Lời Nói Đầu
Tài liệu tuyến điểm Bình Thuận – Ninh Thuận được hoàn thành vào ngày 01/08/2008 chỉ là tài liệu sử dụng để tham khảo, vẫn còn nhiều sai sót. Tài liệu có công sức đóng góp củac ACE Hướng Dẫn Viên trong CLB Đồng Hành Việt, các thành viên trong Câu Lạc Bộ và tổng hợp tư liệu từ nhiều tác giả khác nhau. Thay mặt BCN CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt cám ơn những ACE đã góp nhiều công sức đóng góp để Đạt hoàn thành tài liệu này.
Đây là tài liệu sử dụng trong nội bộ của Câu Lạc Bộ Hỗ Trợ – Cung Cấp Hướng Dẫn Đồng Hành Việt và là một cẫm nang dành cho các bạn sinh viên du lịch. Đề nghị các thành viên không phổ biến tài liệu này ở bên ngoài.Nếu BCN CLB phát hiện sẽ có hình thức kỷ luật rất nặng.
Thay mặt Ban Chủ Nhiệm CLB, Đạt xin cám ơn công sức đóng góp của các ACE Hướng Dẫn Viên và các thành viên trong CLB đã giúp đỡ để Đạt hoàn thành tài liệu quý giá này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2008
Chủ Nhiệm CLB
Dzoãn Tiến Đạt
TÀI LIỆU THUYẾT MINH BÌNH THUẬN – NINH THUẬN
Chuyên đề: 70 năm ca khúc Việt Nam
Nền âm nhạc Việt Nam xuất hiện từ rất sớm trải qua những thăng trầm của lịch sử có những lúc nền âm nhạc phát triển đến cao trào, có những lúc bị mờ nhạt tưởng chừng như mất hẳn song cho đến nay nền âm nhạc của nước ta đã có những chuyển biến mới và “70 năm ca khúc Việt Nam” là dấu ấn để ghi nhận lại sự chuyển biến đó.
Sự ra đời của nhạc Mới hay Tân nhạc còn gọi là “nhạc cải cách” là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặc, bước phát triển mới trong lịch sử của nền âm nhạc nước nhà. Đây cũng là biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần tự cường dân tộc- nguồn sức mạnh đã tiếp sức cho các nhạc sĩ Việt Nam vượt lên mọi trở ngại để kiên trì theo đuổi ý nguyện xây dựng nền nhạc mới mang linh hồn của dân tộc.
Trong những bước đi ban đầu, nền nhạc mới đã gặp nhiều vấp váp và cả những thất bại khó tránh trên con đường học tập, tiếp thu những cái mới - nhất là trong một cuộc học đầy gian lao không thầy dạy, không người hướng dẫn chỉ đường, vì vậy trong nền âm nhạc của giai đoạn này người ta thấy không ít những bài lai căn, chấp vá, “đầu Ngô mình Sở ”. Song các nhạc sĩ Việt Nam đã nảy sinh một khuynh hướng đối lập về quan điểm sáng tác và mở cuộc vận động tích cực cho sự tìm tòi nhằm xây dựng và phát triển một thể loại âm nhạc mới mang tính dân tộc.
Và “ 70 năm ca khúc Việt Nam” có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: từ năm 1936 đến trước cách mạng Tháng Tám 1945.
- Giai đoạn II: từ cách mạng Tháng tám 1945 đến 1975.
- Giai đoạn III: từ năm 1975 đến nay.
I. GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 1936 ĐẾN TRƯỚC CMT8 NĂM 1945
Sau khi đưa phong trào sáng tác mới ra công khai, các nhạc sĩ trẻ càng thêm tự tin, không còn lo sợ, lạc lõng. Phong trào sáng tác, trình diễn ca khúc, nhạc phẩm mới của các nhạc sĩ trẻ Việt Nam ngày càng dâng lên sôi nổi.
Phong trào chuyển theo hướng làm thay đổi sở thích của giới trẻ. Trước mối nguy vọng Pháp và trong tinh thần bảo vệ nghệ thuật của dân tộc, một số nhạc sĩ Việt Nam ra tay sáng tác những bản tân nhạc đầu tiên là vào năm 1938. Ở miền Bắc lúc ấy có Thẩm Oánh (định cư tại Hoa kỳ và từ trần năm 1996) , Dương Thiệu Tước (từ trần năm 1998 tại Việt Nam) , Trần Quang Ngọc, Lê Thương (từ trần tại Việt Nam). Trong Nam thì có Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Phạm Đăng Hinh. Tháng 3/1938, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên được chinh phủ bảo hộ Pháp gởi ra Hà Nội để thuyết trình về âm nhạc cải cách nhằm tạo một phong trào mới. Vào tháng 9/1938, báo Ngày Nay đã góp công vào phong trào phổ biến nhạc Mới bằng cách đăng những bài tân nhạc đầu tiên. Từ năm 1938 tới 1942 báo Ngày Nay đã đăng "Bông Cúc Vàng", "Kiếp Hoa" của Nguyễn Văn Tuyên, "Bình Minh", "Đàn Xuân "của Nguyễn Xuân Khoát, "Khúc Yêu Đương" của Thẩm Oánh, "Bản Đàn Xuân" của Lê Thương, "Đám Mây Rừng " của Phạm Đăng Hinh, "Đường Trường" của Trần Quang Ngọc.Báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy có đăng bản "Con Thuyền Không Bến " của Đặng Thế Phong. Các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Trần Dư, Vũ Khánh, Phạm Văn Nhượng cùng nhau thành lập nhóm MYOSOTIS. Trong nhóm này có hai xu hướng:
Phong trào chuyển theo hướng làm thay đổi sở thích của giới trẻ. Trước mối nguy vọng Pháp và trong tinh thần bảo vệ nghệ thuật của dân tộc, một số nhạc sĩ Việt Nam ra tay sáng tác những bản tân nhạc đầu tiên là vào năm 1938. Ở miền Bắc lúc ấy có Thẩm Oánh (định cư tại Hoa kỳ và từ trần năm 1996) , Dương Thiệu Tước (từ trần năm 1998 tại Việt Nam) , Trần Quang Ngọc, Lê Thương (từ trần tại Việt Nam). Trong Nam thì có Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Phạm Đăng Hinh. Tháng 3/1938, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên được chinh phủ bảo hộ Pháp gởi ra Hà Nội để thuyết trình về âm nhạc cải cách nhằm tạo một phong trào mới. Vào tháng 9/1938, báo Ngày Nay đã góp công vào phong trào phổ biến nhạc Mới bằng cách đăng những bài tân nhạc đầu tiên. Từ năm 1938 tới 1942 báo Ngày Nay đã đăng "Bông Cúc Vàng", "Kiếp Hoa" của Nguyễn Văn Tuyên, "Bình Minh", "Đàn Xuân "của Nguyễn Xuân Khoát, "Khúc Yêu Đương" của Thẩm Oánh, "Bản Đàn Xuân" của Lê Thương, "Đám Mây Rừng " của Phạm Đăng Hinh, "Đường Trường" của Trần Quang Ngọc.Báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy có đăng bản "Con Thuyền Không Bến " của Đặng Thế Phong. Các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Trần Dư, Vũ Khánh, Phạm Văn Nhượng cùng nhau thành lập nhóm MYOSOTIS. Trong nhóm này có hai xu hướng:
- Sáng tác nhạc mới nhưng có âm hưởng nhạc dân tộc do Thẩm Oánh chủ trương.
- Sáng tác hoàn toàn theo nhạc người Tây phương do Dương Thiệu Tước cầm đầu. Ít lâu sau, một nhóm khác gồm vài nhạc sĩ trẻ đầy nhiệt quyết thành lập nhóm TRICEA gồm Văn Chung, Lê Yên, Dzoãn Mẫn. Nhóm này chịu ảnh hưởng nhạc Trung Quốc lúc đầu, về sau phảng phất âm hưởng Âu châu và phải rả sớm. Nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng có các nhạc sĩ Hoàng Quý, Văn Cao, Canh Thân. Nhóm Đồng Vọng do Hoàng Quý điều khiển ra đời chuyên về nhạc hướng đạo lúc đầu và sau đó tích cực đóng góp trong việc phổ biến nhạc Mới. Lê Thương lúc đó giảng dạy tại trường trung học Lê Lợi. Một số tráng sinh hướng đạo có những tên đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam như Canh Thân, Phạm Nguyên, Hoàng Quý đã sáng tác những bài nhạc đáng kể như "Nhớ Quê Hương" (Phạm Ngữ và "Chùa Hương" (Hoàng Quý). Tỉnh Nam Định chứng kiến sự chào đời của hai bài "Đêm Thu" và "Con Thuyền Không Bến" của nhạc sĩ đoản mệnh Đặng Thế Phong. Hai bài nhạc Nhựt "Hà Nhựt Quân Tái Lai " (Bao giờ anh trở lại ) và "Shina No Yoru " (Đêm Trung Hoa) trích trong phim "Đêm Trung Hoa" (Nuit de Chine) đã gợi hứng cho nhạc sĩ Việt Nam thời bấy giờ sáng tác nhạc Việt, tạo thành phong trào "Người Việt hát nhạc Việt ". 1939: thế chiến thứ hai bùng nổ tại Âu Châu. Những bài "Việt Nam Bất Diệt" của Hoàng Gia Linh, "Trên Sông Bạch Đằng" của Hoàng Quý, "Tiếng Gọi Sinh Viên" của Lưu Hữu Phước đã làm sống dậy tinh thần yêu nước của tuổi trẻ.
Tân nhạc trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đã đóng một vai trò đáng kể và từ đó phát triển rất mạnh. Phong trào tân nhạc đã được đưa lên cao tột đỉnh với Tổng Hội Sinh Viên trong giai đoạn lịch sử 1943-1945. Nhạc sĩ đi liền với Tổng Hội Sinh Viên không ai khác hơn là Lưu Hữu Phước. Những bài hát làm ra đúng thời, đúng lúc và vẫn còn sống mãi trong tim đa số người Việt ngày hôm nay (nhất là những người vào tuổi ngũ tuần trở đi). Những ai đã sống trong thời kháng chiến chống Pháp vẫn còn nhớ những bài gợi lên những giai đoạn lịch sử Việt Nam như "Ải Chi Lăng", "Bạch Đằng Giang", "Hội Nghị Diên Hồng", hay những bài khích động thanh niên như "Tiếng Gọi Sinh Viên" (đổi thành Tiếng Gọi Thanh Niên, và cũng là bài quốc ca của thời Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu). "Lên Đàng" hay với thiếu niên như "Thiếu niên Việt Nam", hay những bài gắn liền với lịch sử như "Kinh Cầu Nguyện", "Hồn Tử Sĩ" (bài mà trong bất cứ chương trình đấu tranh của người Việt di tản vẫn còn dùng để tưởng nhớ các chiến sĩ tử trận) . Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người đầu tiên sáng tác nhạc ca kịch trong kịch thơ "Tục Lụy" của Khái Hưng và Thế Lữ và tiểu ca kịch "Con Thỏ Ngọc". Nguyễn Đình Thi sáng tác bài "Diệt Phát Xít" thúc đẩy dân chúng nổi lên chống Nhựt Bổn.
Tân nhạc trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đã đóng một vai trò đáng kể và từ đó phát triển rất mạnh. Phong trào tân nhạc đã được đưa lên cao tột đỉnh với Tổng Hội Sinh Viên trong giai đoạn lịch sử 1943-1945. Nhạc sĩ đi liền với Tổng Hội Sinh Viên không ai khác hơn là Lưu Hữu Phước. Những bài hát làm ra đúng thời, đúng lúc và vẫn còn sống mãi trong tim đa số người Việt ngày hôm nay (nhất là những người vào tuổi ngũ tuần trở đi). Những ai đã sống trong thời kháng chiến chống Pháp vẫn còn nhớ những bài gợi lên những giai đoạn lịch sử Việt Nam như "Ải Chi Lăng", "Bạch Đằng Giang", "Hội Nghị Diên Hồng", hay những bài khích động thanh niên như "Tiếng Gọi Sinh Viên" (đổi thành Tiếng Gọi Thanh Niên, và cũng là bài quốc ca của thời Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu). "Lên Đàng" hay với thiếu niên như "Thiếu niên Việt Nam", hay những bài gắn liền với lịch sử như "Kinh Cầu Nguyện", "Hồn Tử Sĩ" (bài mà trong bất cứ chương trình đấu tranh của người Việt di tản vẫn còn dùng để tưởng nhớ các chiến sĩ tử trận) . Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người đầu tiên sáng tác nhạc ca kịch trong kịch thơ "Tục Lụy" của Khái Hưng và Thế Lữ và tiểu ca kịch "Con Thỏ Ngọc". Nguyễn Đình Thi sáng tác bài "Diệt Phát Xít" thúc đẩy dân chúng nổi lên chống Nhựt Bổn.
Lúc bấy giờ ở tại Sài Gòn, chỉ lẻ tẻ vài hội hoạt động về nhạc cải cách. Hội Nam Kỳ Đức Trí Thể dục mời bà nhạc sĩ dương cầm Louise Nguyễn Văn Tỵ (tên thật là Thái Thị Lang) trình diễn piano với những bài do bà sáng tác. Nhạc sĩ quá cố Võ Đức Thu trình bày nhạc phẩm "Việt Nam Tân Điệu". Từ Bắc tới Nam, nhạc sĩ tân nhạc bắt đầu mọc lên như nấm. Trong giai đoạn 1944 -1945, nhiều bài nhạc tôn giáo như "A Di Đà Phật" của Thẩm Oánh được hát nhân ngày khánh thành trùng tu chùa quán sứ Hà Nội vào cuối năm 1942 hay bài "Sám Hối" và nhiều ca khúc khác của Nguyễn Hữu Ba và Văn Giảng sáng tác tại Huế. Nhạc đoàn Lê Bão Tịnh gồm các nhạc sĩ Hùng Lân, Hải Linh, Tâm Bảo, Thiên Phụng đã sáng tác tập Cung Thánh gồm hàng trăm bài Thánh ca Thiên chúa giáo (1944-1945).
Giai đoạn 1945-1946 đánh dấu cuộc chiến tranh bùng nổ tại Việt Nam vừa sau trận thế chiến thứ hai. Các nhạc sĩ lo sáng tác nhạc chiến đấu như Văn Cao với "Tiến Quân Ca" (trở thành Quốc Ca của chế độ cộng sản miền Bắc từ năm 1945, và được dùng làm Quốc Ca của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa từ năm 1976 sau khi thống nhất đất nước), "Chiến Sĩ Việt Nam ", như Đỗ Nhuận với "Nhớ Chiến Khu ", như Phạm Duy với "Chiến Sĩ Vô Danh ", "Xuất Quân", như Lưu Hữu Phước với "Đoàn Quân Ma ", như Phan Huỳnh Điểu với "Giải Phóng Quân ", như Thẩm Oánh với "Việt Nam Phục Quốc ".
Song song vơí những sáng tác chiến đấu, tình cảm vẫn còn rung động trong nguồn hứng qua các bài "Thiên Thai " (Văn Cao), Đêm Đông " (Nguyễn Văn Thương), "Xuân và Tuổi Trẻ " (La Hối), "Mùa Đông Binh Sĩ "
(Phan Huỳnh Điểu), "Dạ Khúc " (Nguyễn Mỹ Ca), Đêm Tàn Bến Ngự " (Dương Thiệu Tước), " Cây Đàn Bỏ Quên " (Phạm Duy), "Mơ Hoa " (Hoàng Giác), "Cô Lái Đò" (Thẩm Oánh), "Suối Mơ " (Văn Cao), "Hẹn Một Ngày
Về " (Lê Hữu Mục), "Đi Chơi Chùa Hương " (Trần Văn Khê/Nguyễn Nhược Pháp).
Sáng tác của các nhạc sĩ mới trong giai đoạn đầu của âm nhạc cải cách cho tới trước khi cách mạng Tháng Tám thành công không thuần nhất. Theo đà chuyển biến về chính trị và xã hội nước ta, nó có nhiều biến chuyển cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
Căn cứ vào nội dung, các tác phẩm sáng tác trong giai đoạn này có thể chia làm ba khuynh hướng chính: khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hùng ca yêu nước và khuynh hướng cách mạng.
Khuynh hướng lãng mạn:
1936 – 1939 là thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương. Tuy chỉ là tạm thời, song do tình hình kinh tế khá hơn trước, nên bọn thực dân ở thuộc địa có phần nới tay hơn trước. Nhiều bộ phận thuộc giai cấp Tư sản và tiểu tư sản lớp trên chưa đi theo cách mạng tưởng có thể phát triển được trong khuôn khổ thự dân. Do đó, trong văn học, các loại văn học không cách mạng, không hiện thực, cụ thể là khuynh hướng văn học lãng mạn có cơ sở tồn tại và phát triển. đi đôi với tình hình văn học nói trên, trong âm nhạc cải cách giai đoan này các ca khúc lãng mạn cũng chiếm địa bộ phận. Tất nhiên cũng như trong văn học, ca khúc lãng mạn trong giai đọan này bao gồm nhiều thể loại và tính chất khác nhau: có ca khúc lãng mạn viễn vong theo kiểu “mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây”, trốn tránh thực tại.
- Có loại ca khúc nhạc nhẹ, có tính chất giải trí – kể cả giải trí rẻ tiền.
- Cũng có loại ca khúc lãng mạn mang nội dung sâu sắc hơn, qua đó tác giả gởi gấm tình yêu quê hương đất nước.
- Lại có những ca khúc lãng mạn mang tính chất lãng mạng đồi trụy, kêu gọi thanh niên đắm chìn trong lốisống gấp. Đối với loại này, tuy chưa thấy bài nào mang tính chất khuy dâm như một số tiểu thuyết cùng loại bắt đầu phát triển từ 1935 và đặt biệt phổ biến ở thời kì 40 – 41 sau này, song nó cũng góp phần làm cho thanh niên xa rời thực tế xã hội để đắm chìm trong tình yêu lãng mạn, ủy mị, chí khí rã rời.
Đa số bài khác bộc lộ tâm trạng chán chường bế tắc của thanh niên chưa tìm ra được lối thoát trong xã hội ngột ngạt thời đó. Chiếm đa số trong thời kì đầu của “âm nhạc cải cách”, ca khúc lãng mạng sẽ vẫn tiếp tục phát triển ở các giai đoạn sau khi nó không còn là thể loại “bao san” như ở buổi ban đầu.
Để đánh giá khuynh hướng lãng mạng nói chung, có thể dẫn lời đồng chí Trường Chinh: “những văn nghệ sĩ sống dưới chế độ thực dân phong kiến là những người trí thức bị áp bức, tự mình kiếm sống khá vất vả. Vì vậy trừ một số ít tự nguyện làm “vú em” cho phong kiến và thực dân,còn đại bộ phận nghệ sỹ sớm hiểu sự đau khổ, nhục nhã của nguời dân mất nuớc. Một mặt họ bị hạn chế về quan điểm ,về cách nhận thức sự vật, về tính bấp bênh trong đáu tranh chính trị ,hạn chế về quan điểm, về cách nhận thức sự vật, về tính bấp bênh trong đấu ranh chính trị, nhưng về mặt khác họ giàu lòng yêu nuớc. Ngay trong những quan điểm sai lầm về nghệ thuật một số cũng mốn tìm sự phản kháng, một chỗ đuợc tự do thể hiện lòng ao uớc, niềm hi vọng của mình. Các tầng lớp tu sản và tiểu tư sản trí thức Việt Nam tìm thấy trong chủ nghĩa lãng mạn một tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa.
Khuynh hướng hùng ca yêu nước:
Bên cạnh những bài hát thuộc khuynh hướng lãng mạn ngay từ giai đọan đầu của nhạc mới cũng đã xuất hiện những ca khúc mang nội dung khỏe khoắn, trong sáng. Đó chủ yếu là những bài hát viết cho phong trào hướng đạo của phạm văn xung, hoàng quý. Đặc biệt, ngay trong sáng tác công khai, lẻ tẻ đã có một vài nhạc sĩ viết được đôi bài hát hướng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc rõ nét. Bài hát câu lạc bộ học sinh của lưu hữu phước (1939) là một trong những bài thuộc lọai đó. Tuy vậy những ca khúc này chưa chiếm ưu thế trên diễn đàn của các báo cáo các nhà xuất bản cũng như trong đa số các tầng lớp thị dân như những ca khúc thuộc khuynh hướng lãng mạn nói trên nó mới chỉ được phổ biến chủ yếu trong phong trào hướng đạo sinh hoặc trong một số bạn bè quen thuộc của các tác giả.
Cho tới năm 1940 tình trạng nói trên vẫn còn tiếp diễn xong bên cạnh đó bắt đầu xuất hiện thêm những ca khúc của một số nhạc sĩ đã được tiếp xúc với cách mạng và tham gia họat động trong các tổ chức do đảng lảnh đạo. Những bài này có nội dung yêu nước, cách mạng rõ rệt hơn. Tuy nhiên chúng chưa được phổ biến rộng rãi. Một số bài chủ yếu mới phổ biến trong vòng bí mật, như một số bài của đỗ nhuận (lới cha già, chim than), hoàng quý(khoan hò khoan).
Khuynh hướng này cùng với sự phát triển của tình hình chính trị xã hội trong nước và thế giới càng về sau cho tới cách mạng tháng tám càng phát triển mạng.
Từ 1941, sau khi đại chiến thứ 2 bùng nổ nước pháp bị lôi kéo vào cuộc chiến và chịu nhiều tổn thất nặng nề.chính phủ pê – tanh chủ trương một công cuộc cải cách va phục hưng nước pháp, trong đó lưu ý nhiều hơn tới tổ chức thanh niên. Việc đó có ảnh hưởng tới các nước thuộc địa.
Các hoạt động hướng đạo ở nước ta được đẩy mạnh hơn. Với các hoạt đông này, chính quyền thực dân mong muố cứu gỡ lại tình hình thanh niên ở các thành thị “đang say đắm vào cái đời sinh hoạt ích kỉ, lãng mạn, cái đơi trụy lạc cả về vật chất và tinh thần”, thậm chí “dở sống dở chết” vì chìm đắm trong hố trụy lạc do các nạn tiểu thuyết khiêu dâm gây đã lên đếnđỉnh điểm gây ra. Chính phủ pháp hy vọng “với những công cuộc tổ chức đó, thanh niên ta tập theo kỷ luật, tinh thần đoàn thể và rèn dũa những đức tính tốt như làm, sự điềm đạm, sự táo bạo, sự can đảm, kiên nhẫn….” Họ hi vọng nhờ vậy sẽ có thêm nhiều người lính tốt cung cấp cho cuộc chiến tranh của chúng ở Châu Âu.
Năm 1940 sau khi Pháp thất trận và đầu hàng đức, nhật ồ ạt kéo vào đông dương. Chúng ra sức tuyên truyền cho chủ nghĩa đại đông á, khu vực thịnh vượng chung để lôi kéo những người ghét Pháp nhưng chưa giác ngộ cách mạng, bóc lột nhân dân ta, phát xít Nhật cũng đã khơi lên phong trào khỏe vì nước. Tất cả những sự kiện đó điều tác động mạnh tới tình hình âm nhạc công khai.
Mặc khác ở thời kì này mặc dù đã rút vào bí mật, nhưng Đảng vẫn bám sát nhân dân lãnh đạo cách mạng. Phong trào cách mạng do đó ngày càng dân cao. Tin tức về các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra và sự khủng bố cực kì mang rợ, tàn bạo cuả thực dâ Pháp đối với những phong rào đó thu lượm được qua báo chí hoặc những thư từ vượt lưới kiểm soát của địch đã kích thích mạnh mẽ lòng yêu nước, câm thù giặc của các thanh niên, học sinh, sinh viên các đô thị.
Đó là những yếu tố làm sôi thêm bầu máu nóng của những nhạc sĩ trẻ dù chưa tiếp xúc trực tiếp với cách mạng tìm đến ngày càng nhiều hơn với những đề tài lịch sử để qua đó gửi gấm lòng yêu nước chí thù giặc. Khuynh hướng nhạc yêu nước, trước kia còn mơ hồ bé nhỏ, nay có thêm động lực và thời cơ để phát triển trong vòng kiểm soát của địch đồng thời ngày càng ngã dần sang những nội dung yêu nước tích cực và cách mạng. Những ca khúc với đề tài tình yêu lãng mạng và những âm điệu ủy mị, ướt át trước đây- lúc này tuy vẫn còn rãi rác nhưng đã phải nhường bước trước những xu hướng mới: xu hướng vui sống, lịch sử về xu hướng yêu nước tích cực, cách mạng đang trên đà phát triển.
Nhìn vào số lượng, từ năm 1941 những bài thuộc khuynh hướng này đã nhiều lên rõ rẹt và có chiều vượt qua những bài theo khuynh hướng lãng mạn cũ. Âm nhạc cải cách chuyển sang thời kỳ của những bản hùn ca còn gọi là thời thanh niên và lịch sử. Nó thổi một luồng gió mới vào mọi tâm hồn mệt mõi vì quá lãng mạn và nặng trĩu ưu phiền.
Một trong những dịp náo nhiệt khơi mào cho sự chuyển hướng mạnh mẽ trong sáng tác âm nhạc là kỳ trẩy hội đền Hùng vào 10/03/1941 do tờ Việt báo tổ chức. Đó là một dịp để người dân Việt Nam tỏa lòng ngưỡng mộ đối với tổ tiên, vua Hùng- những người đã có công mở nước. Bản nhạc Đi hội đền Hùng lời ca của Ngyễn Phước Bộ, âm nhạc của Lưu Hữu Phước được in ra 1000 bản để phát không cho những người đi hội đền Hùng năm đó. Và bài Thanh niên ơi của Thẩm Oánh được hàng ngàn lòng ngực ca vang trong cảnh đời hùng vĩ.
Thấy công cụ mà mình sử dụng để mê hoặc thanh niên Việt Nam, đẩy họ vào con đường ăn chơi hưởng lạc, xa rời đấu tranh đang dần bị các nhạc sĩ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước chuyển thành công cụ tuyên truyền vận động và thúc đẩy thanh niên lên đường đấu trang giải phóng dân tộc, thực dân Pháp đã bắt đầu xiết chặt lưới kiểm duyệt. Năm 1941, lời bài ca Người xưa đâu tá của Lưu Hữu Phước bị cấm, điệp khúc chính của bài Bạch Đằng Giang ( lời của Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước) vượt lưới kiểm duyệt của thực dân. Song Bạch Đằng Giang, ải chi lăng và kinh cầu nguyện (tức người xưa đâu tá) vượt lưới kiểm duyệt của thực dân vẫn lưu hành trong giới thanh niên, sinh viên và gây nên một phong trào sôi nổi.
Thấy công cụ mà mình sử dụng để mê hoặc thanh niên Việt Nam, đẩy họ vào con đường ăn chơi hưởng lạc, xa rời đấu tranh đang dần bị các nhạc sĩ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước chuyển thành công cụ tuyên truyền vận động và thúc đẩy thanh niên lên đường đấu trang giải phóng dân tộc, thực dân Pháp đã bắt đầu xiết chặt lưới kiểm duyệt. Năm 1941, lời bài ca Người xưa đâu tá của Lưu Hữu Phước bị cấm, điệp khúc chính của bài Bạch Đằng Giang ( lời của Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước) vượt lưới kiểm duyệt của thực dân. Song Bạch Đằng Giang, ải chi lăng và kinh cầu nguyện (tức người xưa đâu tá) vượt lưới kiểm duyệt của thực dân vẫn lưu hành trong giới thanh niên, sinh viên và gây nên một phong trào sôi nổi.
Cuối năm 1941 đầu 1942, tiếng gọi sinh viên của Lưu Hữu Phước bắt đầu lan rộng nhanh chống trong sinh viên và học sinh, rồi được quần chúng tự động gọi tên là tiếng gọi thanh niên. Bài hát đã kích thích mạnh mẽ lòng yêu nước, chí quật khởi của từng lớp thanh niên, học sinh thời bấy giờ. Tổ hội sinh viên- với một lập trường quốc gia cấp tiến và những đoàn viên trẻ tuổi hăng say- là tổ chức đã có nhiều hoạt động có tác động gây tinh thần yêu nước mãnh liệt tron nhân dân, nhất là trong đám học sinh, sinh viên. Đặc biệt chú trọng đến việc dùng tân nhạc tron cuộc đấu tranh chính trị chống Pháp- Nhật, tổng hội sinh viên quảng cáo rầm rộ cho những bản hùng ca của thời kỳ này, trong đó nổi bậc lên những sáng tác của Lưu Hữu Phước.
Nắm lấy phong trào của thanh niên bên ngoài đang sôi nổi, ban thường vụ trung ương Đảng họp vào thàng 2/1943 ra quyết nghị: phái người vào các đoàn hướng đạo, hội thể dục để hoạt động.
Chính qua đó, nhiều nhạc sĩ trẻ tham gia trong các tổ chức hướng đạo và các hoạt động của thanh niên, sinh viên đã chịu ảnh hưởng của cách mạng và sau này họ dễ dàng tự nguyện tham gia hàng ngũ những người chiến sĩ cách mạng đấu tranh giải phóng đất nước khỏi xiềng xích nô lệ. Trong lớp nhạc sĩ đầu tiên ấy có thể kể đến Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao…
Cũng chính vì vậy, từ năm 1943 khuynh hướng nhạc yêu nước ngày càng nở rộ gần như lấn áp hẳn khuynh hướng lãng mạn kể cả những đô thị. Đây là một lực lượng hùng hậu để bổ sung cho dòng âm nhạc cách mạng đã hình thành và hoạt động chủ yếu trong vòng bí mật. Cho tới sau ngày đảo chính nhật 9 tháng 3 năm 1945, đặc biệt là sau cách mạng thánh 8 thành công, dòng âm nhạc này lớn mạnh vượt bật và đè bẹp hoàn toàn dòng nhạc lãng mạn.
Khuynh hướng cách mạng:
Khuynh hướng âm nhạc cách mạng của nước ta ra đời cùng với cuộc hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân ở nước ta – khi đó là Đảng cộng sản Đông Dương.
Bằng sự nhạy cảm của mình những người cộng sản Việt Nam từ rất sớm đã biết vận dụng cả 2 phương thức sáng tác – đặt lời cho những bài có sẵn và sáng tác những bài ca mới theo phương pháp Âu tây. Các chiến sĩ Cộng Sản Việt Nam đặt lời mới cho những ca khúc cách mạng nước ngoài như: quốc tế ca, thanh niên xích vệ, nhà máy đứng lên mau… của Pháp, Đức. Nhưng khác hẳn việc đặt lời cho ca khúc ngoại quốc trong phong trào hát bài hát ta theo Tây đã nói ở trên, các chiến sĩ Cộng Sản đã làm công việc này với mục đích cổ vũ tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ trên mặt trận cũng như nơi lao tù và vận động tham gia hoạt động cách mạng, giành độc lập tự do cho tổ quốc.
Sớm nắm được quy luật phát triển của nghệ thuật âm nhạc nước nhà họ đã nhanh chóng lợi dụng nó làm vũ khí tuyên truyền cho cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược. Từ cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 một bài hát mới sáng tác theo phương pháp cấu tứ âu tây xuất hiện: cùng nhau đi hồng binh của Đinh Nhu. Bài hát nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và có sức lôi cuốn quần chúng xiết chặt hàng ngũ trong các cuộc biểu tình đình công hoặc võ trang cướp chính quyền ngày đó.
Cho tới nay, bài hát nói trên vẫn được xem là sáng tác mới đầu tiên của khuynh hướng âm nhạc cách mạng. Nó mở màn cho những sáng tác cùng loại trong thời kì 1930 – 1931, 1936 – 1937 và những năm 1940 trở về sau của trần Văn Út (Tam Bình) Vương Gia Khương (cờ việt minh), Đỗ Nhuận (viếng mồ liệt sĩ, chiều tù, Quảng Châu công xã) và nhiều nhạc sĩ khác…
Sự lãnh đạo ngầm của Đảng trong các tổ chức hướng đạo và các hoạt động của thanh niên – sinh viên từ năm 1943 trở đi được đẩy mạnh nó góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy những mầm móng sáng tác theo khuynh hướng yêu nước tiến bộ trong nền nhạc mới mau chóng lớn mạnh.
Nhờ đó nhiều nhạc sĩ từng hăng hái sáng tác theo khuynh hướng này về sau đã trở thành những nồng cốt gia nhập đội ngũ nhạc sĩ cách mạng: Lưu Hữu Phước, Văn Cao… đặc biệt cũng trong 1943 đề cương văn hoá của Đảng ra đời lần đầu tiên đường lối và nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai được vạch ra một cách đầy đủ, rỏ ràng và chính xác. Không chỉ còn là những hành động tự phát của những cá nhân lẻ tẻ như trong những năm trước.
Đề cương văn hoá của Đảng đã chính thức mở màn cho một cuộc phản công có tổ chức của văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương chống lại cuộc xâm lược bằng văn hoá của thực dân Pháp.
Ánh sáng đường lối của đề cương văn hoá sau này sẽ toả rộng tác dụng trong các tầng lớp văn nghệ sĩ theo cách mạng, giúp họ trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật và âm nhạc cách mạng vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại, phục vụ đông đảo quần chúng theo phương châm dân tộc, khoa học đại chúng.
Từ 1944, khí thế cách mạng ngày càng dâng cao. Một số nghệ sĩ trẻ ở ngoại thành đã bắt liên lạc được với cơ sở cách mạng, trở thành một lực lượng đóng góp tích cực cho cuộc đấu trang sống mái sắp tới bằng thứ vũ khí văn nghệ sắt bén này.
Những bài Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước cùng với những bài ca cách mạng khác như: Du kích ca của Đỗ Nhuận, Tiến quân ca của Văn Cao, Diệt phát xích của Nguyễn Đình Thi đã trở thành tiếng kèn thôi thúc thanh niên, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hăng hái lao vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 bên cạnh hàng trăm bài hát sôi sục khí thế cách mạng của các tác giả khác…
Những khuynh hướng khác trong đà tiến triển chung của âm nhạc cải cách các nhạc sĩ ở khắp nơi xuất hiện ngày càng nhiều. Họ sáng tác theo cảm hứng của mình và đồng thời chịu ảng hưởng của thời cuộc và các trào lưu chính từ bên ngoài dội tới. Đề tài nói chung vì vậy ở mỗi người cũng rất đa dạng. Khi thì những đề tài tình yêu mang tính chất lãng mạn. Khi là những bài hát về đề tài thanh niên, lịch sử hoặc chiến đấu.
Khoảng năm 1944- 1945, những đề tài viết về tôn giáo bắt đầu xuất hiện và ngày càng phổ biến nhiều: A di Đà Phật của Thẩm Oánh (1942), Sám hối của Nguyễn Hữu Ba và một số bài Phật nhạc của Nguyễn Hữu Ba và Văn Giảng, một loạt ca khúc giáo đường Thiên Chúa nở rộ với nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh gồm Hùng Lâm, Tâm Bảo, Thiên Phụng, Hải Linh. Nhóm này sáng tác được hàng trăm bài in trong tập Cung thánh những năm 1944- 1945.
Bám sát hơi dân ca, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát cũng cho ra đời một số bài có tính chất đồng dao: con cò, con voi…song nhìn chung, càng ngày gần tới ngày tổng khởi nghĩa 1945 những sáng tác mang nội dung yêu nước kích thích tinh thần dân tộc kêu gọi câm thù, thúc đẩy đấu tranh ngày càng nhiều.
II. GIAI ĐOẠN II: TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN 1975
1. Giai đoạn từ 1945 – 1954: Âm nhạc Việt Nam thời kì chống Pháp
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời đem lại niềm phấn khởi cho mọi tầng lớp nhân dân, trong âm nhạc, các nhạc sĩ trẻ cũng lao vào công cuộc sáng tác những bản nhạc hào hùng phấn chấn.
Dòng âm nhạc Cách Mạng nảy sinh từ những năm 30 và họat động trong vòng bí mật nay chính thức ra công khai. Từ đây lịch sử ghi dấu sự lớn mạnh không ngừng của dòng nhạc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, sau hơn nửa thế kỉ đụng độ với âm nhạc phương tây, các nghệ sĩ và nhạc sĩ từ nhiều khuynh hướng khác nhau đã qui từ về một mối. Nhưng từ tháng 12- 1946, Pháp quay lại xâm lược nước ta, âm nhạc Việt Nam lại bước vào giai đoạn phân hóa mới.
Tại các vùng bị tạm chiếm, âm nhạc bị kéo về tình trạng những ngày đầu trước cách mạng, những đề tài lãng mạn, đồi trụy – phản động được sống lại.
Ở các vùng kháng chiến, nội dung đề cương văn hóa 1943 của Đảng ngày càng được phổ biến sâu trong giới văn nghệ sĩ. Những cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt chống tư tưởng tự ti, miệt thị và những cách nhìn lệch lạc với nghệ thuật cổ truyền góp phần tẩy rửa nọc độc còn rớt lại của văn hóa thực dân.
Từ khoảng năm 1950 – 1951 trở đi, âm nhạc Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển mình. Thời kì hồi sinh của âm nhạc cổ truyền và thời kì lột xác của bộ phận “âm nhạc cải cách” theo Cách Mạng chính thức được mở ra.
Chính trong cuộc kháng chiến này, nhờ bám sát cuộc sống chiến đấu và tắm mình trong nguồn nhạc dân gian tươi mát mà xưa kia bứt xa, phương hướng và phương pháp sáng tác của các nhạc sĩ kháng chiến thay đổi hẳn. Từ 1950, đặc biệt là càng về cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, âm nhạc Cách Mạng càng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Chính trong cuộc kháng chiến này, nhờ bám sát cuộc sống chiến đấu và tắm mình trong nguồn nhạc dân gian tươi mát mà xưa kia bứt xa, phương hướng và phương pháp sáng tác của các nhạc sĩ kháng chiến thay đổi hẳn. Từ 1950, đặc biệt là càng về cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, âm nhạc Cách Mạng càng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Trong lĩnh vực ca khúc, không chỉ ở nội dung mà trong ngôn ngữ nghệ thuật. Những âm điệu lai căn một cách cố ý không có chỗ đứng trong âm nhạc kháng chiến. Số bài còn chịu âm hưởng phương tây rút đi trông thấy nhường chổ cho những ca khúc giàu sắc thái dân tộc. Âm hưởng của âm nhạc dân tộc trong ca khúc kháng chiến đậm đà rõ nét.
Ngoài những thành công của Văn Cao (sông Lô), Lê Yên (bộ đội về làng),… là những điển hình đầu tiên về sự đổi mới khả năng biểu hiện của âm điệu dân tộc với chất hành khúc chiến đấu. Đó cũng là những điển hình đầu tiên về sự Việt hóa thể hành khúc phương Tây và sự kết hợp khá thành công hình thức ca khúc mới với âm điệu dân tộc để tạo ra ngôn ngữ và nhịp sống thời đại trong âm nhạc Việt Nam.
Chín năm kháng chiến thắng lợi đồng thời cũng đánh dấu sự thắng lợi của Mặt trận văn hóa và âm nhạc Việt Nam chống sự tấn công văn hóa của thực dân Pháp và ảnh hưởng di hại của nó.
1954 chấm dứt giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hòa bình được lập lại nhưng đất nước còn tạm chia cắt hai miền. Những cặn bã của văn hóa thực dân ở các vùng pháp chiếm cũ bị dồn xuống phía Nam. Quá trình phân hóa (bắt đầu từ 1946) để hình thành hai dòng nhạc Cách Mạng và phản cách mạng lúc này chuyển vào cao điểm, của sự đối kháng.
Cùng với sự đối lập về chế độ xã hội, sự phát triển của hai dòng nhạc chính thống ở mỗi miền càng đi sâu vào sự đối lập về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức và thể loại.
Ở miền Bắc, âm nhạc không ngừng bước tiến lên quy mô hiện đại và phát triển một cách nhịp nhàng, cân đối, toàn diện hơn bất kì thời kì nào trong lịch sử âm nhạc nước nhà cho tới lúc đó Âm nhạc miền Bắc ngày càng đi vào chuyên nghiệp và chuyên môn hóa. Các khâu đào tạo, sưu tầm, nghiên cứu được chú trọng, đi vào tổ chức chính qui chặt chẽ, hổ trợ cho sáng tác, biểu hiện vươn lên những thành tựu rữc rỡ. Hàng ngàn bài ca nhạc cổ của các sắc tộc trên đất nước ta được ghi vào các băng từ tính. Hàng trăm bài được xuất bản dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều công trình chuyên khảo về âm nhạc dân gian và sân khấu cổ truyền ra đời.
Việc phổ cập âm nhạc truyền thống trong nhân dân, đặc biệt trong các thế hệ trẻ, nhờ đó được đẩy mạnh, nâng cao thêm lòng yêu mến, quý trọng vốn cổ và việc kế thừa trong các sáng tác mới. Các lớp huấn luyện ngắn hạn trong thời kì kháng chiến được thay thế bằng các trường nghệ thuật với chương trình giảng dạy dài hạn toàn diện có hệ thống.
Việc phổ cập âm nhạc truyền thống trong nhân dân, đặc biệt trong các thế hệ trẻ, nhờ đó được đẩy mạnh, nâng cao thêm lòng yêu mến, quý trọng vốn cổ và việc kế thừa trong các sáng tác mới. Các lớp huấn luyện ngắn hạn trong thời kì kháng chiến được thay thế bằng các trường nghệ thuật với chương trình giảng dạy dài hạn toàn diện có hệ thống.
Trường âm nhạc Việt Nam (nay là nhạc viện Hà Nội) thành lập 1956, trường nghệ thuật sân khấu (1959) thường xuyên đào tạo diễn viên đủ ngành nghề, đặc biệt là đội ngũ sáng tác âm nhạc căn bản, vững tay nghề, có khả năng viết ca khúc và tác phẩm thanh khí nhạc đủ loại. Truyền thống tiếp thu tinh hoa âm nhạc nước ngoài được phát huy.
Trong thế kỷ này, nhân dân Việt Nam chủ động vươn tới những chân trời xa xôi ngoài biên giới, đón nhận tinh hoa âm nhạc bốn phương. Những học sinh, sinh viên âm nhạc gửi sang các nước bạn kế tục nhau ra đi và trở về với những kiến thức mới, kinh nghiệm hay, góp phần cùng lực lượng đang được đào tạo trong nước hoàn thiện dần nền âm nhạc mới của nước nhà. Ca khúc tiếp tục được mùa, ngày càng nhuần nhị hơn với các chất liệu âm nhạc dân tộc, già dận hơn trong việc khai thác các đề tài của cuộc sống mới. Nhiều nhạc sĩ dần hình thành phong cách riêng.
2. Giai đoạn 1954 – 1975: Âm nhạc Việt Nam thời kì chống Mỹ cứu nước
Hai mươi mốt năm từ 1954 – 1975 đánh dấu sự phát triển với một tốc độ chưa từng thấy của âm nhạc cách mạng Việt Nam trong lịch sử âm nhạc nước nhà cho tới bây giờ.
Trong lúc đó, âm nhạc miền Nam chậm chạp bước theo một hướng khác. Tình hình âm nhạc ở đây hoàn toàn không thuần nhất.
Tân nhạc đi vào con đường nhạc nhẹ hóa với những tác phẩm lai căn.Theo sự phát triển của phong trào và phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Nam, âm nhạc Cách Mạng và yêu nước cũng dần lớn lên.
Năm 1975, chiến dịch hồ chí minh thắng lợi, nhanh như trận gió cuốn. Cách mạng Việt Nam toàn thắng. Các thế lực phản động bị đập tan. Dòng nhạc phản Cách Mạng cùng chung một số phận. Trên đất nước hòa bình thống nhất lại xuất hiện điển quy tụ mới trong nền âm nhạc Việt Nam. Tất cả những truyền thống âm nhạc tốt đẹp của dân tộc lại được khơi dậy mạnh mẽ trên toàn đất nước.
Năm 1975, chiến dịch hồ chí minh thắng lợi, nhanh như trận gió cuốn. Cách mạng Việt Nam toàn thắng. Các thế lực phản động bị đập tan. Dòng nhạc phản Cách Mạng cùng chung một số phận. Trên đất nước hòa bình thống nhất lại xuất hiện điển quy tụ mới trong nền âm nhạc Việt Nam. Tất cả những truyền thống âm nhạc tốt đẹp của dân tộc lại được khơi dậy mạnh mẽ trên toàn đất nước.
Tiếng trống đồng hùng vĩ cùng tiếng đàn đá cổ xưa lại ngân vang trang trọng trên sân khấu thủ đô và một số địa phương mừng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tròn 35 tuổi. Sự nghiệp xây dựng và phát triển âm nhạc dân tộc, bao gồm hai bộ phận cân đối: nhạc cổ truyền và nhạc Mới, tiếp tục vươn tới đạt những thành tựu mới.
Những tinh hoa âm nhạc cổ truyền dân tộc đựơc giới thiệu với đồng bào trong nước và nhân dân thế giới. Các công tác đào tạo, nghiên cứu lý luận và sáng tác âm nhạc đều có những bước phát triển mới đáng mừng. Nhiều nghệ sĩ ưu tú tham dự các cuộc thi âm nhạc quốc tế đã đem vinh quang về cho đất nước. Một trong những thành công rực rỡ nhất là thành tích vang dội của nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn trong cuộc thi Piano quốc tế tại Ba Lan, làm chấn động dư luận âm nhạc thế giới.
