SÀI GÒN ĐẾN GA THÁP CHÀM
TÀU TỪ GA LÚC ĐẾN GA LÚC
TN8 SÀI GÒN 19:50 THÁP CHÀM 03:11
TN2 SÀI GÒN 10:05 THÁP CHÀM 16:46
Đ2 SÀI GÒN 10:15 THÁP CHÀM 16:55
SN2 SÀI GÒN 18:00 THÁP CHÀM 03:05
SN4 SÀI GÒN 19:15 THÁP CHÀM 05:12
SE6 SÀI GÒN 13:05 THÁP CHÀM 18:36
TN4 SÀI GÒN 15:45 THÁP CHÀM 22:35




* Đại lý bán vé xe lửa tại Phan Rang số 351 Thống Nhất.
Tel: 068.834008.
Tiềm năng phát triển du lịch tại phan rang
So với các tỉnh trong khu vực thì Ninh Thuận là địa phương còn chậm phát triển về du lịch. Khắc phục những khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, phát huy tiềm năng mang tính đặc thù, Ninh Thuận đang cùng với Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng đang hình thành tam giác kinh tế du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt.
Khô hạn luôn là cản trở lớn đối với nhiều hoạt động sản xuất ở Ninh Thuận trong suốt nhiều thập kỷ qua, trong đó có du lịch. Song, chính sự khắc nghiệt của thời tiết cũng tạo ra cho vùng đất này những tiềm năng, sản phẩm mà các địa phương khác không thể có được: nho, cừu,
du lịch sinh thái nhiệt đới với cường độ nắng gió cao nhất.
Những năm gần đây, Ninh Thuận đã biết phát huy thế mạnh này để góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế được xem là chậm phát triển nhất khu vực. Các khu du lịch mang tính đặc trưng của Ninh Thuận như Đen Giòn, Hoàn Cầu, Cà Ná…đã góp phần quan trọng trong thu ngân sách của tỉnh này. Hiện nay, Cty TNHH Tân Hoàng Long Tp.Hồ Chí Minh đang đầu tư 6 tỷ đồng xây dựng một khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng tại Cà Ná - vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có nhiều tiềm năng về du lịch đang được đánh thức.
Cho đến nay thì Ninh Thuận đã ký kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế với Tp.Hồ Chí Minh, Khánh Hoà và Lâm Đồng. Một nội dung quan trọng trong các chương trình hợp tác này là Ninh Thuận sẽ cùng các địa phương nói trên hình thành tam giác kinh tế du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt. Theo qui hoạch của chính phủ thì đến năm 2020, Ninh Thuận sẽ là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của quốc gia. Tam giác kinh tế du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt sẽ tạo nên những tiền đề hết sức quan trọng để Ninh Thuận phát huy lợi thế về tiềm năng kinh tế du lịch của mình.
Ngoài liên kết với các tỉnh trong việc phát triển kinh tế du lịch, Ninh Thuận cũng đang đầu tư xây dựng khu công nghiệp đầu tiên. Ninh Thuận không vội vã trong việc hình thành các khu công nghiệp với những ưu đãi xé rào trong mời gọi đầu tư. Quan điểm của Ninh Thuận là biết phát huy thế mạnh của mình, cùng với các địa phương lân cận tạo ra những vành đai kinh tế mang tính liên vùng mà tam giác kinh tế - du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt sẽ là bước khởi điểm đầu tiên.
Trong những năm qua, du lịch Đà Lạt có những bước phát triển rõ rệt. Du khách đến Đà Lạt với mục đích tham quan nghỉ ngơi, Đà Lạt thật sự là một điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn đối với mọi người. Bên cạnh những kết quả đạt được du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại đó là: tình hình phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt chưa cao và chưa thực sự là loại hình du lịch dành cho nghỉ dưỡng, loại hình du lịch còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm du lịch chưa tèt, khả năng cạnh tranh thấp,…
Để loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ngày càng phát triển, trước hết phải định hướng phát triển du lịch bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, có các biện pháp bảo vệ môi trường. §ào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp. §ầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nhanh chóng nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế và hoàn thiện hệ thống giao thông. Về cơ sở vật chất kỹ thuật cần xây dựng thêm các khách sạn, khu biệt thự, nhà hàng phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, tạo ra các sản phẩm dành cho loại hình nghỉ dưỡng như: chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp Yoga hoặc phương pháp thiền, du lịch kết hợp phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu,… và chúng ta phải có chiến lược tuyên truyền, quảng bá và mở rộng thị truờng cho du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt ngày càng phát triển.