III. GIAI ĐOẠN III: 1975 ĐẾN NAY
Dù khó khăn, dù gian nan, dù sao đi nữa, người dân Việt Nam nên chấp nhận Việt Nam là quê hương ngàn đời. Niềm hy vọng nhỏ nhoi chỉ lóe lên và chưa được bừng sáng thì 30 tháng 4, 1975 đã đưa hàng trăm nghìn người ra đi trên đường di tản. Nhạc trẻ là một hiện tượng âm nhạc xuất hiện tiên khởi vào đầu thập niên 60. Nhạc kích động Âu Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường miền Nam vào cuối năm 1959. Giới trẻ, con của các thương gia và giới trưởng giả theo học chương trình Pháp thường nghe các loại nhạc kích động của Mỹ và Pháp.
Phải đợi tới khoảng 1963 - 1965, phong trào nghe nhạc kích động Tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh quốc như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv…. là thần tượng của giới thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi. Những ban nhạc trẻ kích động mạnh nhưng trên như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane - cả 4 người này hiện nay ở Mỹ và Billy Shane đã qua đời năm 1998).
Phải đợi tới khoảng 1963 - 1965, phong trào nghe nhạc kích động Tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh quốc như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv…. là thần tượng của giới thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi. Những ban nhạc trẻ kích động mạnh nhưng trên như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane - cả 4 người này hiện nay ở Mỹ và Billy Shane đã qua đời năm 1998).
Một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương (hiện ở Hoa Kỳ), Pauline Ngọc (không còn hát n"a và hiện sống bên Đức), Prosper Thắng (sống ở Pháp và từ trần năm 1998), Julie Quang (hiện sống ở Mỹ), Carol Kim ( sống ở Mỹ),vv.. Họ nổi danh với các bản nhạc ngoại quốc hát bằng lời Pháp và Anh. Những hộp đêm Mỹ ngày càng nhiều từ 1968 trở đi càng khuyến khích số người hát nhạc Mỹ nhiều hơn nữa. Trước sự bành trướng mạnh mẽ của nhạc ngoại quốc nổi tiếng, Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải, vv… chuyển sang đặt lời Việt cho nhạc ngoại quốc.
Phải đợi tới năm 1971 mới thấy xuất hiện đại hội nhạc trẻ đầu tiên được tổ chức tại sân Hoa Lư do Trường Kỳ (hiện ở Montreal, Canada), Tùng Giang (ở California, Hoa Kỳ), và Nam Lộc ( làm việc cho một cơ quan thiện nguyện USCC ở Los Angeles, Cali) đảm trách. Sự thành công của đại hội nhạc trẻ đầu tiên ở Saigon đã đẩy mạnh nhạc trẻ lên cao độ qua những năm kế tiếp (1971 tại trường trung học Taberd với hơn 10.000 người nghe, và 1974 , năm chót trước khi mất Saigon tại vườn sở thú với trên 20.000 khán giả). Những bản nhạc ngoại quốc như "The House of the Rising Sun", "Reviens la Nuit", "Tous les Garçons et les Filles", "Capri, c'est fini", "Bang Bang" , "Besame Mucho", "Only You", "My Prayer", "Be Bop Be Lu La", "Love Story", "Yesterday", "Michelle", etc… là những bài vẫn còn được "ăn khách" trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại hiện nay.
Loại nhạc trẻ không đóng góp gì vào gia tài của nền Tân nhạc Việt Nam hay chỉ là loại nhạc bắt chước theo người Tây phương, không có gì là sáng tạo cả. Đó là loại nhạc cuồng loạn, ru hồn thế hệ trẻ trong khung cảnh chiến tranh để cho họ tạm quên cảnh tương tàn của đất nước qua những bước nhảy tango, twist, be-bop, valse, pasodoble, rumba, cha cha cha, vv.. Một giai đoạn bị Mỹ hóa, giữa thời kỳ náo loạn.
Giai đoạn thứ ba của lịch sử Tân nhạc Việt Nam kể từ khi hàng triệu người Việt bỏ xứ ra đi trên đường tạm dừng sau ngày 30 tháng 4/1975 cho tới trước ngưỡng cửa của năm 2000.
Nhạc di tản từ 30 tháng 4/1975. 25 năm lặng lẽ trôi qua. 25 năm đầy biến chuyển trong lịch sử thế giới nói chung và trong lịch sử Việt Nam nói riêng. Chỉ riêng về ngành âm nhạc Việt Nam, nhất là ở hải ngoại, số lượng bài bản tân nhạc, những ca khúc đã thay đổi nhiều đề tài, đã tăng số lượng theo một mức độ ngoài sức tưởng tượng của loài người.
Những năm đầu của thời di tản cho thấy những băng nhựa đủ loại, từ các cuốn băng sao lại băng cũ thời trước 1975, đến các băng được sản xuất tại Âu Mỹ do hàng chục trung tâm băng nhạc.Đến năm 1988 mở màn cho giai đoạn dĩa laser loại compact disc.
Chỉ trong vòng 5 năm (1988-1993) hàng nghìn dĩa laser tràn lan khắp nơi. Loại dĩa laser video phát triển từ 1992 lúc phong trào hát Karaoke khởi xướng mạnh tại Hoa Kỳ và Canada. Nhiều quán cà phê và quán phở, tiệm ăn ở Bắc Mỹ phải trang bị máy karaoke và luôn cả tư nhân cũng thích hát Karaoke vào cuối tuần trong những cuộc họp bạn tại gia. Gần đây hơn, các loại dĩa CDV, và DVD thay thế loại laserdisc làm bành trướng mạnh phong trào Karaoke tại tư gia.
Video về tân nhạc cũng rất thịnh hành, hàng mấy chục trung tâm băng nhạc xuất hiện tại Âu Mỹ và các ca sĩ tự lập các trung tâm sản xuất riêng. Trong phạm vi nhạc di tản, tôi chỉ đề cập tới tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại. Tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại (1975-2000) Giai đoạn di tản qua 25 năm cho thấy sức mạnh vô cùng mãnh liệt của người Việt trong lĩnh vực sáng tác.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người làm văn nghệ lúc nào cũng hăng say tìm nguồn cảm hứng qua những sáng tác âm nhạc. Một số nhạc sĩ ra đi trong đợt di tản đầu tiên gồm có Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Nam Lộc, Song Ngọc, Tô Huyền Vân, Huỳnh Anh. Năm giai đoạn thể hiện lịch sử tiến triển của tân nhạc hải ngoại:
Nhớ Quê Hương, nhớ Saigon đất nước vừa bị mất, quê hương phải lìa xa. Saigon vừa bị đổi tên. Niềm thất vọng tràn trề dâng cao trong lòng tất cả người dân Việt phải bỏ xứ ra đi trong uất hận, căm tức, tủi nhục. Toán người di tản ra đi đầu tiên đã đến Mỹ vào giữa mùa xuân năm 1975.
Phải đợi tới cuối thu 1975, một số nhạc sĩ có tên tuổi ở Saigon đã ra đi trong đợt đầu và trong số đó có Nam Lộc. Nam Lộc là người đã viết một bản nhạc vào cuối năm 1975 và là bài thành công nhất trong giai đoạn đầu của di tản (1975-1980). Đó là bài "Saigon Ơi ! Vĩnh Biệt ". Saigon , thành phố của bao kỷ niệm, của nhớ nhung, của hàng triệu con tim bị rung động mỗi khi hai chữ Saigon được nhắc đến, là đề tài cho một số nhạc phẩm như "Saigon Ơi! Vĩnh Biệt !" (Nam Lộc , 1975), "Saigon Ơi ! Thôi Đã Hết" (Nam Lộc , 1976), "Saigon Năm Xưa” (Trần Quang Hải, 1985).
Ngày 9 tháng 5, 1976 tại Los Angeles, California, lễ kỷ niệm một năm xa xứ đã được một số nghệ sĩ Việt tổ chức một chương trình đại nhạc hội đầu tiên giống như ở Saigon cùng lúc với sự chào đời cuốn băng thực hiện lần đầu tại hải ngoại do nữ ca sĩ Thanh Thúy hát với tựa cuốn băng Thanh Thúy 1: Saigon ơi! Vĩnh biệt đánh dấu một biến chuyển mấu chốt trong lĩnh vực tân nhạc di tản và sản xuất băng nhạc tại hải ngoại.
Ở Âu châu tại Paris, phải đợi tới tháng 9,1976 mới thấy sự bùng nổ của chương trình nhạc hội qua sự cố gắng của Lê Lai (đài VOA) từ Hoa Thịnh trốn sang Paris để tổ chức 4 buổi trình diễn tân nhạc, dân ca và ngâm thơ với Khánh Ly, Hoàng Oanh và sự cộng tác của nhạc sĩ Trần Quang Hải .Sự thành công của chương trình thi ca nhạc di tản đầu tiên đã khơi mào cho chương trình thi ca vũ nhạc kịch của đoàn Hoàng Thi Thơ từ Mỹ sang Pháp và Thụy Sĩ trình diễn vào cuối tháng 10,1976.
Các trung tâm băng nhạc lần lần xuất hiện ở Mỹ và Pháp. Từ 1988 bắt đầu chuyển mình sang phong trào làm dĩa laser. Cả chục nghìn dĩa CD đã được tung ra trên thị trường băng nhạc Việt Nam từ 1987. Nhạc sĩ Phạm Duy là người đầu tiên đưa nhạc Việt vào dĩa CD do Phạm Duy Cường soạn hòa âm và sản xuất với tựa đề "Nhạc Tình Phạm Duy" vào cuối năm 1987. Vào đầu tháng 2, 1988, tại Paris, nhà sản xuất dĩa hát Pháp Playasound đã tung ra thị trường quốc tế dĩa laser đầu tiên về nhạc cổ truyền Việt Nam với Trần Quang Hải và Bạch Yến qua dĩa "Rêves et Réalités/Trần Quang Hải et Bạch Yến" (Giấc Mơ và Sự Thật).
Băng video trở thành một món ăn tinh thần cần thiết cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Trung tâm Thúy Nga trở nên một nơi phát hành các chương trình ca nhạc hay nhất từ 1989 trở đi với sự tuyển chọn ca sĩ, phối hợp với kỹ thuật thu hình do một cơ quan chuyên nghiệp Pháp đảm nhận. Phong trào Karaoke lan tràn vào giới nhạc Việt từ 1990.
Nhạc tranh đấu và kháng chiến
Sau ba năm im hơi 1975-1978, sống ẩn dật tại Miami (Florida) bên Mỹ trong khi chờ đợi các con (ban nhạc The Dreamers) còn kẹt lại ở Saigon (sau đó toàn ban nhạc The Dreamers đã được sang Mỹ và hiện định cư tại Midway City, California), trong khi ca sĩ Duy Quang đã nhờ Julie Quang (bây giờ chỉ mang tên Julie thôi sau khi chia tay với Duy Quang) để sang Pháp vào cuối năm 1978, Phạm Duy, người sáng tác nhạc nhiều nhất ở Việt Nam, lại xuất hiện lộ diện qua quyển nhạc "Hát Trên Đường Tạm Dung" (1978). Bản " Đường Tạm Dung" và bản "Nguyên Vẹn Hình Hài" của Phạm Duy đã là ngọn đuốc đốt cháy tạo nguồn hứng sáng tác cho một số nhạc sĩ trẻ để tung ra những nhạc phẩm tả nỗi uất ức oán hờn căm thù đi liền với phong trào phục quốc kháng chiến cùng lúc với sự xuất hiện của Võ Đại Tôn và Hoàng Cơ Minh.
Nguyệt Ánh , một hiện tượng mới trong làng tân nhạc từ 1980 bắt đầu sáng tác nhiều nhạc phẩm phục quốc qua những cuốn băng như "Em nhớ màu cờ", "Dưới Cờ Phục Quốc", … Tên Nguyệt Ánh đi liền với giai đoạn phục quốc, kháng chiến. Việt Dzũng, một nhạc sĩ trẻ, hăng say kháng chiến, nói lên tiếng nói căm hờn qua các bản nhạc đầy ý chí trong hai cuốn băng "Lưu Vong Khúc" và "Kinh Tỵ Nạn" (1981). Trần Quang Hải và Bạch Yến đã sáng tác một số nhạc phẩm đấu tranh , điển hình nhất là "Thương Nhớ Quê Hương" (1978), "Cầu Mong Cho Mau Hòa Bình" (1978), và "Em Về Gi" “ Lửa" ( phổ thơ của Minh Đức Hoài Trinh, 1978) Chí nguyện đoàn hải ngoại phục quốc Việt Nam, với mục đích yểm trợ "chiến dịch người về" đã xuất bản hai cuốn băng "Hát Cho Những Người Về " (1981), và "Rực Lửa Trời Đông" (1983) gồm những ca khúc nung nấu tinh thần kháng chiến ở hải ngoại và quốc nội. Nhiều chủ đề được tung ra qua một số băng nhạc sản xuất từ 1976 - 1980 như "Tháng Tư Buồn", "Sài Gòn Vĩnh Biệt Tình Ta", "Ngày Quốc Hận 30 tháng 4/1975", "Người Di Tản Buồn", "Hát Cho Người Tìm Tự Do", "Quê Hương Bỏ Lại", vv…
Nhạc tả lại cảnh lao tù Việt Nam Năm 1981, Phạm Duy sáng tác 20 bài lấy tựa là "Ngục Ca" qua lời thơ của ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện trong tập thơ "Tiếng Vọng Từ Đáy Vực" . Hà Thúc Sinh sáng tác trong thời gian học tập cải tạo ở Việt Nam . Sau khi vượt biển , được định cư tại Mỹ, đã xuất bản tập nhạc "Tiếng Hát Tủi Nhục" (1982). Châu Đình An, một nhạc sĩ trẻ , đã đóng góp qua tập nhạc "Những Lời Ca Thép " (1982). Phạm Duy, Lê Uyên Phương, Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Nguyễn Đức Quang ở Mỹ, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Ni Tấn, Vy Hùng ở Canada, Trần Quang Hải, Duyên Anh, Ngô Càn Chiếu ở Pháp, Nguyễn Quyết Thắng ở Hòa Lan, Nguyễn Đình Ngoạn ở Đức, Phạm Quang Ngọc, Cung đàn Nguyễn Sỹ Nam, Hoàng Ngọc Tuấn ở Úc châu đã viết nhiều bài ca tranh đấu cũng như những ca khúc phù hợp với phong trào phục quốc.
Sự phục sinh của nhạc tiền chiến từ năm 1982 trở đi, hiện tượng phục sinh nhạc tiền chiến được phát triển rộng rãi. Những ca sĩ đua nhau sản xuất băng nhạc hát lại những bài hát tiền chiến hay những bài trước 1975. Bạch Yến, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Thúy, Kim Anh, Minh Hiếu, Thanh Tuyền, Hương Lan, Julie, Huyền Châu, Bích Thuận, Phương Dung, Kim Loan, Duy Quang, Elvis Phương, Thanh Mai, vv….
Sự phục sinh của nhạc tiền chiến từ năm 1982 trở đi, hiện tượng phục sinh nhạc tiền chiến được phát triển rộng rãi. Những ca sĩ đua nhau sản xuất băng nhạc hát lại những bài hát tiền chiến hay những bài trước 1975. Bạch Yến, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Thúy, Kim Anh, Minh Hiếu, Thanh Tuyền, Hương Lan, Julie, Huyền Châu, Bích Thuận, Phương Dung, Kim Loan, Duy Quang, Elvis Phương, Thanh Mai, vv….
Trong những năm 1983 - 1985 đã phát hành trên 100 cuốn băng nhạc làm sống lại những bài ca tiền chiến như để gợi lại biết bao kỷ niệm của thời quá khứ. Chủ đề phục quốc, kháng chiến nhường bước cho chủ đề tình yêu và kỷ niệm quê hương sau 10 năm lưu vong.
Một số nhạc sĩ như Lam Phương, Đức Huy, Phan Kiên, Duy Quang, Ngô Minh Khánh, Trần Quang Hải, Duyên Anh trong khoảng thời gian 1982-85 đã sáng tác rất nhiều nhạc phẩm ca ngợi tình yêu đôi lứa. "Yêu Em Dài Lâu" (Đức Huy), "Ru Đời Phù Ảo" (Duyên Anh, 1984), "Anh Cần Em" (Trần Quang Hải - Lương Ngọc Châu, 1982).
Giai đoạn này đánh dấu một chiều hướng mới trong làng nhạc Việt với sự viết lời ngoại quốc (Pháp và Anh) trên nhạc Việt do nhạc sĩ Trần Quang Hải đề xướng và mang nhạc Việt do nhạc sĩ Việt sáng tác vào thị trường quốc tế.
Hưng ca, nhạc trẻ song ngữ ,phong trào phổ thơ được bành trướng, cũng như sự tái sinh phong trào du ca với Nguyễn & ETH; Ức Quang, Nguyễn Hữu Nghĩa và Phan Ni Tấn. Phong trào Hưng Ca được thành hình vào năm 1985 với tôn chỉ là dùng văn nghệ sân khấu và thanh niên để giữ vững những niềm tin cách mạng dân tộc chống chủ nghĩa và bạo quyền cộng sản. Hai tập nhạc được phát hành: "Hưng Ca 1: Lên Đường "(1985), và "Hưng Ca 2: Hẹn Em Sài Gòn" (1986).
Giai đoạn này đánh dấu một chiều hướng mới trong làng nhạc Việt với sự viết lời ngoại quốc (Pháp và Anh) trên nhạc Việt do nhạc sĩ Trần Quang Hải đề xướng và mang nhạc Việt do nhạc sĩ Việt sáng tác vào thị trường quốc tế.
Hưng ca, nhạc trẻ song ngữ ,phong trào phổ thơ được bành trướng, cũng như sự tái sinh phong trào du ca với Nguyễn & ETH; Ức Quang, Nguyễn Hữu Nghĩa và Phan Ni Tấn. Phong trào Hưng Ca được thành hình vào năm 1985 với tôn chỉ là dùng văn nghệ sân khấu và thanh niên để giữ vững những niềm tin cách mạng dân tộc chống chủ nghĩa và bạo quyền cộng sản. Hai tập nhạc được phát hành: "Hưng Ca 1: Lên Đường "(1985), và "Hưng Ca 2: Hẹn Em Sài Gòn" (1986).
Vấn đề thích nhạc ngoại quốc đã có từ thập niên 60 tại Việt Nam. Mười mấy năm trôi qua ở hải ngoại, giờ đây phong trào thích nhạc ngoại quốc (giống loại nhạc trẻ thời thập niên 70 ở Saigon) lại bành trướng mạnh và được giới trẻ lớn lên ở hải ngoại hưởng ứng nồng nhiệt.
Từ chỗ ưa thích nhạc ngoại quốc đã tạo ra phong trào xuất bản nhạc khiêu vũ và sự phát hiện nhiều vũ trường ở các nơi có đông người Việt sinh sống. Một số mầm non ca sĩ trẻ như Linda Trang Đài, Cinda Thúy, Sơn Tuyền, Thúy Vi, Thái Hiền, Phương Thúy, Lucia Kim Chi, Tryzzie Phương Trinh, Tuệ Châu, Tuấn Anh ở Mỹ, Ngọc Huệ (sang định cư ở Mỹ từ năm 1991), Bảo Khánh, Quỳnh Lân ở Úc châu cùng với Công Thành và Lynn (sang định cư ở Hoa kỳ từ năm 1987).
Về sau có Đơn Hồ (nổi tiếng nhất trong năm 1992), Dalena (nữ ca sĩ Mỹ chuyên hát tiếng Việt, nổi tiếng nhất trong hai năm 1991 và 1992),Trịnh Nam Sơn, Thái Tài, Ý Nhi, Ý Lan, Sher'e Thu Thủy, Phi Khanh, Như Mai, Kenny, Mỹ Huyền, Ngọc Bích, Thanh Hà, Quỳnh Như, Mạnh & ETH, Phi Nhung, Thanh Trúc, vv… mang lại cho nền nhạc trẻ một luồng gió mới và tạo nhiều sống động. Từ chỗ ưa thích nhạc ngoại quốc đi tới nhạc song ngữ rất gần.
Một số nhạc sĩ Việt như Phạm Duy, gần đây hơn có Khúc Lan, Ngọc Huệ, tất cả đều ở Mỹ và dịch lời ca Mỹ và Pháp ra bằng tiếng Việt và các ca sĩ trẻ hát nửa Việt nửa Anh hay Pháp và tạo thành một phong trào nhạc song ngữ từ năm 1987 trở đi.
Một số nhạc sĩ Việt như Phạm Duy, gần đây hơn có Khúc Lan, Ngọc Huệ, tất cả đều ở Mỹ và dịch lời ca Mỹ và Pháp ra bằng tiếng Việt và các ca sĩ trẻ hát nửa Việt nửa Anh hay Pháp và tạo thành một phong trào nhạc song ngữ từ năm 1987 trở đi.
Trong thời gian 10 năm chót của thế kỷ XX, Phạm Duy đã phổ nhạc thơ Hoàng Cầm, phát hành quyển "Ngàn Lời Ca" (1987). Năm 1991, Phạm Duy thực hiện một loạt ca khúc "Bầy Chim Lìa Xứ", và phần giao hưởng cho "Con & ETH”.
Sau cùng ông soạn nhạc phổ thơ "Truyện Kiều" và sẽ hoàn thành trong một thời gian gần đây. Trong vài năm chót đây (từ 1988), một số ca sĩ tân nhạc sống dưới chế độ Cộng Sản đã thoát ra hải ngoại và xin tỵ nạn như Họa Mi ( Pháp, 1988), Ái Vân (Đức, 1990, và sau đó định cư tại Hoa Kỳ), Anh Khoa (Hưng Gia Lợi, 1988), Thái Châu (Gia Nã Đại, 1990), Bích Liên (Đức, 1992), Duy Khánh (Hoa Kỳ, 1991), Duy Trác (Hoa Kỳ, 1992), Nhật Trường (Hoa Kỳ, 1993) đã mang lại cho nhạc Việt ở hải ngoại một luồng gió mới , nhất là trong ngành phát hành băng nhạc và băng video. Một số nữ nhạc sĩ nổi danh ở hải ngoại qua nhiều sáng tác như Nguyệt Ánh, Khúc Lan, Linh Phương, Lê Tín Hương…
Nhạc sĩ Vô Thường tạo một chỗ đứng riêng biệt với tiếng đàn Tây ban cầm tay trái qua hàng trăm CD tự xuất bản tại Hoa Kỳ . Các nhạc sĩ nghiệp dư như bác sĩ Phạm Anh Dũng (Hoa Kỳ), bác sĩ Nguyên Bích (Hoa Kỳ) có viết nhạc , cũng như nhạc sĩ Võ Tá Hân đã phổ nhạc cho gần 200 bài thơ và thực hiện 18 CD với toàn nhạc của anh.
Nhạc thiền đạo được phát triển từ năm 1996 với hai hiện tượng đáng kể: thiền sư Lương Sĩ Hằng và Vô Thượng Sư Thanh Hải và một số nhạc phổ thơ của hai vị này.
Nhạc tại Việt Nam sau 1975 Trong xứ Việt Nam có hai chiều hướng về nhạc: nhạc nhẹ chú trọng về giải trí, hay nói một cách khác là tân nhạc, và nhạc nặng tức là loại nhạc giao hưởng, nhạc trình diễn trong khung cảnh của viện quốc gia âm nhạc. Loại nhạc nhẹ dính liền với nhạc thời trang, nhạc trẻ khơi nguồn từ các nguồn nhạc dân gian, nhạc ngoại quốc kích động. Nó được phát hiện theo hai khuynh hướng:
Khuynh hướng dùng ngôn ngữ âm nhạc cổ điển Âu châu do nhạc sĩ Thanh Tùng đề xướng qua đề tài tình yêu. Có rất nhiều nhạc sĩ trẻ đi theo khuynh hướng này với những tìm tòi và sáng tạo khác nhau như Nguyễn Đình Bảng, Từ Huy, Phú Quang, Duy Thái, Nguyễn Ngọc Thiện, Dương Thụ.
Khuynh hướng thứ nhì chuyên về âm nhạc dân tộc cổ truyền . Ban nhạc nhẹ của nhà hát Tuổi Trẻ do Đỗ Hồng Quân phụ trách đã đưa các nhạc khí dân tộc, cũng như cách phối âm phối khí, trình diễn, sáng tác theo chiều hướng nhạc dân gian. Các nhạc sĩ Nguyễn Cường, Trần Tiến, Phó Đức Phương, Trương Ngọc Ninh sáng tác theo chiều hướng này.
Nhóm "Những Người Bạn " gồm 8 nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập, Từ Huy,
Nguyễn Ngọc Thiện, Thanh Tùng, Nguyễn Văn Hiên và Vũ Hoàng được chào đời tại Sài Gòn vào ngày 8 tháng 3, 1992 sau khi Trịnh Công Sơn sang Pháp gặp nhóm nghệ sĩ phố (artists on the road/ artistes de rue).
Tên "Những người bạn " do Trịnh Công Sơn đề nghị với mục đích là sáng tác và trình bày sáng tác mới cho bạn và công chúng nghe. Mỗi tháng, nhóm đều có họp và mỗi người phải giới thiệu ít nhất là một sáng tác mới của mình và nghe lời phê bình của anh em. Nhóm "Những người bạn " sẵn sàng đi giới thiệu những tác phẩm mới và làm thành băng nhạc, video với sự phụ giúp những ca sĩ nổi tiếng như Lệ Thu (sang định cư tại Pháp), Lê Tuấn, Ngọc Sơn, Thế Sơn, Thu Hà, Yến Linh.
Trong buổi đầu tiên của nhóm này. Trịnh Công Sơn đã trình bày nhạc phẩm mới nhất tên là "Con Mắt Còn Lại" (ý thơ Bùi Gián - Thanh Tùng viết một ca khúc "Lối Cũ Ta Về " trong hoài niệm về người vợ đã mất. Trần Long Ẩn viết tặng mẹ. Hiện tượng này xảy ra vì các ca khúc mới sau 1975 không còn người nghe. Dân chúng ưa nhạc "sến", nhạc "vàng" hay nhạc trước 1975.
Các ca khúc trữ tình trước 1975 xua đuổi các loại nhạc đấu tranh ca tụng Bác và Đảng, và luôn cả nhạc mới sau 1975. Từ năm 1990 trở đi, phong trào tổ chức hát vinh danh các nhạc sĩ lão thành như Nguyễn Văn Thương, Lê Thương, Hoàng Giác, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đoàn Chuẩn, Trần Hoàn, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý hay các nhạc sĩ trẻ hơn như Trịnh Công Sơn được tổ chức tại Hà Nội và Saigon và những ca khúc tiền chiến được hát trở lại. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã chuyển hướng sáng tác qua nhạc trẻ em (nhạc đồng dao) được nhiều thành C & OCIR.
Hiện nay xe chúng ta đang thuộc địa phận Tp Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn và đông dân nhất cả nước với diện tích hôm nay rộng hơn 2093,7 km2 , dân số 5.037.155 người (01/04/1999). Tp Hồ Chí Minh có năng lực về sản xuất kinh doanh và đang phát triển khá sầm uất nhất khu vực Đông Nam Á.
Ngược dòng lịch sử vào 1698 Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam Kinh lược đã lập dinh Phiên Trấn đặt cơ sở hành chính đầu tiên của Sài Gòn nay là Tp Hồ Chí Minh. Nếu không nhìn lại lịch sử , chúng ta thật khó hình dung nổi vùng đất này hơn 300 năm trước chỉ là bãi sình lầy, hoang vu. Nơi đây đất lành chim đậu đã có sức cuốn hút khác thường: người từ nhiều miền đất xa xôi nào đó đã đặt chân đến đây là trụ lại rồi sinh sôi nảy nở. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi nước mắt và cả xương máu nữa, họ đã biến vùng đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc để rồi trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ lớn của cả nước như ngày hôm nay và mãi mãi trong tương lai.
Thưa qúy du khách! Tp Hồ Chí Minh đã phải chịu nhiều tác động của bao cuộc chiến tranh để đến ngày nay là một trong những thành phố đa văn hóa, đa dân tộc. Hiện nay Tp Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước thu hút hằng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.Thì hôm nay qúy khách hãy rũ bỏ hết những vất vả lo toan của công việc hằng ngày, tạm biệt Tp Hồ Chí Minh thân yêu để đến với một thành phố êm đềm hơn tận hưởng những ngày nghỉ tuyệt vời.
NGÃ TƯ HÀNG XANH.
Thưa qúy du khách! phía trước chúng ta là ngã tư Hàng Xanh. Sở dĩ có tên gọi là Hàng Xanh theo Sài Gòn xưa của Vương Hồng Sển: trước đây vùng này có trồng nhiều loại cây Sanh (là loại cây cổ, cùng loại với cây si) được đọc trại nên có tên gọi là Hành Xanh. Nút giao thông này được xây dựng 17/09/1994, hoàn thành vào 30/4/1995 (nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng Thành phố Sài Gòn) do công ty Huy Hoàng thi công với tổng kinh phí xây dựng 15,6 tỷ đồng, nếu tính luôn tiền đền bù giải tỏa kinh phí lên đến 63 tỷ đồng. Mục đích xây dựng nút giao thông Hàng Xanh nhàm giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên trong thời gian trước. Nút giao thông Hàng Xanh là cửa ngõ quan trọng phía Bắc thành phố, hiện tại ở nút giao thông Hàng Xanh đến cầu Văn Thánh được mở rộng 2 bên có 4 làn xe chính và 2 làn xe phụ(tổng cộng 12 làn xe). Từ cầu Điện Biên Phủ đến chân cầu Sài Gòn sẽ được xây dựng mới với bề mặt cắt ngang là 100m và mở rộng đường Đinh Tiên Hoàng gấp đôi, với vốn đầu tư là 370 tỷ đồng.
Khu vực Văn Thánh có nhiều tên gọi: cầu Văn Thánh, bến xe Văn Thánh, khu du lịch Văn Thánh. Tên Văn Thánh có từ 1824 (Minh Mạng 5) ở khu vực này có xây dựng ngôi Văn Miếu thờ đức Khổng Tử nên người dân gọi là Khu Văn Thánh, trong thời Pháp miếu này bị phá bỏ và hiện nay không còn nữa. Xe chúng ta đang đi qua cầu Văn Thánh, cầu được bắc qua rạch Văn Thánh đổ ra rạch Thị Nghè và sau đó đổ ra sông Sài Gòn.
Phía bên tay trái của qúy khách là bến xe Văn Thánh và chợ Văn Thánh. Bến xe Văn Thánh là một bến xe lớn có từ lâu đời ở khu vực này, từ đây có thể đi Biên Hòa, Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung. Khoảng cuối năm 1996 bến xe được dời sang bến xe miền Đông với lý do ở đây xây dựng đường lớn và đường cao tốc, nếu để bến xe ở khu vực này sẽ gây ách tắc giao thông. Chợ Văn Thánh được xây dựng khoảng 1993-1995 dự kiến đây là chợ đầu mối(giống như chợ An Lạc và bến xe miền Tây) cho các loại hàng hóa từ miền Trung và khu Tân Cảng, nhưng chợ khánh thành và buôn bán không lâu thì bến xe Văn Thánh dời đi làm cho chợ mất khách và mất đi vị trí chiến lược như dự kiến. Hiện nay chợ rất ế ẩm và nhà nước đang có kế hoạch bán khu chợ cho doanh nghiệp Đài Loan sự dụng vào việc khác.
Khu du lịch Văn Thánh nằm trên một cù lao 7 ha nên còn gọi là cù lao 7 mẫu, hiện nay do Công Ty Du Lịch Sài Gòn quản lý. Đây là khu du lịch nhỏ nhưng được nhiều người biết đến vì 1993-1994 ở đây tổ chức thi tuyển diễn viên điện ảnh. Vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hằng năm ở đây thường tổ chức lễ hội mừng chiến thắng Đống Đa (05/01/1789 Kỷ Dậu âm lịch).
Khu du lịch Tân Cảng (Quân Cảng) trước đây khu vực này là cảng quân sự quan trọng của Mỹ-Ngụy. Sau giải phóng đây là khu vực của Hải Quân Việt Nam. 1990 khu vực Tân Cảng được chia thành 2 khu: quân sự và kinh tế cho tàu xuất nhập hàng hóa và kho để các container. Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống chúng ta có thể thấy rất nhiều container xếp chồng lên nhau trong một khu vực rộng lớn.
CẦU SÀI GÒN.
Và bây giờ xe chúng ta đang đi qua cầu Sài Gòn đây là cửa ngõ quan trọng nối Tp Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Cầu được xây dựng 1959-1961 do công ty C.E.C (Capital Engineering Coporation) thiết kế và thi công. Nếu dựng cầu này lên thì qúy khách sẽ thấy cây cầu này cao bằng chiều cao của ngọn núi Bà Đen với chiều dài 987,413 m, rộng 24 m, 32 nhịp, Trước 5/2000 thì cầu Sài Gòn là cây cầu dài nhất Nam Bộ nhưng hiện nay nó đã nhường vị trí hàng đầu đó cho cầu Mỹ Thuận, là một công trình được xây dựng để chào thiên niên kỷ mới.
Thưa qúy du khách! Cầu Sài Gòn được bắc qua sông Sài Gòn, sông dài trên 230 km bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng (Lộc Ninh – Bình Phước). Một đoạn sông này là ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và Bình Phước, một phần nước sông này chảy vào khu vực lòng hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh. Sau đó chảy qua khu vực Bến Cát đến Thủ Dầu Một vào Tp Hồ Chí Minh và hợp với sông Đồng Nai đổ ra cửa Cần Giờ vịnh Gành Rái, đây là con sông có giá trị kinh tế lớn về giao thông, đặc biệt có nhiều hệ thống cảng quan trọng: cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái – Tân Cảng
QUẬN 2 :
Qua khỏi cầu Sài Gòn là địa phận của Quận 2 – Tp.HCM với diện tích 5020 ha gồm An Phú , An Khánh , Thủ Thiêm , Thạnh Mỹ Lợi , Bình Trưng . Trước 01/04/1997 khu vực này thuộc Quận Thủ Đức. Quận 2 gồm khu công nghiệp Cát Lái và khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là trung tâm mới của thành phố trong tương lai gần . Với quy hoạch của thành phố thì Quận sẽ là trung tâm thương mại tài chánh của thành phố . Dân số hiện tại khoảng 86.027 người , dự kiến năm 2010 tăng 450.000-500.000 người .
Hiện có một số công trình trọng điểm đã và đang khởi công xây dựng tại khu vực Quận 2 :
+ Khu nhà ở và du lịch An Khánh
+ Khu đô thị mới Bình Trưng , Thạnh Mỹ Lợi
+ Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc
+ Khu công nghiệp Cát Lái .
+ Tháp truyền hình TPHCM cao 450m với vốn đầu tư 150 triệu USD
+ Hầm vượt sông Sài Gòn tại Thủ Thiêm
+ Đường song hành với quốc lộ 52 ( Kinh phí dự tính là 310 tỷ )
+ Đường cao tốc Bà Rịa – Vũng Tàu .
QUẬN THỦ ĐỨC :
Quận Thủ Đức có diện tích 47,26Km2 , dân số 163.387 người gồm 12 phường . Thị trấn Thủ Đức , Linh Đông , Linh Xuân , Linh Trung , Hiệp Bình Chánh , Hiệp Bình Phước , Tam Phú , và một phần xã Tân Phú , Hiệp Phú , Phước Long . Gồm 8 khu quy hoạch trọng điểm :
+ KCN Bắc Thủ Đức ( KCX Linh Trung ) 400 ha .
+ KCN Hiệp Bình Phước : 70 ha .
+ KCN Tam Bình : 50 ha
+ KCN Bình Chiểu : 28 ha
+ Khu du lịch ven sông Sài Gòn : 200 ha .
+ Khu dân cư Hiệp Bình Chánh – Linh Đông : 50 – 70 ha
+ Khu dân cư mới : 16 ha
+ Trường Đại học Quốc Gia : 800 ha ( 200 ha ở Thủ Đức )
QUẬN 9 :
Quận 9 có diện tích 113,75km2 , dân số 123.059 người , gồm các xã : Long Bình , Long Thạnh Mỹ , Tăng Nhơn Phú , Long Phước , Long Trường , Phú Hữu , Phước Bình và một phần diện tích của các xã Tân Phú , Phước Long , Hiệp Phú , Bình Trưng
XA LỘ BIÊN HÒA ( XA LỘ HÀ NỘI )
Con đường chúng ta đang đi vào những năm trước 1975 mang tên xa lộ Biên Hoà được xây dựng 1959-1961 do công ty CEC thiết kế và thi công đoạn đường này bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn kéo dài đến ngã tư Tam Hiệp với chiều dài 31km , rộng 21m . Những năm này Mỹ và chính quyền Sai Gòn sử dụng con đường này như một đường băng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất bị sự cố , đến 1971 Mỹ cho rằng xa lộ thuận lợi cho quân cách mạng đỗ bộ tấn công Sài Gòn nên đã cho xây dựng con lương giữa tim đường . Sau năm 1975 con đường này mang tên quốc lộ 52 nhưng chỉ còn lại 10km bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn đến ngã ba Đại Hàn ( hay còn gọi là ngã ba trạm 2 ) đoạn còn lại là Quốc lộ 1 . 1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội đã đổi tên thành xa lộ Hà Nội , bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức , đoạn còn lại là quốc lộ 1 . Ngày nay , hai bên xa lộ đã mọc nhiều khu vực dân cư sầm uất , khu vui chơi giải trí thể thao , làng đại học và đặc biệt là các khu công nghiệp hiện đại . Đây là con đường được duy tu , bảo dưỡng tốt nhất suốt chiều dài quốc lộ .
CẦU RẠCH CHIẾC
Xe chúng ta sắp đi qua cầu Rạch Chiếc , cây cầu này được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hoà ( 1959-1961 ) . Đây là cây cầu nhỏ với chiều dài 148m , rộng 8,5m nhưng là nhân chứng cho một sự kiện lịch sử quan trọng góp phần là rạng rỡ cho chiến dịch HCM vào 27/04/1975 tại chân cầu này đã xảy ra liên tục năm trận đánh giữa quân giải phóng và quân lính Sài Gòn bảo vệ cầu ( vì đây là điểm yếu nhất trên xa lộ ) . Cuối cùng quân giải phóng đã chiếm được cầu Rạch Chiếc dành lại đường giao thông quan trọng cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn , bên cạnh chiến công đó thì 59 chiến sĩ Cách mạng của ta đã hy sinh tại đây . Hiện nay , nhà nước đang có kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm 59 chiến sĩ đã hy sinh 27/04/1975 .
NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ TIÊN
Qua khỏi cầu Rạch Chiếc , phía tay phải của quý khách là quận 9 , phía tay trái là quận Thủ Đức . Nhìn về phía tay trái quý khách thấy một nhà máy đó là nhà máy xi măng Hà Tiên thuộc địa phận quận Thủ Đức được xây dựng 1959-1963 với công suất ban đầu là 79.000 tấn / năm , hiện nay nhờ trang thiết bị hiện đại công suất đã lên đến 1,2 triệu tấn / năm . Sau 1975 nhà nước quản lý , hiện nay nhà máy cung cấp một lượng lớn xi măng cho khu vực miền Nam và là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành xi măng Việt Nam . Nguyên liệu chính lấy từ nhà máy xi măng Kiên Lương , sau đó chuyên chở bằng sà lan tới thành phố sản xuất ra xi măng thành phố cung cấp cho thị trường thành phố và Đông Nam Á .
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC
Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức được xây dựng vào năm 1964 với công suất hiện nay là 242MW ( do nhận thêm 2 turbin khí từ Hải Phòng với công suất 77 MW )
NGÃ TƯ THỦ ĐỨC
Chúng ta đang đến một ngã tư đó là Ngã tư Thủ Đức , nếu rẽ trái là đi vào chợ Thủ Đức , Sài Gòn WaterPark ….., còn rẽ tay phải là đi vào bệnh viện quân đội 7A , trường Công An Phước Sơn ,Học việc chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Phân viện TPHCM , Đại học Giao thông vận tải .
NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
Nhìn bên tay trái quý khách có thể nhìn hai cột cao đó là nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng 1959 với công suất hiện nay là 670.000m3 / ngày . Nhà máy có 8 bể lọc lấy nước từ sông Đồng Nai tại khu vực Hoá An cung cấp nước cho toàn thành phố . Và hai cột này là hai cột thuỷ áp nhằm điều hoà áp lực trong các đường ống nước như vào ban đêm tất cả các ống nước được khoá thì áp lực thì áp lực trong các đường ống rất lớn . Hai cột này có nhiệm vụ làm giảm áp suất , tránh tình trạng bị vỡ ống nước . Hiện nay chúng ta đang vay vốn tại ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) khoảng 65 triệu USD để thay đổi toàn bộ các ống dẫn nước chính từ 1,8m lên 2,4m và mở rộng nhà máy nước đưa công suất cung cấp nước của nhà máy lên 1 triệu m3 /ngày .
CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA
Kế bên nhà máy nước Thủ Đức là công ty nước giải khát Coca-Cola với khả năng sản xuất 3.500két / ngày và công suất tối đa 40 triệu lít / năm . Hiện nay công ty này là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài , chiếm lĩnh thị trường nước ngọt ở TPHCM và cả nước . Nhà máy trước đây là công ty liên doanh giữa Công ty nước giải khát Chương Dương và Công ty Indochina chi nhánh PBC ( Pacific Beverages Company ) đặt tại Singapore , chính thức ký hợp đồng vào tháng 07/1993 với tổng đầu tư là 4 triệu USD . Nhà máy PBC nằm trên một lô đất khoảng hai ha tại Thủ Đức và có ba dây chuyền sản xuất : 1 vô chai thuỷ tinh , 1 vô lon , 1 vô chai nhựa PET . Ngoài ra , công ty là một trong những đơn vị tài trợ cho nhiều loại hình hoạt động ở TPHCM và cả nước nhất là về TDTT .
NGÃ BA TRẠM HAI ( XA LỘ ĐẠI HÀN )
Trước mặt quý du khách là ngã ba trạm 2 , con đường rẽ trái là xa lộ Đại Hàn ( hay còn gọi là xa lộ vành đai ) đây là con đường được xây dựng 1963 do chính quyền Sai Gòn làm để giảm bớt lưu lượng xe chở hàng từ các tỉnh miền Trung về miền Tây và ngược lại , không phải đi xuyên qua TPHCM . Con đường này với tổng chiều dài 40km từ ngã ba trạm 2 đến An Lạc – Bình Chánh , được Mỹ thiết kế và công binh Đại Hàn thi công nên mới gọi là xa lộ Đại Hàn . Sau 1968 Mỹ sợ hãi và lập tức cho xây dựng con đường này như một vành đai bảo vệ ngăn cách giữa Sài Gòn , Tân Sơn Nhất với cái nôi Cách mạng Củ Chi nên hiện nay trên bản đồ con đường mang tên là đường Trường Sơn . Trong tương lai , dự án xây dựng con đường xuyên Á Bangkok – PhnômPênh – Mộc Bài – Quốc lộ 22 – Xa lộ Đại Hàn – Quốc lộ 51 - Vũng Tàu sẽ được thực hiện
KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN
Đã từ lâu rồi trên đất nước tươi đẹp của chúng ta từ Bắc vào Nam những địa danh có phong cảnh hữu tình thơ mộng đều được dân gian lưu truyền với những cái tên mang dáng dấp huyền thoại . Đà Lạt có suối Tiên , Phú Yên có suối Tiên , Khánh Hoà có suối Tiên , Bãi Tiên … Nhưng chưa có con suối nào chảy cùng dòng thời gian với những truyền thuyết huyền thoại thật ly kỳ , hấp dẫn lại được chăm chút , kiến tạo với quy mô lớn như Suối Tiên TPHCM đang nằm phía tay phải của quý khách cách TPHCM 19km . Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn , khu du lịch Suối Tiên nằm trên vùng đất đồi hình chữ S rộng 200.000m2 , chính giữa có dòng suối ngọt lành với nhiều mạch nước ngầm uốn lượn chảy xuyên qua suốt chiều dài 200m . Cảnh sắc hoang dã của Suối Tiên xưa dưới bàn tay lao động cần cù , khéo léo với nghệ thuật sắc sảo , tinh vi của các nghệ nhân , công nhân đã thực sự làm hồi sinh một vùng đất đã trãi rộng nơi đây một màu xanh mượt mà , tràn đầy sức sống … Bước vào khu du lịch Suối Tiên quý khách sẽ như lạc vào một chốn : “Bồng lai tiên cảnh” và đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác .
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ THÀNH PHỐ
Nằm bên tay phải chúng ta là nghĩa trang liệt sĩ thành phố , đây là nơi yên nghĩ của các chiến sĩ hy sinh trong hai cuộc trường chinh chống Pháp , chống Mỹ và trên chiến trường Campuchia . Nằm trên ngọn đồi không tên với diện tích 3ha được xây dựng từ 1984 đến 04/1987 thì hoàn thành do kiến trúc sư Vũ Đại Hải thiết kế .
Với hình ảnh người mẹ Việt Nam cao sừng sững ôm trọn 10.000 đứa con thân yêu đã ngã xuống cho Tổ Quốc . Điêu khắc gia Nguyễn Hải đã gửi tặng cho người dân TPHCM .
CÔNG VIÊN LỊCH SỬ VĂN HÓA DÂN TỘC
Qua nhiều ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa quý báu tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh kiên cường của các thế hệ người VIệt Nam để bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc.
Thế nhưng các di tích lịch sử và công trình văn hóa của đất nước nằm trải dài từ Bắc đến Nam không phải ai cũng có điều kiện đến được; cho nên việc xây dựng và thể hiện những cột mốc lịch sử và văn hóa dân tộc ở một địa điểm tương đối tập trung là rất cần thiết cho việc giáo dục, phát huy truyền thống dân tộc và tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước, giới thiệu văn hóa Việt Nam với nước ngoài.
Dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quỵết định số 298/TTg ngày 08-5-1997. Đây là một công viên văn hóa có chọn lọc và sinh động những truyền thuyết , những sự kiện lịch sử và công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc; có làng văn hóa các dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, trò chơi, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, làng hoa kiểng ... phù hợp với sự phát triển phong phú , đa dạng về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích xây dựng
Căn cứ Quyết định số 298/TTg ngày 08/05/1997 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu xây dựng Công viên lịch sử văn hoá dân tộc được xác định :
+ Làm điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân nhất là cho thế hệ trẻ ( ở trong nước và đồng bào ở nước ngoài về thăm quê hương), góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu văn hoá Việt Nam với nước ngoài, tăng cường tính phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố.
+ Tạo một cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng; góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của Thành phố; giới thiệu có chọn lọc những sự kiện lịch và công trình văn hoá tiêu biểu của dân tộc; có làng văn hoá các dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chới dân gian trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, làng hoa kiểng ... phù hợp với sự phát triển phong phú và da dạng của thành phố Hồ Chí Minh.
Địa điểm
Cách trung tâm Thành phố 27km về hướng Đông Bắc, gần các khu công nghiệp,thương mại, dịch vụ của vùng tam giác thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.
Diện tích
Diện tích đất sử dụng 408 ha , trong đó 381 ha thuộc quận 9, Tp. HCM và 27 ha thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.; được quy hoạch thành 4 khu chức năng.
Khu Cổ Đại
Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan Khu Cổ Đại
Diện tích 84,15 ha
Khu Cổ Đại có diện tích (84,15ha) tái hiện thời cổ đại Thượng cổ - Văn minh sông Hồng, thời Hùng Vương cho đến Ngô Quyền (938 sau công nguyên) với các nội dung xây dựng chính:
* Khu tưởng niệm các vua Hùng
* Khu tưởng niệm các vua Hùng
* Khu tái hiện thời đại Văn hóa Sơn Vi; Hòa Bình; truyền thuyết về người giao chỉ.
* Khu tái hiện sinh hoạt Văn hóa Bắc Sơn, Phùng Nguyên.
* Khu tái hiện văn minh sông Hồng, nước Văn Lang.
* Khu thể hiện các truyền thuyết: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích Trầu Cau,Bánh Dày Bánh Chưng, Thánh Gióng ...
* Khu tái hiện tình cảnh nhân dân và các cuộc khởi nghĩa từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Khúc Hạo đến Ngô Quyền.
Quan trọng nhất trong khu vực này là Khu tưởng niệm các Vua Hùng với công trình trung tâm là Đền tưởng niệm các Vua Hùng. Đây là một trong 12 công trình và chương trình trọng điểm của Tthành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai xây dựng với mục đích là:
* Nơi tôn nghiêm để tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
* Nơi thiêng liêng để nhân dân đến tưởng niệm, vọng bái tổ tiên, hướng về cội nguồn.
* Nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa , khơi dậy tình cảm về nguồn, lòng tự hào dân tộc.
Khu Trung Đại
Diện tích 29,19 ha
Khu Trung Đại có diện tích (29,19ha) tái hiện các chiến công và những sự kiện lịch sử thời Đinh, Lê, Lý, Trần đến thời Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (Thế kỷ 10 - thế kỷ 18) với các nội dung xây dựng chính:
- Khu vực tái hiện thời Đinh - Lê -Lý
- Khu vực tái hiện thời Nhà Trần
- Khu vực tái hiện triều đại Hồ Quý Ly
- Khu vực tái hiện thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi
- Khu vực tái hiện thời Mạc - Trịnh - Nguyễn
Khu vực tái hiện thời Tây Sơn
Khu Cận - Hiện Đại
Khu Cận - Hiện Đại có diện tích 35,92ha tái hiện từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, với các nội dung xây dựng chính:
- Khu vực tái hiện thời nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1858
- Khu vực tái hiện thời Pháp thuộc từ 1858 - 1930
- Khu vực tái hiện thời kỳ đấu tranh giành độc lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Khu vực tái hiện cuộc đời và sự nghịêp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khu quảng trường Độc lập và tượng đài Thống nhất
Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan Khu Cận - Hiện Đại
Khu Sinh Hoạt Văn Hóa
Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt
văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.
1. Bảo tàng lịch sử tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
Là một bảo tàng trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 và được triển khai đầu tư xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Khu rừng Trường Sơn.
Giới thiệu các nét văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Tổ chức giao lưu văn hóa và sinh hoạt lễ hội của các dân tộc.
Tái hiện rừng Trường Sơn tổ chức các loại sinh hoạt vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tổ chức giao lưu văn hóa và sinh hoạt lễ hội của các dân tộc.
Tái hiện rừng Trường Sơn tổ chức các loại sinh hoạt vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Công viên Điện ảnh.
Giới thiệu nền điện ảnh Việt Nam từ ngày mới thành lập đến nay. Tổ chức trường quay và các dịch vụ về điện ảnh phục vụ các đoàn làm phim trong và ngoài nước.
4. Khu Làng hoa - du lịch tắm bùn khoáng.
Giới thiệu chuyên ngành hoa kiểng của thành phố, trưng bày, giao dịch, mua bán các giống hoa kiểng và hoa quả nhiệt đới Việt Nam. Tổ chức khu nghĩ dưỡng với loại hình tắm bùn khoáng nóng
5. Khu Công viên mạo hiểm và quảng trường Hòa Bình.
6. Khu du lịch sinh thái Cù lao Bà Sang.
Xây dựng trên Cù lao Bà Sang với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn và các loại hình vui chơi giải trí đặc thù vùng sông nước Nam bộ.
7. Khu vui chơi giải trí dọc Sông Đồng Nai.
Tổ chức các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ... phục vụ khách tham quan, du lịch.
8. Khu bảo tồn chùa Hội Sơn thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông.
9. Khu bảo tồn chùa Bửu Long thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông
Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan Khu Sinh Hoạt Văn Hóa
Khu Cận - Hiện Đại
Diện tích 35,92 ha
Khu Cận - Hiện Đại có diện tích 35,92ha tái hiện từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, với các nội dung xây dựng chính:
- Khu vực tái hiện thời nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1858
- Khu vực tái hiện thời Pháp thuộc từ 1858 - 1930
- Khu vực tái hiện thời kỳ đấu tranh giành độc lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Khu vực tái hiện cuộc đời và sự nghịêp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khu quảng trường Độc lập và tượng đài Thống nhất
Khu Sinh Hoạt Văn Hóa
245,74
Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.
Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng - 14/05/2008
Sáng 10-5, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài đã đi tìm hiểu và chỉ đạo việc thực hiện dự án Khu tưởng niệm các vua Hùng và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong Khu công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc tại phường Long Bình, quận 9.
Sau khi nghe báo cáo tình hình, Chủ tịch Lê Hoàng Quân ghi nhận những nỗ lực của Ban quản lý công viên và chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Theo đó, UBND TPHCM cho phép chỉ định thầu những công việc đòi hỏi chuyên ngành nghệ thuật cao để đẩy nhanh tiến độ thi công. Phải hoàn thành công việc xây lắp, lắp đặt trang thiết bị, trang trí nội ngoại thất của đền chính vào tháng 12-2008. Đầu tháng 2-2009 hoàn thành phần văn bia, câu đối liễn (GS Vũ Khiêu đã nhận lời góp ý về nội dung); liên hệ với Đền Hùng Phú Thọ về việc nhận trống đồng (phiên bản), đất Tổ, bát nhang, cây cọ; chuẩn bị bài văn tế và mời chủ tế cho buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào năm 2009. Sở VH-TT thực hiện tập sách và bộ phim giới thiệu về công trình này.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu giải quyết dứt điểm việc giải phóng mặt bằng đúng luật định, chú ý tái định cư và nhận con cháu của người dân ở địa phương vào làm việc tại công viên. Hướng tới, công viên cần khai thác, tổ chức các loại dịch vụ, cung ứng cây xanh, hoa kiểng, huy hiệu Đền Hùng, các sản phẩm lưu niệm... để lấy thu bù chi. Từ năm 2010, công viên phải thu hút khoảng 10 triệu khách/năm.
NGÃ BA TÂN VẠN
Trước mặt chúng ta là ngã ba Tân Vạn , nếu rẽ trái vào 500m là khu du lịch Bình An nơi nghỉ ngơi cuối tuần cho dân thành phố . Với khung cảnh thoáng mát hữu tình , có hồ nước , nhiều khu vui chơi giải trí , còn nếu rẽ phải là vào núi Châu Thới , khu du lịch suối Lồ Ồ.
CẦU ĐỒNG NAI
Không biết vô tình hay hữu ý mà cây cầu Đồng Nai này trở thành ranh giới tự nhiên giữa TPHCM và tỉnh Đồng Nai. Cầu dài 453,9m , rộng 16m , được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hoa. Cầu Đồng Nai được bắc qua sông Đồng Nai dài 586km được bắt nguồn từ Cao nguyên Lâm Viên chảy qua địa phận tỉnh Đồng nai , sau đó hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái . Sông Đồng Nai có giá trị về đời sống và kinh tế lớn như : nước sinh hoạt , giao thông , nông nghiệp và đặc biệt là thuỷ điện .
Thưa quý du khách ! Từ đây nhìn về phía tay trái xa xa ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố có diện tích 60 ha . Ngược dòng lịch sử 1679 khi triều Minh ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3.000 binh sĩ và gia đình trong nhóm “Bài Thanh phục Minh” đã và xin chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đã đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố . 1698 , thừa lệnh chúa Nhuyễn Phúc Chu, chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân tại đây. Ông đã chia các đơn vị hành chánh và thành lập chính quyền tại Nam Bộ , hai huyện đầu tiên là Phước Long ( Thuộc dinh Trấn Biên – Biên Hoà ) và Tân Bình ( Thuộc dinh Phiên Trấn – Sài Gòn ). 1998 TPHCM và TP Biên Hoà đã kỷ niệm 300 ngày được nền hành chánh đầu tiên tại Nam Bộ .
TỈNH ĐỒNG NAI
Hiện chúng ta đang chạy trên quốc lộ 1 thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai , đây là tỉnh miền Đông Nam Bộ có diện tích 5864 km2 , dân số 1989.541 người (01/04/1999 ) , thủ phủ là thành phố Biên Hoà nằm bên dòng sông Đồng Nai , đất đai thuộc loại phù sa cổ do sông Đồng Nai bù đắp . Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC với các huyện : Thống Nhất , Định Quán , Tân Phú , Vĩnh Cữu , Long Khánh , Xuân Lộc , Long Thành , Nhơn Trạch . Đây là tỉnh giao thoa của nhiều nền văn hoá cổ như Oc Eo – Hoa – Chăm – Việt và nhiều dân tộc thiểu số khác . Tên gọi Đồng Nai xuất phát do độc trại từ tên “Nông Nại Đại Phố” có ý kiến khác cho rằng xưa kia nơi đây có nhiều đồng cỏ , Nai kéo về đây sinh sống rất nhiều nên gọi là cánh đồng nai – Sau này gọi là Đồng Nai cho đến bây giờ . Vì đất đai màu mỡ nên Đồng Nai rất thích hợp với nhiều loại cây lương thực , cây hoa màu , cây công nghiệp ngắn ngày như mía , đậu nành , thuốc lá ,… cây công nghiệp dài ngày như cà phê , cao su ,….. Ngoài ra , Đồng Nai còn là một trong những tỉnh có ngành công nghiệp phát triển nhất và có vốn dự án đầu tư nhiều nhất cả nước . Và ngành công nghiệp đã đạt 5 điểm nhất so với cả nước :
1/ Địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất so với cả nước .
2/ Có diện tích đất công nghiệp lớn nhất 20.000 ha .
3/ Nhiều dự án đầu tư về công nghiệp ( trên 160 dự án )
4/ Vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất .
5/ Mức tăng trưởng giá trị sản phẩm công nghiệp cao nhất 59% .
NGÃ BA VŨNG TÀU
Qua khỏi cầu Đồng Nai trước mắt chúng ta là ngã ba Vũng Tàu , nếu rẽ phải theo quốc lộ 51 khoảng 100km là chúng ta đến một trung tâm dầu khí , một thành phố biển nổi tiếng tại miền Nam đó là TP Vũng Tàu . Nhưng chúng ta đến Nha Trang nên theo quốc lộ 1 là đi thẳng , quốc lộ 1 là con đường duy nhất đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc .
ĐẠI SIÊU THỊ CORA – Siêu Thị BigC
Siêu thị Cora được khánh thành ngày 18/08/1998 do tập đoàn Bourbon của Pháp đầu tư là 54 triệu USD , diện tích 20.000m2 , có trên 2.000 mặt hàng , trong đó có 90% là hàng hoá sản xuất tại Việt Nam . Tập đoàn Bourbon là một trong những tập đoàn lớn nhất của Pháp về mặt lương thực thực phẩm . Các dự án của Bourbon đã đầu tư tại Việt Nam như nhà máy đường Bourbon – Tây Ninh , nhà máy thức ăn gia súc Buorbon … trong quy hoạch phát triển tại Việt Nam . Bourbon đã vạch rõ sẽ thô tính toàn bộ hệ thống siêu thị Việt Nam với khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu . Do vậy hiện nay Bourbon đã xây dựng thêm 3 đại siêu thị Cora Việt Nam : Siêu thị Cora An Lạc – Bình Chánh , siêu thị Cora Hà Nội , siêu thị Cora Miền Đông – Đường Tô Hiến Thành quận 10 .
Hiện nay do tình hình chuyển biến kinh tế thị trường nên tập đoàn thương mại quốc tế Bourbon đã bán hết cổ phần và nhường quyền khai thác thị trường lại cho tập đoàn khối liên hợp Châu Au quản lý và đổi lải tên gọi mới là BigC. Đây là một trong những tập đoàn, có hệ thống siêu thị hiện đại trên thế giới được mọi người tín nhiệm nhất.Chính vì thế hiện nay những hệ thống chân rết của siêu thị CoRa đã chuyển đổi tên gọi mới là BigC với tên gọi này thì hiện nay những mặt hàng có trong siêu thị được phong phú hơn và hấp dẫn khách hàng hơn khi đến với siêu thị.
KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA II
Còn bên tay phải chíng ta trước đây là tổng kho Long Bình cũ là trung tâm cung cấp vũ khí , đạn dược cho quân đội Mỹ và chư hầu trong chiến tranh tại Việt Nam . Kho Long Bình được xây dựng từ năm 1964 với diện tích ban đầu chỉ 6km2 vào năm 1966 đã được xây dựng lại và mở rộng ra thêm lên 24km2 . Toàn bộ tổng kho Long Bình có 6 hầm chứa trên 150.000 tấn vũ khí , đạn dược , khu vực này được bảo vệ cẩn mật với 6 hàng rào dây thép gai kiên cố , 72 tháp canh và 3 tiểu đoàn túc trực bảo vệ .
Nhưng hiện nay một phần diện tích của tổng kho Long Bình cũ là khu công nghiệp Biên Hoà II với diện tích khoảng 375 ha được hình thành sau giải phóng ngày 15/12/1990 . Khu công nghiệp này có các nhà máy tiêu biểu như nhà máy thuốc lá Đồng Nai , tập đoàn Huyndai , điện tử Daewoo , .. Kế khu công nghiệp Biên Hoà II là khu công nghiệp Amata do Thái Lan hợp tác đầu tư trên diện tích khoảng 700 ha .
Đây được xem là khu công nghiệp sạch . Cả hai khu công nghiệp này đều được xây dựng trên nền tảng của khu căn cứ quân sự Long Bình . Đây là nơi Mỹ tập trung khí tài quân sự lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích 24km2 phía quốc lộ 1 dài 6km , bên quốc lộ 51 dài 4km .
NGÃ TƯ TAM HIỆP
Trước đây ngã tư Tam Hiệp chỉ là ngã ba thôi nhưng sau này có 4 ngã rẽ cho nên người ta gọi ngã tư Tam Hiệp cho đến bây giờ . Tại đây nếu rẽ trái đi khoảng 6km là vào TP Biên Hoà , quý khách nhìn ngay tại bùng binh này có một tượng đài làm bằng gốm sứ đầu tiên tại Việt Nam , kỷ niệm trận đánh vào khu căn cứ Long Bình ( năm 1964 ).
CHỢ SẶT
Ngôi chợ Sặt nằm bên trái của quý khách được hình thành sau năm 1954 do những nhóm dân cư làng Sặt ở miền Bắc di dân vào theo lệnh của tổng thống Ngô Đình Diệm . Chợ thuộc Phường Tân Biên – TP Biên Hòa .
KHU HỐ NAI 1,2,3,4 – KHU THIÊN CHÚA GIÁO HỐ NAI
Nằm cặp hai bên quốc lộ 1 cách TP Biên Hòa 10km trải dài trên 12km được chia làm các khu vực : Khu Hố Nai 1,2,3,4 . Vào năm 1954 Hố Nai có khoảng 40.000 người thuộc 25 xứ đạo lớn của 3 nhóm chính Bùi Chu , Phát Diệm và Kẽ Sặt từ các tỉnh phía Bắc di cư vào theo sự cho phép của Ngô Đình Diệm thành lập các xã Hố Nai như một vành đai bảo vệ Sài Gòn . Và ở đây người ta thường gọi là khu thiên chúa giáo Hố Nai . Dân ở đây có nghề truyền thống là khai thác lâm sản và mộc . Hiện nay khu vực này có khoảng 16 xã , 29 nhà thờ , 28 trường học , 1 bệnh viện , 19 trạm y tế , 12 nhà bảo sanh và dân số trên 700.000 người .
Thưa quý du khách ! Vì sao gọi nơi đây là khu Hố Nai thì trước đây nơi này là một vùng rừng núi và đồng cỏ hoang cho nên muôn thú thường tìm đến các nguồn nước và thức ăn của mình để sinh sống . Tại đây xuât hiện nhiều đàn nai và người dân nơi đây muốn bắt nai bằng cách đào những cái hố để bắt chúng . Có lẽ vì vậy mà tên gọi Hố Nai xuất phát từ các cái hố bắt nai của người dân vùng này .
THUỶ ĐIỆN TRỊ AN
Vào năm 1983 với sự giúp đỡ của Liên Xô ( cũ ) đã khởi công xây dựng công trình thuỷ điện Trị An với tổng kinh phí là 150 triệu Rúp và 51 tỷ đồng Việt Nam . Đa số thiết bị nhập từ Liên Xô ( cũ ) . Hồ Trị An rộng 232 km2 với sức chứa 2,7 tỷ m3 nước , công suất nhà máy là 400MW , sản lượng điện 1,7 tỷ Kwh/năm . Đến tháng 09/1988 đã đưa vào vận hành .
Đây là công trình thủy điện lớn nhất miền Nam , giải quyết cấp bách cho các ngành công nghiệp và sinh hoạt . Từ lòng hồ Trị An hàng năm người dân ở đây thu về trên 10 ngàn tấn cá , làm thay đổi cảnh quang và môi trường , phục vụ cho du lịch .
CHIẾN KHU D
Tiếp nối Trị An là chiến khu D , nơi đây trước kia là khu căn cứ chiến đấu của nhân dân ta trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp , Mỹ . Chiến khu được thành lập tháng 02/1946 khởi đầu từ 5 xã : Tân Hòa , Mỹ Lộc , Tân Tịch , Thường Lang , Lạc An thuộc các huyện Tân Uyên – Bình Dương . Do trung tướng Nguyễn Bình làm khu trưởng ẩn chứa : Đất Cuốc Lạc An , chiến khu Đỏ , chiến khu Đảng , chiến khu miền Đông , chiến khu Đầu Tiên .
TRẢNG BOM
Trước mắt chúng ta là các cánh rừng cao su chạy dài hai bên lộ với diện tích hơn 40.000 ha cây cao su tỉnh Đồng Nai là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu cao su đứng thứ hai cả nước sau tỉnh Bình Dương . Và nơi đây là các cánh rừng cao su con ( trồng sau này ) , khu này người ta gọi là khu vực Trảng Bom thuộc huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .
Cái tên gọi Trảng Bom xuất phát từ những cánh đồng trồng khoai tây trước đây của thực dân Pháp . Trảng là rộng lớn , trải dài ; Bom là từ những củ khoai tây có hình cầu giống củ khoai tây hiện nay của chúng ta .
CÂY CAO SU
Hai bên rừng hiện nay là rừng cao su bạt ngàn , cây cao su được khám phá phát hiện tại rừng rậm Amazon bởi người Bồ Đào Nha . Trước đệ nhị thế chiến cây cao su được trồng chủ yếu tại Châu Mỹ , sau 1945 thì được trồng đại trà tại khu vực Đông Nam Á . Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng cao su lớn thứ hai sau tỉnh Gia Lai . Năm 1897 , dược sĩ Raoul – người Pháp đã mang giống cây cao su từ Java và Malaixia trồng tại vườn ông Yêm ở Thủ Dầu Một và Phú Nhuận .
Cùng thời gian này bác sĩ Yersin cũng trồng thử nghiệm tại suối Dầu – Nha Trang . Đến 1904 thì cao su được trồng đại trà tại Việt Nam khoảng 3.400 ha tại Dầu Giây . Tại Việt Nam cây cao su chỉ trồng được từ Quãng Trị trở vào Đông Nam Bộ .
Cách trồng cây cao su không phải như gieo hạt rồi cây nảy mầm mà cây cao su được ươm trong vườn cây giống . Cây cao khoảng 0,8m –1m người ta bắt đầu đem ra trồng theo hàng , mỗi cây cách nhau khoảng 3-5m . Cây cao su sau khi trồng khoảng 5 năm thì cho khai thác mủ và phải khai thác mủ từ lúc sáng sớm . Vì lúc này cây chưa xảy ra quá trình quang hợp nên cây cho mủ chất lượng cao hơn .
Người ta dùng dao có móc cong trên đầu cạo lớp vỏ lụa bên ngoài , tránh cạo sâu vào bên trong vì như vậy làm cho cây cao su bị tổn thương và ảnh hưởng đến năng suất của cây . Hàng năm trung bình người ta khai thác cây cao su khoảng 300 ngày , hai tháng mùa khô không khai thác . Trong thời gian nghỉ vào mùa khô thì người ta chăm sóc và bón phân cho cây ( trung bình 1 ha cây cao su cho khoảng 60 lít mủ trọng lượng khoảng 20 kg ). Mủ tươi sau khi sấy khô còn lại 1/3 trọng lượng , giá bán 1 tấn mủ khô là 1.600 USD . Hiện nay cả nước có hơn 200.000 ha cao su .
Khi cây cao su già người ta chuyển qua khai thác gỗ vì lúc này cây không còn cho mủ nữa , mỗi ha cao su cho 150m3 gỗ . Gỗ cao su được xử lý đưa vào sản xuất các mặt hàng gỗ trang trí trong nhà cho xuất khẩu ( chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan , Nhật Bản , Nam Triều Tiên ,…)
Và một khi nhắc đến cây cao su thì ai cũng biết đến câu :
“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
Ngày xưa những người phu làm đồn điền cho Pháp rất cực khổ , sống trong điều kiện thiếu thốn , phải ở trong rừng thiên nước độc . Bên cạnh đó khí hậu xung quanh rất độc vì cao su không thả khí O2 mà thả khí CO2 , làm cho công nhân ở đây thường sau khi không làm việc nữa thì bệnh rất nhiều . :
“ Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” .
Dự kiến đến năm 2005 diện tích cây cao su là 780.000 ha đứng thứ 4 sau Inđonexia , Malaixia , Thái Lan .
NGÃ 3 DẦU GIÂY:
Kính thưa Quý Khách! Ngã Ba Dầu Giây cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 70km, nếu rẽ trái chúng ta sẽ theo Quốc Lộ 20 đến TP. Đà Lạt cách 234km. Nếu đi thẳng theo QL1A sẽ ra các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc, thành phố Phan Thiết cách NBDG 128km, sở dĩ nơi đây có tên gọi Dầu Giây vì xưa kia tại khu vực này có nhiều cây dầu và dây leo chằng chịt cũng nó người nói rằng do những người từ Miền Bắc vào đây định cư họ cho trồng rất nhiều cây Trầu (1 dạng cây leo ăn chung với vôi) vì thế mới có tên gọi là Trầu Giây, đọc trại là Dầu Giây. Cũng có người nói vui NBDG là nơi mà Mẹ Au Cơ chia tay với Cha là Lạc Long Quân, mỗi người dẫn theo 50 con lên rừng và 50 con xuống biển (theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên”).
Từ NBDG đi dọc theo QL1A chúng ta sẽ thấy những cánh rừng cao su bạt ngàn, Đồng Nai là 1 trong những tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Cuối TK IXX đầu TK XX bác sĩ Alexangder Yersin nang giống cao su sang VN cho trồng thí nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang và nhận thấy giống cây này thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu VN.
Vào TK XVIII tại Bazil lưu vực sông Amazôn người ta đã tìm thấy cây cao su, lâu lắm rồi bộ tôc Mai – Nác đã biết dùng mủ cây cao su để chống ẩm, làm bóng để chơi vào các mùa hè nên họ đặt tên cho cây này là Caoochoc có nghĩa là “Nước Mắt của cây”. Đến TK XIX khắp thế giới đã trồng cây cao su nhưng tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới của xứ châu Phi , Châu Mỹ và vài nước Câhu Á. Khi mang giống cây này sang Việt Nam, người Pháp đã phiên âm chữ Caaochoc và gọi là cây cao su, họ đã cho trồng thử nghiệm ở 1 số nơi nhưng không thành công.
Đến năm 1863 người Pháp đưa hạt giống từ Java,Malaysia để gieo trồng tại vườn Ong Thêm – Thủ Dầu Một, ngoài ra còn trồng thí điềm tại Phú Nhuận với diện tích 45 ha, cùng thời điềm mà BS Yersin cho trồng thử nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang. Sau đó họ nhập giống từ Colombia & Bazil, đế năm 1904 thành lập đồn điền cao su Suzana (tên của vợ toàn quyền Đông Dương) với diện tích 3.400 ha đầu tiên ở ngã 3 Dầu Giây. Ngày nay hầu hết các nông trường cao su do Nhà Nước quản lý, tuy nhiên cũng có 1 số người dân trồng và phát triển ngành cao su.
Cây cao su được trồng bằng cách ươm cây giống trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,8m – 10m người ta mang cây cao su con ra trồng tại vườn theo từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau 4 – 5m thuận tiện cho việc chăm sóc và lấy mủ cao su và để cho ánh nắng chiếu vào cây. Khoảng 7 năm sau khi trồng cao su bắt đầu cho mủ, đường kính của cây lúc dó phải đạt khoảng 20cm.
Người thợ cao su phải lấy mủ vào lúc sáng sớm vi khi ấy quá trình quang hợp chưa xảy ra mạnh nên mủ cao su có chất lượng hơn. Ban đầu người thợ dùng 1 con dao có móc cong cạo lớp vỏ lụa bên ngoài cây cao su tránh cạo sâu vào bên trong vì như vậy cây cao su sẽ bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Trung bình 1 cây cao su cạo được khoảng 60l mủ = 20kg. Mủ tươi sau khi sấy khô sẽ còn 1/3 trọng lượng, giá trung bình 1 tấn mủ cao su là 1.600USD. Hiện nay diện tích trồng cây cao su trên cả nước VN gần 700.000 ha.
Ban đêm cây cao su thải ra khí độc (cacbonic) rất có hại cho sức khỏe của người thợ nếu họ ở trong nông trường. Vào thời Pháp thuộc, những người phu làm đồn điền cao su cho Pháp bị bóc lột rất tàn nhẫn và bị đàn áp rất dã man. Chính vì vậy mà người ta đã truyền khảu một số câu ca dao như sau:
“Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” hay
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM
Kính thưa quý du khách! Con đường QL1A là con đường giao thông chính của nước ta xuyên suốt từ Bắc đến Nam, điểm khởi đầu là Đồng Văn – Lạng Sơn và kết thúc tại Năm Căn – Mũi Cà Mau. Đường QL1A này dưới thời triều Nguyễn là con đường duy nhất để lên lạc giữa 3 xứ Nam – Trung – Bắc, chính vì vậy mới có tên là con đường Thiên Lý. Vào thời nhà Nguyễn con đường thiên Lý chỉ rộng khoảng 1,3m và được chia là nhiều trạm (là nơi để tập hợp quân lính phu trạm & ngựa để vận chuyển công văn, hoàng hoá cống phẩm của triều đình). Mỗi trạm có nhiều nhà trạm, có phu trạm lo việc chuyển công văn, khiên cán kệ, đồn đạc của các quan. Thời Gia Long mỗi trạm đặt 1 cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến thành Gia Định mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế đến Quảng Bình mỗi trạm có 80 phu trạm và từ Quảng Bình – Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm để phục vụ cho việc chuyển công văn, tin tức một cách nhanh chóng, việc này đã được sắp xếp 1 cách hợp lý như sau. Tùy theo mức độ khẩn của công văn vận chuyển đi mà người ta chia ra làm các cấp độ, vào thời đó các cấp độ được phân loại như sau:
1. Phi đệ: bình thường
2. Tối khẩn: quan trọng
3. Thứ khẩn: trên mức trung bình
4. Trường Thanh:
Để chuyển công văn từ thành GĐ đến kinh đô Huế mất 13 ngày, Từ Miền Bắc vào
Kinh mất 5 ngày. Nếu công văn đc chuyển đến đúng hạn các phu đội sẽ đc thưởng từ 3 – 5 quan tiền, còn chậm 1 ngày thì không đc thưởng. Nếu trể từ 3 – 4 ngày sẽ bị phạt đánh đòn từ 30 – 50 roi, vua Tự Đức quy định dùng ống tre khô, chắc. Một cái lớn và 1 cái nhỏ, công văn đc cuốn lại bỏ vào ống tre nhỏ dán miệng ống lại rồi cắt giấy (có đóng mộc của quan Phủ) để làm tem niêm phong ống từ 2 đến 3 lần, có dấu đóng vảo chỗ miệng ống giáp nhau sau đó buộc dây dán lại và đóng dâu thêm 1 lần nữa trước khi buộc chặt để chuyển đi không bị hư hỏng hay rớt mất.
Những chiếu chỉ và sắc dụ của Vua đc đưa đến trạm nào thì trạm đó phải đưa đi ngay bất kể ngày đêm, mưa nắng. Những công văn ghi chữ “Phi Đệ” các trạm phải dùng ngựa chuyển đi, nhờ thế mà công văn Phi đệ. Có thể từ Huế chuyển vào Gia Định. 06 ngày hay từ Huế chuyển ra Hà Nôi 0 3 ngày. Nhờ đường giao thông thông suốt , tổ chức trạm chặt chẻ sự lãnh đạo của Triều Đình Nhà Nguyễn đến mọi miền đất nước đc kịp thời, đó là 1 yếu tố quan trọng giúp cho nhà Nguyễn tồn tại gần 1 thế kỷ rưỡi.
- Ngã 3 Tân Phong: Từ ngã 3 Tân Phong đi thêm khoảng 10km chúng ta sẽ thấy núi Chứa Chan bên trái.
TRUYỀN THUYẾT VỀ NÚI CHỨA CHAN
Nhìn sang bên trái đường chúng ta thấy 1 ngọn núi gọi là Núi Chứa Chan, núi cao 834m, trên núi có 1 ngôi chùa Gia Lào nổi tiếng linh thiêng vào những ngày rằm người dân khắp mọi nơi đổ về đây hành hương rất đông. Tên núi gắn liền với một truỵền thuyết như sau: “Vào TK XVIII có 1 ông quan t6n Việt là Việt Hùng trong lúc giao chiến với quân Khmer ông đã bị bắt cùng với người vợ đag có thai. Sau đó ông bị giam lỏng trên ngọn núi này,vì vợ ông có nhan sắc nên bị vua Khmer ép làm vợ lẽ trong lúc bà vẫn đang mang thai, sau đó bà sinh ra 1 người con gái. Đến khi cô con gái lớn bà đã kể lại câu chuyện và sự thật về cha mình. Cô gái đã cùng người hầu đi giải thoát cho cha nhưng bị vua Khme phát hiện và cho quân truy đuổi. Trong lúc hoảng loạn cả 3 người dã nhảy xuống núi tự vẫn. Biết được câu chuyện thương tâm đó người ta đặt tên cho ngọn núi là núi Chứa Chan để nói lên tình cảm chan chứa của 2 cha con, hiện nay trong chùa Gia Lào có 3 pho tượng gọi là Ong vàng, cô Bạc và cậu Chì.
Từ khu vực núi Chứa Chan đi tiếp chúng ta sẽ đến ngã 3 Ong Đồn, nế quẹo trái chúng ta sẽ đến Võ Đất, Vỏ Su huyện Tánh Linh – tỉnh Bình Thuận, đó cũng là con đường đi vào núi Chứ Chan. Ranh giới giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận cách ngã 3 Ong Đồn 10km (tại khu vực Tân Minh B có 1 bảng hướng dẫn), nơi đó có khu vự làm nón và quạt lá Buông (qua làng Khme). Bên phải quý khách là núi Le, cây Le là 1 loại cây cùng họ với cây tre. Từ đây chúng ta đi thêm 98 km sẽ đến TP. Phan Thiết.
Lịch sử tỉnh BÌNH THUẬN
Đất Bình Thuận thời sơ khai
Ðất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), chỉ còn để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại và đặt là Thuận Thành trấn, rồi lập Bình Thuận Phủ vào năm 1697, lấy đất phía Tây Phan Lang lập hai huyện An Phước và Hòa Ða. Sau đổi làm Bình Thuận Dinh và lập các đạo Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly và Phố Hài...
Ðời Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Ðịnh. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1888, Ðồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận và Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Ðồng Nai Thượng sát nhập vào Bình Thuận. Năm 1905, phủ Di Linh cũng được trích thuộc về Bình Thuận.
Thời Pháp thuộc, năm 1904, khi cuốn Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư của anh hùng Phan Bội Châu chấn động cả nước, nêu cao tinh thần duy tân tự cường để cứu nước, thì tại các tỉnh miền Trung phần, những người có lòng với quê hương tìm cách phát động phong trào mở mang dân trí, phục hồi dân khí. Hai anh hùng Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp vào Phan Thiết, mở thư xã, diễn thuyết nhiều lần kêu gọi đồng bào ý thức tự cường, truyền bá tinh thần canh tân, phát triển công thương nghiệp. Phong trào Duy Tân khởi sự tại Bình Thuận sớm hơn mọi nơi. Trước năm 1975, tỉnh Bình Thuận có các quận Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giao, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Ða, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
Các lễ hội dân gian tại Bình Thuận:
* Hội Ðền Dinh Thầy: Diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch tại đền Dinh Thầy, Hàm Tân, Bình Thuận là ngày giỗ Thầy và Thím. Theo truyền thuyết có 2 vợ chồng: Thầy và Thím quê Quảng Nam sống ở thế kỷ 19, học đạo, đồng thời chữa bệnh cho nhân dân trong vùng theo pháp thuật. Trong phiên tòa xử án, Thầy và Thím đã cuốn lụa biến thành rồng đỏ bay vào Hàm Tân (Bình Thuận) sống tại đây và làm thuốc trị bệnh cứu giúp dân lành cho đến khi qua đời. Dân trong vùng thương tiếc lập đền thờ Thày và Thím. Hội Dinh Thày còn mang nhiều tín ngưỡng mê tín, dân đến cúng giỗ rất đông, cầu cúng xin xăm, xin lá số. Nhân dân trong vùng mang theo nhiều lễ vật để dự lễ cúng chay vào tối 15, cúng cỗ chay và cỗ mặn vào ngày 16 thng 9.
* Lễ Hội Mbăng Katê: Lễ hội được tổ chức vào tháng 8, 9 âm lịch (đầu tháng 7 Chăm lịch), tại các lăng, tháp sau đó chuyển về gia đình đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có qui mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của người Chăm theo đạo Bà La Môn. Ðây là lễ Tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như Po Klong Grai Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là việc thăm viếng, kết nghĩa bạn bè... Buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần , tắm tượng , mặc áo , đội mũ cho tượng... Khi trời sắp tối là kết thúc các nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia các trò vui như ngâm thơ, chơi nhạc,...
Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Raglai trên núi cũng xuống dự hội, chia xẻ niềm vui với ngườiChăm.
* Lễ Cầu Yên: Là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm, được tổ chức hàng năm tại các làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch kéo dài khoảng 3 ngày đêm. Dân làng làm lễ cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của dân tộc Chăm và trị chơi thả thuyền. Ngoài ra đồng bào dân tộc Chăm ở Bình Thuận thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Ðảo, lễ Rija Nưa, lễ Ðắp Ðập, lễ Cấm Phòng...
Giới thiệu chung về Bình Thuận
Bình Thuận là miền đất cuối cùng của miền Trung, phía Nam giáp miền Đông, phía Tây là rừng núi giáp Lâm Đồng. Bình Thuận có bờ biển dài, có cả hải đảo và vùng đồng bằng, miền núi. Chính những đặc điểm về tự nhiên đó là điều kiện thuận lợi, để từ lâu đời trên vùng đất này đã có con người sinh sống từ thời Tiền sử và Sơ sử mà những di tích khảo cổ học được phát hiện, khai quật đã chứng minh sinh động về những nền văn hóa khảo cổ đã qua.
Vào đầu công nguyên cũng đã có nhiều dân tộc, nhiều vương quốc với những nền văn hóa phát triển đã để lại đến ngày nay. Trong số đó có vương quốc Chămpa là một trong những vương quốc hùng mạnh ở nhiều thế kỷ ở thời cổ đại và trung đại, có một nền văn hóa phát triển rực rỡ ngang hàng với các nước trong khu vực. Họ để lại một khối lượng di sản lớn với nhiều giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa dân gian, một hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng. Ðặc biệt về kiến trúc với nhiều nhóm đền tháp, đền thờ. Trong quá trình mở nước về phía Nam và từ khi thành lập tỉnh Bình Thuận (1697), người Việt đã kế thừa những thnh tựu về văn hóa của người Chăm và một phần của các dân tộc ít người khác, để xây dựng một nền văn hóa truyền thống phát triển qua từng thời kỳ lịch sử trên cơ sở những phong tục, tập quán văn hóa của Tổ tiên tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Trải qua hơn 300 năm lịch sử các thế hệ Tiền nhân xưa đã để lại trên đất Bình Thuận hàng trăm di tích cò giá trị, đó là những công trình kiến trúc: tháp, đình, cha, đền. miếu ….. Từ xưa là những yếu tố cấu thành đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân tộc. Khi nói đến Phan Thiết - Bình Thuận, người ta nghĩ ngay đến miền duyên hải với những bãi tắm sạch, đẹp nổi tiếng, đã từ lâu là điểm đến đầy quyến rũ. Thế nhưng, Phan Thiết còn là điểm hẹn của những "tour" du lịch văn hóa hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Cùng với chủ đề: "Bình Thuận - biển ấm tình người", "Du lịch văn hóa" là một nét mới cho du lịch Bình Thuận nhằm hưởng ứng chương trình "Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới".Bắt đầu từ thành phố Phan Thiết - thành phố nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp nằm dọc hai bên bờ sông Cà Ty - con sông được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn muôn người con của đất Bình Thuận. Tuy là thành phố trẻ (được vua Thành Thái ban chỉ dụ thành lập năm 1898), nhưng theo các nhà nghiên cứu thì phố cổ Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang. Thành phố hiện còn những ngôi nhà xưa với lối kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Pháp, nằm ẩn hiện trong những vườn cây, tạo nên vẻ đẹp yên ả, "rất duyên" cho phố biển này. Chợ Phan Thiết sầm uất, nằm ngay trung tâm thành phố với những đặc sản của đất Bình Thuận mà du khách khi đến với Phan Thiết thường ghé lại mua về làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè... Cách đó không xa là khu lưu niệm trường Dục Thanh - nơi này vào năm 1910, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có một thời gian sống và dạy học ở đây, trước khi vào Sài Gòn tìm đường cứu nước. Hiện trong khuôn viên vườn trường có cây khế do chính tay Người chăm sóc vẫn còn đó như một kỷ niệm: "Ngôi trường nhỏ một hôm Người đến. Cây khế sau vườn mừng trổ đỏ chùm bông". Ðối diện với trường Dục Thanh l Phân viện Bảo tng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật về Bàc Hồ với các hình ảnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Thuận. Gần trung tâm thnh phố Phan Thiết về hướng biển còn có đình Vạn Thuỷ Tú - nơi thờ cá Voi (thần Nam Hải). Tại đây có trên 100 bộ xương cá voi, trong đó có bộ xương cách đây gần 200 năm. Ðiều đặc biệt ở đây được các nhà khoa học nước ngoài đánh giá là nơi lưu giữ bộ sưu tập xương cá voi "lớn nhất thế giới". Ðến đây, du khách sẽ hiểu thêm về tín ngưỡng tục thờ cá Voi mang đậm nét "văn hoá biển" của ngư dân duyên hải miền Trung.Từ thành phố Phan Thiết ra Mũi Né, ở km số 6 một cụm tháp Chàm Pôshanư (còn gọi là tháp Phú Hải) - một trong những cụm tháp cổ còn lại đứng trầm mặc theo thời gian, minh chứng cho nền văn hóa, văn minh Chămpa một thời rực rỡ. Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Pôshanư vẫn là một di tích lịch sử với kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của người Chăm. Gần đó là di tích lầu ông Hoàng (xưa kia nơi này là lâu đài "Tổ Chim Ưng" do ông hoàng người Pháp Montpensier xây dựng để sống chung với người đẹp Phan Thiết), nằm trên một ngọn đồi sát biển. Ðây cũng từng là nơi hò hẹn của đôi tình nhân: thi sĩ Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm. Chính chuyện tình của hai người mà di tích lầu ông Hoàng đã đi vào thi ca và càng làm cho Phan Thiết được nhiều người biết đến.Bình Thuận còn là "vùng đất Phật" với những ngôi chùa nổi tiếng như: Cổ Thạch (hay còn gọi là Chùa Hang) ở Tuy Phong; Linh Sơn Trường Thọ trên đỉnh núi Tà Kou ở Hàm Thuận Nam - nơi có tượng Phật nhập Niết Bàn dài 49m, lớn nhất Việt Nam; Dinh Thầy Thím ở Hàm Tân - tất cả đều là những danh lam thắng cảnh đẹp, đạt tiêu chuẩn là những điểm du lịch văn hóa, du lịch hành hương hấp dẫn du khách khắp nơi tìm về.
Những thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa đó là những di sản được kết tinh lại qua bàn tay, khối óc của ông cha chúng ta, qua nhiều thế hệ, được bồi đắp và giữ gìn đến ngày nay đã cấu thành các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương quốc Chăm pa bước vào giai đoạn cuối cùng của nó, lãnh thổ phía Bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Kaothara (Khánh Hoà). Đến giữa TK XVII chuyển về vùng Phan Rang . cho đến năm 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chămpa mất hản độc lập, chỉ tồn tại như 1 thế lực bán tự chủ. Trong thời Minh Mạng, người Chămpa trở thành 1 thành phần của dân tộc Việt Nam. Hiện nay tại xã Phan Thanh huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận có bà Thêm thuộc dòng dõi hoàng tộc Chăm còn lưu giữ 1 số hiện vật và chau báu của vua Chăm như Vương Miện bằng vàng y nặng 1,5kg.
Vào giữa TK XVIII tỉnh Bình Thuận còn là vùng đất hoang sơ nhưng qua những lần theo đàn cá vụ Nam, ngư dân miền Bắc mới phát hiện đây là vùng biển giàu hải sản, mưa thuận gió hoà. Đến cuối TK XVIII được sự khuyến khích của chú Nguyễn cư dân người Việt di cư đến đây ngày càng đông, họ khai phá biến đất hoang sình lầy thành xóm làng vạn chài.