Với ưu thế về khí hậu cảnh quan, không gian kiến trúc độc đáo và hài hòa với cảnh quan đã tạo điều kiện cho hai chức năng nghỉ dưỡng và du lịch của Đà Lạt gắn bó mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Sự phát triển về du lịch của Đà Lạt góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả nước nói chung, của vùng du lịch Nam Trung bộ nói riêng, xứng đáng với vai trò là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam hiện nay
NHUNG KY LUC CUA TINH NINH THUAN
Cà Ná với làn nước xanh ngắt và bãi Ninh Chữ cát trắng trải dài, được đánh giá là hai trong số chín bãi biển đẹp nhất nước ta. Tỉnh Ninh Thuận còn có vịnh Vĩnh Hy, một trong bốn vịnh đẹp nhất Việt Nam, bởi làn nước trong xanh, núi đá cheo leo và những bãi san hô tuyệt đẹp.
Vùng khô hạn nhất nước: lượng mưa trung bình hàng năm của Ninh Thuận chỉ 659 mm. Do khí hậu này Ninh Thuận có khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa rộng 24.353 ha với hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta.
Tỉnh có đơn vị hành chính cấp huyện ít nhất: Toàn tỉnh chỉ có một thị xã (Phan Rang - Tháp Chàm) và 5 huyện (Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái và Thuận Bắc).
Đồng bào Chăm đông nhất: Người Chăm ở Ninh Thuận ước 50.000 người, chiếm khoảng 50% dân số người Chăm trong toàn quốc.
Làng gốm cổ nhất Đông Dương: Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng Bàu Trúc là làng gốm cổ nhất ở Đông Dương vẫn giữ nguyên phương thức sản xuất hoàn toàn bằng tay.
Ruộng muối lớn nhất nước: Ruộng muối của Xí nghiệp Muối công nghiệp Cà Ná rộng gần 500 héc ta, sản lượng 55 đến 60 nghìn tấn/năm, là ruộng muối công nghiệp lớn nhất nước, hình thành từ năm 1927.
Đàn cừu lớn nhất nước: gồm trên 50.000 con
Nho nhiều nhất nước: Ninh Thuận có trên 1.500 ha nho, gần đây có giống nho xanh trái lớn, chất lượng không thua kém nho vùng ôn đới.
Giống tỏi thơm ngon nhất: Tỏi Ninh Thuận tép nhỏ, nhưng rất thơm, nổi tiếng nhất là tỏi vùng Vân Sơn.
Những con đường gần nhau nhất: Có dịp đi ngang Cà Ná bạn sẽ thấy biển chỉ cách quốc lộ 1A khoảng 5 m, quốc lộ 1A cách đường sắt cũng 5 m, và đường sắt cách núi 5 m.
Hòn Cò - Cà Ná Motel nằm trong tổng thể cụm Du lịch Cà Ná, cạnh quốc lộ 1A, thuộc bộ phận huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cách TPHCM 320km về hướng Bắc, TP Nha Trang 140km về hướng Nam và TP Đa Lạt 150km về hướng đông. Nằm cạnh đường sắt Bắc Nam và dãy núi sừng sững hùng vĩ. Là một vùng thuộc cực Nam Trung Bộ có bãi biển xanh sạch và được xếp vào loại đẹp nhất Việt Nam.
Nhà hàng 400 chỗ phục vụ tất cả các món ăn Âu, Á và đặc sản Việt Nam. Đặc biệt nhà hàng còn phục vụ hải sản tươi sống như tôm hùm, tôm sú, cua nghẹ, sò, ốc, cà thu, cà mú,…
Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tình và chu đáo, quý khách sẽ cảm thấy thỏai mái và hài lòng khi đến Hòn Cò ngôi nhà thân yêu của quý khách.
Hãy đến Hòn cò để nhận hưởng giây phút tuyệt vời nhất!!!...
Hải đăng mũi Dinh
Hải đăng được xây trên sườn núi cao 300m, phải leo núi, đường dốc ngoằn ngoèo cả tiếng đồng hồ. Bù lại, cái mà Mũi Dinh có thể “chiêu đãi” khách đầu tiên là gió, vì nằm ở vị trí có thể hứng cả gió tây nam lẫn gió đông bắc.
Hải đăng được người Pháp xây vào năm 1904, chiều cao tháp đèn 16m với tâm sáng 186m, chiếu sáng xa 33 hải lý vào ban ngày và 26 hải lý vào ban đêm.
Suốt đêm, ngọn hải đăng lặng lẽ quét những luồng sáng dài trên mặt biển. Một mình với ngọn đèn biển, phiên trực của người gác đèn biển kéo dài suốt đêm và thật vắng vẻ. Xa xa, ánh đèn thị xã Phan Rang - Tháp Chàm hiện ra lung linh quyến rũ...
Nếu so với hải đăng mũi Kê Gà hay hải đăng mũi Điện thì hải đăng mũi Dinh không “nổi tiếng” bằng. Nhưng cũng chính vì thế mà nơi đây còn nhiều nét hoang sơ để mọi người cùng khám phá.