Năm 1962 chúa Nguyễn đã đặt tên cho vùng đất mới khai phá này là Thuận Phủ, năm 1964 đổi thành Thuận Thành Trấn và đến năm 1697 phủ Bình Thuận ra đời với địa giới từ phía Nam sông Phan Rang trở vào giáp vùng đất Biên Hoà ngày nay được chia làm 4 đạo: Phan Rang – Phan Thiết – Maly – Phố Hài. Vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832) thành lập tỉnh Bình Thuận. Ngày 20/10/1998 vua Thành Thái xuống dụ công bố PT thành thị xã cùng lúc với thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An… Năm 1976 là tỉnh thuận Hải, năm 1993 hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được tách ra từ tỉnh Thuận Hải. Tỉnh Bình Thuận có diện tích 7.992 km, toàn tỉnh có 192 km đường bờ biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 800mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, dân số khoảng 1.047.040 người, thành phần dân tộc gồm Việt – Chăm – Hoa, trong đó người Kinh chiếm khoảng 93% dân số toàn tỉnh. Bình Thuận có TP. Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý. Nghề đánh bắt hải sản ở PT phát triển mạnh mỗi năm đánh bắt được từ 110 – 120.000 tấn/ năm, về nông nghiệp là tỉnh có diện tích trồng cây Thanh Long lớn nhất cả nước. Đặc biệt là ngành du lịch với các điểm tham quan khá hấp dẫn như: núi Takou, Dinh Thầy Thím, Tháp cổ Poshanư, Hồ Biển Lạc, Bàu Sen, Bàu Trắng, Hải Đăng Khe Gà và Đồi cát di động. Mũi né với lợi thế bãi biển đẹp và an toàn cùng với hệ thống nhà hàng, khách sạn, resort từ 1 – 4 so được xây dựng 1 cách nhanh chóng đã đáp ứng được lượng khách du lịch khá lớn đem lạingân sách lớn cho tỉnh.
Theo nghiên cứu tham khảo của Nữ sĩ Như Nguyên Nguyễn Ngọc Hiền (là hậu duệ xa đời của Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào là anh ruột của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thì chủ ý dùng chữ Bình trong địa danh Bình Thuận của LTH Nguyễn Hữu Cảnh là để ông kỷ niệm và nhớ đến nguyên quán Quảng Bình, theo nghiên cứu về LTH Nguyễn Hữ Cảnh, nữ sĩ Như Hiên viết:”Trước tiên là Trấn Biên (nơi đầu Biên Giới), Bình Khương sau đến Bình Thuận” Để dẫn chứng nữ sĩ Như Hiên liệt kệ một số địa danh có chữ Bình và chữ Tân ở xứ Gia Định.
- Ngã 3 Tân Minh (bên phải – Km 1750): Rẻ phải sẽ đi vào huyện Hàm Tân, đi thêm
khoảng 22km nữa sẽ đến Thị trấn La Gi hay còn gọi là ngã ba 46 (vì La Gi cách Phan Thiết 46km). từ ngã 3 Hàm Tân đi đến Dinh Thầy Thím 18km, đây là 1 di tích tôn giáo đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá.
DINH THẦY THÍM
Kính thưa quý du khách! Hệ thống tín ngưỡng & thờ phụng trong dân gian nước ta đã được xếp đặt một cách có thứ tự và rất nghiêm chỉnh.
. Chùa là nơi thờ phật
. Am là một chổ nhỏ để 1 hoặc 1 số ít người tu hành (am được cất sơ sài, am ở trong hang gọi là am cốc).ở Nam Bộ trong vùng núi Bà Đen và Núi Sam, Thất Sơn (Châu Đốc – Tịnh Biên) có nhiều người cô độc tu trong hang, lập thành khá nhiều am, dân gian gọi là Cốc, cũng có nghĩa là Am Cốc, Amcó thờ Phật gọi là Am Tự (như Phù Dung Am Tự ở Hà Tiên).
. Đền có kiến trúc lớn, nghiêm trang để thờ Vua hay Tướng Quốc có công lớn với đất nước, dân tộc, như: đền Hùng, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ trần Hưng Đạo, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực…
. Đình là 1 ngôi nhà thờ những người có công với làng xã, địa phương, tỉnh, phủ
. Phủ là nơi thờ những người sau khi chết hiển linh qua nhiều thời kỳ, được nhân dân, triều đại sùng bái như: Phủ Thiên Hương ở Nam Định (còn gọi là Phủ Giầy) thờ Bà Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu Nghi Thiên Hạ, được sắc phong là Thượng Đẳng Thần.
Dinh là nơi thờ những người trong dân gian chết về sau hiểnlinh được nhân dân đa phần là ngư phủ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sùng bái xây dựng rất trang trọng để thờ phụng và cúng tế hàng năm như: Dinh Cô ở Long Hải, Dinh Cậu ở Phú Quốc, Dinh Bà (thờ Thủy Long Thánh Mẫu) ởPhú Quốc – Kiên Giang.
Vạn là nơi thờ Cá Ong (Cá Voi) được ngư phủ tôn làm “Thần Nam Hải” (thần biển). Vạn ở vùng chài lưới gọi tát là Vạn Chài cũng tương đương như các đình làng ở các vùng làm nông nghiệp.
Miếu là nơi thờ những người được kính trọng có nhiều công đức đối quần chúng, nhân dân địa phương.
Miễu nhỏ hơn Miếu, có khi là cái chói bằng cây hoặc cái nhà nhỏ không cửa năm ở bên vệ đường chổ thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông để thờ những người vô danh hay bất ngờ bị chết (bất đắc kỳ tử).
Nhân dân Bình Thận và nhiểu địa phương ở Nam Bộ đã tuân theo trật tự tính ngưỡng thờ phụng này 1 cách nghiêm chỉnh phù hợp với phong tục tập quán truyền thống và văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Dinh Thầy Thím (DTT) là 1 cơ sở tín ngưỡng dân gian khá nổi tiếng , được du khách hành hương đến lễ bái tham quan rất đông.
DTT tọa lạc ở giữa khu rừng dầu Bàu Cái thuộc xã Tân Hải huyện Hàm Tân, cách TP. Phan Thiết 70Km về hướng Đông Nam.
Thầy Thím là 1 cách gọi dân dã vừa nghiêm túc vừa thân thương của người Nam Trung Bộ & Nam Bộ dành cho 1 dôi vợ chồng đc sùng kính tương truyền như sau:
Vào giữa TK XIX dười triều Vua Tự Đức nhau Nguyễn có đôi vợ chồng đạo sỹ quê ở làng Qua La, Phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Thầy sinh năm 1803 (năm Gia Long thứ 2) nhà nghèo lận đận trong thi cử nên Thầy đi tầm sư học đạo & trở thành 1 người có phép thuật cao cường. Theo truyền thuyết làng thầy rất nghèo, dân làng luôn mơ ước có 1 ngôi Đình làng Bát Nhị, vào 1 đêm mưa to gió lớn sáng ra dân làng đã thấy có 1 cái Đình Bát Nhị ngay giữa làng, hay tin quan trên đã cho quân lính tới bắt Thầy và kết án tử hình. Người ta kể rằng trước khi chết Thầy xin 1 tấm vải lụa vẽ hình rồng lên trên tấm vải làm phép rồi bảo Thím cùng ngồi lên, khi Thầy chấm đôi mắt cho rồng tự nhiên rồng từ tấm vải bay lên chở Thầy Thím về Phương Nam trước sự kinh hoàng của quan phủ.
Hai vợ chồng đã dừng chân tại làng Tam Tần ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, tài đức của đạo sĩ nồi tiếng khắp vùng nên dân làng đã kính cẩn gọi 2 vợ chồng đạo sĩ là “Thầy Thím”, khi 2 vợ chồng Thầy Thím qua đời, dân làng cho mai táng chu đáo và cho xây Dinh để thờ phụng, theo truyền thuyết Dinh Thầy Thím được xây dựng về hướng Đông nhưng qua 1 đêm thì mọi người thấy Dinh quay về hướng Tây và dân làng cho đó là ý nguyện của Thầy.
Dinh Thầy Thím (DTT) có kiến trúc theo kiểu Đình Làng, bao gồm các công trình : chính điện , nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca…trong khám thờ chính điện còn 2 bài vị thờ Thầy Thím & nhiều bức hoành phi ca ngợi công đức của 2 người. Dinh được xây dựng quy mô vào năm Kỷ Mảo (1879). Ngày nay chúng ta nhìn thấy trên thanh xà gồ của Dinh khắc dòng chữ Hán “Kỷ Mảo niên thập nhị nguyệt nhị thập ngũ nhật kiến tạo”
Cách DTT chừng 5km là khu vực mộ của Thầy Thím ,tại đây có 4 ngôi mộ được đắp bằng cát trắng khá lớn theo dân gian đây là 2 ngôi mộ của Thầy Thím, 2 ngôi mộ còn lại là mộ củq đệ tử của Thầy.
DTT từ 1TK qua là một nơi khá nổi tiếng được nhân dân khắp nơi đến chiêm bái không dứt, ngày nay Dinh đã trở thành 1 thắng cảnh du lịch nhờ có ưu điểm về thiên nhiên bao quanh như: bãi biển, đồi dương và núi rừng. Hằng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ và thăm Dinh, đông nhất là vào dịp giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tiết thu của Dinh từ ngày 14 – 16 tháng 9 âm lịch.
DTT được UBND tỉnh Bình Thuận công nhận và ra quyết định bảo vệ khu thắng cảnh này. Quyết định số: 1377-QĐ-UBBT ngày 06 tháng 12 năm 1993 và bộ văn hoá thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997.
Những câu chuyện về SỰ TÍCH THẦY THÍM
Dinh Thầy Thím - làng Tam Tân (nay thuộc xã Tân Tiến, Thị xã LaGi) không những thu hút riêng với những người có tín ngưỡng mà còn nhiều thành phần khác trong xã hội vì tính kỳ tích và khung cảnh thiên nhiên ở đó. Những ngày giáp lễ tế thu của Thầy: Tức rằm tháng Chín âm lịch, có hàng vạn lượt người từ các tỉnh phía Nam, miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh dồn về đây vô cùng náo nhiệt.
Những ngày đó dù phải trải qua chặng đường cát, sỏi đang bị xuống cấp nặng nề cách xa huyện lỵ Hàm Tân gần 12 km nhưng có hàng trăm chiếc xe ô tô đưa đón khách thập phương đi cúng bái và viếng cảnh.
Tổ chức Hội dinh Thầy Thím vốn được hình thành và kế tục hoạt động từ trước tới nay gồm những người dân chất phác, thuần hậu ở địa phương trực tiếp điều hành cùng với sự tự nguyện của khách thập phương đã góp phần tôn tạo dinh nên cơ ngơi này ngày càng bề thế hơn. Không những thế, có người cảm nhận được tinh hoa của vùng đất mang đậm truyền thống lịch sử đã hiến tiền xây trường học, thuốc chữa bệnh, sửa chữa đường xá… bằng tấm lòng từ tâm, thiện ý.
Trong không khí sinh hoạt rất đặc thù như thế, chính quyền địa phương với chủ trương cởi mở, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân bày tỏ sự tưởng vọng của mình. Dinh Thầy Thím ngày nay trở thành một di tích mang tính văn hóa đồng thời có thể coi đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể thắng tích của Hàm Tân.
Trong không khí sinh hoạt rất đặc thù như thế, chính quyền địa phương với chủ trương cởi mở, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân bày tỏ sự tưởng vọng của mình. Dinh Thầy Thím ngày nay trở thành một di tích mang tính văn hóa đồng thời có thể coi đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể thắng tích của Hàm Tân.
Ngày xưa ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, phép thuật cao siêu được mọi người ngưỡng mộ bởi những nghĩa cử hết sức phi thường. Do bị Triều đình xử tội oan nên đạo sĩ cùng vợ hóa phép đào thoát rất ly kỳ. Vùng đất Tam Tân trở thành nơi tập hợp biết bao câu chuyện linh hiến được truyền tụng liên quan đến vợ chồng đạo sĩ vô danh đó nhưng bằng tấm lòng sùng bái người dân địa phương gọi là Thầy Thím.
Thầy sinh dưới thời Gia Long thứ 2. Thuở thiếu thời Thầy cũng đeo đuổi con đường học hành để có công danh nhưng mấy lần thi cử không thành nên tìm thầy học đạo, nuôi chí giúp đời. Sau khi đắc đạo thì Thầy gặp đại tang, cha mẹ đột ngột qua đời. Thầy ẩn nhẫn sống đời kham khổ, biết trọng nghĩa, thương người nên bà con xóm làng quí mến.
Thầy cưới vợ người làng Yến Nê, cùng tỉnh. Quê làng của Thầy Thím quanh năm bị mất mùa, hạn hán. Đời sống của người dân cơ cực, cơm không đủ no, khi ốm đau kể như tuyệt vọng. Có lần, trước cơn nắng hạn, đồng lúa có nguy cơ bị cháy nặng thì Thầy đứng ra khẩn nguyện, lập tức trời chuyển mây đen và mưa tầm tả. Ruộng lúa hồi sinh như một phép lạ. Lòng nhân ái của Thầy trước những cảnh huống tai ương đã làm cho mọi người thán phục và danh tiếng Thầy lan rộng khắp nơi.
Nhân một dịp lễ cúng đình hằng năm, Thầy cảm thấu niềm hoài bão của dân làng về một ngôi đình tương đối để làm nơi thờ phụng tiền hiền, tổ tiên. Thầy nghĩ đến những người nghèo khó mà có lòng như thế thật đáng quí biết bao. Trong khi đó ở làng Bát Nghị kề bên có đình thờ xây cất nguy nga mà không người lai vãng. Rồi một đêm cuối đông, cuồn phong dữ dội, sấm sét đầy trời như báo điềm lạ. Quả thật, khi mọi người tỉnh giấc thấy một ngôi đình mới, mái ngói đỏ au thay thế mái đình lợp tranh, vách đất hư nát trước đây. Nỗi kinh ngạc lẫn niềm vui của người dân trong làng đang còn náo nức thì làng Bát Nhị trống giục liên hồi báo tin làng mất và hương chức ở đó cấp báo về triều tố cáo Thầy đã dùng phép ma tà thuật đánh cắp đình làng. Vua không tin nhưng vẫn xa giá đến tận nơi để biết rõ thực hư. Thầy đến trước mặt vua bày tỏ nỗi lòng vì thương dân mà mắc tội. Vua thầm phục tài Thầy có phép thuật cao siêu nhưng phải gìn giữ luật nước mà nghiêm minh xử trị. Thế là vua ban xử Thầy chịu án “Tam ban Triều diễn” (tức tội hình chết chém hoặc uống độc dược hoặc tự thắt cổ).
Nhân một dịp lễ cúng đình hằng năm, Thầy cảm thấu niềm hoài bão của dân làng về một ngôi đình tương đối để làm nơi thờ phụng tiền hiền, tổ tiên. Thầy nghĩ đến những người nghèo khó mà có lòng như thế thật đáng quí biết bao. Trong khi đó ở làng Bát Nghị kề bên có đình thờ xây cất nguy nga mà không người lai vãng. Rồi một đêm cuối đông, cuồn phong dữ dội, sấm sét đầy trời như báo điềm lạ. Quả thật, khi mọi người tỉnh giấc thấy một ngôi đình mới, mái ngói đỏ au thay thế mái đình lợp tranh, vách đất hư nát trước đây. Nỗi kinh ngạc lẫn niềm vui của người dân trong làng đang còn náo nức thì làng Bát Nhị trống giục liên hồi báo tin làng mất và hương chức ở đó cấp báo về triều tố cáo Thầy đã dùng phép ma tà thuật đánh cắp đình làng. Vua không tin nhưng vẫn xa giá đến tận nơi để biết rõ thực hư. Thầy đến trước mặt vua bày tỏ nỗi lòng vì thương dân mà mắc tội. Vua thầm phục tài Thầy có phép thuật cao siêu nhưng phải gìn giữ luật nước mà nghiêm minh xử trị. Thế là vua ban xử Thầy chịu án “Tam ban Triều diễn” (tức tội hình chết chém hoặc uống độc dược hoặc tự thắt cổ).
Trước giờ thi hành án, Thầy xin vua một ân huệ cuối là cấp cho một tấm lụa đào để vợ chồng Thầy múa một bài tạ tội cùng vua. Tấm lụa đỏ thắm quấn lấy Thầy Thím và linh diệu thay biến thành con rồng từ từ bay lược trên không trung và xuôi về hướng Nam trước sự kinh ngạc của vua quan và dân làng.
Khi bay qua làng Yến Nê, quê của Thím, rơi xuống một chiếc hài như để báo tin từ biệt rồi rồng lụa đưa Thầy Thím đến làng Tam Tân, thì đáp xuống. Từ đó, Thầy Thím dưới lớp áo người dân đi xa lập nghiệp bằng nghề đẵn gỗ, đóng ghe. Có một điều lạ là bên Thầy lúc nào cũng có một chiếc bầu khô không biết chứa đựng thứ gì trong đó. Nhân một hôm Thầy đi làm mà quên mang theo nên người chủ nhà Thầy trọ (tên là Cụ Hộ Hai) tò mò giở ra xem thì lửa từ bầu bốc ra làm cháy rụi cả căn nhà. Chuyện vỡ lỡ, Thầy làm lại căn nhà và vào lánh hẳn trong cánh rừng sâu, gần Bàu Cái. Thầy Thím cần cù khẩn ruộng, làm vườn sống cuộc đời ẩn dật.
Thầy nhận đóng ghe thuyền và giao rất đúng hẹn. Chưa ai một lần thấy được những thợ phụ giúp Thầy mà chỉ nghe tiếng búa rìu đẵn gỗ, tiếng đục đẽo vang cả góc rừng nhưng đến nơi thì vắng lặng chỉ có mỗi mình Thầy bên bầu rượu tiêu dao. Người ta tin rằng Thầy có phép “sái đầu thành binh” (tức gieo đậu mà hiện ra binh lính). Từ nơi đóng thuềyn ra cửa sông Tam Tân gần hai cây số, thế mà bằng sức mạnh vô hình nào đó Thầy đã đưa những chiếc thuyền đóng mới giao cho khách hàng. Một bầu nước có tên là Đường Ván được dân gian cho là dấu vết của những chiếc thuyền đẩy xuống bến sông.
Khi bay qua làng Yến Nê, quê của Thím, rơi xuống một chiếc hài như để báo tin từ biệt rồi rồng lụa đưa Thầy Thím đến làng Tam Tân, thì đáp xuống. Từ đó, Thầy Thím dưới lớp áo người dân đi xa lập nghiệp bằng nghề đẵn gỗ, đóng ghe. Có một điều lạ là bên Thầy lúc nào cũng có một chiếc bầu khô không biết chứa đựng thứ gì trong đó. Nhân một hôm Thầy đi làm mà quên mang theo nên người chủ nhà Thầy trọ (tên là Cụ Hộ Hai) tò mò giở ra xem thì lửa từ bầu bốc ra làm cháy rụi cả căn nhà. Chuyện vỡ lỡ, Thầy làm lại căn nhà và vào lánh hẳn trong cánh rừng sâu, gần Bàu Cái. Thầy Thím cần cù khẩn ruộng, làm vườn sống cuộc đời ẩn dật.
Thầy nhận đóng ghe thuyền và giao rất đúng hẹn. Chưa ai một lần thấy được những thợ phụ giúp Thầy mà chỉ nghe tiếng búa rìu đẵn gỗ, tiếng đục đẽo vang cả góc rừng nhưng đến nơi thì vắng lặng chỉ có mỗi mình Thầy bên bầu rượu tiêu dao. Người ta tin rằng Thầy có phép “sái đầu thành binh” (tức gieo đậu mà hiện ra binh lính). Từ nơi đóng thuềyn ra cửa sông Tam Tân gần hai cây số, thế mà bằng sức mạnh vô hình nào đó Thầy đã đưa những chiếc thuyền đóng mới giao cho khách hàng. Một bầu nước có tên là Đường Ván được dân gian cho là dấu vết của những chiếc thuyền đẩy xuống bến sông.
Dân làng Tam Tân sống bằng nghề biển nên gạo thóc phải mua của thương buôn đường biển. Nhưng lại gặp phải lão buôn gạo quái ác đã thao túng giá cả và còn gian dối trong cân đong làm cho ai cũng oán thán. Thầy hóa phép tạo trận cuồn phong, mưa tuôn xối xả làm chiếc ghe gạo biệt tăm. Sáng ra thấy chiếc ghe gạo nhẹ tênh không còn một hạt. Lão thương buôn biết rõ ngọn nguồn và tỏ ra ăn năn xin Thầy độ lượng. Sau những lời khuyên dạy với kẻ biết hồi tâm, Thầy bèn cho phép lạ. Không rõ từ đâu, với chiếc bầu nhỏ của Thầy, gạo trút lên khoang thuyền và trong chốc lát gạo đã đầy như củ.
Còn rất nhiều chuyện kể về sự hiển linh của Thầy Thím như cứu người lâm nạn, giúp tiền cho người làm ăn, tài chữa bệnh… Biểu lộ tấm lòng nhân hậu và lý tưởng giúp đời của Thầy Thím vô cùng diệu kỳ, phong phú.
Cạnh Bàu Thông có một cây cổ thụ, hình dáng dị thường. Lưng chừng ở nhánh có một đoạn cây khô như ghim chặt vào lớp vỏ thân cây. Truyền thuyết cho rằng một hôm bầy quạ đến quấy rầy. Thầy đã dùng miếng gỗ đẽo thuyền quăng dọa bầy quạ và dính vào thân cây đó còn đến ngày nay.
Vào một hôm dân làng Tam Tân được tin Thầy Thím đã thác. Đến nơi thất sẵn hai chiếc quan tài, lòng ai cũng ngậm ngùi thương xót và đem chôn ở Bàu Thông gần đó. Những năm sau ngày Thầy Thím mất, cứ đến ngày mùng Năm tháng Giêng âm lịch có đôi bạch hổ từ đâu đó về tảo mộ rồi buồn bã ra đi. Để tỏ lòng biết ơn Thầy Thím lúc sinh thời, dân làng lập dinh thờ ngay địa điểm của Dinh hiện giờ. Dinh lúc đầu xoay về hướng Đông nhưng qua một đêm lại thấy xoay về hướng Nam. Người ta cho đó là ý của Thầy.
Nghe tiếng đồn về công đức của Thầy Thím với những nghĩa cử cứu nhân độ thế hết sức cao đẹp nên vua Thành Thái năm thứ 18 (năm 1906) đã xét lại án xử trước đây và sắc phong: “Chí đức tiên sinh, Chí đức nương nương, tôn thần”.
Phan Chính (Theo BTC lễ hội Dinh Thầy 2007)
HÒN BÀ
Hòn Bà là một hòn đảo nhô cao lên giữa biển, cách bờ biển Lagi huyện Hàm Tân gần 2 cây só về hướng Ðông. Cách Phan Thiết khoảng 70 km về phía Ðông Nam.
Hòn Bà là ngọn núi trẻ, trên núi có nhiều cây cổ thụ lớn. Nửa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ nữ Thần Thiên Y Ana, vị Thần thiêng liêng của vương quốc Chămpa cổ. Cũng từ đây hòn đảo có tên là Hòn Bà. Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với nữ Thần. Mặt khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cổ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng Nữ thần ở đây cũng là sự cầu mong cho Nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác.
Trong kháng chiến chống Pháp do chiến tranh ngày càng các liệt, quân Pháp ngăn cấm không cho dân làng đến đảo thờ cúng và việc đi lại khó khăn hơn cũng làm cho người Chăm dần dần lãng quên đi ngôi đền. Chính sự lãng quên này đã tạo điều kiện cho kẻ gian đánh cắp pho tượng Thần và những vật thờ linh thiêng trong ngôi đền cổ cùng sự xuống cấp đổ nát của nó.
Mãi đến năm 1969 ngư dân ở Hàm Tân đã đóng góp tiền của xây dựng lại ngôi đền mới trên nền ngôi đền cổ. Người Việt xây đền thờ Nữ Thần Thiên Y Ana của người Chăm nhưng thực hiện các nghi lễ trong đền lại theo phương thức riêng và phong tục truyền thống của người Việt. Ở đây luôn có một số người bảo vệ và chăm sóc ngôi đền. Lễ hội ở đây là ngày giỗ Nữ Thần Thiên Y Ana mà dân địa phương gọi là ngày Vía Bà. Nghi lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này nhân dân ở khắp nơi ra đảo rất đông bằng phương tiện ghe thuyền, trong số đó có rất đông người Chăm ở Hàm Tân và các nơi khác đến viếng Bà.
Hòn Bà người ta biết đến và ngưỡng mộ không phải chỉ bằng ngôi đền cổ mà còn vì ở đây là hòn đảo cheo leo giữa biển nên hấp dẫn mọi người bằng chính cảnh đẹp thiên nhiên với đồi đồi duơng thơ mộng cộng với sự hùng vĩ mênh mông của biển cả.
HÒN BÀ – DẤU CHẤM THAN CỦA MỘT CHUYỆN TÌNH
Các địa danh xứ biển rất dễ nhận ra bởi một kỳ quan thiên nhiên hay một bờ đá hoang sơ nào đó. Nhưng với La Gi độc đáo bởi một hòn đảo nhỏ đơn côi giữa màu xanh mênh mông, có thể tưởng tượng đó là một nốt nhạc được nâng lên từ những làn sóng biển hiền hòa. Chỉ vài nét vẽ bờ biển hàng dương và Hòn Bà trên mảng trời xanh biển cả đủ dựng thành biểu tượng xứ biển La Gi tràn nắng và thơ mộng.
Cách bờ biển Đồi Dương Tân Lý, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) khoảng hơn 2km có một hòn đảo nhỏ như đột ngột nhô lên được gọi là Hòn Bà. Trên mặt biển mênh mông, đảo mang dáng vóc con rùa khổng lồ đang vươn mình trên sóng bạc bơi về hướng Nam.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí (tập 12) có ghi rằng: “Đảo Thiên Y ở ngoài cửa tấn La Gi, phía nam huyện, tục gọi là Hòn Bà. Đảo ấy chu vi hơn 200 trượng, từ mặt nước đến trên đỉnh 30 trượng, cây cổ thụ sum suê. Trên đỉnh núi có ngôi đền cổ thờ tượng đá A-diễn-bà...”
Đó là theo mô tả của người xưa. Nhưng trên thực tế, Hòn Bà chỉ rộng khoảng 2,8 ha, đường vòng chân đảo 700m. Xung quanh đảo là đường bờ đá và san hô ngầm nên hiếm hoi chỉ có một bãi cát nhỏ hướng về phía đất liền.
Trời tháng ba êm ả, thuyền máy đi từ cửa biển la Gi mất 40 phút và thuyền không thể cặp sát bờ để tránh va vào gành đá. Lần theo một trăm hai mươi bậc thềm đá để lên đỉnh đảo, ai cũng có cảm giác chập chờn giữa bóng mây trôi và màu sông nước. Đỉnh đảo cao hơn mặt nước 40m này chỉ có một mặt bằng tương đối dành cho ngôi miếu “Thiên-y-tự” làm nơi thờ Bà Chúa xứ. Nguyên mẫu tượng bà đang ngự trên ngai, mặt quay về hướng đông là một tảng đá do thiên nhiên tạo dựng. Những năm về sau, ngư dân địa phương với lòng sùng bái đã tôn tạo thêm và xây mới tượng Phật Quan Âm đứng cao giữa đỉnh đảo.
Huyền thoại về Hòn Bà qua truyền khẩu nhiều đời, dẫu có những chi tiết khác nhau nhưng vẫn là câu chuyện tình đầy tính sử thi. Người ta kể rằng, xưa có đôi vợ chồng trẻ sống thật hạnh phúc bên nhau trên mảnh đất La Gi khi chưa có dấu chân người, tưởng chừng không có gì thay đổi được. Một hôm, người chồng thẫn thờ nghe tiếng con chim lạ hót đã gieo vào lòng chàng bao điều nghĩ ngợi, bàng hoàng. Thế rồi chàng xách ná, tên đi theo tiếng chim mãi về hướng núi xa, với hy vọng sẽ gặp điều may mắn. Đến một vùng đất lạ, thú rừng không gặp nhưng hoa ở quanh chàng hiện ra khung cảnh của ngàn hoa và những hình bóng mỹ nữ diễm kiều. Chàng quên cả lối về với người vợ chân quê.
Ở nhà, nàng nóng lòng bên chảo nước réo sôi, lửa lại sắp tàn, mòn mỏi ngóng chờ chàng mang về những con thịt rừng và tấm da thú màu lông sặc sỡ. Ngày tiếp ngày, nàng vẫn kiên trì nhóm hồng bếp lửa để giữ cho chảo nước luôn sôi. Nhưng trong một đêm được báo mộng, người vợ hiểu ra chàng đã phụ bạc, quay lưng với tình yêu nồng ấm ngày nào nên nàng nổi cơn ghen, hất đổ chảo nước đang sôi như một lời thề đoạn tuyệt. Nàng dậm chân ba dậm, Động Bà Sang bỗng tách một phần đất để trở thành hòn đảo cô đơn chia lìa với bao kỷ niệm. Đó là Hòn Bà!
Trên phần đất tiếp giáp giữa huyện Hàm Tân và Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) có suối nước nóng Bình Châu. Người ta nói là dấu tích chảo nước sôi bị bà đạp đổ. Còn nói về người chồng, có lẽ gặp điều trắc ẩn mà không có cơ hội giãi bày nên ngàn năm đứng mãi ở ngọn núi cao, trông ngóng về hướng biển đông thương nhớ người vợ thủy chung. Địa danh Núi Ông ở huyện Tánh Linh (Bình Thuận) lại gắn với sự tích ở miền biển này.
Ở ngay lối lên đỉnh Hòn Bà có một am thờ ông Cai, cạnh ngay gốc cây trôm già. Có một câu chuyện nhỏ: Người ta nói có một thương buôn khi cặp thuyền ghé đảo núp gió, rung động trước nhan sắc của người chủ đảo, không cầm lòng được nên đã lỡ lời thô lỗ, suýt vong mạng. Nhưng Bà đã tha thứ và người thương buôn này xin tình nguyện làm kẻ hầu hạ bà suốt đời.
Huyền thoại về Bà Chúa Ngọc đậm nét phong tục, tập quán dân tộc Chăm trong thần thoại Po-I-Nư_Ga nhưng được pha trộn những đặc trưng về chuyện bà Chúa Ba Nam Hải và gần gũi với tình cảm của người dân lao động biển ngày xưa. Sự tích bà Thiên Y A na được thờ ở điện Hòn Chén (Ngọc Trản) làng Hải Cát (Thừa Thiên) và tại Tháp Bà (Nha Trang) với bài bia của Phan Thanh Giản lập từ năm 1856, nói về cô con gái của một gia đình nghèo nhưng nết na, duyên dáng do bị rầy la nên hóa thân vào khúc gỗ kỳ nam trôi dạt trên biển. Nhưng duyên trời đã định, thái tử Trung Quốc vớt đem về và từ thân cây kỳ nam hiện ra một mỹ nhân, thái tử xin vua cha cho kết hôn với nàng. Nhưng vẫn một lòng thương nhớ quê nghèo, nàng mang hai con biến vào cây gỗ trầm hương xuôi về nam để trở về thờ phụng cha mẹ và dạy dân nhiều cách mưu sinh. Sau này người dân Chăm nhớ ơn, tạc tượng trên núi để thờ và với người vùng biển coi như nữ thần cứu nhân độ thế.
Những tàn cây xanh cổ thụ với vô số khối đá muôn vẻ muôn hình, quanh năm xanh biếc như được đánh thức để định hướng cho những con thuyền khẳm đầy cá mực từ khơi xa về lại bến bờ. Hòn Bà, chiếc phao tin cậy cho những con thuyền mải mê trên ngư trường rộng lớn, hấp dẫn của nghề cá La Gi.
Dùng chiếc dao sắt hoặc viên đá để tự khai thác những con hào có bộ vỏ sần sùi bám trên gành đá ẩm mặn nhiều vô kể. Một chút muối tiêu, chanh đã đủ nghe hương vị của biển trời. Độc đáo là những con “vú nàng”, khi được luộc chín thì không còn thứ mỹ vị nào sánh được và phải nhớ mãi như kẻ tương tư...
Ngồi trên gành đá chân đảo nhìn qua làn nước biếc xanh như ngọc, thấy những chòm san hô lấp lành và từng đàn cá tôm hồn nhiên bơi lội dễ quên ta đang ở giữa biển mênh mông. Khung cảnh hữu tình như thế nên có lời ví von: “Hòn Bà là động tiên sa”. Điều đó thật thấm thía khi từ nơi đây nhìn vào đất liền bắt gặp mái phố La Gi và Đồi Dương xa tắp, mới cảm nhận hết điều kỳ diệu của thiên nhiên.
Ngày 23 tháng 3 năm âm lịch hằng năm là ngày vía Bà, cũng là ngày lễ hội cầu ngư của người dân xứ biển địa phương.
(Trích từ Huyền thoại xứ biển - Phan Chính )
MŨI KHE GÀ – NGỌN HẢI ĐĂNG CỔ NHẤT MIỀN NAM
Có người gọi là Mũi Kê Gà nhưng xin thưa Quý khách tên Mũi Khe Gà là tên gọi đúng nhất bởi vì người ta đã căn cứ vào hình dáng đảo mà đặt tên. Thông thường những địa danh ven bờ do người đi biển đặt ra khi nhìn thấy hình dáng và cảnh vậttừ ngoài khơi. MKG cũng vậy có từ hơn 300 năn trước và được ghi trong “vè thủy trình” vốn là những câu hát của ngư phủ khi lái ghe di chuyển dọc theo bờ biển để nhắc nhở nhau đã đi qua và sắp tới địa danh nào (thời kỳ đó chưa có Hải Đồ). Vè Thủy Trình có 02 bài, có 180 câu, gồm 1 bài “hát vô” dành cho lái ghe từ Thừa Thiên – Huế – Quảng Nam đi vào hướng Đồng Nai và 1 bài “Hát ra” khi lái ghe trở về.
Trong bài “Hát vô” có những câu (từ câu 1953 – 1958)
“Ghe thuyền tụ tập từ xa
Phú Hài. Phan thiết ấy là trạm chung
Hỡi ơi đốn củi Gành Thông
Sơn Lâm một gánh chất chồng 2 vai
Khe Gà nay đã đến nơi
Anh em làm lễ một hồi cho qua”
Chắc quý khách còn đang thắc mắc tại sao “làm lễ một hồi cho qua” tại vì MKG này ghe thuyền nào cũng sợ vì đây là khu vực hiểm yếu thuyền buồm qua lại thường bị đắm do không xác định được vị trí dẽ bị sóng tạt ghe thuyền va vào đá ngầm. Bởi thế các thế hệ ngư phủ đi biển xưakhi đi ngang qua dây đều phải lo làm lễ với Hà Bá, thần biển cầu xin cho ghe thuyền qua lại được dể dàng.
Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Trịnh Hoài Đức ghi như sau: ở phía Tây huyện Tuy Lý cách 52 dăm sát biển có những hòn đá lớn ngang ta biển. Ơ ngoài có hòn đảo tên gọi Kê Dữ (đảo Gà) đảo Khe Gà cách bờ biển 500m vào những ngày nước ròng người dân ở đây có thể lội qua đảo, lúc cường triều sóng to gió lớn việc đi lại rất khó khăn.
Trên đảo có ngọn Hải Đăng (NHĐ) tương đối đồ sộ, đây là NHĐ cao và xưa nhất nước, NHĐ này trước đây do 1 người Pháp Chnavat thiết kế, xây dựng để hướng dẫn tàu thuyền qua lại. Khởi công xây dựng từ tháng 02 năm 1897 khánh thành vào năm 1898, nay vẫn còn 1 tấm đá hoa cương lớn ở ngay trước cửa vào Hải Đăng khắc số 1899 và ngọn Hải Đăng này chính là thức họat động năm 1900. trong thời gian xây NHĐ đã xảy ra đại nạn làm nhiều người chết, nay vẫn còn nhiều mồ chôn người bỏ mạng vì công trình này .
NHĐ được xây dựng bằng đá hoa cương có hình trụ cột, tám cạnh, không rõ người Pháp xưa kia đã đem đá hoa cương từ đâu tới vì vùng này không có đá hoa cương. Đây không phải là những viên đá 4 góc bình thường mà tất cả những khối đá hoa cương dùng để xây dựng đều được chạm khắc thành từng ô có hình cạnh khớp với nhau giống như là những khối đá đã được dùng xây tháp rồi được tháo rời ra và lắp đạt để xây NHĐ Khe Gà mà khi ráp, xây chỉ cần đặt lại theo đúng thứ tự từng góc cạnh từ dưới chân lên trên và người thợ chỉ cần đưa vữa trát vào là các khối đá dính chặt vào nhau mà không cn phải tô láng sửa chữa gì hết.
Tháp Đèn cũng được xây bằng đá cao 35m độ cao của toàn bộ từ dưới mặt đất lên tới đỉnh có chóp đèn là 41,5m, độ cao từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65m, kích thước của mỗi cạnh ở chân tháp là 2m60, chiều dày của tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1m60, càng lên cao độ dày của tường lại càng giảm là 1m50 và độ mỏng nhất của tường tháp khi lên tới đỉnh là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000w làm tín hiệu hướng dẫn các tàu bè qua lại.
Khi xưa NHĐ Khe Gà có 9 người điều hành gồm trạm trưởng người Pháp và 8 người Việt, ngoài NHĐ ở đây còn có 1 ngôi nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là hầm chứa sâu 3m, trước nhà có 1 cái giếng gọi là Giếng Tiên. Từ mí nước biển lên đến NHĐ có hàng chục bậc cấp và 2 hàng cây hoa sứ được người Pháp trồng xưa kia dọc theo lối đi và xung quanh chân NHĐ (từ cuối TK XIX) nay vẫn còn nguyên vẹn và tỏa bóng mát quanh năm.
Để đi lên tới đỉnh NHĐ chúng ta sẽ phải leo lên 184 bậc thang xoắn ốc bằng thép và hàng chục bậc cấp dẫn lên tới đỉnh đèn, tất cả đều được vận chuyển từ Pháp qua kể cà ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện.
Hiện nay trên đảo Khe Gà và NHĐ trở thành 1 điểm tham quan thu hút du khách. Nó vừa là di tích kiến trúc vừa là thắng cảnh biển nên thơ và trữ tình.
NÚI TÀKOU – CHÙA LINH SƠN TRƯỜNG THỌ
Núi TaKou (còn gọi là Núi Tà Cú) nằm ven Quốc Lộ 1ª thuộc xã Tân Lập huyện Hàm Thuận Nam, cách TP. Phan Thiết khỏang 28km. Đây là một ngôi cổ tự nổi tiếng và là 1 điểm leo núi hấp dẫn, 1 thắng cảnh khung cảnh kỳ thú nhất của vùng đất Bình Thuận.
Núi cao 475m từ dưới chân núi du khách sẽ phải leo lên hàng trăm bậc cấp theo con đường ngoằn ngèo giữa khu rừng cây hoang sơ mới lên được tới đỉnh. Nơi đây có 2 sơn tự cổ kính nổi tiếng, đường lên đỉnh núi có quang cảnh hấp dẫn, thích thú đối với các bạn trẻ. Từ ngày 12/9/2003 Công Ty Du Lịch Bình Thuận đã chính thức đưa hệ thống cáp treo lên núi Tà Cú, hệ thống cáp treo dài 1.640m có 25 cabin (6 người/cabin) do hãng Deppelmar (Ao) chế tạo và lắp đặt, giá vé 100.000đ/khách (khứ hồi) nhờ hệ thống cáp treo này mà du khách đỡ vất vả mệt nhọc khi lên viếng cổ tự.
Ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ do tổ sư Trần Hữu Đức (1812 – 1887) khai sơn lập thành, quanh năm ở đây có cây xanh, suối chảy , chim vượn tạo nên 1 khung cảnh thiên nhiên kỳ thú. Thiền sư Trần Hữu Đức quê quán tại Phú Yên vào TK XIX năm ông được 17 tuổi ông đã cùng gia đình trôi dạt đến Phan Thiết, tại đây ông đã xuất gia, sau 15 năm tu đạo Thiền Sư Hữu Đức đã một mình đi đến xứ Bàu Tràm lập ra một ngôi chùa để tu luyện và suy ngẫm về giáo lý nhà Phật. Sau 30 năm ông trở thành một vị cao tăng đác đạo và có rất nhiều đệ tử, ông còn bốc thuốc chữa bệnh cho nhân trong vùng nên tiếng lành đồn xa.
Vào năm 1872 nhà sư Trần Hữu Đức pháp danh Thông Am, pháp hiệu Hữu Đức đã từ bỏ tất cả đi đến sứ Bàu Siêu lên núi Takou lập chùa . ban đầu chùa Tà Cú là một ngôi chùa lợp mái tranh vách đất, trong thời gian này (năm Tự Đức 33) Canh Thìn (1880) ông đã được vời ra kinh thành để chữa bệnh cho bà Từ Dũ (Mẹ của vua Tự Đức) thóat khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Vua Tự Đức ban sắc phong và đặt tên chùa là Linh sơn Trường Thọ, sư Hữu Đức được ban danh xưng là “Đại Lão Hòa Thượng”
Ngôi chùa dười Linh Sơn Long Đoàn đc xây dựng cũng vào cuối TK XIX theo ý nguyện của nhà sư trước khi viên tịch.
Qua nhiều thế hệ và thời gian chùa được bàn tay kiến tạo của con người bồi đắp dần dần để có thể có được một công trình đồ sộ nổi tiếng như hiện nay không chỉ cho riêng tỉnh Bình Thuận mà cho cả vùng Nam Trung Bộ, tiêu biểu nhất là pho tượng nằm (Phật Nhập Niết Bàn) nằm ở vị trí cao cách chùa 100m . Tác phẩm độc đáo này do kỹ sư Trương Đình Ý thực hiện vào năm 1962, cách đó chừng 50m là 3 nhóm tượng phật gồm A Di Đà, Quan Thế Am Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Cả 3 pho tượng có độ cao khỏang 7m nét mặt hiền hòa như đang nhìn bao quát cả thế gian sãn sàng cứu nhân độ thế, cụm tượng này còn được gọi là “Tịnh Độ Nhân Gian” Chùa Linh sơn Trường Thọ được xây dựng nhằm phản đối việc đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bây giờ. Chùa Linh Sơn Trường thọ cùng núi Takou và khu rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên đã được tỉnh Bình Thuận xếp hạng thắng cảnh quốc gia vào năm 1993.
CÂY THANH LONG
Bình Thuận là nơi nổi tiếng về cây Thanh Long, cây có nguồn gốc ở các vùng sa mạc Mexico và Colombia, được trồng nhiều ở Nicaragua (Nam Mỹ). Vì thuộc họ xương rồng nên Thanh Long (TL) thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu hạn tốt, chịu được cường độ ánh sáng cao, thích hợp đất bạc màu, đất phèn..... Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng và xuất khẩu TL, Việt Nam có tổng diện tích TL khỏang 200ha vậy phân nửa diện tích còn lại nằm ở Long An, Tiền Giang và các nơi khác.
Cây TL có mặt ở Bình Thuận từ rất lâu đời ban đầu được trồng làm hàng rào. Đầu năm 1980 cây TL bắt đầu được chú ý nhưng đến năm 1990 cây TL mới bắt đầu được trồng ở xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc), Phong Mẫn (TP.Phan Thiết), Hàm Mỹ, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam) rồi đến xã Bắc Bình, Tuy Phong. Và đến nay cây TL là cây có giá trịkinh tế ở Bình Thuận. Cây có 2 lọai rễ: địa sinh hút chất dinh dưỡng dưới đất, khí sinh bám vào thân cây để leo. Cây có 3 đến 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là mẹ của đợt cành thứ 2. thời gian ra 2 đợt cành từ 40 – 50 ngày, cây một tuổi trung bình 30 cành, hoa thuộc lọai lưỡng tính, hoa của cây TL xuất hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch kéo dài tới tháng 10. thời gian xuất hiện nụ cho đến khi hoa tàn là 10 ngày sau đó sẽ phát triển thành trái, mất thêm 15 đến 25 ngày để thu họach.
Cây TL được trồng bằng trụ gỗ, trên đầu gỗ người ta đóng 1 cây để cho TL bám vào sau đó đễ phát triển thành trái, mất thêm 15 đến 25 ngày để thu họach. Cây TL được trồng bằng trụ gỗ, trên đầu gỗ người ta đóng 1 cây để cho TL bám vào sau đó người ta chặt thành hom ngắn cắm xuống đất khỏang 3 – 4 ha rồi lấy dây buộc lên.
· Thanh Long trái vụ: Có 1 người nuôi vịt tình cờ quây màn xung quanh các trụ TL, ban đêm mắc bóng đèn lên trên những cây TL để đề phòng kẻ gian, ko ngờ ít lâu sau những cây TL được mắc bóng đèn lại ra trái sớm hơn những cây TL không mắc bóng đèn. Từ sự kiện này năm 1995 những người trồng TL đã áp dụng cho mắc bóng đèn trong những vườn TL và đạt được kết quả rất khả quan đó là họ thu họach được TL trái vụ. Đến tháng 12 năm 1997 hình thức này đã được áp dụng rộng rái trong tòan tỉnh, nhiều nhà vườn đã giàu lên đột ngột do thu họach được TL trái mùa. TL trái vụ có vỏ láng, trái lớn và có giá trị xuất khẩu cao.
Cây Thanh Long ở Bình Thuận: Giá trị thị trường vẫn thấp
(TTTM) - Hiện 40% sản lượng thanh long của Bình Thuận được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Số còn lại dành cho xuất khẩu. Nơng dn trồng thanh long không hưởng lợi nhiều trong chuỗi giá trị trái thanh long ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Mỗi năm nông dân Bình Thuận thu hoạch hai vụ thanh long: chính vụ và trái vụ. Theo anh Việt - nông dân trồng thanh long ở xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam - vào mùa chính vụ, năng suất đạt 30 tấn/ha. Giá trung bình thanh long chính vụ 3.000 đồng/kg. Mùa trái vụ, giá thanh long trung bình ở mức 6.000 đồng/kg, với năng suất mùa này 20 tấn/ha. Như vậy, người trồng thanh long thu tiền bán trái là 210 triệu đồng/ha/năm.
Nông dân được bao nhiêu?
Trừ đi các khoản chi phí như phí lao động khoảng 35 triệu đồng, điện 30 triệu, phân bón 40 triệu, thuốc 2 triệu, chi phí cho việc phục hồi đất là 8 triệu đồng, thuế và các chi phí khác 2 triệu đồng. Tổng chi phí trồng thanh long ở mức 117 triệu đồng/năm. Vị chi, sau khi trừ chi phí, nông dân trồng thanh long vẫn dư được 93 triệu đồng/ha/năm. “Những năm trước, vật giá chưa leo thang, làm một hecta thanh long có thể đủ trang trải cho gia đình. Nhưng với giá cả hiện tại thì chúng tôi cũng chịu…”
Theo hiệp hội thanh long Bình Thuận, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 40 cơ sở thu mua thanh long. Đối với tiêu thụ nội địa, những cơ sở thu mua lớn liên lạc với thương lái để báo giá theo thời điểm. Thương lái mua và bán lại cho các cơ sở thu mua thanh long với giá cao hơn từ 10 – 15% so với giá mua gốc từ nông dân. Cũng với quy trình như vậy, thanh long xuất khẩu được các cơ sở thu mua với giá cao hơn giá nội địa từ 20 – 30%, nhưng tiêu chuẩn sản phẩm khắt khe hơn.
Trần Văn Tám, một thương lái, chuyên thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam cho hay, ở thị trường nội địa, Hà Nội và TP.HCM là hai nơi tiêu thụ chính. Giá loại thanh long tốt nhất mà các thương lái mua tại vườn để bán ra Hà Nội khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg. Mỗi trái thanh long phải đạt tiêu chuẩn 500g/trái, quả tươi đỏ cịn đủ gai. Giá thanh long vào Sài Gịn loại tốt cũng ở mức 3.000 – 4.000 đồng/kg, với trọng lượng nhỏ hơn, khoảng 300g. Nếu mua cả vườn thanh long, đàm phán được với chủ vườn bán với giá 2.500 đồng/kg thanh long, trừ chi phí, Tám lời khoảng 400 đồng/kg thanh long.
Giá trị xuất khẩu thấp do bán qua trung gian
Hiện 40% sản lượng thanh long của Bình Thuận được tiêu thụ ở thị trường nội địa, 60% cịn lại xuất khẩu. Theo ơng Nguyễn Ngọc Hai, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, hiện hơn 90% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất qua các quốc gia Châu Á còn lại là các thị trường khác như EU, Nhật và một số quốc gia khác với thị phần rất thấp.
Thanh long Bình Thuận phần lớn xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên giá trị xuất khẩu không cao.
Theo quan sát của chúng tôi, suốt một chặng quốc lộ 1, dài khoảng gần 10km, ở huyện Hàm Thuận Nam, hai bên đường là những dãy dài xe container lạnh đang chờ “ăn” thanh long. Gần như 100% điểm đến của những chuyến xe này là cửa khẩu Tân Thanh. Từ bao nylon bọc trái thanh long, đến những thùng giấy xếp trái đều được in bằng tiếng Trung Quốc. Dấu hiệu duy nhất còn lại để biết trái cây có xuất xứ Việt Nam là dòng chữ “Phan Thiet Dragon Fruit”. B Thu, quản lý thu mua của công ty Liên Phát cho biết, các đối tác Trung Quốc đưa qua những bao bì này và buộc cơ sở phải đóng gói, họ mới chịu mua. Hiện công ty mua thanh long với giá 4.000 đồng/kg, do đang vào cuối vụ.
Năm tháng đầu năm, Bình Thuận đã xuất 10.243 tấn thanh long vào Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7 triệu USD. Giá xuất thanh long vào Đài Loan là 676 USD/tấn; Trung Quốc 413 USD/tấn. Đây là những thị trường xuất khẩu chính của trái thanh long. Đa số các cơ sở xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận đều xuất qua trung gian, nên giá không cao. Vì vậy, họ cũng khơng thể mua thanh long từ nơng dn với gi cao hơn. Ông Nguyễn Ngọc Hai thừa nhận, hiện tỉnh Bình Thuận cĩ khoảng 30 doanh nghiệp xuất thanh long nhưng chỉ vài doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu trực tiếp.
Đối với thị trường Châu Âu, trong sáu tháng đầu năm 2008, hợp tác xã Hàm Minh chỉ xuất trực tiếp được 10 tấn thanh long theo tiêu chuẩn Eurepgap sang thị trường Đức với giá gần 2 USD/kg thanh long. Số thanh long còn lại của 11 xã viên l.250 tấn, hợp tác xã buộc phải xuất qua trung gian l những công ty xuất khẩu rau quả của Việt Nam với giá chỉ ở mức 0,5 USD/kg, thấp hơn 1,5 USD so với xuất trực tiếp. Hợp tác xã cũng không mua hết lượng thanh long “sạch” mà các xã viên trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu âu, mặc dù, những nhà nông phải đầu tư thêm 30 triệu đồng/ha cho thanh long “sạch”. Như chúng tôi đã đưa tin, đã có tín hiệu cho thấy khả năng xuất khẩu thanh long qua Mỹ với giá cao. Nhưng nếu không mở nhanh thị trường, thì đa số nông dân vẫn chấp nhận kiểu canh tác cũ, để bán cho những thị trường dễ tính với giá rẻ.
Ông Nguyễn Thuận, Phó Chủ tịch hiệp hội thanh long Bình Thuận: Sản xuất an tòan và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu để nâng giá trị thanh long
Cộng đồng người Việt và người Hoa, chưa kể những cộng đồng gốc Á khác ở Mỹ, nếu họ chấp nhận thanh long Bình Thuận thì sẽ l một cơ hội lớn cho Việt Nam. Xa hơn nữa, nếu hệ thống Wal - Mart phân phối thanh long Bình Thuận, loại trái cây này có thể đi khắp thế giới. Mỗi năm Bình Thuận chỉ xuất khẩu được hơn 20 triệu USD thanh long, trong khi kim ngạch nhập khẩu trái cây của Mỹ trung bình mỗi năm hơn 6 tỉ USD, nên Mỹ là thị trường đầy tiềm năng.
Cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ đã chính thức thông báo hai đơn vị có chứng chỉ Eurepgap sẽ được xem xét cho phép xuất khẩu trực tiếp thanh long vào thị trường Mỹ. Ngoài hợp tác xã Hàm Minh, công ty TNHH thanh long Hồng Hậu cũng là đơn vị được chọn trong đợt này. Chứng chỉ Eurepgap là một lợi thế để nâng cao giá trị xuất khẩu của trái thanh long. Vì vậy, tỉnh Bình Thuận đã có chủ trương, trong thời gian tới yêu cầu và hỗ trợ cho nông dân trồng thanh long trên toàn tỉnh Bình Thuận thực hành tiêu chuẩn Vietgap - quy trình thực hnh sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi (Vietnamese Good Agricultural Practices). Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Dựa trên việc thực hành tốt những tiêu chuẩn này, chúng tôi sẽ hướng nông dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn Eurepgap.
Chúng tôi sẽ tăng cường liên lạc và vận động bà con Việt kiều xúc tiến xuất khẩu thanh long. Đã có những Việt Kiều ở Canada về mua thanh long của Bình Thuận và xuất sang Mỹ.
Vừa qua tỉnh Bình Thuận đã có những chuyến đi xúc tiến thương mại ở Trung Quốc. Thông qua bộ Ngoại giao, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục có những chuyến xúc tiến cho trái thanh long ở thị trường Đức, Pháp, Hà Lan, đặc biệt là thị trường Mỹ vào năm tới.
Thanh long Bình Thuận: Cánh cửa xuất khẩu sang Mỹ đã mở
NDĐT - Những năm gần đây, cây thanh long ở Bình Thuận đã giúp cho hàng nghìn người dân trên địa bàn có việc làm ổn định. Từ cây “xóa đói giảm nghèo”, thanh long sớm trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao. Giờ đây, sau hơn ba năm được tổ chức bán lẻ châu Âu cấp “hộ chiếu” gia nhập với tiêu chuẩn Eurep GAP, thanh long Bình Thuận có thêm cơ hội vào một thị trường lớn, uy tín của thế giới. Đó chính là thị trường nước Mỹ.
Trở về sau chuyến khảo sát, tìm hiểu thị trường Mỹ, ông Trần Văn Nhựt, Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận vui mừng thông báo: Chuyến đi thực sự đã thu được thành công. Ngoài việc xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của địa phương, mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu, xem cch thức nhập khẩu thanh long như thế nào để tới đây đưa sản phẩm quả thanh long Bình Thuận sang thị trường nước này. Trước đó ngày 30-7-2008, Hoa Kỳ đã đồng ý cấp giấy phép nhập khẩu quả thanh long Việt Nam, và mới đây đại diện Cục kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức trao chứng chỉ đạt chuẩn Nhà đóng gói trái cây vào thị trường Hoa Kỳ cho Công ty TNHH Hoàng Hậu và Hợp tác x Thanh Long Hm Minh để chuẩn bị cho đợt xuất khẩu.
Vậy là quả thanh long Bình Thuận đã được Chính phủ Mỹ cấp “visa” và dự kiến vào tháng 10, chuyến hàng thanh long đầu tiên sẽ xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Đây không chỉ là tin vui của những hộ trồng thanh long mà cịn l tín hiệu mới cho mặt hàng rau quả Việt Nam. Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu, doanh nghiệp được chọn xuất chuyến hàng thanh long đầu tiên sang Mỹ vào tháng 10, cho biết: Từ trước đến nay chúng tôi đã xuất sang các thị trường châu Á, Châu Âu... nhưng thị trường Mỹ là nơi mà nhiều doanh nghiệp thanh long ở Việt Nam muốn được góp mặt, bởi đây là thị trường tiêu thụ rất lớn và giá cả ổn định. Tới đây chúng tôi sẽ xuất chuyến hàng đầu tiên sang Mỹ để “thăm dò” thị trường và có kế hoạch cho thời gian tới.
Chợ thanh long xuất khẩu.
Chúng tôi đã tìm đến “thủ phủ” của cây thanh long ở Hàm Thuận Nam vào những ngày đầu tháng 9. Mặc dù mưa dầm mấy ngày liền nhưng dọc hai bên đường 1A dẫn xuống địa phận Hàm Thuận Nam, những đoàn xe đang tấp nập chở thanh long đến nhập cho hàng chục điểm thu gom và các doanh nghiệp, kịp đóng gói vận chuyển đi trong và nước ngoài. Cục kiểm dịch thực vật cấp giấy phép cho xuất khẩu thanh long là điều khiến không chỉ các nhà thu mua vui mừng mà hơn 20 nghìn nhà vườn thanh long trên địa bàn, trong đó các hộ ở huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam mà chúng tôi gặp đều rất phấn khởi và hy vọng vào tương lai của cây thanh long. Bà con nông dân Bình Thuận không chỉ vui vì giá bán thanh long tăng gấp nhiều lần so với bán trong nước, mà hy vọng sẽ có cơ hội xuất hàng sang các thị trường mới, nhiều tiềm năng về sau này. Niềm vui này không còn là chuyện riêng của người trồng hay các doanh nghiệp kinh doanh thanh long mà là của cả ngành nông nghiệp cũng như của tỉnh Bình Thuận.
Chị Minh Tâm, chủ doanh nghiệp thu mua thanh long ở Hàm Thuận Nam cho hay: Thị trường cũng như người Mỹ rất khó tính và yêu cầu rất cao về an toàn thực phẩm, nhưng quả thanh long Bình Thuận đã và đang được bảo đảm an toàn hơn từ khâu trồng cho đến các khâu đóng gói, bảo quản nên khi thanh long vào Mỹ sẽ trở thành mặt hàng được nhiều người ưa thích.
Anh Nguyễn Thuận, chủ trang trại thanh long đạt tiêu chuẩn Eurep GAP, cũng là Chủ nhiệm HTX Thanh Long Hàm Minh có thâm niên chuyên về xuất khẩu thanh long, chia sẻ: Nhiều năm nay, dù chưa xác định thanh long của Bình Thuận sẽ có ngày lên đường sang Mỹ, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện các biện pháp sản xuất an toàn và khuyến khích bà con bảo đảm quy trình đúng tiêu chuẩn Eurep GAP. Nay được cho phép vào Mỹ, nhiều nhà vườn nơi đây tiếp tục đầu tư cơ sơ hạ tầng, mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu thị trường và ai cũng phấn khởi, tin tưởng vào chất lượng, uy tín của thương hiệu thanh long Bình Thuận.
Trong chiến lược phát triển cho trái thanh long, ngoài các thị trường quen thuộc như Trung Quốc, Malaysia, Thailand, các nước châu Âu, Canada, Trung Đông..., Bình Thuận sẽ hướng đến hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản. Theo ông Ngô Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận thì gần đây các doanh nghiệp Nhật Bản cũng rất quan tâm đến mặt hàng này. Mới nhất là chuyến thăm và làm việc tại Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu, các doanh nghiệp thành phố Osaka đ đặt vấn đề hợp tác đầu tư hệ thống xử lý hiện tượng ruồi đục quả bằng phương pháp nhiệt. Nếu được trang bị hệ thống xử lý hiện đại này, cùng với các chứng nhận vệ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu của một số trang trại và các cam kết trồng thanh long an toàn từ các nhà vườn thì thanh long Bình Thuận sẽ sẵn sàng đi ra nhiều nước trên thế giới. Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã cấp “một số-mã vùng” cho các vườn thanh long ở 11 xã của Bình Thuận chuyên canh cây thanh long.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Thuận vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Trái thanh long Việt Nam giờ đã có thêm thị trường mới là Hoa Kỳ. Do vậy Bình Thuận phải nắm lấy cơ hội này để xây dựng thương hiệu thanh long an toàn, chất lượng cao, xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Tây Âu, nâng cao thu nhập cho nông dân và góp phần làm giàu cho đất nước”.
Chăm sóc thanh long xuất khẩu tại trang trại.
Vào được thị trường Mỹ, trong tương lai thanh long Bình Thuận sẽ có “tấm hộ chiếu” để được đến với các khách hàng khó tính khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cái khó khi xuất thanh long vào thị trường Mỹ là công tác vận chuyển. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì gi cước quá cao, riêng đi Canada là sáu USD/kg, cịn đi Mỹ phải mất từ 7-10 USD/kg. Nếu vận chuyển bằng đường biển thì thời gian qu di, ít nhất 28 -40 ngy mới tới nơi, trong khi trái thanh long chỉ bảo đảm trong phòng lạnh có 21 ngày, qua 28 ngày sẽ bị hư hỏng 30%...
Ngoài ra, tới đây các cơ quan chức năng tiếp tục tập huấn, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng cho phép cũng như liều lượng sử dụng trong từng thời kỳ để phổ biến cho nông dân triển khai, hướng dẫn theo tiêu chuẩn Asean GAP, Viet GAP, nhất là chất lượng sản phẩm phải bảo đảm quy trình sản xuất thanh long an tồn, nghim ngặt trong quy trình khp kín.
Cửa đã mở. Vài điều còn lại phụ thuộc vào tư duy, bản lĩnh hội nhập, sức mạnh cạnh tranh và chữ tín của chính chúng ta.
* Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, đến nay diện tích thanh long toàn tỉnh đạt xấp xỉ 10 nghìn ha, trong đó diện tích thu hoạch 8.993 ha, diện tích trồng mới 977 ha.
* Tổng sản lượng năm 2008 dự kiến đạt 180 nghìn tấn, trong đó chủ yếu ở Hàm Thuận Nam với năng suất khoảng 150.000 tấn/năm.
|
Hiện nay 98% nông dân tòan tỉnh đã ký cam kết sản xuất thanh long sạch, 123ha thanh long của tỉnh đã bảo đảm tiêu chuẩn toàn cầu, nhiều vùng trồng thanh long đang áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn Việt
Lận đận thanh long sạch ở Bình Thuận
Hầu hết người trồng không "mặn" với quy trình trồng thanh long sạch mà họ cho là nhiêu khê. Nên cả tỉnh Bình Thuận với khoảng 10.000 ha thanh long (của 20.000 hộ), chỉ có hơn 200 ha (của 3 cơ sở SX trái cây này) được cấp chứng chỉ vào thị trường châu Âu.
Nở rộ trồng thanh long kiểu "gia truyền"
Do thanh long chịu được hạn, sống dẻo dai trên đất khô cằn như ở Bình Thuận, lại nhanh cho trái (nhất là quả trái vụ) chi phí tăng gấp đôi so với 3 năm trước, hàng trăm hộ nông dân vẫn cứ lao vào trồng thanhlong.
Mỗi hộ nông dân có một kiểu trồng và chăm sóc thanh long khác nhau. Đặc biệt, 100% hộ trồng đều sử dụng thuốc kích thích chất tăng trưởng lúc cây ở giai đoạn ra búp là “ga 3” và phân bón lá Thiên Nông. Trong đó “ga 3” thực chất là thuốc kích thích gồm hai loại, một là Gibber 10SP (hàng nội), loại kia có tên Pro gibb (SX từ nguyên liệu của Mỹ).
Mỗi hộ nông dân có một kiểu trồng và chăm sóc thanh long khác nhau. Đặc biệt, 100% hộ trồng đều sử dụng thuốc kích thích chất tăng trưởng lúc cây ở giai đoạn ra búp là “ga 3” và phân bón lá Thiên Nông. Trong đó “ga 3” thực chất là thuốc kích thích gồm hai loại, một là Gibber 10SP (hàng nội), loại kia có tên Pro gibb (SX từ nguyên liệu của Mỹ).
Theo ông Đặng Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Hàm Mỹ, mặc dù cơ quan chức năng ban hành hẳn một qui trình hướng dẫn kỹ thuật, nhưng nhìn chung l mạnh ai nấy làm, ai cũng có bí quyết riêng trong việc sử dụng chất kích thích, phân bón, trong khi thị trường lại có hàng chục hàng trăm chất kích thích tăng trưởng khác nhau; khó mà kiểm soát họ sử dụng thuốc nào, có đúng liều lượng, qui trình hay không.
Bởi vậy, cũng nói như ông Tiến, trái thanh long VN được nhập khẩu vào thị trường Mỹ là một tin vui cho bà con nông dân nhưng lãnh đạo chính quyền thì vừa mừng vừa lo. “Mừng là trái thanh long đã có thương hiệu, mỗi năm tại đây xuất bán trong và ngoài nước khoảng 10 ngàn tấn tươi, nhưng lo là nông dân địa phương vẫn còn lạm dụng chất kích thích tăng trưởng để tăng sản lượng nhưng chất lượng trái giảm, nhập khẩu vào các nước “khó tính” như Mỹ và EU mà vẫn còn kiểu làm ăn cẩu thả thì chỉ có... chết!”.
Theo ông Tư Rô (QL.1, Phú Hưng), chủ một trong 30 công ty, DN, “nậu vựa” đóng chân trên địa bàn có nhiều năm trong nghề thu mua trái thanh long xuất khẩu, nếu người dân sử dụng thuốc kích thích đúng liều lượng, đúng qui trình thì không sao (vỏ trái vẫn dày đỏ, ruột trắng, tai cứng, tươi lâu, một trái cân nặng từ 3,5 lạng trở lên).
Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng sẽ sinh ra “dư lượng” trong trái với đặc điểm như trái chín không đều, màu xanh nhiều hơn màu đỏ, tai cong ra phía sau, trọng lượng thì “tăng vọt” hơn bình thường, cá biệt có trái to cỡ bình bt nặng tới 1 kg. Trong khi trái thanh long không sử dụng chất kích thích thì vỏ mỏng, tai yếu, ruột mềm và đặc biệt là màu sắc không đẹp, nặng chừng 3 lạng trở lại và thường bị xếp vào loại “hàng dạt”.
Thanh long sạch: 2%
Hàm Thuận Nam là một huyện có diện tích trồng thanh long lớn nhất tỉnh, năm 2007 có 4.880ha, năm nay đ ln tới 5.500ha (tăng gần 800ha với hàng chục trang trại, cơ sở thu mua tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài). Để giữ vững thương hiệu cũng như ổn định phát triển sản xuất, theo ông Châu Đình Quang - PCT UBND huyện, địa phương đ tổ chức hng chục lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long, không sử dụng quá liều thuốc bảo vệ thực vật và lạm dụng chất kích thích để tăng trưởng quả.
Theo đó, từ tháng 4 đến nay đã có trên 80% số hộ trồng thanh long đăng ký cam kết sản xuất theo hướng an toàn. Hiện nay, tại một số khu vực trồng thanh long trên địa bàn huyện đ hình thnh được các nhóm từ 5 đến 7 nông hộ liên kết, hợp tác hỗ trợ với nhau về các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thông tin thị trường để cùng nhau SX và tiêu thụ thanh long sạch.
Trong đó, HTX Thanh long Hàm Minh với 123ha được Tổ chức EurepGap (Thụy Sĩ) trao chứng chỉ danh giá “Thực hành nông nghiệp tốt và trái cây ngon” cách đây 2 năm.
Ông phó chủ nhiệm HTX Hồ Trọng Huấn cho biết, phải chật vật lắm vì có đến 200 tiêu chuẩn mà tổ chức quốc tế đưa ra để bà con nông dân thử nghiệm, trong đó có 100 tiêu chuẩn phải thực hiện nghiêm ngặt. Nhờ vào quy trình SX nghiêm ngặt hiện nay mà Hàm Minh cùng 2 cơ sở khác là Công ty Thanh long Hoàng Hậu (80ha) và Trang trại Duy Lan (10,7ha) được EU cấp chứng chỉ chất lượng.
Tuy nhiên, nếu cộng lại diện tích trồng thanh long của 3 đơn vị này theo qui trình GAP (an tồn) thì mới chỉ cĩ hơn 200ha, trong khi cả tỉnh Bình Thuận cĩ đến 10.000ha cây thanh long. Mặc dù chính quyền địa phương thỉnh thoảng họp hành, vận động đưa các nông hộ vào các nhóm liên kết nhỏ như nói ở trên để SX theo qui trình “thanh long an tòan” nhưng hầu hết người trồng vẫn chấp nhận cách làm truyền thống, nhỏ lẻ và trông mong vào sự may rủi của thị trường trong nước; ít ai muốn tiến tới cách làm ăn hợp tác bền vững và vươn xa.
"Nhạt" với thanh long sạch
Như ông Nguyễn Thu (thôn Phú Sơn, Hàm Mỹ) trồng 2ha thanh long, mỗi năm thu hoạch từ 40-50 tấn trái tươi, hiện vẫn thích “đứng ngoài” hơn là vào trong các mô hình SX theo kiểu liên kết.
Theo ông Thu, với “mô hình” cũng có cái hay nhưng cách làm việc kiểu khoa học hết sức “nhiêu khê” như phải theo dõi, ghi chép đồng ruộng hàng ngày, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu theo đúng qui trình, liều lượng bắt buộc thì không chỉ ông mà còn nhiều nông dân khác “không mặn”, không thích hợp.
Còn gia nhập vào các nhóm liên kết từ 5-7 nơng hộ để truyền bảo cho nhau qui trình kỹ thuật SX thanh long sạch thì hơi khó, vì ai cũng muốn giữ riêng cho mình bí quyết trồng và chăm sóc thanh long sao cho đạt sản lượng cao nhất.
Trong khi đó, để trái thanh long sạch vào được thị trường nước bạn, cũng không dễ dàng gì. Ông Mai Văn Bình, GĐ Công ty TNHH TM-XNK Thanh long Kiều Nga (Bình Thuận) phn nn: "Mỗi năm phía Đài Loan có 4-5 lần trừ tiền do trái thanh long bị “ruồi đục trái”, nên mỗi container mất đi 500 USD. Nếu xuất thanh long VN vào thị trường Mỹ, bằng đường hàng không thì gi cước quá cao; vận chuyển bằng đường biển thì mất ít nhất 28 ngày, khi mà thanh long hư 30%”.
Còn theo bà Đào Thị Kim Dung, GĐ Trung tâm nghiên cứu thanh long Bình Thuận, bạn hàng nước ngoài chưa hẳn hài lòng với trái thanh long sạch của Việt Nam. Bà cho biết: "Sau khi đi thị sát một trong 3 cơ sở SX trái thanh long sạch đạt tiêu chuẩn châu Âu ở Bình Thuận vào hai ngày 10/6 và 24/6 vừa qua, đại diện của Cơ quan kiểm dịch thực vật (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) yêu cầu chúng ta điều chỉnh một số qui trình, nhưng chưa chỉ cụ thể là qui trình nào”.
NƯỚC MẮM PHAN THIẾT – SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lịch sử
Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm Phan Thiết đã có từ thời Phan Thiết còn tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài.
Thùng lều - loại thùng dùng để làm nước mắm Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hạt.
Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.
Ta chia làm 2 cách để phân biệt
- Nước mắm làm bằng thùng ( cách làm của nước mắm Phú Quốc và các vùng khác )
Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không tươi. Khi muối, không rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi l thùng lều, cao 2 - 2,5 m, đường kính 1,5 - 2 m, dung tích từ 3-10 tấn để muối cá. Sở dĩ người ta phải dùng loại gỗ mềm như bằng lăng, mít, bờ lời để làm thùng là vì khi "niềng" lại bằng dây song, chạy quanh mặt ngòai thân thng, các mảnh gỗ được siết chặt vào nhau, không còn khe hở.
Ở khâu muối cá, tỷ lệ được áp dụng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối. Hai thành phần đó được trộn chung cho thật đều tay nhưng không được làm nát cá. Sau đó cho cá vào thùng lều. Có khi người ta lại xếp một lớp cá, một lớp muối hạt. Khi nào đầy thùng thì phủ lên trên một lớp cá khô đã được kết lại như tấm chiếu, rồi dùng nhiều thanh củi cài chặt lại. Thợ muối cá còn đặt lên trên mấy hòn đá to, tròn trịa và nhẵn thín để nén lớp cá bên dưới xuống.
Theo thời gian, chất nước từ cá ứ ra được dẫn ra ngoài qua một lỗ đục ở đáy thùng. Nước mắm không lấy một lần là dùng được mà phải lọc đi lọc lại. Cho nước đầu tiên thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng, làm như thế mỗi ngày một lần. Chừng năm hôm sau là nước "chín", tức đã thành nước mắm.
- Nước mắm làm bằng lu ( người dân Phan Thiết vẫn áp dụng cách làm nước mắm bằng lu )
Cách này chỉ khác nhau cơ bản với nước mắm bằng thùng ở chỗ , nước mắm làm bằng lu vẫn theo cách làm giống hệt nước mắm bằng thùng .Tuy nhiên , khác nhau ở cái thùng được thay bằng lu , thay vì để thùng trong nhà chờ thủy phân thì cách làm bằng lu là đem trực tiếp các lu ra ngoài nắng phơi trực tiếp.
Nước mắm có thể phân loại thành: "nước bổi", "nước đục" và "nước nhỉ". Nước bổi là nước muối, rửa cá lúc cá còn tươi. Nước đục là nước bổi đã đi qua lớp cá đã muối, màu nước đục nhưng vị đậm ngon. Nước ép, hay nước nhỉ, là nước đục đưa vào thùng mắm cái, đóng lù lại vài ba hôm rồi cho mắm rỉ ra từng giọt, phải mất mươi hôm mới lấy hết nước. Đây là tinh hoa của nghề làm nước mắm. Nước trong veo màu hổ phách toả ra mùi thơm phức, có độ đạm 30 độ. Người ta đánh giá chất lượng nước mắm bằng cách ngửi, nếm hay ăn thử.
Nước mắm Phú Quốc
Lịch sử
Trước năm 1945 nhà thùng tập trung ở hai nơi là Dương Đông và Cửa Cạn. Năm 1945 ở Dương Đông có 75, Cửa Cạn có 19 và An Thới có 2 nhà Thùng. Từ năm 1946 một số nhà thùng bị chiến tranh tàn phá, hiện nay nhà thùng tập trung ở hai nơi là Dương Đông và An Thới.
Nước mắm được sản xuất trong những thùng gỗ lớn, nó đóng vai trò như là một tác nhân lên men trong ngành sản xuất rượu bia nhưng thời gian lên men dài hơn, có khi đến 1 năm. Trước kia thùng đựng nước mắm thường làm bằng cây bời lời vì cây này mềm non khi niềng không có chỗ hở, hiện nay loại cây này khó kiếm nên người ta dùng vên vên và chai. Thùng được niền bằng song mây có nhiều ở núi Ông Tám và Bắc Đảo.
Nguyên liệu
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Ph Quốc chỉ sử dụng duy nhất loại cá cơm làm nguyên liệu. Cá cơm có nhiều loại: Sọc Tiêu, Phấn Chì, Cơm Đỏ, Cơm Lép, Sọc Phấn, Cơm Than. Loại cá cơm cho nước mắm ngon nhất là Sọc Tiêu và Cơm Than. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bịnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp.
- Nhà Thùng: nơi sản xuất nước mắm
- Thùng Gổ: Thùng để chứa cá dùng trong sản xuất nước mắm
- Nước mắm lú: nước mắm được chôn lâu năm dưới đất
- Độ đạm: hàm lượng nitơ tổng có trong một lít nước mắm
- Nước bổi: chất lỏng được tạo thành do sự phân hủy của cá
DÂN TỘC CHĂM Ở VIỆT NAM
Về mặt chủng tộc người Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên) thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo là 1 bộ phận của nhóm lọai người Indorésien xưa kia cư trú rải rác từ Nam đèo Ngang đến Bình Thuận. Theo các sử liệu Trung Quốc, sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhưng bị đàn áp đẫm máu của Hai Bà Trưng vào năm 192 TCN, lợi dụng lúc nhà hậu Hán suy yếu, 1 viên chức quận Tượng Lâm (phía Nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa thắng lơi lập nên vương quốc Lâm Ap (xứ rừng) quốc hiệu Chămpa xuấthiện từ lúc nào không rõ chỉ biết rằng bia ký cổ nhất có nhắc đến tên này được khắc vào cuối TK VI, lâu nay nhiều người tưởng lầm cho rằng quốc hiệu này xuất hiện vào đầu TK IX sau một cuộc dời đô của người Chăm, Chămpa là tên 1 lòai hoa, miện Bắc gọi hoa Đại, miền Nam gọi hoa Sứ, dạng rút gọn nó là Chăm, biến âm là chàm, âm Hán Việt là Chiêm thành, rút gọn là Chiêm. Trong người Việt còn có tên gọi là Hời, giữ 2 thời kỳ Lâm Ấp và Chămpa còn có tên gọi là Hoàn Vương.
Vương quốc Chămpa tồn tại từ TK II đến đầu TK XVII lãnh thổ kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận, hiện nay trên nước Việt Nam người Chăm cư trú ở 8 tỉnh thành trong đó trên 89% ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, số còn lại cư trú ở An Giang, Phú Yên, TP.HCM, Bình Định, Tây Ninh, Đồng Nai. Theo kết quả điều tra dân số thì tính đến ngày 1/4/1989 dân tộc Chăm có 98.970 người đứng thứ 14 trong số 54 dân tộc Việt Nam. Người Chăm ở Bình Thuận theo 2 tôn giáo: Bà la môn (Bà Chăm) và Hồi Giáo (Bà Ni). Tại 4 làng Xuân Quang, Xuân Hội, Tuần Giáo, Tuân Mục ở huyện Bắc Bình có 1 nhóm người “kinh cựu” ảnh hưởng phong tục Việt, người Chăm ở An Giang theo Hồi Giáo mới khỏang 15.000 người, ở Châu Đốc còn có một nhóm người được gọi là “Chà Và Kur” ở huyện Phú Châu. Họ là những người mang 2 dòng máu lai giữa người Mã Lai và ngườii Kmer, do sống gần người Chăm và có cùng tôn giáo nên họ hòa nhập vào cộng đồng tốt,. Vào TK XV sau những lần giao tranh Đại Việt thất bại một bộ phận chạy sang Campuchia. Đến cuối TK XVII họ đã xuôi theo dòng Mê Kông trở về. Vào năm 1940 do chiến tranh, một số chuyển lên sống định cư tại TP.Hồ Chí Minh, khu rạp Nacy (đường Trần Hưng Đạo), khu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 5000 người.
Như Hướng dẫn đã nói ở trên, người Chăm thuộc ngôn ngữ hệ Mã Lai đảo, họ có 2 bộ lạc Cau và Dừa, giữa 2 bộ lạc này thường xảy ra tranh chấp cho đến TK thứ II (sau công nguyên) một thủ lĩnh Chăm tên Khu Liên đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Hán và lên làm vua, bộ lạc Dừa mà sử ghi lại là nước Lâm Ap, sau đó người cháu là Phạm Phật đã thống nhất được 2 bộ lạc thành nước Chămpa, kinh đô lúc đó là Trà Kiệu cách Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam, sử gọi là Sinhapura (thành Sư Tử) nằm bên bờ sông Thu Bồn nay thuộc xã Duy Sơn huyện Duy Xuyên – Quảng Nam. Vào giữa TK VIII phía Bắc Chămpa có nhiều biến động nên kinh đo chuyển vào Khánh Hòa ngày nay, trung tâm là vùng Tháp Chăm Ponagar xây dựng vương triều Panduranga kéo dài 1 thế kỹ. Từ giữa TK IX kinh đô lại chuyển ra phía Bắc tại làng Đồng Dương nằm bên kia bờ sông Ly Ly là 1 nhánh của sông Thu Bồn cách cố đô Trà Kiệu 25 km về phía Nam có tên là Indrapura – Thành Phố Anh Sáng. Vương triều này còn gọi là vương triều Phật Giáo vì Phật Giáo trong giai đoạn này phát triển thành quốc giáo, lấn át An Giáo. Đồng Dương là nơi tập hợp cung điện và đền chùa chứ không tách ra như những vương triều trước, trong thời kỳ này sử Trung Quốc gọi là Chiêm Thành phiên âm từ chữ Phạn Champapuru.
Vào cuối TK X kinh đô Đồng Dương bị tấn công nhiều lần nên vào những năm 1000 thì dời về Đồ Bàn với trung tâm được đánh dấu là Tháp Cánh Tiên. Thành Đồ Bàn được xây dựng trên một gò đá ong thuộc huyện An Nhơn – Bình Định, nằm giữa cánh đồng mà 3 mặt Bắc Tây, Nam đều có núi án ngữ, phía Đông thông cửa biển thị Nại (Đầm Thị Nại). Vương triều kéo dài 5 thế kỷ với nhiều biến động và lãnh thổ bắt đầu bị thu hẹp dần. Trong thời kỳ này có 1 sự kiện nổi bật là vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân (1306). Vua Chế Mân đã đem 02 châu Ô, Lý (3/5) lãnh thổ dâng cho Đại Việt làm quà sính lễ. Hai châu này được đổi Thành Thuận, Thành Châu và Hóa Châu mà người dân gọi chung là Thuận Hóa. Sau khi Thành Đồ Bàn thất thủ vương quốc Chămpa bước vào giai đọan cuối cùng. Biên giới phía Bắc lùi vào tận đèo Cù Mông, kinh đô dời vào Khánh Hòa, đến TK XVII chuyển về vùng Phan Rang và đến khi nhà Nguyễn chiếm được Phan thiết thì Chămpa mất hẳn độc lập.
Từ TK XIX nhất là vào thời Minh Mạng, người Chăm trở thành 1 thành phần dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Làng của người Chăm gọi là Plây, xung quanh không có cây cối hoặc chỉ có vài cây me vì họ cho rằng ma quỷ trú ngụ trên những cây đó. Nhà được quay về phía Nam (hướng của của người sống). Một gia đình thọat đầu cho xây dựng 1 căn nhà lớn cho cả nhà gọi là Thang yơ. Đến khi con gái lớn lấy chồng mọi người nhường căn nhà đó cho cô và cất 1 căn nhà khác cạnh bên gọi là Thang mưyân. Đến khi cô con gái thứ 2 lấy chồng, cô thứ nhất phải ra ở cạnh bên để nhường căn nhà cho cô em. Cô con gái út được hưởng căn nhà đó, cô con gái út phải có nhiệm vụ giữ Chick Atâu để cúng giỗ cho gia đình. Chichk Atâu là 1 cái giỏ tre trong đó đựng vật quý của gia đình.
An uống: Người Chăm ở Ninh Thuận – Bình Thuận ăn bằng đũa. Người Chăm theo đạo Bàlamôn không ăn thịt bò vì bò l2 vật thiêng (bò thần Nađin). Người Chăm Hồi Giáo không ăn thịt heo vì đối với họ heo là vật dơ bẩn. Họ có món canh yabai nấu bằng lá rau rừng trộn thịt, bột gạo rồi khuấy đều, món cháo chua, bánh tót nhân chuối, bột nếp trộn nắn hình củ gừng chiên. Thức uống là rượu đế, người Chăm ở Châu Đốc có món càri nước dừa.
Từ Ấn Độ, người Chăm tiếp thu nhiều tôn giáo: Phật giáo, Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Nhưng ở chính quốc thì TKV, Phật giáo bị Bàlamôn lấn át dần dần đi đến tàn lụi, còn Hồi Giáo thì tuy đã có những dấu vết từ TK X nhưng phải đến cuối TK XV mới có nhiều người Chăm theo. Chính vì vậy mà nói đến ảnh hưởng Ấn Độ trong việc hình thành văn hóa Chăm thì Bàlamôn giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, Bàlamôn giáo (Brahmanism) là tôn giáo hình thành trên cơ sở kinh Veda do người Aryen từ phía Tây Bắc đưa vào. Đạo Bàlamôn tôn thờ Brahama (nghĩa là Đại Hồn) một ý niệm trù tượng của kinh Vêđa, Brahma là chúa tể các thần, nguồn gốc của vũ trụ , có quyền năng vô biên. Ngài hiện ở ba ngôi như thể thống nhất của một bộ ba vị thần tượng trưng cho 3 giai đọan của sự sống: Brahma (Thần sáng tạo), Visnu (Thần Bảo Tồn) và Siva (Thần Hủy Diệt). Sau khi đạo Phật lụi tàn trên đất An độ Bàlamôn giáo cải biên thành An Độ Giáo (Hinduism). Nguồn ảnh hưởng An Độ tuy đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành văn hóa Chăm nhưng nó không phải là tất cả. Kế thừa di sản phong phú của văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Chăm tất yếu còn là sản phầm tổng hợp của cả nguồn ảnh hưởng khu vực và nguồn bản địa. Người Chăm sống trên dãi đất Miền Trung, giữa một bên là dãy Trường Sơn cao vút và bên kia là biển Đông sâu thẳm. Sự đối chọi đó của thiên nhiên đã tạo ra những sản vật đặc biệt như: Trầm Hương, Vàng... nhưng đồng thời sự thiếu hài hòa đó của thiên nhiên cũng tạo nên một miền khí hậu khắc nghiệt, bao nhiêu nước mưa rơi xuống núi đều trôi tuột ra biển cả khiến cho đất đai miền Trung trở nên hết sức khô cằn. Sống trong khung cảnh đó con người một mặt phải vật lộn với thiên nhiên và mặt khác giành giật với các láng giềng xung quanh, suốt dải đất Miền Trung còn để lại nhiều dấu tích của các công trình trị thủy mang lại màu xanh cho cây cối như các hệ thống dẫn nước, các đập nước, hồ chứa nước... người Chăm đã thuần dưỡng được giống lúa không cần nhiều nước gọi là “Lúa Chiêm” người Chăm vươn ra chiếm lĩnh biển khơi với nghề đánh cá. Trong quá trình tồn tại của vương quốc người Chăm cũng từng nhiều lần cướp bóc các buôn, sóc Khmer ở phía Nam, đánh lên vùng Tây Nguyên của người Thượng và vùng vẫy tiến ra Bắc, lấn chiếm vùng đất phía Nam Đèo Ngang của Giao Châu (sau này là Đại Việt). Chính cuộc sốngnhư vậy đã rèn luyện cho người Chăm trong lịch sử có 1 tính cách cứng rắn và cương nghị, thượng võ và cá phần hiếu chiến.
Nói đến văn hóa Chăm không thể không nói đến các tháp Chăm, từ TK V thứ VI sử sách Trung Hoa đã phải công nhận người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch. Việc các Tháp Chăm được làm từ những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau không thấy mạch hồ khiến hình thành nên huyền thọai người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, đẽo gọt lên đó rồi nung cả khối tháp trên ngọn lửa khổng lồ. Các chuyên gia Ba Lan khẳng định người Chăm đã dùng gạch nung sẵn gắn với nhau bằng vữa đất sét rồi sau đó toàn bộ tháp được nung lại. Một số nhà nghiên cứu thì nêu raq giả thuyết người Chăm dùng keo chiết từ thực vật (nhựa xương rồng + mật mía hoặc nhựa cây dầu rái để dán viên gạch lại với nhau. Những nghiên cứu gần đây cho thấy người Chăm đã đã sử dụng kết hợp một số biện pháp kỷ thuật khác nhau để xây tháp. Dùng những viên gạch có độ lõm ở mặt tiếp xúc nên khi xây nhìn từ phía ngoài vào trong đều không thấy vữa giữa các viên gạch còn ở giữa thì có lớp vữa dày, mài các viên gạch trong nước cho thật khít vào nhau rồi xếp lại để cho bột gạch ở giữa tự kết dính dưới sức nặng của trọng lực của phần trên tháp, dùng các viên gạch có góc khuyết, góc lồi theo kiểu âm dương để khi xếp vào tự thân chúng tạo thành sự liên kết với nhau. Sự tinh tế của các tháp Chăm còn thể hiện ở vô số hình chạm khắc tỉ mỉ, chau chuốtdo nghệ nhân đục đẻo trực tiếp lên tường tháp. Việc đục đẻo phải được thực hiện sao cho tới đâu chính xác tới đó, tường gạch đã xây sẵn không thể vì một sai sót mà phá đi xây lại. Hòan toàn có lý khi H.Parmertier nhận xét rằng người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo đồ gỗ.
Trong âm nhạc người Chăm còn có những bài hát giao duyên với những giai điệu mềm mại thướt tha giống như “Lý Con Sáo” của người Nam Bộ. Những bài ca u hoài sâu lắng của họ có thể bắt gặp trong hơi hướm những giai điệu vọng cổ Nam Bộ hoặc hò mái Nhì, mái Đẩy miền Trung. Nghệ thuật Chăm còn rất nổi tiếng thông qua những hoa văn, họa tiết trên nền vải thổ cẩm và nghề làm gốm thủ công. Về văn học dân gian, dân tộc Chăm còn được biết đến với những trường ca làm say mê lòng người. Múa Chăm cũng rất đặc biệt với các kiểu múa đội nước, múa quạt, múa trống, múa đạp lửa. Họ có nhiều nhạc cụ như đàn Kanhi, trống danai, kèn Saranai (lọai kèn có loa to, bằng gỗ, dài). Trai, gái tỏ tình với nhau thường dùng kèn Saranai. Đối với nhiều người Chăm âm nhạc và múa là linh hồn sống .
Lễ cưới người Chăm chủ động là con gái, thường họ tổ chức những buổi lễ hát ban đêm. Nếu người con gái chọn người con trai cô sẽ mời anh ở lại hoặc là ngày hôm sau quay lại. Sau khi đồng ý, họ nhờ mai mối để tính tới chuyện thành hôn. Trong đòan mai mối phải có ông cậu và ông mai bà mối đến nhà đàng trai để hỏi cưới xin (lễ trầu cau). Sau đó họ chọn ngày làm lễ hỏi. Ngày đó thường là ngày tốt đầu tháng, sau đó nhà gái đem quà sính lễ (quần áo, bánh, trà, xôi rượu, thịt) và đặc biệt nhất là phải có một cái bánh bông lan do chính tay cô dâu làm đến nhà trai. Đêm đó 2 người ngồi bên nhau giữa ngọn đèn dầu, hôm sau họ mới được ra khỏi phòng để dự tiệc tiếp đãi bạn bè. Lễ kéo dài 03 ngày, đến ngày thứ 3 hai vợ chồng mới được ăn ở với nhau. Đối với người Chăm việc li dị cũng không khó khăn lắm và nhà gái có quyển đòi lại những gì họ đi cưới.
Lễ tang người Chăm: người Chăm khi chết được đem thiêu, người ta để người chết dưới đất trong 1 cái chòi cách biệt và quàng người chết tại đó. Người thân cùng cúng kiếng với những ông Thầy Cả. Người ta đem quần áo đã chuẩn bị sẵn để mặc cho người chết, cho người chết ăn cơm rồi chọn ngày thiêu. Khi thiêu xác người chết được bỏ vào hòm, lễ thiêu được bắt đầu vào lúc sáng sớm, người thân chứng kiến lễ thiêu cũng là người châm lửa . sau khi đã thiêu xong, ông Thầy sẽ đập cái sọ người chết và lấy đủ 7 miếng xương trán, rửa bằng nước dừa rồi cho vào 1 cái hộp gọi là Klong. Kut là nghĩa địa chôn xương trán của người chết, là một khuôn viên rộng khoảng 4m2. Con cái thuộc họ mẹ sẽ được chôn trong cùng một Kút, để đưa xương vào Kut cách nhau 1 khỏang thời gian nhất định. Những người chết trước đó sẽ được người thân cất xương trán đâu đó để chò ngày nhập Kút. Trong làng có bao nhiêu dòng họ thì có bấy nhiêu Kút vì đó là những làng nô lệ không được tu sĩ làm phép nhập Kút. Đối với những người chết ngoài đường, chết không toàn thây hoặc trẻ em dưới 1 tuổi cũng không được nhập Kút. Những người trong dòng họ tổ chức 1 lễ tang chung cho tất cả người chết trong họ vào 1 ngay trong năm.