Trên quốc lộ 1A hướng Nam - Bắc, khi cách Phan Rang khoảng 10km, phía bên phải có con đường dài 17km dẫn vào xã Sơn Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Từ đây, đi thêm 10km, trong đó có 5km đi qua sa mạc cát mênh mông, là đến chân núi.
Trước mắt, một sa mạc cát rộng lớn nằm dưới chân núi sát bờ biển bao la rộng lớn. Một ngôi làng nhỏ sát mép biển, những đàn dê nhởn nhơ, những khối đá lớn có hình thù lạ mắt đáng để bạn chụp cả trăm tấm ảnh làm lưu vật cho một chuyến viếng thăm.
Vịnh Vĩnh Hy


Vĩnh Hy, một vịnh biên nằm trong lòng thung lũng tỉnh Phan Rang, mang vẻ đẹp mộc mạc của một cô gái chưa một lần “mông má” trong thẩm mỹ viện. Chính vì thế mà chúng tôi đã chọn Vĩnh Hy để thư giãn trong những ngày cuối tuần đặc biệt.
Qua những con dốc ngoằn ngoèo trong đêm, Vĩnh Hy đón chúng tôi bằng những ánh đèn le lói của một làng chài bên biển và nụ cười tươi rói của những người dân biển chưa một lần quen.
Sáng - uống cà phê bên cầu cảng, ngồi nhâm nhi tách cà phê đậm đặc dưới tán keo, vùi mười đầu ngón chân vào cát, vươn vai trong cái nắng sớm miền biển, cảm giác đó rất tuyệt. Những con tàu cập bến mang về những thúng cá tươi rói lấp lánh ánh mặt trời và lấp lánh những giọt mồ hôi. Lòng bình yên đến lạ!
Tàu đưa chúng tôi ra đảo, lướt qua những mỏm đá đủ hình thù, những hang yến tối om om, những bè tôm, bè cá và cuối cùng là bãi san hô tuyệt đẹp!
Trưa - ngập trong cái nắng chói chang, ngập trong màu biển và ngập trong tiếng cười giòn. Đảo biển không có nhảy dù, không có canô, không có những hàng quán và không có… rác. Đảo biển chỉ có san hô và những sinh vật biển ngồ ngộ, một quán nhỏ, vài đoàn khách du lịch và… bầy dê đang gặm cỏ. Và một điều ngọt ngào đọng lại trong lòng chúng tôi đó chính là em - cô bé bán đậu phộng. Em đứng chờ chúng tôi ăn xong để gom vỏ đậu đem bỏ, hi vọng hình ảnh đẹp nơi em sẽ không mất khi cơn bão du lịch quét qua nơi đây.
Chiều - lội bộ lên những con dốc thoai thoải và một chiếc cầu treo, tiếng cười của lũ chúng tôi hòa dưới tán xanh của cây rừng. Một con suối nước ngọt mát lạnh vắt ngang khu rừng, đẹp đến nao lòng!
Tối - ngồi nhâm nhi ly bia dưới tán cây trong sân nhà! Chẳng biết hôm nay bia ngọt hay tiếng hát bạn ngọt! Sáng - câu cá và nhâm nhi trà trên bè! Nhìn nụ cười của người chủ bè chợt thấy cả niềm vui của mình trong đó.
Vĩnh Hy đã mang lại cho tôi niềm vui sau một chuyến đi! Niềm vui nho nhỏ khi bạn vỗ vai giới thiệu “đây là thằng bạn thân, thân lắm đó”, niềm vui nho nhỏ khi bạn xoa mớ tóc rối hỏi “Mày vui không?”, niềm vui nho nhỏ khi nghe bạn hát, niềm vui nho nhỏ khi ông lão dân tộc thiểu số tặng vài chùm nho mới hái… Những niềm vui nho nhỏ sẽ đọng mãi trong lòng! Cảm ơn Vĩnh Hy!
Nhà hàng, quán ăn Đến với Ninh thuận, du khách có thể tha hồ thưởng thức những món hải sản biển tươi, sống như: tôm, cua, mực, cá,... do các nhân viên nhà hàng lịch sự, hào hoa phục vụ ân cần chu đáo. Không gì tuyệt vời hơn là được đắm mình trong khung cảnh ấm cúng, trang trọng của những nhà hàng, quán ăn nổi tiếng, tận hưởng hương vị độc đáo, khám phá một nền văn hoá ẩm thực của xứ sở huyền thoại này.
NHÀ HÀNG
- Nhà hàng Tân Mỹ Á
Đ/c: QL 27-Tân Sơn - Ninh Sơn - Ninh Thuận
Tel : 068.854575
- Nhà hàng, làng nướng Đông Dương
Đ/c: 249A Ngô Gia Tự - P.Tấn Tài, Tx.PR-TC - Ninh Thuận
Tel : 068.830507
- Nhà hàng Trung Dung
Đ/c: Km 41, QL 27 - Ninh Sơn - Ninh Thuận
Tel : 068.854855
Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!