Người Chăm Bàni khi chết được trong nghĩa địa gọi là Ghur khá xa làng và ở trên một đồi cát. Vì họ quan niệm rằng xác người chết càng phân hủy nhanh càng tốt do đó người chết không có quan tài, chỉ đặt xác lên 1 tấm ván rồi bỏ xuống huyệt. Xác người chết được đặt san sát nhau trong Ghur, sau khi lấp cát lên, người tạ đặt 1 viên đá ở đầu và chân người chết. Có thể chôn xác con chồng lên xác mẹ, nhưng tại vị trí đó phải đăt thên 2 hòn đá mới cho người vừa chôn.
NGƯỜI CHĂM Ở BÌNH THUẬN
Bình Thuận là tỉnh có nhiểu dân tộc cư trú và thể hiện được sự yên bình, hòa thuận cũng như tên gôi và giúp cho Thành Phố Phan Thiết thêm khởi sắc trong sinh họat quần chúng, điển hình là trong việc bán buôn, giao lưu phục vụ du khách. Với hơn 30 dân tộc cư trú đông đảo nhất là 6 dân tộc : Việt, Chăm, Raglai, Tày và người Hoa. Bình Thuận luôn có nét đặc biệt, người Chăm ở đây đóng 1 vai trò quan trọng gây sự chú ý và hấp dẫn với khá nhiều khách du lịch trong những lần đầu đến tham quan TP. Phan Thiết.
- Về kiến trúc: Kiến trúc của người Chăm xưa được xem là 1 tác phẩm nghệ thuật đặc trưng, nổi bất với những tháp xây bằng gạch đỏ rất bền vững, thanh thoát và thiên ngang trên ngọn đồi ca. Với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện họ đã tạo nên những đường nét mạh khỏe, rõ ràng, giàu trí tưởng tượng và cũng rất trữ tình lãng mạng, người Chămpa xưa đã thể hiện các tượng thần , tượng vua, nữ thần, vũ nữ và các hoa văn đã gây ra sự chú ý và thán phục của du khách trong và ngoài nước đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu và khảo cổ học. Các tác phẩm này thể hiện sự nhận thức và thẩm mỹ của người Chămpa cổ rất đa dạng và phong phú.
Các nhạc cụ, điệu múa, lời ca và kể cả trang phục...đều là những di sản đặc biệt của người Chămpa cổ, điển hình như tại nhà bà Nguyễn Thị Thềm là hậu duệ của dòng vua Chăm cuối cùng ở Thôn Tịnh Mỹ xã Phan Thanh, Huyện Bắc Bình cách TP.Phan Thiết 62km về phía Bắc. Bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm bao gồm những báu vật của vua Pô Klong Mơh Nai và 1 số ít của các vị vua Chăm vào những TK trước. Sưu tập có hơn 100 di vật nguyên gốc quý hiếm đủ loại hình và chất liệu khác nhau, đáng chú ý là những di vật bằng vàng như: vương miện, bông tai, vòng xuyến, bằng vải: áo bào, đôi hia của vua Pô Klong Mơ Nai và hoàng hậu Pô Bia Sơn khác với vương miện của vua Trung Quốc và Vua Việt có biểu tượng con rồng, vương miện của vua Chăm cóa biểu tượng là 2 con Ma Ka Ra quấn quýt, thể hiện uy quyền của nhà vua . vương miện của Hoàng Hậu cũng bằng vàng với hình dạng nhỏ hẹp, hoa văn trang trí nghiêm chỉnh và duyên dáng.
Người giữ lại bộ sưu tập này là 1 người có uy tín trong cộng đồng người Chăm được tin yêu và được người Chăm gọi là “công chúa”, bà Nguyễn Thị Thềm qua đời vào năm 1995, một người cháu gái của Bà tên Nguyễn Thị Đào đã thừa kế di sản và bộ sưu tập.
CÁC NGHĨA ĐỊA CHĂM
Theo chiết lý Bà La Môn Giáo, người Chăm Bà La Môn (CBLM) hoả thiêu xác người chết, đem tro họ dổ xuống biển, sông, suối, ao, hồ. Theo các truyền thuyết, chỉ đến sau đới vua Pô Aloah (Khoảng TK XI) tro cốt của vua chúa mới được đem chôn trong tháp, của quý tộc chôn trong các lăng tẩm, còn các thứ dân vẫn rắc bỏ dưới nước. Dần dần, do nhu cầu tình cảm muốn giữ 1 phần di cốt của người chết sau hoả thiêu, kút đã xuất hiện.
Kut: Đây chính là nghĩa địa – nơi chôn giữ chín mảnh xương trán củaq người chết xếp theo dòng tộc mẹ của người CBLM. Theo suy đoán có lẽ Kút xuất hiện từ thời vua Pô Kong Garai (1163 – 1217). Ơ Lăng Chăm Hữu Đức (Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận), nơi có phế tích Pô Klong Halâu còn lại là đá kút, người Chăm gọi là Kút Klong Halâu. Kế đến là 1 Kút cổ nằm kề phía tây tháp Pôrêmê. Người bảo vệ tháp này cho biết dù đã khoá (không nhập cốt vào) từ xa xưa, những Kút này vẫn được người của 1 dòng tộc ở xã Phước Thái chăm sóc hàng năm. Được tạo dựng lâu đời, phần bị thất tự, phần thì các Kút cổ đều bị phân tán. Để giữ lại đá kút của những Kút cổ, mớ đây trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm Ninh Thuận đã đưa về cất giữ năm đá Kút cổ vô chủ.
Kút thường được chọn đặt nơi vuông đất xa làng từ 1 – 2 km, nhưng khi làng mở rộng có Kút đã nằm lọt giữa làng. Kút Mu Kú Than của dòng họ Lưu Thị Pa Gaỉ¬ làng Hậu Sanh (Phước Hữu, Ninh Thuận) rộng không quá 250 m2 nằm ngay đầu làng. Ong Trương Thiệt 68 tuổi, con rể dòng tộc PaGa kể “Kút Mu KúThan” có từ lâu đời, khi mình đến đây ở rể đã thấy có rồi, hồi ấy nó chỉ tôn nền bằng 1 lớp đá. Cuộc sống khá dần lên, năm 1995 người trong tộc đã đậu tiền lại để xây tường thành, cổng ngỏ, tôn nền cao làm bậc đá đặt kút . riêng ông là phận con rể nhưng một khi qua đời, ông dẽ được gia đình hoả thiêu và chín mảng xương trán của ông sẽ được đưa về chôn dưới đá Kút ở Kút Nức Tân của dòng tộc Lưu Thị Cú Ai của Mẹ ông ở làng Vụ Bổn, xã Phước Nam “Đó là nơi mình trở về với Mẹ, cùng các anh em ruột của mình. Cũng như sau này các em mình”
Kút của dòng tộc Kà Đạ ở làng Chăm Mỹ Nghiệp nằm cuối làng, kề khu dâncư và trường học , đây là một Kút khá khang trang hiện đại, vị sư cà 78 tuổi của thá Pôrêmê nói “thời trước phần vì cuộc sống khó khăn ...’
Người Chăm Bà La Môn không chôn di cốt của mỗi người thành một phần mộ trong Kút. Trên nẻn Kút vốn không rộng đó tối đa 500m2 – chổ đặt di cốt là bệ rộng không quá 20m được định vị bởi những viên đá Kút, mặt trên để trống or được tráng ximăng, lát gạch.dưới mỗi viên đá Kút là 1 hố nhỏ để đưa cốt chín mảnh xương trán nhập vào.
Người ta không đưa cốt lẻ (một vài bộ) nhập Kút mà chờ cho đến khi trong dòng tộc có nhiều cốt mới rước sư cả làm lễ nhập Kút một lần. Trong suốt thời gian chờ nhập Kút có khi kéo dài gần 10 năm, cốt được đặt ở 1 nơi kín đáo và dể nhớ. Việc tìm kiếm đá Kút định vị chúng trên nền Kút cũng theo 1 triết lý. Viên đá giữa tượng trưng cho nữ thần của Kút (Pô Inư Nưgar Kút) được chọn lấy từ biển. Viên đặt ở hướng Tây dành cho nữ phái, bên dưới là hố đặt di cốt của phái nữ. Cầu cho sự sinh sản viên đá phải có phần dưới (mông) to tròn, mập mạp phải được tìm lấy từ sông Cái trong vùng. Còn viên đặt ở hướng Đông dành cho Nam phái, bên dưới là hố đặt di cốt của phái nam được tìm lấy từ ngọn núi cao nhất trong vùng. Cầu cho sự trường tồn tráng kiện, viên đá phải có phần giữa (ngực) nở nang. Không có ngày tảo mộ hàng năm, khi thấy Kút bị cỏ dại, cành cây che lấp (trong Kút thường được trồng cây để toả bóng mát) người trong tộc sẽ làm lễ xin phép thổ thấn rồi cùng nhau vào phát dọn. Lễ Katê là dịp mỗi nhà đơm quảy người quá cố. Việc xem xét để lập hay dời Kút là điều hệ trọng.
KHÙN – RÁT:
Người Chăm Bà Ni (Hồi Giáo bản địa) không hoả thiêu mà lại chôn cả thi thể người chết. Nghĩa địa của họ chung cho cả làng, trong đó phần của mỗi dòng tộc được xếp theo từng cụm. Khùn – rát (gherrăk) được nối bởi 2 từ ghur-đum (động cát) và răk (nấm mồ) nghĩa là những nấm mồ trên động (đụn) cát bởi người Chăm Bà Ni thường lập cư ở vùng ven biển.
Khùn-rát của làng Phước Nhơn (Ninh Hải – Ninh Thuận) là vùng đất đầy rẫy nằm ở hướng Tây Bắc ở làng. Khi chúng tôi đến Khù-rát này sáng sớm thầy Mươm (imưm) Đạo Văn Trí đang ngồi bệt trên chiếu trải giữa Khùn-rát, may đồ đưa cốt cải táng 1 hài nhi 6 tháng tuổi. Người Chăm Bà Ni không phân biệt tuổi tác (như người Chăm Bà La Môn phải 15 tuổi trở lên mới được hoả thiêu, lấy xương trán nhập Kút, dưới 15 tuổi phải đem chôn rồi sau đó bỏ luôn mộ). Từ trẻ con đến người thượng thọ chết đều được chôn trực tiếp ở nghĩa địa dòng tộc .
Làng Phước Nhơn được thành lập từ năm 1896, hiện có 6000 khẩu 16 dòng tộc vậy mà phần đất thật sự dành cho chôn cất chỉ chừng 3.500m2. người chết sau, con cháu có thể nằm chồng lên Ông Bà.
Mộ không có nấm mồ. Dấu hiệu để nhận biết là 2 viên đá táng đầu – chân đặt cách nhau dưới 1m , đầu luôn nằm ở hướng Bắc. Khoảng cách giữa 2 dãy mộ thường đủ để trải cái chiếu nhỏ ngồi cầu nguyện trong ngày tảo mộ. Việc chọn đá táng dựa vào những quy định: nếu người chết thuộc dòng tộc biển, đá phải được tìm lấy ở biển, nếu thuộc dòng tộc núi thì thì đá được tìm lấy ở núi hoặc những dòng sông nơi chân núi. Đá đẹp phải là những viên đá mịn, chẳn, tròn. Nếu người Chăm Bà La Môn đã cách tân, Kút bằng xây dựng tường thành, cổng ngỏ, nền bệ thì người Chăm Bà Ni cũng có những thay đổi. Viên đá táng có thể là những viên đá tròn tự tìm với đủ kích cở màu sắc (đen, xám, nâu, trắng...), giờ đây lại có thể tạc đẻo để có những viên đá hoa cương tròn, hay “hiện đại” hơn là bằng xi măng đúc, tô rửa, sơn màu. Có người còn khắc vào đá táng tên tuổi ngày mất của người chết. Đi xa hơn nhiều người còn thay bằng những viên đá vuông (đúc bằng xi măng và ốp gạch men). Trên nền đỏ xanh, hàng ngàn viên đá với đủ màu sắc, kích cở vuông tròn nằm san sát nhau từng hàng, từng cụm. Khùn-rát thờ nay giống nghư bãi nấm kỳ ảo, sinh động, thanh thoát chứ không nhuốm vẻ âm u cô tịch.
Người Chăm Bà Ni có ngày tảo mộ hàng năm. Vào ngày đó dân làng vào Khùn-rát làng. Lễ tảo mộ diễn ra vào cuối tháng tám Hồi lịch (khoảng tháng 11 dương lịch). Xong tảo mộ cũng là lúc vào đại lễ Ramưwan, mọi người, mọi nhà lại thêm 1 lần nữa cầu nguyện cho những người đã khuất.
TỤC THỜ KUT CỦA NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN
Người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận theo hai đạo: Hồi giáo Bàni gọi là Cam Awal, khi chết xác được địa táng. Khu nghĩa địa cũng gọi là Ghur. Người Chăm theo đạo Bàlamôn gọi là Cam Ahier, khi người chết, xác được hỏa táng, khu nghĩa địa gọi là Kut. Ở người Chăm Bàlamôn, mỗi tộc họ phải xây dựng một nhà Kut chung để thờ các bậc tổ tiên quá cố của họ tộc mình. Nhà Kut còn được gọi là sang muk kei (có nghĩa là nhà tổ). Theo quan niệm của người Chăm Bàlamôn, họ tộc nào không có nhà Kut sẽ bị dân làng mỉa mai, chê cười cho là không có tổ tông.
Việc xây dựng Kut do Po adhia thực hiện với nhiều nghi lễ phức tạp và tốn kém. Bài viết dưới đây xin trình bày đôi nét về tục thờ Kut của họ.
1. Tục chọn đất dựng Kut
Người Chăm quan niệm, khu đất dựng Kut có ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh và phát triển
của họ tộc; do vậy, trước khi dựng, người ta phải nhờ thầy Cả sư (Po adhia) chọn mảnh đất có phong thủy tốt. Theo cổ thư thì đất có phong thủy tốt gọi là tanưh mưbhak phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Cao về phía Tây, thấp về phía Đông (glaung pai, bien pur).
- Có núi phía Nam, có sông phía Bắc (cơk mưnraung, kraung barak).
- Đất có cỏ cây xanh quanh năm (tanưh mưda el).
Đất có phong thủy tốt chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để dựng Kut còn tùy thuộc vào chất đất tốt hay xấu. Để biết được đất tốt hay xấu Po adhia phải làm lễ khấn thần đất rồi mang 5 hũ cơm rượu mới rắc men bỏ vào 5 hũ nhỏ (hũ chao) đem chôn ở 5 điểm tại khu đất dự kiến chọn, theo thứ tự:
- Đông Bắc (Esan), Tây Nam (Nailiti)
- Đông Nam (Agrih), Tây Bắc (Bayap)
- Và điểm trung tâm (Bathak Canar), có nghĩa là điểm giao nhau của hai đường chéo các điểm trên.
Sau 3 ngày đêm, bốc lên, nếu hũ cơm rượu có màu đen, mùi hôi thối có nghĩa là đất xấu (tanưh tabung), coi như thần đất không đồng ý cho làm Kut. Trái lại, nếu cơm rượu có màu trắng, mùi thơm ngon, thì có nghĩa là đất tốt, coi như thần đất đồng ý và cho phép dựng Kut. Po adhia làm lễ cúng tạ ơn thần đất và tiến hành đổ nền (tuh ram). Nền Kut của người Chăm có hình chữ nhật, mặt Kut theo hướng Bắc.
Sau 3 ngày đêm, bốc lên, nếu hũ cơm rượu có màu đen, mùi hôi thối có nghĩa là đất xấu (tanưh tabung), coi như thần đất không đồng ý cho làm Kut. Trái lại, nếu cơm rượu có màu trắng, mùi thơm ngon, thì có nghĩa là đất tốt, coi như thần đất đồng ý và cho phép dựng Kut. Po adhia làm lễ cúng tạ ơn thần đất và tiến hành đổ nền (tuh ram). Nền Kut của người Chăm có hình chữ nhật, mặt Kut theo hướng Bắc.
Tiếp theo Po adhia mang lễ vật đi thỉnh đất gò mối. Theo cổ thư, thì phải tìm cho được 5 gò mối có địa thế giống như 5 điểm đặt hũ cơm rượu. Trong thực tế, rất khó tìm được địa điểm như thế, nên Po adhia áp dụng phương châm pháp thuật cao không bằng mưu chước giỏi (Sunuw jai pak, glaung anngak bbwak di sunuw), chỉ lấy 5 điểm khác nhau trong một gò mối, mỗi điểm 3 cục, gói vào 5 miếng vải trắng đánh dấu điểm lấy rồi mang về chôn tại 4 điểm gốc của khu đất dựng Kut. Còn điểm trung tâm dành để chôn với biểu tượng người trụ trì (Po di) thể hiện sự sinh sôi nảy nở như con mối, con kiến. Sau đó Po adhia làm lễ tẩy uế khu vực đất để dựng Kut (Balih tanưh Kut).
2. Tục dựng Kut
Sau khi đã chọn đất dựng Kut xong, Po adhia tiến hành chọn hòn đá làm biểu tượng Kut. Theo cổ thư, Kut của người Chăm Bàlamôn có 3 biểu tượng chính và chọn đá theo tiêu chuẩn sau:
- Patuw po di – biểu tượng chủ trì, dân gian còn gọi là biểu tượng bà Chúa Xứ (Patuw Po Inư Nưgar): Hòn đá này phải chọn ở biển, để thể hiện sự bao dung như biển cả.
- Patuw likei có nhĩa là biểu tượng đàn ông, phải chọn đá trên núi, thể hiện “công cha như núi Thái Sơn”.
- Patuw kamei có nghĩa là biểu tượng đàn bà, phải chọn đá ở sông để thể hiện “sữa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
- Patuw kamei có nghĩa là biểu tượng đàn bà, phải chọn đá ở sông để thể hiện “sữa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Các hòn đá ấy có hình bầu dục, không tì vết. Hòn đá Po di to và cao hơn 2 hòn đá kia. Nếu là họ thuộc dòng quý tộc, có chức tước trong xã hội, thì các biểu tượng đá được ghè đẽo và tạc hoa văn công phu và tinh tế.
Từ ngày khởi công xây dựng cho đến ngày hoàn thành phải mất 1 tháng, vì họ còn phải chọn những ngày tốt để thực hiện các nghi lễ liên quan. Người Chăm Bàlamôn thường làm lễ dựng Kut vào các tháng: 3,6,8,10, 11 lịch Chăm, nhưng tốt nhất là tháng 11 (bilan Pwix) – tháng mà cộng đồng người Chăm quan niệm là tháng dùng để làm lễ tấn phong cho đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn (Pok paxeh).
Từ ngày khởi công xây dựng cho đến ngày hoàn thành phải mất 1 tháng, vì họ còn phải chọn những ngày tốt để thực hiện các nghi lễ liên quan. Người Chăm Bàlamôn thường làm lễ dựng Kut vào các tháng: 3,6,8,10, 11 lịch Chăm, nhưng tốt nhất là tháng 11 (bilan Pwix) – tháng mà cộng đồng người Chăm quan niệm là tháng dùng để làm lễ tấn phong cho đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn (Pok paxeh).
Được ngày giờ tốt, Po adhia làm lễ thỉnh biểu tượng về nơi chuẩn bị dựng. Họ dùng 3 cái chăn trắng làm võng khiêng 3 biểu tượng về, tiếp theo Po adhia làm lễ tẩy uế các biểu tượng.
Đợi đến lúc đêm khuya thanh vắng, khoảng 1 giờ đến 4 giờ sáng, tiếng Chăm gọi là atuk krưh pak mưlam giờ mà cộng đồng người Chăm quan niệm là thiêng liêng nhất, để hạ giới làm việc với thượng giới; các loại thảo mộc ra hoa kết trái; các nhà Thiền sư (Po adhia) thiền định dùng lửa tâm đốt mọi điều ác, để thanh khiết hóa cái Tâm thì Po adhia bắt đầu làm lễ dựng các biểu tượng theo hướng Đông - Tây, trước hết là biểu tượng Po di ở giữa kèm theo 3 cục đất gò mối. Tiếp theo là biểu tượng đàn ông ở phía Đông và biểu tượng đàn bà ở phía Tây ở bên cạnh. Sau đó, các biểu tượng được thắp sáng bằng nến sáp ong. Po adhia làm lễ nhập hồn cho các biểu tượng (craih mưta yang) tức khai mắt thần, rồi dùng nước cát lồi (ia mu) tắm rửa cho biểu tượng, sau đó lau khô, phủ trang phục lễ. Tiếp theo, Po adhia cùng với Kadhar, Pajuw làm lễ tế biểu tượng, rồi họ múa mừng suốt đêm, xem như các biểu tượng đã được thần linh hóa và họ làm xong ngôi nhà tổ tiên.
Dần dần, theo sự phát triển của con người và xã hội Chăm, kéo theo sự biến đổi mô hình Kut từ 3 biểu tượng đến 5,7…biểu tượng. Các biểu tượng này không chọn theo tiêu chuẩn biểu tượng chính. Họ chỉ chọn chung những hòn đá thiên nhiên, có hình bầu dục không có tì vết.
Ngày nay, đã số Kut của mỗi tộc họ người Chăm Bàlamôn là 3, 5 hoặc 7 biểu tượng, gồm:
- Mô hình Kut 3 biểu tượng dành cho tộc họ chỉ có một nam và một nữ, không có người chết xấu.
- Mô hình Kut 5 biểu tượng dành cho các tộc họ có chức sắc Bàlamôn và người có chức tước trong xã hội. Biểu tượng này được đặt chung với biểu tượng chính về phía Đông.
- Mô hình Kut 5 biểu tượng dành cho các tộc họ có chức sắc Bàlamôn và người có chức tước trong xã hội. Biểu tượng này được đặt chung với biểu tượng chính về phía Đông.
- Mô hình Kut 7 biểu tượng có hai biểu tượng đặt ngoài, do đó người Chăm Bàlamôn gọi là Kut lingiw hay còn gọi là Patuw lihin. Ngày nay, có tộc họ đặt 2 biểu tượng này chung với biểu tượng chính, nhưng phải có hòn đá chắn ngang để phân ranh giới. Tiếng Chăm gọi là Patuw cơng thành một dãy gồm 7 biểu tượng.
3. Tục nhập hài cốt vào Kut (Ba talang tamư Kut)
3. Tục nhập hài cốt vào Kut (Ba talang tamư Kut)
Người Chăm Bàlamôn sau khi qua đời phải làm đám hỏa táng nên gọi là Chăm cuh, nếu không họ quan niệm hồn người quá cố sẽ trở thành ma đói, rách rưới lang thang, sẽ bị quỷ dữ xúi giục về ám hại các thành viên trong dòng tộc. Sau lễ hỏa táng, Người Chăm Bàlamôn lấy 9 miếng xương trán (kể cả đàn ông và đàn bà) gọt tròn và mài nhẵn như đồng xu làm thủ tục rồi đưa vào Klaung để thờ tự qua các lễ: 30 ngày (patrip bak balan), mãn năm (patrip klauh thun) và lễ tiễn đưa (patrip palau). Qua 3 lễ trên mới đem hài cốt nhập Kut được. Tuy nhiên, việc đem hài cốt nhập Kut được tuyển chọn khá phức tạp theo các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn hài cốt được nhập Kut chính:
- Người đó không tật nguyền từ lúc sinh thời cho đến khi tắt thở.
- Không mắc các chứng bệnh: ho lao, hen suyễn, kinh phong…
- Lúc thở có người đỡ.
- Các trường hợp chết ngoài đường, ngoài sá, chết bất đắc kỳ tử, tự sát… hài cốt không được nhập Kut chính mà chỉ nhập vào Kut phụ (patuw lihin).
- Trong tộc họ khi có số lượng hài cốt từ 15 đến 20 thì họ tổ chức lễ nhập Kut. Lễ nhập Kut do Po adhia chủ trì cùng các chức sắc kadhar, pajuw. Sau lễ nhập Kut, cả tộc họ kiêng cúng tế trong một năm. Đến khi làm lễ mở cửa Kut (pơh bbơng kut) mới được làm lễ cúng tế theo tín ngưỡng dân gian.
Lễ nhập Kut là lễ nghi cuối cùng của các nghi lễ vòng đời. Sau lễ này cộng đồng người Chăm tin là linh hồn người quá cố đã về đến xứ sở tổ tiên (nau tơl nưgar muk kei). Từ đó, mỗi năm cả tộc họ chỉ cần cúng 5 mâm cơm, cặp gà, hoa quả. - Đàn bà là người giữ vai trò lo việc cúng tế tổ tiên, đàn ông trong tộc họ đến với tư cách tham dự vì họ đã theo vợ. Đó cũng chính là do chế độ mẫu hệ của người Chăm Bàlamôn cho đến nay còn khá đậm nét.
Ngoài việc thờ cúng, Kut còn là nét đặc trưng để minh định ranh giới giữa các dòng tộc, tiện việc cưới theo luật tục - hôn nhân. Đó chính là nét đặc thù của chế độ mẫu hệ của tộc người Chăm Bàlamôn còn đậm nét đến ngày nay.
BÀLAMÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Bàlamôn giáo từ Ấn Độ và ba nguồn gốc của văn hoá Chăm
Những người Ấn Độ đầu tiên đã theo đường biển mà đến Việt Nam ngay từ đầu công nguyên. Dấu vết của họ thấy cả ở vùng Óc Eo (An Giang), cả ở ven biển miền Trung và cả ở Luy Lâu (Hà Bắc). Họ mang theo cả Bàlamôn giáo lẫn Phật giáo. Nhưng tình hình đã thay đổi một cách cơ bản kể từ khi người Chăm lập quốc.
Về mặt chủng tộc, người Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên) thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo, là một bộ phận của nhóm loại hình lndonésien, xưa kia cư trú rải rác từ nam Đèo Ngang đến Bình Thuận. Theo các sử liệu Trung Quốc, sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhưng bị đàn áp đẫm máu của Hai Bà Trưng, vào năm 192, lợi dụng lúc nhà Hậu Hán suy yếu, một viên chức quận Tượng Lâm (phía nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa thắng lợi lập nên vương quốc Lâm ấp (= xứ Rừng). Quốc hiệu Chămpa xuất hiện vào lúc nào không rõ, chỉ biết rằng bia kí sớm nhất có nhắc đến tên này được khắc vào cuối tk.Vl
Về mặt chủng tộc, người Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên) thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo, là một bộ phận của nhóm loại hình lndonésien, xưa kia cư trú rải rác từ nam Đèo Ngang đến Bình Thuận. Theo các sử liệu Trung Quốc, sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhưng bị đàn áp đẫm máu của Hai Bà Trưng, vào năm 192, lợi dụng lúc nhà Hậu Hán suy yếu, một viên chức quận Tượng Lâm (phía nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa thắng lợi lập nên vương quốc Lâm ấp (= xứ Rừng). Quốc hiệu Chămpa xuất hiện vào lúc nào không rõ, chỉ biết rằng bia kí sớm nhất có nhắc đến tên này được khắc vào cuối tk.Vl
Sau khi lập quốc, người Chăm thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa, liên hệ với Trung Hoa cũng hầu như không còn. Thay vào đó, người Ấn Độ đến ngày một nhiều hơn và, khác với Trung Hoa, họ không mang theo chiến tranh, vì vậy, nền văn hóa Ấn Độ được người Chăm vui vẻ tiếp nhận.
Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ tk.VII đến hết tk. XV, khi Chămpa chấm dứt sự tồn tại với tư cách quốc gia của mình. Trong từng ấy thế kỷ, ảnh hưởng này để lại lớn đến mức nhiều người chỉ nhìn thấy những yếu tố Ấn Độ trong văn hóa Chăm. Do vậy, nói đến ảnh hưởng của Ấn Độ ở Việt Nam thì trước hết phải nói đến văn hóa Chăm và khu vực phía Nam vì chỉ có ở đây, ảnh hưởng đó mới bộc lộ mạnh mẽ và trực tiếp hơn cả.
Từ Ấn Độ, người Chăm đã tiếp thu nhiều tôn giáo : Phật giáo, Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Nhưng ở chính quốc thì từ tk.V, Phật giáo bị Bàlamôn giáo tấn công và dần dần đi đến tàn lụi, còn Hồi giáo thì tuy đã có những dấu vết từ tk.X, nhưng phải đến cuối tk.XV mới có nhiều người Chăm theo. Chính vì vậy mà nói đến ảnh hưởng của ấn Độ trong việc hình thành văn hóa Chăm thì Bàlamôn giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Bàlamôn giáo (Brahmanism) là tôn giáo hình thành trên cơ sở kinh Veda do người Aryen từ phía Tây Bắc đưa vào. Đạo Bàlamôn tôn thờ BRAHMA (nghĩa là "Đại Hồn"), một ý niệm trừu tượng của kinh Veda. Brahma là chúa tể các thần, nguồn gốc của vũ trụ, có quyền năng vô biên. Ngài hiện ở ba ngôi như thể thống nhất của một bộ ba vị thần tượng trưng cho ba giai đoạn của sự sống : Brahma (thần sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn) và Siva (thần phá hủy).
Ngôi Brahma sáng tạo ra thế giới, tượng hình 4 mặt mà chỉ có ba thành hình, 4 tay cầm 4 phần kinh Veda, đầu có vòng hoa và râu rậm; khi thì cưỡi con thiên nga Hamsa, khi thì ngồi trên một bông sen mọc từ rốn của Visnu đang nằm trên mình con rắn Naga nổi bồng bềnh trên đại dương nguyên thủy (nghĩa là Brahma sinh ra từ chính mình).
Ngôi Vinu bảo tồn vũ trụ, 4 tay cầm 4 lệnh bài là cái tù và, cái vòng, cái búa và cánh hoa sen tượng trưng cho bốn chất tạo nên vũ trụ; ngài khi thì cưỡi con chim thần Garuđa, khi thì có dạng nửa người nửa chim, khi thì nằm trên mình con rắn Naga.
Ngôi Siva phá hủy thế gian, mang trong mình chức năng của thần chết, quyền hạn của thần thời gian, có vô vàn tên dữ tợn như Ugra (người tàn nhẫn), Rudra, Aghora (người khủng khiếp)..., ngài thường cưỡi con bò thần Nandin.
Sau khi đạo Phật lụi tàn trên đất Ấn Độ, Bàlamôn giáo được cải biên thành Ấn Độ giáo (Hinduism). Nguồn ảnh hưởng Ấn Độ, tuy đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành văn hóa Chăm, nhưng nó không phải là tất cả. Kế thừa di sản phong phú của văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Chăm tất yếu còn là sản phẩm tổng hòa của cả nguồn ảnh hưởng khu vực và nguồn bản địa.
Đặc trưng điển hình của nguồn bản địa là chất dương tính trong tính cách Chăm. Người Chăm sống trên giải đất hẹp miền Trung, giữa một bên là dãy Trường Sơn cao vút và bên kia là biển Đông sâu thẳm. Một bên cực dương và một bên cực âm. Sự đối chọi đó của thiên nhiên đã tạo ra những sản vật đặc biệt (như trầm hương, vàng,...); nhưng đồng thời sự thiếu hài hòa đó của tự nhiên cũng tạo nên một miền khí hậu khắc nghiệt, bao nhiêu nước mưa rơi xuống núi đều trôi tuột ra biển cả, khiến cho đất đai miền Trung trở nên hết sức khô cằn. Sống trong khung cảnh đó, con người phải, một mặt, vật lộn với thiên nhiên và mặt khác, giành giật với các láng giềng xung quanh. Suốt dải đất miền Trung còn để lại nhiều dấu tích của những công trình trị thủy mang lại màu xanh cho cây cối như các hệ thống dẫn nước hình kỉ hà, các đập nước, hồ chứa nước....; người Chăm đã thuần dưỡng được giống lúa không cần nhiều nước được gọi là "lúa Chiêm" (Chiêm Thành); người Chăm vươn ra chiếm lĩnh biển khơi với nghề đánh cá. Trong quá trình tồn tại của vương quốc mình, người Chăm cũng từng nhiều lần cướp bóc các buôn, sóc Khmer ở phía Nam, đánh lên vùng Tây Nguyên của người Thượng, và vùng vẫy tiến ra Bắc, lấn chiếm vùng đất phía nam Đèo Ngang của Giao Châu (sau này là Đại Việt). Chính cuộc sống như vậy đã rèn luyện cho người Chăm trong lịch sử một tính cách cứng rắn và cương nghị, thượng võ và có phần hiếu chiến (dương tính).
Tuy mang bản chất dương tính, nhưng lại sống trong một vùng Đông Nam Á nông nghiệp, cho nên người Chăm không thể không hấp thụ những ảnh hưởng của văn hóa khu vực mà đặc trưng điển hình là thiên về âm tính trong cố gắng đạt đến sự hài hòa âm dương, với triết lí âm dương trong nhận thức và tục sùng bái sinh thực khí trong tín ngưỡng.
Văn hóa Chăm bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc. Thành tựu nổi bật của điêu khắc và kiến trúc Chăm là kiến trúc đền tháp và điêu khắc trên đền tháp. Đền tháp ấy là đền tháp tôn giáo. Tôn giáo đóng vai trò cực kì quan trọng trong đời sống người Chăm, nó được vật chất hóa qua điêu khắc và kiến trúc. Qua kiến trúc và điêu khắc, ta sẽ tìm hiểu quan niệm tôn giáo của người Chăm.
2. Những đặc điểm của kiến trúc Chăm
Nói đến văn hóa Chăm không thể không nói tới các tháp Chăm. Tháp Chăm đứng sừng sững uy nghi trước sóng gió, chúng có mặt rải rác từ ven biển lên đến Tây Nguyên, suốt dọc miền Trung từ Bắc vào Nam - khắp những nơi nào có người Chăm cư trú.
Thống kê cho biết hiện còn 19 khu tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ. Số lượng các khu phế tháp và các phế tháp Chăm do bom đạn tàn phá và hủy diệt là chưa thể xác định được. Theo khảo sát và thống kê của H. Parmentier vào năm 1904-1909, riêng lòng chảo Mĩ Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng) đã có tới trên 70 kiến trúc.
Tháp Chăm được thừa nhận về độ tinh tế. B.Groslier trong cuốn Indochine, Carefour des arts (Paris. 1961) nhận xét : "Về cấu trúc, tháp Chăm đẹp hơn các đền tháp Khmer"; sở dĩ như vậy là vì "Chắc chắn là do họ (= người Chăm) giữ được ý thức về chất liệu (= gạch ) và biết tôn trọng bản chất của nó; trong khi đó, người Khmer có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào rồi chạm khắc lên đó. Nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng, có nhịp điệu và sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Chăm một vẻ đẹp không thể bỏ qua". Từ những tk.V-VI, sử sách Trung Hoa đã phải công nhận người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch.
Việc các tháp Chăm được làm từ những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau không thấy mạch hồ khiến hình thành nên huyền thoại cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, đẽo gọt lên đó, rồi nung cả khối tháp trong một ngọn lửa khổng lồ. Các chuyên gia Ba-lan khẳng định rằng người Chăm đã dùng gạch nung sẵn gắn với nhau bằng vữa đất sét rồi sau đó toàn bộ tháp được nung lại. Một số nhà nghiên cứu thì nêu ra giả thuyết cho rằng người Chăm đã dùng keo chiết từ thực vật (nhựa xương rồng + mật mía, hoặc nhựa cây dầu rái) để dán các viên gạch lại với nhau. Những nghiên cứu gần đây cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hợp một số biện pháp kĩ thuật khác nhau để xây tháp : Dùng những viên gạch có độ lõm ở mặt tiếp xúc, nên khi xây, nhìn từ phía ngoài và trong đều không thấy vữa giữa các viên gạch, còn ở giữa (nơi không nhìn thấy) thì có lớp vữa dày; mài các viên gạch trong nước cho thật khít vào nhau rồi xếp lại để cho bột gạch ở giữa tự kết dính dưới sức nặng trọng lực của phần trên tháp; dùng các viên gạch có hình dáng góc khuyết góc lồi theo kiểu âm dương để khi xếp vào tự thân chúng đã tạo nên sự liên kết với nhau.
Sự tinh tế của các tháp Chăm còn thể hiện ở vô số những hình chạm khắc tỉ mỉ, trau chuốt do nghệ nhân đục đẽo trực tiếp lên tường tháp. Việc đục đẽo phải được thực hiện sao cho làm đến đâu chính xác tới đó; tường gạch đã xây sẵn không thể vì một sai sót mà phá đi xây lại. Hoàn toàn có lí khi H. Parmentier nhận xét rằng người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo gỗ.
Về cấu trúc quần thể, các tháp Chăm tập hợp theo hai loại : Loại thứ nhất là các quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva. Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh. Loại này thường xuất hiện muộn hơn (khoảng tk. IX trở về sau); có những nơi trước đây là quần thể kiến trúc bộ ba về sau khi tu chỉnh được chuyển thành loại quần thể có một tháp trung tâm.
Như vậy, qua sự phát triển của cấu trúc quần thể tháp, ta thấy quá trình du nhập Bàlamôn giáo từ ấn Độ vào Chămpa đã đi qua ba bước : a) ở Ấn Độ, Brahma được coi là chúa tể (vì vậy mà gọi là "Bàlamôn"!); vào Chămpa (giai đoạn I), cả ba vị thần đều được coi trọng như nhau (tháp bộ ba); c) sang giai đoạn II, người Chăm suy tôn Siva thành chúa tể (ngay cả những cụm tháp bộ ba còn giữ được thì tháp lớn và cao nhất cũng dành thờ Siva). Nguyên nhân của sự chuyển hướng này chính là do chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm. Như vậy, thực chất, người Chăm đã biến Bàlamôn giáo thành Siva giáo.
Vai trò của yếu tố bản địa còn thấy rõ qua hình dáng tháp. Về hình dáng, do bắt nguồn từ một loại kiến trúc Bàlamôn giáo Ấn Độ biểu tượng cho núi Mêru (một dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, gồm nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, các vị thần tuỳ theo đẳng cấp mà ngự trị ở các đỉnh khác nhau) gọi là sikhara, phần lớn tháp Chăm đều có dạng hình ngọn núi (sikhara có nghĩa là "đỉnh núi nhọn"); trên các tầng tháp có thể có các tháp con ở góc ứng với các ngọn núi nhỏ. Tuy kiến trúc hình núi có nguồn gốc từ truyền thuyết ấn Độ, nhưng với người dân Chăm, chúng lại là biểu tượng cho thiên nhiên miền Trung trùng điệp núi non và, do vậy, phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm (núi = dương). Chất dương tính này còn bộc lộ đặc biệt rõ ở những tháp mô phỏng hình sinh thực khí nam (biến thể của tháp hình núi) mà ta có thể thấy qua lát cắt bổ đôi. Bên cạnh tháp chính hình ngọn núi, còn có thể gặp những kiến trúc phụ có mái cong hình thuyền - dấu hiệu đặc thù trong kiến trúc nhà cửa của cư dân Đông Nam Á. Đến đây, kiến trúc đền tháp Chăm mang đậm thêm ảnh hưởng của văn hóa khu vực.
Như vậy, từ chỗ khởi đầu vay mượn dạng sikhara Ấn Độ, tháp Chăm đã đi đến chỗ hòa quyện và phối kết trong mình khá nhiều sáng tạo mang dấu ấn ảnh hưởng của tính cách bản địa Chăm và văn hóa nông nghiệp khu vực. Ta theo hình thức mà gọi các kiến trúc này là "tháp", nhưng người Chăm thì gọi chúng là kalăn, có nghĩa là "lăng": Hầu hết chúng đều mang tính chất lăng mộ thờ vua. Ngoài chức năng này, tháp Chăm còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà vua. Chính vì mang chức năng lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Chăm rất chật hẹp, nó chỉ có chỗ cho các pháp sư hành lễ chứ không phải là nơi cho các tín đồ hội tụ và cầu nguyện.
3. Những đặc điểm của điêu khắc Chăm
Trong các đền tháp Chăm, vị thần được thờ phổ biến nhất là SIVA và vật thờ phổ biến nhất là LINGA. "Linga" có nghĩa là sinh thực khí nam. Bởi lẽ cùng mang bản chất DƯƠNG TÍNH, sinh thực khí nam và thần Siva được đồng nhất với nhau. Do vậy, thờ linga cũng tức là thờ thần Siva. Điều này phù hợp với kết luận đã rút ra ở trên về khuynh hướng suy tôn Siva làm vị thần chúa tể trong quá trình phát triển của tháp Chăm.
Thờ sinh thực khí, như đã nói, là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp; càng nông nghiệp điển hình bao nhiêu thì tín ngưỡng này càng mạnh bấy nhiêu. Người du mục không có truyền thống thờ sinh thực khí; kinh Veda nói rằng những kẻ lấy linga làm thượng đế là kẻ thù của đạo giáo Aryen. ở ấn Độ, việc thờ linga vốn là tín ngưỡng của thổ dân Dravidien; sự xâm nhập của nó vào Bàlamôn giáo và việc đồng nhất linga với Siva chắc hẳn đã xảy ra vào thời kì hậu Veda.
Người Chàm thuộc khu vực nông nghiệp, nghĩa là, từ trước khi Bàlamôn giáo xâm nhập, đã phải có tục thờ sinh thực khí rồi. Và miền Trung là vùng mang tính cách thiên về dương tính, cho nên dễ hiểu là tục thờ sinh thực khí nam (linga) sẽ phổ biến hơn. Về hình dáng, linga Chàm có ba loại :
1) Một loại linga chỉ có một phần hình trụ tròn. Linga vào loại cổ nhất tìm được ở Óc Eo (An Giang) thuộc loại này. Linga loại này có khi gặp cả hàng chục cái được dựng thành hàng. Loại này ở Ấn Độ không thấy có. Nó mang dấu ấn đậm nét của tính cách bản địa Chàm.
2) Loại linga thứ hai có cấu tạo hai phần. Phần trên vẫn là hình trụ tròn; phần dưới là một vật thể to hình tròn - ta gọi là biến thể 2A hoặc vuông - ta gọi là biến thể 2B. Trong biến thể 2A (kiểu này cũng không có ở ấn Độ), phần to tròn ở dưới mô phỏng cái cối giã gạo; toàn bộ linga là mô phỏng bộ chày cối - biểu tượng tín ngưỡng phồn thực điển hình của cư dân Đông Sơn. ở biến thể 2B, cái cối được thay thế bằng hình vuông phẳng dẹt mang ý nghĩa của triết lí âm dương vuông tròn. Như vậy, ở loại linga với hai phần này không chỉ có chất dương tính của tính cách bản địa Chàm mà còn có cả chất âm; nó là một tổng thể âm dương hài hòa - dấu ấn rất rõ ràng của truyền thống văn hóa nông nghiệp khu vực.
3) Loại linga thứ ba có cấu tạo ba phần. Ngoài phần hình trụ tròn ở trên và phần hình vuông ở dưới (có thể mang dạng to dẹt hoặc nhỏ cao với cạnh bằng đường kính của hình trụ tròn ), loại linga này còn có một đoạn hình bát giác nằm giữa. Cấu trúc ba phần này phản ánh ảnh hưởng triết lí Bàlamôn giáo Ấn Độ :
Phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với thần Brahma sáng tạo, khúc hình bát giác ở giữa mang tính chuyển tiếp, ứng với thần Vishnu bảo tồn, còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Siva phá hủy.
Trong loại hai và ba, phần hình vuông âm tính ở dưới được gọi là Yoni (sinh thực khí âm). Đáng chú ý là trong trường hợp này, linga (cả bộ hai phần âm-dương hoặc ba phần Brahma - Vishnu - Siva) đã không còn là linga theo nghĩa là "sinh thực khí nam" nữa; song nó vẫn cứ được gọi là "linga" (linga theo nghĩa rộng). Như vậy thấy rằng chất dương tính - tính cách bản địa Chăm - đã lấn át như thế nào .
Khắp nơi, trong khu vực cư trú của người Chămpa dương tính, ta đều có thể gặp linga: ở trên bệ thờ trong tháp, ở vị trí có tính cách trang trí, ở cả trên đỉnh tháp (tháp Bà Nha Trang). Ngoài các linga thông thường, trong các đền tháp Chăm, ta còn gặp loại linga hình mặt người (gọi là mukhalinga). Đó là một khối tượng hình linga mà nửa phần trước tạc tượng phù điêu hình ông vua Chăm với những dấu hiệu rõ rệt của Siva như hình bò thần Nandin. Sự đồng nhất "Siva (thần ấn Độ) = Linga (tín ngưỡng phồn thực khu vực) = Vua (lãnh tụ dân tộc Chăm)" trong mukhalinga khiến cho sự hòa quyện ba yếu tố bản địa - khu vực - ấn Độ trên cơ sở tính cách bản địa dương tính đã đạt đến mức nhuần nhuyễn.
Dòng dương tính và chất bản địa này không chỉ thể hiện bằng vô số tượng linga, mà còn thể hiện qua các tượng Siva. Trong số tượng hình người thể hiện ba vị thần thì các tượng Siva cũng chiếm đa số.Ẩơ nhiều pho tượng Siva, chất ngoại lai chỉ còn nơi tên gọi, người được thể hiện hoàn toàn là một người Chăm, với những đặc điểm nhân chủng Chàm điển hình (mặt vuông, mắt xếch, môi dày). Để nhấn mạnh tính cách dương tính, có pho tượng tạc hình đàn ông chưa đủ, đặt tên là Siva cũng chưa đủ, tác giả còn cho nhân vật Siva này cầm trong tay một linga. Rồi không chỉ thần dưới dạng người, mà cả thần dưới dạng động vật, thần voi Ganesa, cũng cầm linga trong tay luôn.
Chất dương tính thậm chí còn thể hiện cả ở tượng phụ nữ. Ta có thể thấy rõ điều này qua tượng vũ nữ tạc ở bệ tượng Trà Kiệu (Quảng Nam - Đà Nẵng) - một pho tượng vào loại đẹp nhất của điêu khắc cổ Chămpa. Tượng tạc một cô gái với đầy đủ những đặc trưng nhân chủng Chàm (mặt vuông, mắt xếch, môi dày). Nhờ lối trang phục nhẹ nhàng, gần như khỏa thân, tượng thể hiện cái đẹp phụ nữ một cách dương tính, trực diện : bầu vú căng tròn, cặp đùi thon, hông rộng, những cổ tay tròn lẳn,...Động tác múa tạo nên một khối rất cân đối và chặt chẽ: Nửa thân dưới và hai chân khụy xuống khuỳnh rộng đưa sang trái; nửa thân trên và tay trái chìa xuống dưới đưa sang phải; đầu và tay phải co lại giơ lên cao đưa sang trái để trả lại thế quân bình. Động tác đổi hướng ấy không chỉ uyển chuyển mà còn đầy sức mạnh. Sở dĩ như vậy là vì cái đẹp của hình khối đó chính là cái đẹp của một thế võ: chân khuỳnh là thế đứng tấn, một tay che bên dưới là để tự vệ, tay kia co lại đưa lên cao là để chuẩn bị tấn công.
Chất dương tính còn thể hiện cả ở chất liệu điêu khắc: tuyệt đại bộ phận các tác phẩm điêu khắc Chăm (linga, tượng Siva, tượng vũ nữ....) đều bằng đá. Trong khi người nông nghiệp khu vực thờ đất thì cho đến nay, dọc theo dải đất miền Trung núi nhiều đá lắm, từ Trị Thiên vào đến tận vùng Khmer Nam Bộ, người dân vẫn có tục thờ những hòn đá thiêng, đá có hình dạng đặc biệt (người Việt gọi những hòn đá ấy là Ông Đá, Ông Dàng, Bà Dàng; người Khmer gọi là Niết Tà).
Bên cạnh dòng dương tính sục sôi với những Siva, những linga, những thế võ và chất liệu đá thì trong văn hóa Chăm lại còn có một dòng ÂM tính mạnh mẽ không kém với những bầu vú căng đầy, những tượng và hình tượng mẫu thần của quê hương xứ sở.
Những bầu vú căng đầy không chỉ đập vào mắt từ ngực các vũ nữ Chàm, chúng còn được tạc thành từng dãy vú trang trí bao quanh các bệ tượng. Đó chính là biểu tượng của nữ thần Uroja (nghĩa là "vú phụ nữ" ) hay PôYan lna Nưgar - Bà chính là Mẹ Quê Hương Xứ Sở, là Quốc Mẫu của người Chăm ( Pô = ngài, Yan = thần, Ina = mẹ, Nưgar = xứ sở ). Người Chăm thờ Quốc Mẫu ( Pô Yan lna Nưgar) của mình ở tháp Bà (Nha Trang) dưới dạng hình ảnh phồn thực của một bà mẹ bản địa với bụng thon, vú căng tròn.
Ban đầu tháp này vốn thờ một linga bằng vàng, linga đã bị những người từ biển vào tấn công và cướp đi, chỉ còn lại chiếc yoni; đến năm 965 người ta đã tạc pho tượng nữ thần Pô Nưgar ngồi trên toà sen bằng đá đen đặt lên yoni đó. Tượng là sự kết hợp của Mẹ Xứ Sở - Patao Kumay (Vua của Đàn bà). Stri Ratjnhi (Chúa của Phụ nữ), Muk Juk (Bà Đen) - với nữ thần Bhagavati hay Uma, vợ thần Siva.
Cho dù xã hội Ấn Độ vốn theo phụ hệ thì xã hội Chăm từ xưa đến nay vẫn là mẫu hệ. Những ảnh hưởng của Bàlamôn giáo ấn Độ không thể thay thế được nếp tôn vinh người phụ nữ - Người Mẹ - trong truyền thống văn hóa ngàn đời của người Chăm và cư dân nông nghiệp Đông Nam Á. Ngày nay, ta vẫn gặp khắp nơi những Pô Ina Nưgar Humu Aram (Mẹ Xứ Rừng) ở Phan Rang, Pô lna Nưgar Humu Cavat (Mẹ Xứ Chim) ở Bình Thuận, Pô Ina Nưgar Humu Chanok (Mẹ Xứ Chài) ở Bà Rịa, Pô lna Nưgar Yathan (Mẹ Xứ Lau) ở Nha Trang, Thiên Yana Thánh Mẫu (Mẹ Trời) hay là Bà Chúa Ngọc ở điện Hòn Chén (Huế), Bà chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang), v.v. và v.v.
Sự tồn tại song song của hai dòng âm và dương tính này chính là sản phẩm trực tiếp của sự song hành giữa một bên là dãy Trường Sơn cao vút với bên kia là biển Đông sâu thẳm trong thiên nhiên miền Trung.
4. Sức mạnh bản địa hóa ảnh hưởng Bàlamôn giáo và Hồi giáo
Như vậy, trong ba nguồn gốc của văn hóa Chăm, nguồn ảnh hưởng Ấn Độ có vẻ nổi bật nhất, nhưng thực chất thì nguồn bản địa và khu vực mới giữ vai trò quan trọng. Thực tế, có lẽ phần lớn người Chăm bình dân không hề biết đến các triết lí Bàlamôn giáo cùng các vị thần. Các truyền thuyết Ấn Độ xa lạ. Đó là việc của các tu sĩ Bàlamôn. Tu sĩ Bàlamôn thì chỉ đạo xây đền, tạc tượng theo những khuôn mẫu ấn Độ, còn người nghệ sĩ dân gian thì xây và tạc theo cảm hứng và những khuôn mẫu truyền thống của nhân dân mình.
Từ chỗ cả ba vị thần Bàlamôn đều được dựng tháp thờ khi đạo này mới du nhập, dần dần chỉ có một mình Siva được đề cao bởi lẽ tính cách Siva phù hợp hơn cả với tính cách bản địa của người Chăm. Và trong Siva muôn mặt với hàng trăm tên, chỉ có Siva dưới dạng Linga hoặc với Linga được phổ biến bởi lẽ tục thờ cột đá như một dạng của tín ngưỡng phồn thực vốn là truyền thống lâu đời của người nông nghiệp. Cuối cùng, Siva thì được hình dung thành người Chăm (ngay cả con bò thần Nandin của Siva cũng được thể hiện dưới dạng con trâu quen thuộc; còn Linga thì ở chỗ này được thay bằng ông vua - anh hùng dân tộc Chăm, ở chỗ khác thì được thay bằng nữ thần Mẹ quê hương xứ sở. Thành ra trên thực tế, thần Siva cùng bạn bè, bộ hạ của ông với những lí lịch ấn Độ xa lạ chỉ còn tồn tại trong ý nghĩ của tầng lớp trí thức và tu sĩ Bàlamôn; đối với số đông người dân Chăm, thần Siva, tượng Linga,v.v.. chỉ là hình thức, còn ước vọng phồn thực và lòng sùng kính các nữ thần địa phương, các anh hùng dân tộc mới là nội dung. Đạo Bàlamôn xa lạ đã được người Chăm biến cải thành đạo bà chăm gần gũi; đạo Bà Chăm không còn là Bàlamôn giáo ấn Độ nữa mà chỉ có thể xem như một biến thể của nó.
Ngoài đạo Bà Chăm - biến thể đạo Bàlamôn, ở Chămpa còn có cả đạo hồi (Islam). Du nhập vào Chămpa muộn hơn, với những giáo luật khắt khe vào bậc nhất, đạo Hồi do vậy cũng bị người Chăm cải biến nhiều hơn. ở những vùng đạo Hồi du nhập trước, nó trở thành một thứ tôn giáo khác hẳn, một biến dạng của đạo Hồi với tên gọi riêng của mình là đạo Bà Ni.
Giáo luật đạo Hồi gồm 5 điều cơ bản : 1 - Biểu lộ đức tin vào : a) một thượng đế duy nhất là đức Allah, sứ mạng của giáo chủ Mahomet (571-632), c) việc phán xét cuối cùng; 2 - Cầu nguyện mỗi ngày 3 lần; 3 - ăn chay (nhịn ăn ban ngày trong tháng 9 (tháng Ramưwan); 4 - Bố thí 1/10 lợi tức hăng năm; 5 - Hành hương tới Thánh địa La Mecque.
Khác với giáo luật, người Chăm Bà Ni tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất; họ vẫn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống của mình và khu vực như Thần Mưa, Thần Núi, Thần biển... Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian như lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rifa Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần Sóng Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong)...
Người Chăm Bà Ni không cầu nguyện cả 3 lần mỗi ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan như luật định mà chỉ có giáo sĩ nhịn ăn ba ngày đầu tháng thôi. Họ cũng không hành hương tới thánh địa La Mecque (người Chăm Hồi giáo ở Châu Đốc sau này cử đại diện đi hành hương).
Lễ cắt da quy đầu (Khotan) cho con trai theo phong tục Hồi giáo nghiệt ngã được biến cải thành lễ Katat cho thiếu niên nam 15 tuổi và chỉ thực hiện một cách tượng trưng. Theo truyền thống âm dương hài hòa của văn hóa nông nghiệp khu vực, người Chăm lại đặt thêm ra lễ Karoh cho thiếu nữ đến tuổi dậy thì. Khác với xã hội Hồi giáo theo phụ hệ, người Chăm Bà Ni theo truyền thống mẫu hệ trong tổ chức gia đình, trong việc cưới xin. Cũng bởi vậy mà lễ Karoh (cho con gái) được coi trọng hơn lễ Katat (cho con trai).
Lễ tang của người Chăm Bà Ni tổ chức theo tập tục Hồi giáo nhưng được bổ sung thêm bằng một loạt phong tục cổ truyền của cư dân Đông Nam Á như tục mở đường xuống âm phủ, tục ngăn ngừa sự quấy phá của vong hồn người chết, tục gửi lễ vật nhờ người chết mang xuống âm phủ cho người thân.
TÌM HIỂU SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA DÂN TỘC CHĂM VÀ VIỆT
Qua quá trình biến chuyển của lịch sử, dân tộc Chiêm (tức Chăm) và Việt (hay Kinh) đã dần dần trở thành những cư dân sống rất gần gũi nhau, cộng canh cộng cư với nhau. Ở nhiều vùng nông thôn, người Chăm và người Việt sống dựa lưng vào nhau trong mọi sinh hoạt để hỗ trợ cho nhau một cách thiết thực và thân tình.
Nếu người Chăm chuyên sống về nghề ruộng rẫy, nghĩa là chỉ làm thuần nông thì người Kinh lại thạo những nghề trồng rau và buôn bán. Trong các vùng Chăm, chính người Kinh làm nhiệm vụ cung cấp rau sống và các hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người Chăm, vì trước đây 50 năm người Chăm không bao giờ buôn bán và cũng không trồng rau. Hôm nay có sự đổi thay, người Chăm đã biết buôn bán (tuy chưa nhiều), hoặc vài gia đình biết trồng rau muống để kiếm sống. Ngay trong việc làm ruộng, có những việc trước đây người Chăm không bao giờ làm như gặt hái chẳng hạn, chỉ do người Kinh đảm đương. Chính sự phân công tự nhiên như vậy trong sinh hoạt hàng ngày đã khiến cho cư dân Chăm-Kinh xích lại gần nhau hơn, như một bổ sung tự nhiên trong cuộc sống.
Một cuộc sống có sự tương hỗ hài hòa như thế sẽ tạo nên những luồng giao lưu và tiếp biến văn hóa về mọi mặt giữa hai dân tộc, từ văn hóa ăn uống, may mặc, kinh tế, âm nhạc, phong tục-tín ngưỡng đến giao lưu nhân chủng, tên họ, địa danh, và đặc biệt nhất là giao lưu ngôn ngữ. Một số yếu tố văn hóa ấy đã từng tiếp biến một cách nhuần nhuyễn, trở thành yếu tố văn hóa truyền thống, đến nỗi ta cứ tưởng vài nếp phong tục như là của chính ông cha ta để lại. Chỉ có nhà nghiên cứu mới tách bóc từng lớp văn hóa trong văn hóa của một dân tộc.(1)
Trong khuôn khổ của một bài báo, tôi chỉ xin đơn cử một vài ví dụ để minh chứng cho các vấn đề giao lưu nói trên.
1. Giao lưu ăn uống
Trước đây người Chăm có nhiều món ăn rất lạ và sang trọng theo thực đơn của vua chúa, nhưng nay đã thất truyền. Không nên chê trách hiện tượng đó, vì trong cuộc sống kham khổ, không ai còn đủ thời gian và hứng thú để tìm hiểu và nấu nướng theo các thực đơn quí phái ấy. Nhưng thật đáng tiếc, nếu như người Chăm không bảo tồn được các món ăn rất đơn giản nhưng lại đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi muốn nói đến các món canh rất đặc trưng của người Chăm như: canh măng non nấu với thịt gà, canh rau môn nấu với thịt trâu tơ, canh rau rừng nấu với loại ốc leo (abaw lingik), canh rau đắng nấu với thịt thỏ rừng, canh bầu cá trê… Những món ăn ngon lành đặc sắc như thế mà xem ra hôm nay ít gia đình còn lưu giữ được, như vậy con cháu chúng ta làm sao biết mà thưởng thức các món ăn truyền thống này?
Ngày nay người Chăm có khuynh hướng nấu ăn theo kiểu người Kinh: thường nấu ngọt (trước đây chỉ biết và thích nấu chua), dùng món xào, chiên, và nước mắm (trước đây chỉ biết mắm nêm). Tuy nhiên, người Chăm vẫn còn lưu giữ được cái “gu” riêng: thịt nướng, thịt rừng, các món canh rau rừng nấu đặc sệt với chất bột gạo, và đặc biệt là cách nấu canh chua với gạo rang, loại ia mưnut…
Trong giao lưu ẩm thực, chúng ta nhận thấy người Kinh, đặc biệt ở vùng biển và vùng nông thôn, thích ăn mắm nêm với cà dòn hay cà sống (thay vì mắm nước với cà muối chua), các món canh rau rừng nấu đặc theo kiểu Chăm (nhất là ở vùng Huế và Quảng Bình, Quảng Trị), ưa món cá nước ngọt kho tộ (đây là món ăn đặc trưng Chăm dùng cho các bà đẻ), các món lẩu cũng là loại món nấu canh chua đặc trưng của người Chăm). Người Kinh cũng thích dùng bánh tráng với cà sống mắm nêm (theo các vị Chăm hiểu biết, bánh tráng có xuất xứ từ địa phương Chăm (đặc biệt là Ninh Thuận). Hôm nay các nhà hàng hay chiều khách món thịt nướng là món ăn theo Đặng Nghiêm Vạn không thuộc truyền thống Việt, vì trên mâm cỗ ngày giỗ “vắng bóng thịt sống, nướng, tái”
2. Giao lưu may mặc
Trước đây phụ nữ Chăm ăn mặc theo truyền thống: áo dài may thẳng (không eo) như kiểu áo phụ nữ Mã Lai, mang váy (khăn) trắng, đội khăn “hluh” (hoặc khăn truyền thống). Thông thường áo dài chỉ vừa dưới đầu gối, bộ áo lao động thì có áo ngắn (kiểu áo dài Chăm cắt ngắn như áo bà ba), bịt khăn với đội nón (nón là yếu tố văn hoá chung), mang chăn (váy) đen. Nay, người phụ nữ Chăm đã cải biến cách ăn mặc của mình theo khuynh hướng của người Kinh:
- Áo dài nắn eo rất sát theo đúng áo dài người Kinh (có người lưu ý rằng sự kiện này chỉ mới xảy ra vào thời Ngô Đình Diệm, khoảng năm 1957-58, khi chế độ độc tài này quyết đồng hóa dân tộc Chăm, nên cố ép phụ nữ phải bỏ y phục cổ truyền để mang y phục phụ nữ Kinh lúc dự lễ và một phụ nữ Chăm may áo dài giống kiểu người Kinh để đối phó). Cổ áo thì may kiểu “cổ thuyền” hay “cổ trái tim” chứ không theo truyền thống Chăm, độ dài thì chấm gót.
- Lắm lúc áo dài lại mặc “com lê” (nguyên bộ), áo dài và chăn cùng màu chứ không mang chăn trắng.
- Phụ nữ trẻ thì thích đội mũ, thay vì đội nón.
- Hiện nay thiếu nữ Chăm có khuynh hướng mặc quần Tây “đóng thùng” (bỏ áo vào quần), và bình thường thì mang áo bộ (áo và quần cùng màu) chứ không mang áo màu hay áo trắng mặc váy đen như lúc sinh hoạt ở gia đình như xưa kia.
Trong giao lưu ăn mặc, chúng ta nhận thấy áo dài phụ nữ Chăm và Kinh có nhiều nét tương đồng, chỉ khác nhau ở chỗ là áo dài Kinh có xẻ tà với nút bấm để mặc hay cởi được dễ dàng chứ không phải chui đầu như áo dài Chăm. Chính ở đặc điểm này mà người Chăm cho rằng áo dài Kinh, tuy giống áo dài Chăm nhưng lại có điều chỉnh nâng cao về mỹ thuật và tiện lợi (có eo, xẻ tà trông mỹ thuật và thi vị hơn, lúc mặc vào cởi ra lại thuận tiện hơn). Như vậy áo dài phụ nữ Kinh chắc có xuất xứ từ áo dài phụ nữ Chăm, sau đó được nâng cao về mặt thẩm mỹ và tính thực dụng.
Tôi thấy sự nhận xét này không những có lý mà còn phù hợp với nhận xét của Đặng Nghiêm Vạn: “… lạ nhất, bộ y phục phụ nữ Kinh gồm có chiếc áo dài xẻ nách, chiếc quần trắng, dép đều là những yếu tố văn hóa ngoại nhập. Xưa các bà, các cô mặc áo dài tứ thân, yếm đào, váy đen. Duy chỉ chiếc nón là yếu tố văn hóa chung. Ấy vậy mà nay bộ y phục trên lại tượng trưng cho bản sắc Việt Nam”.(1)
3. Giao lưu phong tục - tín ngưỡng
Phong tục-tín ngưỡng là yếu tố văn hóa ăn sâu vào lòng dân tộc, thế mà với thời gian yếu tố ấy cũng có thể phai mờ và chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa ngoại nhập.
Về phía dân tộc Chăm, người ta nhận thấy ảnh hưởng này ghi đậm dấu ấn vào phong tục tập quán của người Chăm:
- Trong đám cưới, mặc dầu theo phong tục Chăm (nhất là người Chăm theo tôn giáo Bàni) rất khắc khe, một khi cô dâu đã chịu các lễ nghi tôn giáo rồi thì không được khoác áo khác ngay sau đó, nhưng trong thực tế, đa số cô dâu Chăm vẫn thích mua sắm (hoặc thuê) các áo cưới tạm thời để ra mắt bạn bè và tiếp khách trong tiệc mặn!
- Sau ngày cưới, hiện nay có nhiều cặp vợ chồng trẻ muốn tách ra ăn ở riêng, cũng là hình thức để thoát khỏi ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ Chăm và mong muốn giảm quyền hạn phụ nữ trong gia đình.
- Về nhà ở, trước đây người Chăm chỉ biết xây cất nhà theo kiểu truyền thống, cửa ra vào luôn hướng về phía Tây (hay Nam: Sang halam), không bao giờ được quay mặt về hướng Đông (trừ Sang tong là nhà khách của gia đình quyền quí). Nhưng hầu hết các nhà Chăm hiện nay đều xây theo phong cách hiện đại, quay mặt về hướng Đông cả! Đúng là tiện nghi lấn át tập quán cổ truyền!
- Sự biến đổi cả những yếu tố ăn mặc của phụ nữ Chăm như đã nói trên đây cũng là một minh chứng cho sự giao lưu phong tục tập quán.
Về phía người Kinh, những yếu tố văn hóa sau đây đã được biến đổi:
- Hiện nay, các cặp vợ chồng trẻ Chăm-Kinh (vợ Chăm chồng Kinh hay ngược lại) ngày càng đông trong việc chấp nhận làm đám cưới theo lễ nghi tôn giáo Chăm (nhất là Chăm Bàni).
- Người Kinh theo chế độ phụ hệ và chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Quốc (trọng nam khinh nữ), nhưng người Kinh ở miền Trung lại có xu hướng trọng nữ. Câu tục ngữ “Nam đầu nữ Út” thể hiện rõ ràng yếu tố văn hóa Chăm là khi cha mẹ về già phải ở với con gái út để được chăm sóc chu đáo hơn và tận tình hơn, vì thế mà nhiều gia đình miền Trung có chế độ gởi rể.
- Về tín ngưỡng, chúng ta nhận thấy là việc đồng bóng cũng như việc thờ cúng đa thần của một số gia đình người Kinh cũng do ảnh hưởng từ văn hóa Chăm.
4. Giao lưu về nhân chủng
Qua quá trình di dân của người Chăm trước đây, cũng như người Kinh xuôi về phương Nam sinh sống, chắc chắn là có một số làng mạc Chăm không di cư vì nhiều lý do (trong đó phải kể đến lý do sinh kế) nên cứ sống đến đâu hay đến đấy. Như thế, trong quá trình sinh hoạt, hai cư dân Chăm-Việt chắc chắn có hiện tượng giao lưu nhân chủng qua việc cưới hỏi giữa hai dân tộc và một số người Kinh ở miền Trung chắc chắn có dòng máu của dân tộc Chăm. Trần Văn Tích nhận định rằng:
“ Cuối đời Trần, ở cổ thành phủ Triệu Phong có thành Thuận Châu, tương đương với đất châu Ô của Chiêm Thành nhường cho nhà Trần. Như thế đồng hương Quảng Trị đã ra đời và lớn lên trên đất cũ người Chàm; chắc chắn không nhiều thì ít đều có mang những gien của Chế Mân, Chế Củ, Chế Bồng Nga….” (2)
5. Giao lưu âm nhạc
Giao lưu âm nhạc là một trong những giao lưu văn hóa được nhiều người chú ý đến. Trong quá trình lịch sử, chúng ta được biết là có nhiều nghệ nhân, vũ nữ và nhạc sĩ Chăm được người Đại Việt đưa đến Thăng Long, chẳng hạn vào năm 1044, với vua Lý Thái Tông, và năm 1202 với vua Lý Cao Tông. Theo Dương Quảng Hàm thì “vua Lý Cao Tông có sai người soạn ra nhạc khúc mới gọi là Chiêm Thành âm, tiếng sầu oán, thương xót nghe đến phải khóc”. Học giả này cũng đưa ra giả thuyết là “nhiều người cho rằng các lối ca Huế là do ta phỏng theo các ca khúc của người Chiêm Thành mà đặt ra” (3). Đào Duy Anh thì ghi “Ở miền Nam, kể từ khi chúa Nguyễn khai thác bờ cõi vào đất của Chiêm Thành, âm nhạc ở Bắc truyền vào đã chịu ngay ảnh hưởng của Chiêm Thành mà thành những khúc nhạc cung Nam mà người hay đem đối lại với các ca khúc cung Bắc. Những cung Nam như Nam ai, Nam bình, Nam xuân có vẻ trầm bi, oán vọng, hợp với tâm thuật của một dân tộc điêu tàn là dân tộc Chiêm Thành, cùng với cảnh non nước dịu dàng ở xung quanh kinh đô”.(4)
6. Giao lưu văn học-nghệ thuật
Trong quá trình sống cộng canh cộng cư với nhau, chắc chắn phải diễn ra nhiều giao lưu văn học-nghệ thuật giữa hai dân tộc. Tiếc rằng đề tài này ít nhà nghiên cứu để ý đến. Sau đây tôi xin đơn cử một vài ví dụ làm bằng cứ:
- Về chuyện kể dân gian, chuyện kể “Ai mua hành tôi” (giống chuyện Vua Bếp của dân tộc Chăm), chuyện “Sự tích đá Vọng phu” (không khác mấy so với chuyện Nai Carau Caw Bhauw/đọc là Nai Charao Cao Phò của Chăm), “ Sự tích thành Lồi, Sự tích tháp Nhạn”…. có nguồn gốc từ những chuyện kể Chăm(5). Chuyện kể “Tấm Cám” cũng rất giống chuyện “Kam Mưlơk” của dân tộc Chăm. Ngược lại một số chuyện kể Chăm cũng bắt nguồn từ chuyện kể của người Kinh.
- Về sử thi Chăm Pram Dit Pram Lak là một sử thi có xuất xứ từ sử thi Ramayana của Ấn Độ. Có một điều lạ là dị bản Pram Dit Pram Lak lại được tìm thấy trong sách Hán Nôm “Lĩnh Nam chích quái” (Lượm lặt chuyện lạ nước Nam) với tên gọi là Dạ Thoa vương về chuyện Chiêm Thành.(4)
- Về nghệ thuật múa, từ xa xưa vũ nữ Chăm vẫn được ca tụng như những nghệ nhân múa điêu luyện. Cứ nhìn các hình tượng của các vũ nữ được khắc chạm trên các đền tháp còn lưu lại đến ngày hôm nay, chúng ta cũng có thể đánh giá nghệ thuật này đã phát triển đến mức nào! Triều đại nhà Lý, có hàng trăm vũ nữ và nghệ nhân Chăm được đưa về Thăng Long và được sử dụng trong cung đình nhà vua lúc bấy giờ. Ngày nay, các điệu múa quạt được vài đạo diễn triển khai trên sân khấu hiện đại đều bắt nguồn từ điệu múa Chăm, nếu ta đánh giá trên phong cách của nghệ thuật này.
- Về nghệ thuật xây dựng, sử sách có đề cập đến bàn tay nghệ thuật của các kĩ sư Chăm trong việc xây dựng và tô điểm các chùa chiền cổ ở Thăng Long.
7. Giao lưu về kinh tế
Trong việc làm ăn hàng ngày, dĩ nhiên phải có những ảnh hưởng qua lại giữa hai dân tộc Chăm-Kinh. Tôi xin đơn cử :
7.1. Về phía người Chăm
- Đã nhận ảnh hưởng từ người Kinh trong việc buôn bán.
- Bây giờ đã có một số gia đình Chăm tập trồng rau muống và một số rau của bản xứ (cà, dưa leo, quế…) cũng do ảnh hưởng phần nào của nông dân Kinh. Riêng các loại rau leo như: mồng tơi, bầu bí, mướp… người Chăm từ lâu rất thích trồng theo mùa mưa tại ruộng rẫy hay trong khuôn viên nhà ở.
- Trước kia, người Chăm chỉ biết dùng “xe trâu” làm phương tiện chuyên chở, chỉ từ thập niên 50 trở đi, người Chăm mới chuyển sang dùng “xe bò” do sự tiện lợi của nó.
7.2. Về phía người Kinh
- Bằng dụng cụ tinh xảo của mình, kĩ thuật làm đất (ruộng hay rẫy) của người Chăm đã đạt mức độ rất cao. Một số cụ nông dân Chăm cho rằng lưỡi cày và bắp cày của người Kinh là tiếp nhận của Chăm.
- Kĩ thuật xây đập và dẫn thủy nhập điền của người Kinh phần nào chịu ảnh hưởng của Chăm (đặc biệt là ở xứ Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Kĩ thuật xây đập và dẫn thủy nhập điền của người Kinh phần nào chịu ảnh hưởng của Chăm (đặc biệt là ở xứ Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Có nhiều cụ già cho rằng có lẽ xe bò đang được người Chăm và Kinh sử dụng hiện nay bắt nguồn từ chiếc xe trâu của người Chăm.
- Theo nhiều nhà nghiên cứu, từ rất sớm – thế kỉ thứ IX – người Chăm đã biết lai giống lúa (loại lúa ngắn ngày – 3 tháng – và chịu hạn tốt như: Bà rên, Cây ối, lúa Chiêm, Ba trăng). Vì vậy Lúa Chiêm và lúa Ba Trăng (nghĩa là lúa ba tháng) mà miền Bắc đang làm là có xuất xứ từ dân tộc Chăm. Còn lúa Bà Rên, Cây Ối là loại lúa chịu hạn tốt cũng đang được một số người miền núi sử dụng.
8. Giao lưu về họ tên
Nếu chúng ta nhìn nhận có giao lưu về họ, tên thì đây là sự giao lưu một chiều: Người Chăm chịu ảnh hưởng rất nặng về họ và tên của người Kinh.
- Về HỌ, như tác giả đã có dịp trình bày ở Tagalau4 là trước đây những người Chăm bình thường không có họ, chỉ có Hoàng tộc mới mang các họ chính thống: Ôn, Trà, Ma, Chế. Các họ mà người Chăm mang hôm nay như: Thành, Tài, Báo, Bá, Phú, Lộ, Thuận, Thông, Quách… và kể cả họ “Nguyễn” đều là những họ do vua Minh Mạng ban phát.
- Về TÊN, trước đây người Chăm chỉ lấy những tên đặc trưng Chăm như: Mưng Thang Ôn, Mưng Thang Wa, Mưng Thang Muk (cho nữ), va Ja Thar Chay, Ja Thar Muk, Ja Plôi… (cho nam). Nay người Chăm thường lấy tên giống người Việt, có lẽ để con em mình được thuận lợi hơn khi đến trường (?), hay không phải bị mặc cảm tự ti dân tộc (?) hoặc còn có nhiều lý do khác nữa…
9. Giao lưu về địa danh
Tác giả đã có dịp lược qua một số địa danh ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là địa danh ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận để nhấn mạnh sự giao lưu văn hóa về nơi cư trú. (Xin xem thêm tuyển tập Tagalau các số 4, 5, 6)
10. Giao lưu về ngôn ngữ
Nói đến văn hóa của một dân tộc, trước hết phải nói đến ngôn ngữ-chữ viết của dân tộc đó, vì lời nói và chữ viết là linh hồn của một dân tộc. Một dân tộc có thể không có nhạc cụ riêng, không có phong cách nhà đặc trưng, không có trang phục đặc biệt, điều đó không quan trọng lắm; nhưng người ta không thể tượng tượng nổi một dân tộc không có ngôn ngữ đặc trưng của mình!
Xét về giao lưu ngôn ngữ giữa hai dân tộc Chăm-Kinh, chúng ta nhận thấy trước đây – lúc tiếp xúc ban đầu với dân tộc Chăm – người Kinh có chịu ảnh hưởng một số ngôn từ, có thể là do giao lưu nhân chủng hay một vài lý do khác. Nhưng, ở thời cận đại và hiện đại, người Chăm chịu ảnh hưởng tiếng Việt là chính, ngày càng sâu đậm. Chúng ta thử xem xét mấy giao lưu sau đây thì rõ:
10.1. Các từ Việt có nguồn gốc Chăm
Ở vùng Thừa Thiên-Huế và Quảng Bình, Quảng Trị, đa số người địa phương sử dụng các từ: ni, mô, tê, ôn, mụ là những từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Chăm. Ngày nay người Chăm vẫn dùng từ “ni” để nói là “đây”, “tê” để chỉ cái “kia”, “moh” để diễn giải ở “đâu” và “ôn mụ” để nói là “ông bà”.
Còn ở những vùng cộng canh cộng cư với dân tộc Chăm, người Kinh mượn hẳn từ ngữ Chăm để diễn giải các dụng cụ đặc trưng Chăm mà người Kinh không có hoặc có nhưng không cùng đặc điểm đó. Ví dụ: từ cà rá (gốc Chăm: karah) để chỉ chiếc “nhẫn” có tra hột đen đặc biệt của người Chăm, từ cà tăng (gốc Chăm: ratơng) để chỉ một loại tấm đan tre để chắn lúa. Từ chà bang (gốc Chăm: cabbang) để chỉ vật bị tẻ ra làm đôi; từ chống tó’ (Gốc Chăm: patauk) để nói là “cây chống”; từ chà tay (gốc Chăm: catei) để chỉ dụng cụ thợ mộc dùng để “gò” cho miếng gỗ được đều đặn, vân vân…
10.2. Các từ ngữ Chăm vay mượn tiếng Việt
Những từ vay mượn đã được đồng hóa hẳn:
- Ruw ri/đọc là rău ri: gốc Việt là rầu rĩ.
- Bat nhơn bat ngai: gốc Việt là bất nhơn bất nghĩa
Những từ vì lười sử dụng mà về sau mất gốc hẳn:
- Lồng đèn (Chăm: gok mưnhưk).
- Chùm ruột (Chăm: caramai).
- Măng cụt (Chăm: mưkhut).
- Khế (Chăm: hamia) vân vân và v.v…
Những từ ngữ đang có nghĩa nhưng lại dùng tiếng Việt thay thế:
- Cụm từ “ đi họp’’ (Chăm: nau nhaum) người Chăm vẫn hay dùng cụm từ “nao họp”.
- Cụm từ “mười giờ” (Chăm: sa pluh tuk).
- Cụm từ “cỏ voi” (Chăm: harơk limưn).
- Từ “mực” (Chăm là: ia gawic).
- Các danh từ rất thông dụng như: thứ hai, thứ ba, thứ tư… Một sinh viên nước ngoài đến nghiên cứu khảo sát tại Ninh Thuận kết luận rằng hầu hết người Chăm dưới 50 tuổi chỉ quen sử dụng từ Việt chứ không hiểu nghĩa Chăm: Som, Angar, But, Jip…
Một số từ tương đồng:
Ví dụ: trái mít (Chăm: bauh mit), trái ổi (bauh wix), trái lựu (bauh dalim), áo (aw), ruồi (rwai)…
Hai câu hỏi được đặt ra ở đây là:
- Một: các từ giống nhau như vậy có cùng nguồn gốc không?
- Hai: nếu cùng nguồn gốc thì dân tộc nào chịu ảnh hưởng của dân tộc nào?
=> Có bộ phận không nhỏ người Chăm có thói quen không tốt là lười động não trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, ta thích nương theo xu hướng tự nhiên là hay dùng rất nhiều từ phổ thông trong các cuộc nói chuyện hoặc họp hè, đặc biệt là khi nói ở loa phát thanh. Tôi đã không ít ngạc nhiên khi một người quen ở Hựu An (Phan Rí) nói với tôi câu này: “Mời thầy mư nhà nhum ia dừa giải khát”!
Nói về giao lưu ngôn ngữ, tôi có một thắc mắc mong muốn trao đổi với những người đồng tộc:
- Đảng và Nhà nước có ra Nghị quyết 5, với nội dung là “bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc”, liệu người Chăm có thực hiện Nghị quyết quan trọng này không?
- Người Chăm có suy nghĩ gì trong khi vừa không thực hiện được Nghị quyết quan trọng của Đảng, vừa không làm tròn trách nhiệm của mình đối với ngôn ngữ dân tộc?
Kết luận:
Hai dân tộc sống gần gũi nhau, việc giao lưu và tìm hiểu bản sắc văn hóa là việc đương nhiên. Có giao lưu văn hóa mới có sự học hỏi kinh nghiệm quá khứ của nhau hầu phát triển và tiến bộ. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là chúng ta phải thấy trong sự giao lưu này dòng chảy của chánh lưu lúc nào cũng mạnh mẽ hơn dòng chảy của phụ lưu, nghĩa là trên thực tế hơn một thế kỉ qua, sự giao lưu có xu hướng diễn ra một chiều: văn hóa của dân tộc mạnh hơn sẽ cuốn hút văn hóa của dân tộc yếu hơn. Như vậy, muốn phát triển và tiến bộ, dân tộc nhỏ cần phải sáng suốt trong sự lựa chọn cái nào cần phải tiếp nhận như là sự bổ sung cho văn hóa dân tộc mình một cách hài hòa. Thông thường cái xấu dễ tiếp nhận hơn cái tốt, bởi vẻ ngoài của chúng có sức hấp dẫn hơn, lứa trẻ “dễ” học hơn.
Hôm nay dường như rất ít thanh thiếu niên Chăm học được cái tốt của thanh thiếu niên Kinh, có lẽ vì khó học sao ấy (như học thật giỏi, lấy nhiều bằng cấp, có đạo đức tốt), nhưng khá dễ lây nhiễm thói hư tật xấu (như bê tha, chây lười, bỏ học, phá phách, rượu chè…). Đó là hai mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề giao lưu văn hóa mà trong thực tế hôm nay, vấn đề này đã, đang và sẽ xảy ra. Vậy trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo tồn văn hóa phải như thế nào mới là đúng mức?
CÁC LỄ HỘI NGƯỜI CHĂM Ở BÌNH THUẬN
1. Lễ Hội Mbăng Katê: là 1 lễ hội quan trọng đối với người chăm, lễ hội được kéo dài 5 ngày liền của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Có thể nói đây la tết còn để tưởng niệm các vị vua chúa, các bậc anh hùng có công, các bậc tổ tiên và thần linh, những người đã được thần thánh hoá như vua Klong – Garai, vua Pôrêmê. Lễ hội được tổ chức vào tháng 8 tháng 9 âm lịch (tức là đầu tháng 7 theo Chăm lịch) tại các đền tháp và tiếp theo đó chuyển về gia đình đồng bào Chăm tại tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Vào buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ với các nghi thức trang trọng trong nghạc lễ dân tộc và các vũ điệu cổ truyền.
Lễ cúng được thực hiện vào trưa ngày chính hội, tiếp theo là lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng. Vào chập tối các nghi lễ kết thúc mọi người hưởng lộc và cùng nhau tham dự các tiết mục văn nghệ như trình diễn nhạc, ngâm thơ ca.
Điều đặc biệt đáng lưu ý là trong lễ hội cũng có người dân tộc Raglai ở trên núi xuống dự hội, chia sẽ niềm vui với người chăm.
2. Lễ hội Rija Nưgar: Là lễ hội Bà Po Nagar vào ngày 5 – 6 tuần đầu tháng giêng (lịch Chăm) khoảng tháng 10 dương lịch, người Việt gọi là lễ Cầu Yên. Lễ kéo dài khoảng 3 ngày đêm, dân làng làm Lễ Cầu Yên để tống tiển những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành kúc chạng vạng tối, sau phần gnhi lễ là đến các tiết mục múa hát của dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền.
Ngoài ra các người Chăm ở Bình Thuận thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: Lễ Cầu Đảo, lễ Đắp Đập, lễ Cấm Phòng...
3. Lễ Chaben (Lễ tưởng niệm Đấng Mẹ): Diễn ra tại tháp Pô-Klong-Garai hoặc đền thờ Ponagar vào tháng 10 Chăm lịch.
4. Lễ Jòn Jang (Lễ Cầu Đảo, cầu Thần Nông): diễn ra tại tháp Pô-Klong-Garai, Tháp Pôrêmê vào tháng 4 Chăm Lịch
5. Lễ Đền Ơn Đáp Nghĩa Cha Mẹ: dân tộc Ragdai.
Sông Cà Ty
Mỗi con sông như mỗi con người đều có ngọn nguồn cội rễ. Rừng là nơi phát tích, phát nguyên, là nơi quyết định của những con sông. Có nước mới có khe, có khe mới có suối nhiều con suối hợp lại thành sông và mọi con sông đều đổ về biển. Cấu trúc hình thể tộc của con sông ngược lại với cấu trúc hình thể tộc của cây cỏ, của con người. Ngọn nguồn, cội rễ của cây cỏ và con người nằm trong lòng đất, còn nguồn gốc cội rễ của con sông nằm tận trên cao.
Như con người mỗi con sông đều có riêng những nét đặc thù về dáng dấp, phong cách, tánh nết… bên cạnh những nét chung khi đục khi trong, bên bồi bên khuyết, khi hiền lành khi thơ mộng, khi phẫn nộ điên cuồng. Con người gọi nó là Con vì nó đã được nhân cách hóa, phải chăng về hình thể, nó lượn quanh uốn khúc như một con sinh vật và nó cũng tồn tại theo quy luật sanh, lão, bệnh, tử như con người.
Như con người mỗi con sông đều có họ tên, cũng có bí danh, cũng thường thay đổi tên họ, chỉ điều khác nhau là con người tự đặt tên cho mình và đặt tên cho những con sông.
Sông Phan Thiết xuất hiện từ năm 1697 – năm Đinh Sửu, thứ 6 đời Hiển Tông, Hiếu Minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
Lúc bấy giờ do xếp đặt lại việc cai trị một vùng đất mới, triều Nguyễn đặt phủ Bình Thuận (cơ quan hành chánh), trực tiếp quản lý 4 đạo (tương ứng cấp tỉnh): Phan Rang, Phố Hài, Phan Thiết, Ma Ly. Mỗi đạo đều có quan văn, quan võ. Trên bản đồ nó được ghi là sông Cà Ty. Trên con sông có bến Cà Ty là nơi qua lại, nơi lấy nước, nơi tắm giặt của bà con Phú Hội và Phú Mỹ. Lên miệt trên, nó được ghi là sông Mường Mán. Đến thượng nguồn nó là con Sông Cái – con sông mẹ, vì nó là nơi hội tụ, hợp lưu các con Sông Mán, Sông Rao Ết, Sông Linh… và các con Suối Vàng, Suối Lin, Suối Thi, Suối Ngư, Suối Y-A-U, Suối Lô Tô, Suối Cẩm Hang…, nằm trong địa phận các thôn 1, 2, 3 của xã Hàm Cần, thuộc vùng đồng bào dân tộc Rai và một số ít đồng bào Cà Ho mà xưa kia gọi là xã Đăng Gia thuộc Tổng Cà Dòn.
Không ít người dân bản địa phân vân về cái tên của con sông quê hương: Mương Mán hay Mường Mán? Phan Thiết hay Mang Thít? Mà Mang Thít và Cà Ty có phải là tiếng nói của người Chàm không? Ông Thiên Sanh Cảnh, nhà nguyên cứu dân tộc học người Chàm (ở Hữu Đức, Ninh Phước, Ninh Thuận). Ông cho biết xưa kia, ngoài này gọi trong đó là MULA THÍCH, tức Ruộng Thích. Ông còn cho biết thêm, theo tiếng Chàm, PRONG là lớn, Nhe là nhỏ, Mũi Né có thể là Mũi Nhỏ.
Trên tạp san văn hóa tháng 4, 5/1969 xuất bản tại Sài Gòn, tác giả bài viết tách con sông ra làm đôi: Sông Cái (sông Phan Thiết) dài 76 km, sông Cà Ty dài 5km. Ai cũng hiểu sông Mương Mán, sông Cà Ty, sông Phan Thiết cũng chỉ la một con sông. Con sông đi qua địa phương nào, đem lại hạnh phúc ấm no cho bà con, nên bà con lấy tên quê hương mình đặt tên cho nó để nói lên sự gắn bó tình cảm giữa con người với dòng sông.
Đọc Đại Nam Nhất Thống Chí, phần tỉnh Bình Thuận có đoạn ghi rất rõ: “Sông Phan Thiết ở phía tây huyện Tuy Lý (tên Tuy Lý có từ năm 1854, Tự Đức năm thứ 7, đông giáp Hòa Đa, tây giáp Biên Hòa), nguồn ra từ Động Man (tức nơi ở của đồng bào dân tộc miền núi), chảy về phía đông qua xã Phú Hội, tục gọi là sông Bao Lân, chảy về phái nam 9 dặm đến thôn Phú Tài, có một nhánh từ bến Bình Tân đến cầu Minh Lâm chừng 6 dặm mà hợp vào (tức cầu 40, cầu Ông Rao, cầu Ông Nhiều, nhánh này từ Bưng Cò Ke, Bưng Kỳ Hào, Bưng Bà Tùng, Suối Sung… chảy ra). Lại chảy về phía nam chừng 3 dặm đến thôn Đức Thắng, rồi 2 dặm đổ ra cửa Phan Thiết (mỗi dặm là: 444,44m)”.
Con sông Bao Lân đã đi vào quên lãng. Bây giờ, có lẽ ta thống nhất gọi tên con sông quê hương là Sông Cà Ty như trên bản đồ và dù sao nó cũng cần có một tên riêng. Sông Cà Ty không dài, không rộng, nhưng hiền lành, chân chất, ấm áp nghĩa tình, đã đem dòng sữa của mình nuôi sống cả một vùng châu thổ, từ thượng nguồn xuống đến hạ lưu. Những vườn cây sai trái, những cánh đồng nặng hạt, những cô gái trắng da dài tóc… đều hưởng ân huệ của con sông quê hương.
Càng về với biển, sông càng mở rộng, thủy triều lên xuống, tàu thuyền tấp nập đông vui. Hạnh phúc làm sao khi ta được sống ở một quê hương có con sông uốn khúc lượn qua với ba cây cầu đầy vẻ thơ mộng, với bóng thầy giáo Nguyễn Tất Thành hiện lên trên khúc sông lúc ngã về chiều, với dáng Lầu nước – biểu tượng cho phố biển rực rỡ ánh đèn màu lúc về đêm.
Con sông không biết tự mình trang điểm. Trên gương mặt dịu hiền đôi khi vẫn hiện lên những nét cau có vì những nỗi bất bình ôm ấp trong lòng sông.
Lầu nước Phan Thiết
BT- Đài Truyền hình Bình Thuận phát nhiều lần tư liệu về lầu nước Phan Thiết, trong chuyên mục Nét đẹp quê hương, gợi cho người dân nơi đây thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mình. Nếu người Phan Thiết sống nơi đất khách quê người được xem, thì sẽ gợi nhớ niềm thương xứ sở một vùng đất giàu về hải sản, đẹp về cảnh quan, tình người chân chất mến khách thập phương.
Lầu nước là nỗi nhớ về của bao thế hệ con em Phan Thiết - Bình Thuận, nó trở thành biểu tượng trong lòng người nơi đây từ khi nào xa xa lắm.
Tùy lứa tuổi, tùy năng khiếu mà con em Phan Thiết thể hiện tình cảm của mình về lầu nước qua tác phẩm nghệ thuật, người thì vẽ, người thì viết văn, làm thơ, chụp hình, điêu khắc, sáng tác âm nhạc.
Lầu nước là tên gọi chân chất vì nó là một vật thể dùng để chứa nước ngọt cung cấp cho người dân nơi đây một thời, cách đây gần 80 năm. Nó vẫn đứng đó trải qua nắng mưa giông bão, bom đạn chiến tranh, vững vàng gần một thế kỷ, phải nói chất lượng xây dựng công trình này thật đáng nể.
Về hình dáng lầu nước có hai phần: phần thân và phần bầu. Nó là một hình bông sen cách điệu. Thân tượng trưng cho cọng sen và bầu là búp sen, mái vòm cong lên là cánh hoa sen chớm nở.
Một đóa sen mang khí khái người quân tử: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bầu có 8 cạnh là nơi chứa nước có dung tích khoảng 400m3. Mỗi cạnh có khắc chữ nổi chạm mảnh sứ vỡ màu xanh UEPT là chữ viết tắt của các từ tiếng Pháp USINE DES EAUX DE PHANTHIET (Nhà máy nước Phan Thiết).
Thân tháp có 8 cạnh, mỗi cạnh từ bầu nước xuống đến chân tháp có đúc các chữ HỈ PHÚC THỌ KIẾT LỘC kiểu chữ triện cách điệu, vừa là cách trang trí, vừa là các ô cửa thông gió, mang lời chúc phúc cho những ai có dịp đến chiêm ngưỡng công trình kiến trúc văn hóa này.
Ngay từ khi xây dựng người ta chú trọng lấy nơi này làm trung tâm định hướng Đông Tây Nam Bắc cho Phan Thiết. Từ chân lầu nước tỏa ra bốn hướng là bốn con đường lát gạch. Cột mốc cây số 0 nằm về hướng Bắc ngay ngã tư Lê Hồng Phong - Hải Thượng Lãn Ông (cạnh Ngân hàng Nhà nước Bình Thuận ngày nay).
Xung quanh vườn bông xây vòng thành bằng đá thấp, không có cổng, không có tường rào, mỗi hướng lát gạch là một lối vào.
Bên trong nhiều cây vông nem được trồng lên. Mỗi dịp tết đến xuân về, bông vông nở đỏ rực cả vòm trời, từng đàn cà cưỡng, sáo sậu có đến hàng trăm con kéo về ríu rít đua nhau hút mật bông, bứt xả cánh hoa hồng thắm rơi vãi đầy mặt đất như xác pháo đêm giao thừa cùng với người dân nơi đây rộn ràng đón tết.
Một cảnh tượng gợi cảm đối với người Phan Thiết ngày xưa dù sống nơi đâu khó mà quên được. Bây giờ đối với họ chỉ còn là hoài niệm. Một tấm ảnh đẹp, một bức tranh vẽ, một sản phẩm điêu khắc có hình dáng của lầu nước Phan Thiết đã thành một yêu cầu không thể thiếu mỗi lần có dịp về thăm quê đối với người con Phan Thiết, mua cho mình, mua tặng bạn bè nơi xứ người. Một nỗi nhớ về làm nặng lòng người xa xứ.
Lầu nước Phan Thiết từ ngày được nhận là biểu tượng của tỉnh Bình Thuận, đã trở thành điểm đến của các chương trình tham quan nghỉ dưỡng đối với bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt đối với các đoàn đến từ đất nước Lào anh em. Mấy năm gần đây các đoàn Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Lào, đoàn đại biểu Quốc hội Lào, đoàn hữu nghị Lào – Việt, đoàn Hoàng gia Lào, các đoàn thể quần chúng Lào lần lượt về thăm lầu nước Phan Thiết với tấm lòng trân trọng. Đáng nhớ nhất là đoàn Hoàng gia Lào gồm các con cháu của Cố Chủ tịch Nhà nước Lào, Hoàng thân Suphanouvong nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của Chủ tịch. Người chính là tác giả công trình kiến trúc lầu nước Phan Thiết nổi tiếng này, từ năm 1928 khi còn là kỹ sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang.
Từ nay lầu nước Phan Thiết trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Lào – Việt, sâu nặng như nước Hồng Hà - Cửu Long, mà người dân Phan Thiết được vinh dự bảo tồn.
Hơn mười năm trở lại đây mỗi dịp xuân về tết đến, Ban Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh có sáng kiến trình bày câu đối tết trên thân lầu nước bên cạnh cây nêu truyền thống dân tộc, đã tăng thêm hương vị mùa xuân, vui mắt khách vãng lai, ấm lòng người dân xứ biển.
Một ngày nào đó khi các cháu thiếu niên nhi đồng có một sân chơi to hơn, đẹp hơn, đầy đủ hơn thì công viên lầu nước sẽ được chỉnh trang tôn tạo xứng tầm của nó. Mong rằng không gian nơi đây sẽ phủ đầy tán cây vông nem như ngày nào, để cứ mỗi lần tết đến xuân về, người dân Phan Thiết được ngắm vòm hồng bông vông, nghe tiếng chim hót rộn ràng mà thả hồn mình trong hoài niệm.
Bông vông đỏ mảng trời quê Phan Thiết. Tiếng cưỡng về đua hót vọng tầng cao. Tình không biết tự bao giờ thắm thiết. Dậy trong lòng tha thiết nôn nao…
ĐẢO PHÚ QUÝ
Vị Trí: Đảo Phú Quý còn gọi là “Cù Lao Thu”, là một đảo nhỏ nằm giữa Nam biển Đông, cách Thành Phố Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảoTrường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây. Nằm giữa trung tâm khai thác hải sản lớn nhấtNam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ.
Đặc điểm: Là một huyện đảo có khí hậu trong lành, biển ở xung quanh, nước trong xanh thấy rõ địa hình, địa vât dưới độ sâu 5 – 7m bằng mắt thường. Đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng phong phú, nhiều chủng lọai.
Phú Quý có nhiều bãi tắm, như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ Gành Hang, bãi dọc cái doi Mộ Thầy, nhất là bãi Vịnh Triều Dương rộng và thoải mái, toàn là cát trắng mịn không có đá lộ đầu, trên bờ có rặng dừa và rừng dương rợp bóng, lại có nhiều nước ngọt. Trên đảo có nhiều danh lam thắng cảnh, các cơ sở tín ngưỡng như: “Chùa Linh Quang”, “Vạn Anh Thành” (được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia) có mộ Thầy Nại, miếu Bà Chúa Chăm, núi Cao Cát với cảnh quan hùng vĩ được tạo hóa bởi các tầng núi đá dựng đứng. Xung quanh Phú Quý trong lòng đất có nhiều di tích đã được khảo cổ và là những ngôi mộ cổ kỳ lạ.
Với đặc điểm nêu trên Phú Quý là điểm đến tham quan du lịch nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch thể thao, câu cá trên biển và du lịch văn hóa lịch sử. Chương trình hoạt động du lịch Phú Quý gắn với chương trình du lịch biển Trường Sa. Đồng thời gắn liền với các tour du lịch của toàn tỉnh Bình Thuận và xem việc tham quan du lịch của các đoàn khách trong và ngoài nước.
Đảo Phú Qúy rộng 16,4 km2, gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, nằm cách TP Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông. Nhìn từ phía Bắc, đảo có hình thù như một con cá thu nổi lên giữa biển nên từ xa xưa có tên là Cù Lao Thu.
Huyện đảo có ba xã Ngũ Phụng, Tam Thanh và Đông Hải bao quanh còn có nhiều hòn nổi lớn, nhiều bãi biển, gành đá, vịnh hoang sơ rất đẹp. Phú Quý là đảo tiền tiêu trên biển Đông của Bình Thuận và là trạm trung gian cận Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Tổ quốc thân yêu.
Tương truyền ngày xưa có một chiếc ghe ngư dân từ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đánh cá trên biển, không may gặp luồng cá chuồn bơi ngược. Thế là hàng vạn, hàng triệu con cá lao lên sàn làm chìm ghe. Những ngư dân trôi dạt vào bờ rồi từ đó định cư các vùng Đông Hải, Tam Thanh.
Riêng xã Ngũ Phụng có truyền thuyết liên quan đến công chúa Chế Bàn Tranh của Chiêm Thành bị đày ra đây, ngày nay còn nhiều di tích tại Ngũ Phụng.
Thú vị tục nói ngược
Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn. Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiều phương ngữ và từ cổ.
Ví dụ như: ông Trời thì đọc là “ông Blời”, ông Trăng đọc là “ông Klăng”. Các âm “a” biến thành “e” như người dân miệt Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên. Nhiều từ địa phương nghe lần đầu không những không hiểu gì mà con giật thót người như: Mời thầy cô giáo đến nhà ăn giỗ. Học sinh trên đảo sẽ nói : Nhà em có kỵ, ba mẹ em mời cô (thầy) đến “ăn chực”. Hoặc như: cô giáo có khuôn mặt rất hiền lành, phúc hậu…Học sinh trên đảo sẽ mô tả như sau: “Em rất thương cô giáo vì cô có khuôn mặt rất…dữ” (dữ = hiền lành).
Có thể do cuộc sống biệt lập, thường xuyên đối mặt với thiên tai, khắc nghiệt và cực khổ mưu sinh trên biển nên các tập tục truyền thống không được chú trọng và không lưu truyền. Các thế hệ cư dân từ thế kỷ 19 đến nay, đã làm đơn giản hóa các nghi lễ truyền thống và làm mai một dần một số tín ngưỡng, tập tục của người Việt.
Đám cưới có cũng như không
Tục cưới hỏi trên đảo Phú Quý rất đơn giản gần như không ai để ý đến. Trước đây trên đảo không có đường nhựa, không có xe ô tô, gắn máy nên khái niệm “lên xe hoa” càng không thể có. Ngư dân chỉ biết thuyền ghe, thúng và bạn ghe - những người làm thuê.
Buổi chiều, tất cả đàn ông, trẻ con trên 10 tuổi đều ra biển đánh bắt cá, câu mực. Trên bờ chỉ còn lại đàn bà, người già và trẻ nhỏ. Khái niệm về ngày tốt, ngày xấu cũng không có. Biển không bị động, đánh bắt nhiều cá mực, an toàn thì đó là ngày tốt.
Những chàng trai ngư dân khỏe mạnh khi đến tuổi trưởng thành, sẽ được các cô gái quan tâm đến với những thành tích như: lặn sâu, lâu nhất, đánh cá giỏi, câu mực nhiều, hoặc giả bị bão tố vẫn sống trên biển nhiều ngày…thành tích nổi trội này là tâm điểm để các cô gái biển quan tâm hơn là con ông chủ ghe, hay một gia đình giàu có sẵn.
Vì một lẽ, nghề biển là nghề bạc, của cải trời đất và biển cả hào phóng ban tặng rất nhiều, vô số kể. Nhưng chỉ một cơn thịnh nộ, giận dữ cuồng phong, biển sẽ lấy lại của con người tất cả, kể cả sinh mạng. Câu nói “ dân ba đời ghe” hàm ý về sự khắc nghiệt, luật nhân quả của biển khơi, của trời đất là vậy.
Nếu để ý, nhớ nhung một cô gái, không cần mai mối dạm ngõ như các nơi, chàng trai trình bày với cha mẹ, người thân hoặc với chủ ghe nếu không còn người thân. Nhân dịp nhà bên cô gái có tiệc tùng, đám giỗ nhà trai sang “đánh tiếng” . Tục lệ ở trên đảo gọi là “nói chừng”.
Nghĩa là đề cập việc con cái muốn thành vợ chồng. Việc này không cần bất cứ lễ vật hay nghi lễ gì cả. Cộng đồng cư dân trên đảo không đông, không bị chi phối bởi tác động từ bên ngoài nên các gia đình đều rất biết nhau, quen nhau như trong đại gia đình. Con ai, nhà ai, ghe ai tất cả đều rành rẽ.
Nếu nhà cô gái đồng ý, thì chính thức ngay sau đó, chàng trai đã có thể đến nhà gái để ngủ. Không cần nghi lễ động phòng hay tuần trăng mật, những cặp uyên ương trên xây tổ rất tự nhiên, rất đơn giản như biển và thuyền ghe không thể thiếu nhau. Cô gái cũng chính thức trở thành vợ anh chàng kia mà không cần tốn kém, thách cưới gì cả. Rất ít có đám từ chối lời“nói chừng” của nhà trai. Vì các điều kiện cần và đủ đã hội tụ, nên việc “nói chừng” là cái cớ để xác lập hôn nhân.
Thông thường nhà có con gái bao giờ cũng dành buồng riêng. Nếu gia đình khá giả có thể cho luôn căn nhà riêng cho hai bạn trẻ xây tổ ấm. Chàng rể ban ngày làm việc bên gia đình mình, tối về ngủ với cô dâu. Nếu hai bên gia đình có công việc, hoặc giỗ kỵ, dựng nhà mới…thì sang “mượn” cô dâu, hoặc chú rễ về nhà giúp vài hôm tùy theo công việc.
Thời gian “ngủ bên nhà vợ” nếu xảy ra những mâu thuẫn, hay phát hiện sự rạn nứt, bất ổn nào đó trong hạnh phúc, tình yêu chàng trai có thể “chia tay” mà không cần phải hòa giải hoặc ly hôn. Cũng không hiếm những trường hợp sau thời gian chung sống rất ngắn ngủi, các cô vợ “sa thải” chồng vì những lý do không thể chung sống lâu dài. Bao giờ thì cô dâu về sống bên nhà chồng?
Câu trả lời: bao giờ cũng được nhưng có điều kiện. Nhà chồng cảm thấy cần có con dâu chung sống, phải được con dâu đồng thuận thì chọn dịp nhà bên gái có giỗ kỵ, tiệc vui sang trình bày và xin đưa con dâu về sống.
Bãi biển hoang sơ
Đa phần người dân trên đảo không chọn cách này vì sống bên chồng hay bên nhà gái thì vẫn “ngày việc ai người ấy làm” chỉ có tối về ngủ chung. Nếu ra riêng thì miễn bàn.
Ngày trước, chỉ khi nào cô dâu sinh ra con trai, gia đình bên chồng mới tổ chức bữa tiệc ăn mừng, sang nhà gái xin đón con dâu về sống bên nhà chồng. Nếu cô dâu chỉ sinh con gái thì bên nhà trai ít khi đón về. Quan niệm của dân biển: sinh càng nhiều con trai càng tốt. Con trai chính là lao động trên biển và cũng là người mang lại của cải, tài sản bảo đảm cuộc sống.
Ảnh hưởng của quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (nam trọng, nữ khinh) đã bám sâu gốc rễ vào các thế hệ tuy không bộc lộ rõ nét, nhưng ngấm ngầm tư tưởng phong kiến trong việc chọn dâu và cháu nội nối dõi tông đường. Chính sự hà khắc của quan niệm này mà nhiều lứa đôi dang dở, để lại cho hậu thế những ngùi ngẫm khôn cùng như chuyện tình yêu của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu với sự ra đời bản Dạ cổ hoài lang.
Ông Dương Minh, 70 tuổi, ở xã Ngũ Phụng, có 10 người con (7 trai, 3 gái) tỏ ra lạ lẫm: “Dòng họ tôi ở đây mấy đời rồi, nhưng tôi chưa dự qua đám cưới nào cả. 10 đứa con có vợ, có chồng hết rồi, nhưng chẳng có đứa nào tổ chức đám cưới”.
Người dân trên đảo lạ lẫm và không hiểu nổi: Đám tiệc cưới tại sao có khách dự. Họ quan niệm đó là chuyện của hai bên gia đình thôi. Vì vậy mà nhiều đời nay dân trên đảo không quan tâm đến hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn.
Anh Nguyễn Văn Nhị - Một anh bạn cán bộ Công an Bình Thuận cho biết: năm 2010, đơn vị anh tập trung nhiều tháng trời ở đảo Phú Qúy để làm giấy CMND, hộ khẩu cho dân, hướng dẫn pháp luật… nhiều câu chuyện cười ra nước mắt mà chúng tôi sẽ kể vào dịp khác. Lấy chồng sớm, đẻ nhiều, thất học mù chữ, ít hiểu biết pháp luật là vấn nạn ngày nay vẫn còn khá phổ biến trên đảo.
Từ năm 2000 trở lại đây, do việc tăng cường cán bộ, giáo viên từ đất liền ra đảo nên trên đảo xuất hiện vài tiệm thuê đồ cưới và chụp ảnh. Nhưng đám cưới của “công dân nhập cư” cũng chỉ là hình thức để chụp ảnh, quay phim…lưu niệm. Tiệc cưới cũng chỉ là bánh kẹo, nước trà, nước ngọt như thời bao cấp. Vì nếu tổ chức rình rang, có mời dân trên đảo cũng không ai dự vì xa lạ. Nhờ vậy mà phong trào “tiết kiệm” tiệc tùng cưới hỏi trên đảo Phú Qúy không cần phát động cũng trở thành điển hình, gương mẫu.
Trên đất Việt, vẫn còn hòn đảo ngọc Phú Quý là nơi không tổ chức đám cưới bao giờ, nhưng các cặp vợ chồng trẻ ở đây đều sống rất hạnh phúc, cho đến khi răng long, đầu bạc.
Kỳ thú đảo Phú Quý
Chỉ nghe tên đảo thôi đã thấy tò mò về địa danh đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiếthơn 100 km về hướng đông nam. Là một hòn đảo giữa biển khơi đẹp thơ mộng, đậm nét hoang sơ , thậm chí nhiều nơi còn chưa từng vương dấu chân người…
Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn
Đảo Phú Quý rộng 32 km2, gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ. Nhìn từ phía Bắc, đảo có hình thù như một con cá thu nổi lên giữa biển. Nơi đây có khí hậu trong lành, có nhiều bãi tắm, như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi nhỏ Gành Hang,... với những dải cát trắng mịn, nước trong màu ngọc bích.
Bao quanh đảo là 9 hòn đảo nhỏ như Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Trứng... là những điểm du lịch sinh thái biển đầy hấp dẫn. Đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng phong phú nhiều chủng loại, ấn tượng với Phú Quý là vẻ đẹp của những bãi biển, nước trong xanh vắng không bóng người.
Đến Phú Quý , lên đỉnh núi Cao Cát tận hưởng làn gió mát rượi từ biển, nhìn tứ phía chỉ có biển khơi, Ngày rằm, đứng trên đỉnh Cao Cát, hướng ra biển phía hòn Đen, bên tay trái núiCấm sẽ thấy hoàng hôn đang xuống dần, bên tay phải phía lạch Dù sẽ thấy trăng tròn đang từ từ lên cao, cứ như được hòa mình với đất trời.. Xa xa là Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Trào, Hòn Đen… bao quanh đảo như một quần thể kiến trúc của thiên nhiên để đảm bảo cho Phú Quý ngăn được bão biển.
Thả sức thưởng thức hải sản tươi rói
Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên và con người, Phú Quý cũng nổi danh với những loại hải sản tươi rói từ biển. Một trong những đặc sản phổ biến là mực cơm, mực ống, mực thẻ, mực nang... đâu đâu cũng thấy trên đảo. Những hải sản khác từ tôm, cua, cá, hải sâm... đều phong phú.
Món ăn mà chỉ có ở đảo Phú Quý đó chính là cua huỳnh đế. Loại cua này có thịt rất chắc và độ đạm cực cao, có thể chế biến nhiều món ăn. Nhưng sản phẩm đặc biệt nhất của loại hải sản này là lấy thịt nấu cháo. Người ta gỡ cua ra lấy gạch ở mai và thịt bỏ vào nồi cháo khi đã nhuyễn. Nồi cháo cua huỳnh đế sẽ ngọt và thơm tuyệt. Tuy nhiên, với những ai mắc chứng bệnh “gút” thì lại không nên ăn vì nó có thể làm bệnh tái phát.
Cùng với đó, món cá Mú đỏ hấp hành gừng cũng hấp dẫn không kém với thịt cá thơm, đậm đà khó quên.
Tuy nhiên, đảo Phú Quý vẫn là một điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng do chưa có sự đầu tư đúng mức. Với lợi thế hiện có, Phú Quý sẽ là điểm đến tham quan du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch thể thao, câu cá trên biển và du lịch văn hóa lịch sử... rất hấp dẫn cần được quan tâm hơn để khai thác và phát triển.
Hòn Tranh
Đảo Phú Quý được bao bọc xung quanh bởi những hòn đảo nhỏ, nhân dân địa phương gọi chung là những hòn lẻ. Trong đó hòn Tranh là đặc biệt hơn cả.
Cách đảo lớn Phú Quý khoảng 800m về phía đông nam với 15 phút đi xuồng máy, Hòn Tranh nổi bật như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la. Sau Phú Quý, Hòn Tranh là đảo có diện tích lớn thứ 2 trong hệ thống 10 hòn đảo của vùng biển có hệ sinh thái độc đáo này.
Hòn Tranh có dạng hình S như dạng của nước Việt Nam , nơi rộng nhất 400m và nơi dài nhất 1000m. Trước kia hòn này là một đảo hoang, không người ở, nhân dân địa phương thường đến đây để cắt cỏ tranh lộp nhà cửa. Hiện nay, hòn Tranh là một khu an ninh quốc phòng của Phú Quý.
Đảo Phú Quý được bao bọc xung quanh bởi những hòn đảo nhỏ, nhân dân địa phương gọi chung là những hòn lẻ. Trong đó hòn Tranh là đặc biệt hơn cả. Cách đảo lớn Phú Quý khoảng 800m về phía đông nam với 15 phút đi xuồng máy, Hòn Tranh nổi bật như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la. Sau Phú Quý, Hòn Tranh là đảo có diện tích lớn thứ 2 trong hệ thống 10 hòn đảo của vùng biển có hệ sinh thái độc đáo này.
Trên đỉnh cao nhất của đảo Hòn Tranh là trạm ra đa có tầm quan sát 500 hải lý đến tậnThái Bình Dương. Nằm giữa biển khơi, nhưng Hòn Tranh quanh năm có sóng yên biển lặng, do được núi bao bọc thành một thế chắn sóng vững chãi. Bởi vậy, bãi biển Hòn Tranh luôn trắng phau cát, nước trong vắt soi rõ từng rạn san hô và phản chiếu lấp lánh màu sắc của các loại tảo biển.
Hòn Tranh có một hệ thống hang động kỳ bí, với nhiều dáng đá lạ màu chàm, vết tích của núi lửa phun trào, gắn với nhiều huyền thoại và đức tin của ngư dân vùng biển.
Đi dọc theo mép biển phía nam hòn Tranh, ta sẽ đến vũng Gần, vũng Bàn, Mũi Xương Cá, vũng Phật… Nơi đây có đá bột, có thể dùng để khắc tượng rất tốt. Tượng Thích Ca Mâu Ni ở Linh Sơn Trà Bang Thạch Tự (tức Linh Quang Tự) ở xã Tam Thanh được ông Huỳnh Khâm tạc bằng loại đá này. Ở hòn Tranh còn có hang Cò Nước và hang Cò Khô. Hang Cò Nước là nơi nghỉ đêm của họ nhà cò. Trong hang Cò Khô có một bãi đá trái, nơi đây năm 1945, dân ở đảo Phú Quý tập trung vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ở hang Cò Khô có nhiều hốc đá, vào mùa bấc, cò đẻ trứng. Về mùa nam, song lớn dội có khi đến miệng hang.
Phú Quý Vũng Phật, một vùng đá trũng màu nâu đỏ, mà người dân
cho rằng, khi chùa Linh Quang bị cháy, tượng phật bị thiêu rụi; vùng đá này có một hòn linh thạch dáng phật nổi lên. Ngư dân đã thỉnh đá về tạc tượng phật, đặt tại chùa Linh Quang.Vũng Phật đến giờ vẫn là chỗ dựa tinh thần của ngư dân khi ra khơi đánh bắt.
Tiếp tục đi dọc bờ cát, say sưa với những huyền thoại, du khách sẽ lạc chân đến miếu Trấn Bắc. Đó là miếu thờ quận công Bùi Huy Ích, một vị tướng tài của Nguyễn Ánh, đã chết khi bảo vệ nhà vua trốn sự truy sát của nghĩa quân Tây Sơn. Bên cạnh miếu Trấn Bắc là vạn thờ 77 thần Nam Hải, đã trôi dạt cùng ngày vào đảo, được ngư dân lập vạn thờ. Hàng năm, cứ vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch, dân đảo lớn Phú Quý lại đi xuồng máy qua Hòn Tranhđể tổ chức giỗ quận công Bùi Huy Ích và lễ cúng thần Nam Hải, cầu cho một mùa biển no ấm.
Hòn Tranh xinh đẹp bây giờ chính là nơi lánh nạn của vua Gia Long lúc xưa. Dấu vết còn lại, ngoài miếu Trấn Bắc còn có một giếng nước ngọt, dân đảo gọi là giếng Nguyễn Ánh. Điều đặc biệt của giếng nước này là mùa mưa hay mùa hạn, giếng vẫn đầy ắp nước cho bộ đội sử dụng quanh năm.
Du khách đến Phú Quý có thể dùng thuyền ra Hòn Tranh để tham quan thắng cảnh, để cảm nhận và thấy được cảm giác đang giữa biển cả menh mông. Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi không chỉ về tài nguyên mà cả về thắng cảnh. Với những bãi biển thơ mộng, những dãy san hô, những cụm đá đen lộ đầu ngoạn mục giữa muôn ngàn cơn sóng, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm là những yếu tố rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Nhiều nơi trên đảo, khách có thể dễ dàng thoả mãn thú tiêu khiển câu cá, tắm biển và tận hưởng những phút giây sảng khoái tinh thần trước bờ biển thuỷ tinh xanh.
Ngôi chùa cổ nhất giữa biển khơi
Là một ngôi chùa lớn nhất trên đảo Phú Quý, Linh Quang tự không chỉ được công nhận là di tích văn hoá quốc gia, mà còn là nơi linh thiêng chứa nhiều câu chuyện huyền bí về tín ngưỡng nằm giữa biển khơi!
Vào giữa thế kỉ XVIII, một trận hoả hoạn đã thiêu rụi chùa, làm cháy hết các tượng phật cổ bằng gỗ. Lần khuất theo năm tháng chiến tranh, nay chùa chỉ còn 7 tượng Quan âm bằng đồng. Dấu tích của những tượng phật bị cháy vẫn còn giữ nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Sự tích khai lập chùa
Theo ông Đỗ Kim Long, 67 tuổi, trưởng ban Quản lí Khu di tích Quốc gia chùa Linh Quang, có nhiều giả thuyết cho rằng chùa Linh Quang được thành lập từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII do Thiền sư Nguyễn Văn Cánh khai sáng. Đây là ngôi chùa cổ nhất tỉnh Bình Thuận và cũng là ngôi chùa cổ có tuổi cao trên tất cả các hòn đảo của Việt Nam .
Thuở sơ khai, chùa Linh Quang chỉ là một tiểu am nằm trầm mặc trên đồi hoang vắng. Chùa có 3 bộ kinh kệ với 13 tượng phật Quan âm bằng đồng; một tượng phật Thích Ca bằng gỗ; 10 cỗ bồng bằng sứ; 10 cỗ bồng bằng sành; 19 đĩa sứ, 19 chén sứ.
Sau khi ngôi chùa bị cháy, nhân dân trên đảo Phú Quý tỏ lòng thành kính và đã bỏ công sức, của cải xây dựng lại chùa.
Đang trong quá trình xây dựng, bất ngờ tại hòn Tranh, một hòn đảo nhỏ cách đảo Phú Quý chừng 2 hải lí về phía đông nam, bỗng xuất hiện một Linh thạch (tảng đá thần) cứ vào ngày lành tháng tốt lại nổi lên, sau đó lại biến mất. Ngư dân trên đảo phát hiện và cho rằng đó là "tảng đá thần".Sau khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ truy đuổi và thất trận đã bôn ba đến đảo Phú Quý và chọn ngôi chùa Linh Quang làm nơi thiền ngụ. Tại đây, Nguyễn Ánh (xưng Vương là Gia Long) đã xây dựng lại chùa khang trang và xoay hướng ngôi chùa này theo hướng "tọa chấn hướng đoài" như trong bát quái.
Huyền thoại linh thiêng
Các ngư dân đã bơi thuyền sang hòn Tranh lấy đá thần về xây chùa, tạc tượng để tôn thờ. Từ đó sự tích phật "Thiên Sanh" hình thành tại chùa, được tồn tại và lưu truyền trên đảo cho đến hôm nay.
Trong chùa Linh Quang hiện còn lưu giữ một chiếc "đại đồng chung" (chuông). Chuông quý này được hoà thượng Huệ Đạo đúc tại chùa Trà Cang (Ninh Thuận) vào năm 1795. Các họa tiết hoa văn và những dòng chữ ghi lại ấn tích trên quả chuông cho thấy nó được đúc rất công phu.
Trong chùa còn có một chiếc trống da, có tên là trống Bát Nhã. Thân trống là một khúc gỗ sao tròn liền thân, đường kính rộng gần 1m mà không ghép.
Những báu vật còn lưu giữ
Trong khi lúc đó công nghệ đúc đồng chưa hề phổ biến ở miền Trung thì việc hoà thượng Huệ Đạo đem ra đảo tặng quả chuông này cho chùa Linh Quang là một sự ngưỡng mộ rất lớn đối với ngôi chùa này. Dù nhỏ nhưng theo vị trụ trì, nó có tiếng kêu vang đến mức cả làng ven biển đều nghe rõ khi đêm tĩnh lặng.
Điều đó cho thấy sự kì công của hoà thượng Quảng Thành, người làm ra nó từ đầu thế kỉ XVIII, công phu để lại một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho Linh Quang tự, sau đó ông vào trụ trì ngôi chùa ở núi Tà Cú trong đất liền.
VẠN AN THẠNH - Đảo Phú Quý – Bình Thuận
ngày càng đông, cộng với một số ngư dân đi biển bị bão tố trôi dạt vào và ở lại định cư làm ăn. Khi cuộc sống ổn định ngư dân các làng trên Đảo bắt đầu xây dựng dinh, vạn để thờ Thần Nam Hải ( cá voi) vị thần phù hộ về mặt tinh thần cho những người đi biển. Đó cũng là phong tục truyền thống tín ngưỡng của người Việt đối xử với cá voi vị thần biển cả, ân nhân cứu mạng che chở cho họ khi đi biển và làm ăn trên biển.
Từ thế kỷ XVI-XVII người Việt đã di cư đến đảo
Vạn An Thạnh xây dựng theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng đình làng trong đất liền các kiến trúc chính gồm chính điện, nhà Tiền hiền, Võ ca. Bên trong vạn còn có chỗ chứa xương cốt cá voi gọi là Tẩm.
Vạn An Thạnh được kiến tạo hoàn chỉnh năm Tân Sửu 1781 tại bờ biển làng Triều Dương, xã Tam Thanh huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 hải lý về hướng Đông.
Vạn An Thạnh đã được Bộ Van Hoá Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá tại quyết định số 51-QĐ/BT ngày 12 tháng 1 nắm 1996.
Theo tài liệu lưu trữ tại vạn năm Tân Sửu 1841 một con cá voi khổng lồ dạt vào biển trước vạn An Thạnh. Ngư dân trên Đảo đã tổ chức mai táng “ông” với nghi thức long trọng và tôn nghiêm. Đây là “ông” lớn nhất và cũng là vị đầu tiên được mai táng ở vạn nên được ngư dân gọi là “vị cố” và lấy ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm (ngày ông lụy) làm ngày giỗ chính thức của vạn An thạnh và cũng là ngày Tế Thu. Năm 1960 có một “cá ông” lớn trôi vào, chiều dài trên 25m, mai táng xong 3 năm sau đó ngư dân được mùa liên tiếp.
Gắn với việc mai táng thờ cúng cá Voi là một lễ hội của ngư dân. Trong nếp sống, phong tục và sinh hoạt của ngư dân ở đây, lễ cúng cá voi rất được chú trọng và là lễ to nhất so với các lễ khác như ngày hội làng thời trước. Mở đầu lễ hội, nhân dân chuẩn bị ghe thuyền, cờ, quạt, trống chiêng ra khơi nghinh đón cá ông. Đội chèo Bả Trạo trong trang phục chỉnh tề biểu diễn những tiết mục dân gian chào mừng.
Vạn An Thạnh đến nay còn lưu giữ gần 70 bộ xương cốt các loài cá voi. Có thể coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá Voi. Nhờ có vạn An Thạnh, nơi thờ cúng thần Nam Hải nên ngư dân rất an tâm khi ra khơi đánh bắt hải sản vì đã có “Ông Nam Hải” phù trợ tránh mọi nguy hiểm trên biển.
Đối với triều Nguyễn tất cả những lăng vạn thờ cá ông đều được tôn trọng, vì theo sự tin sùng của nhân dân, cá ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên biển. Vạn An Thạnh được các vua Triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong. Nội dung các sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân” và những “tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Vạn An Thạnh tồn tại trên 200 năm từ ngày thành lập, gắn liền với lịch sử hình thành Đảo Phú Quý như một chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo, ở đó chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần và cả về tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.
Với bãi cát rộng và trải dài nhất so với các bãi tắm khác trên Đảo, những dải cát trắng mịn và là một bờ Vịnh theo đúng nghĩa, lại có hướng nhìn đẹp ra Hòn Tranh, nên nơi đây luôn là sự lựa chọn cho những dịp tụ tập vui chơi, không hẳn là đi tắm. Nhất là khi chiều về, vào những dịp lễ tết hay những ngày rằm trăng sáng luôn thu hút đông mọi người..., không chỉ có thế mà nơi đây trở bãi tắm lý tưởng của Phú Quý.
Với bãi cát rộng và trải dài nhất so với các bãi tắm khác trên Đảo, những dải cát trắng mịn và là một bờ Vịnh theo đúng nghĩa, lại có hướng nhìn đẹp ra Hòn Tranh, nên nơi đây luôn là sự lựa chọn cho những dịp tụ tập vui chơi, không hẳn là đi tắm. Nhất là khi chiều về, vào những dịp lễ tết hay những ngày rằm trăng sáng luôn thu hút đông mọi người..., không chỉ có thế mà nơi đây trở bãi tắm lý tưởng của Phú Quý.
Vịnh Triều Dương thuộc thôn Triều Dương (hay còn gọi là làng Triều), xã Tam Thanh. Cách Cảng Phú Quý khoảng 300m về phía Tây, cùng tuyến liên thông qua Bãi Nhỏ - Gành Hang, là nơi có khoảng cách gần nhất với Hòn Tranh.
Nỗi nhớ người lính Đảo xa nhà
Em đến thăm anh nơi Hải Đảo xa xôi
Em đến anh nơi biển trời mênh mông
Nghe sóng hát , biển xanh thôi thét gào
Nghe sóng hát bãi san hô rì rào
Nghe sóng hát lòng anh vơi đi nỗi nhớ,
Màu hoa tím thay lời anh muốn nói..."
Lời em hát mang tình yêu thiết tha
Anh tặng em hoa Muốn Biển giữa trùng khơi
Có hai truyền thuyết về thầy Nại được người dân Phú Quý lưu truyền. Truyền thuyết thứ nhất kể lại rằng: Thầy Nại vốn là nhà địa lý thiên văn tài ba người Hoa, thầy thường theo các thuyền buôn của người Tàu vượt đại dương đến nhiều nước trên thế giới để hành nghề. Qua nhiều chuyến hải trình, có lần thầy và các thủy thủ ghé vào đảo Phú Quý để nghỉ ngơi, từ đó ông mới phát hiện địa hình, địa thế đảo Phú Quý là một vùng địa linh so với các hòn đảo khác. Sau khi rời đảo, ông đã thổ lộ với các thủy thủ đoàn và gia đình ước nguyện của mình là sau khi qua đời hãy đưa tro cốt của ông đến đảo Phú Quý an táng.
Đền thờ thầy Nại
Một thời gian sau khi thầy quy thiên, người dân trên đảo đã đồng tâm góp công sức, tiền của để xây đền thờ thầy trên một khu đồi cao ở làng Phú An, xã Ngũ Phụng. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, đền thờ thầy Nại được các thế hệ người dân trên đảo bảo quản, tôn tạo ngày càng tôn nghiêm và bề thế. Lần trùng tu gần đây vào năm 2002 đã mở rộng và nâng thêm vẻ trang trọng và tôn nghiêm của đền. Quần thể kiến trúc đền thầy Nại hiện nay khá quy mô, bao gồm nhiều hạng mục chính như: cổng Tam quan, cột cờ, bình phong, võ ca và điện thờ chính. Tất cả được bố trí, lắp ghép một cách hài hòa và uyển chuyển phù hợp với kiến trúc tôn giáo và chức năng của đền.
Ngày mùng 4 tháng Tư năm Nhâm Thìn (?) ông qua đời, theo ý nguyện của thầy một đoàn thuyền buồm của người Hoa đã xuất phát từ biển Bắc, mất 6 ngày 6 đêm để mang tro cốt ông đến đảo Phú Quý an táng. Đoàn thuyền mang tro cốt thầy ghé vào đảo đúng vào thời điểm ban đêm nên dân chúng trên đảo không ai hay biết. Việc cúng tế và an táng thầy diễn ra trong đêm hôm đó. Sáng hôm sau, người dân trên đảo đi làm mới ngạc nhiên khi phát hiện có rất nhiều hương đèn, hoa quả và các loại lễ vật như: gà, heo, trà rượu…tại khu vực mộ thầy hiện nay mà không hề thấy bóng dáng người. Tin đồn lan nhanh khiến người dân trên đảo tò mò kéo nhau đến xem rất đông và người ta phát hiện có một chiếc thạp sành đựng tro cốt được chôn tại đây.
Truyền thuyết thứ hai: Thầy Nại là một thương gia người Hoa ở thế kỷ XVI, ông thường theo các thương thuyền vượt đại dương đến nhiều nước để buôn bán, ngoài buôn bán ông còn là một thầy thuốc giỏi. Trong một chuyến buôn bán, thuyền của ông bị bão tố đẩy dạt vào đảoPhú Quý. Lúc này trên đảo đã có vị công chúa Bàn Tranh con của vua Chăm sinh sống. Thầy đã kết nghĩa chị em với công chúa và ở lại sinh sống và bốc thuốc chữa bệnh, cứu giúp dân đảo. Sau khi qua đời, xác ông đã được an táng lại trên đảo. Mộ thầy được an táng lại làng Thoại Hải (xã Long Hải) xây bằng đá gành theo kiểu dáng hình tròn có đường kính 3,2m, thành mộ dày 60cm – cao 1m.
Sau khi thầy qua đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 4 tháng tư âm lịch, dân chúng khắp các làng trên đảo tề tựu về mộ cúng tế và cầu nguyện thầy phù hộ, độ trì. Cũng theo người dân trên đảo, sau khi quy thiên, thầy hóa thành một vị thần rất hiển linh và thường xuyên phù hộ, cứu giúp dân lành. Hiện thân của thầy là 3 tiếng sấm nổ vang và một ánh hào quang hình tròn sáng rực như mặt trời. Từ trước đến nay, các thế hệ người dân trên đảo luôn tin tưởng vào sự linh ứng, trợ giúp của thầy. Rất nhiều người đã được thầy cứu giúp để vượt qua những cơn nguy biến, nhất là các ghe thuyền gặp nạn ngoài khơi hay trong lúc chiến tranh hoạn lạc… mỗi khi gặp nạn, người ta cầu khấn nhờ thầy cứu giúp là tức khắc ngay sau đó thầy xuất hiện với 3 tiếng sấm nổ vang và một quầng hào quang sáng rực để giải thoát cho người bị nạn.
Sự linh ứng trong việc trợ giúp dân làng của thầy đã được các vua triều Nguyễn công nhận, vì thế các vua Minh Mạng, Đồng Khánh, Duy Tân, và Khải Định đã ban tặng cho thầy 8 sắc phong và truyền chỉ cho dân chúng các làng trên đảo phải phụng thờ thầy.
Cũng như đền thờ công chúa Bàn Tranh, việc phụng thờ, cúng tế thầy Nại do bổn điền 9 làng của 3 xã trên đảo luân phiên nhau thực hiện. Mỗi làng được giữ sắc phong và thờ phụng, cúng tế thầy trong một năm, qua năm sau luân chuyển qua làng khác.
Lễ hội tại Đền Thờ Thầy Nại mỗi năm diễn ra 2 đợt: lễ rước sắc thầy vào mùng 3 tháng Giêng âm lịch và kỵ thầy giao phiên vào mùng 4 tháng tư âm lịch. Trong lễ rước sắc thầy mùng 3 tháng Giêng âm lịch, làng đang phụng thờ thầy chuẩn bị đoàn lễ (kiệu, cờ đại, cờ trung, cờ tiểu, tàng, lọng, chiêng, trống, bát bửu…) rước sắc phong của thầy từ làng đến đền thơ thầy Nại, các lễ vật dâng lễ thầy trong nghi lễ này gồm có bò, heo, gà, hoa quả, trầu cau, trà rượu…
Có thể nói Phú Quý là điểm du lịch lý tưởng cho những ai thích khám phá và trải nghiệm thiên nhiên, sống trên một hoang đảo luôn có cảm giác thú vị và thích thú vì được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ.Lễ hội tại đền thờ thầy Nại là ngày hội văn hóa dân gian độc đáo của người dân trên đảo. Đó cũng là một nét đẹp riêng trong đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân Phú Quý.
TRƯỜNG DỤC THANH
Kính thưa Quý Khách!
Trường Dục Thanh nằm tại thị xã Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngôi trường không những chỉ nổi tiếng ở vùng Bình Thuận mà còn ở khắp cả nước với tính lịch sử mang tầm quan trọng của nó – là nơi đã dừng chân lâu nhất và là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với vị cha già kính yêu –Lãnh Tụ Hồ Chí Minh. Vào năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm con đường cứu nước đã dừng chân nơi đây. Lúc này người tròn 20 tuổi vì một phần là con của cụ phó bảng nên Người được nhiều thầy giáo quý trọng. Người được nhận vào dạy học, mặc dù điều này nằm ngoài dự định của Người. Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh. Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước. Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn
Vào những năm 1862 trở đi, sau khi 3 tỉnh Nam Kỳ bị đánh chiếm, một số nhà yêu nước đã bỏ ra lập nghiệp tại vùng Trung Bộ này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông. Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng Pháp, tình cờ ông đã dừng chân tại Phan Thiết làm việc sau đó ông lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 (16/6 năm Đinh Hợi) với ý nguyện chưa thành. Vào năm 1908, nối chí ông là hai học trò của ông đã lập ra một ngôi trường lấy tên trường là Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành. Trường nằm ẩn mình với những tán xoài cổ thụ với kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi. Sân trường rộng rãi có bể non bộ, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty. Trước sân trường có một cây cổ thụ to, gần nó có một hồ sen nhỏ. Trường được nhân dân ủng hộ góp quỹ hiến ruộng cho trường.
Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ. Trường có xây một ngôi nhà nhỏ còn gọi là nhà Ngư để các thầy cùng học sinh có thể nghỉ ngơi ăn uống. Nếu như ghé tham quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ Ngọa Du Sào bởi nó cũng gắn bó với trường Dục Thanh rất mật thiết.
Ngọa Du Sào là nới ở làm việc của Bác. Mà trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã cáo quan về đây và lập ra nhà học Ngọa Du Sào. Ngọa Du Sào không rộng lớn lắm chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao hơn 2m. Bên trong trên bàn làm việc của Bác có một chiếc hộp trên trong hộp có đựng một chiếc khay khảm xà cừ và ba chén nhỏ đó là bộ chén trà “Lục ẩm” mà Bác thường dùng với các thầy hay gặp gỡ bình văn thơ và bàn chuyện quốc sự cùng các chiến sĩ yêu nước, Ở đây còn có một góc gác xếp – trước đây là kho sách của cụ Nguyễn Thông và còn có một cái yên thư trên gác là loại giá sách của các cụ nhà Nho ngày trước và một chiếc đi-văng bằng gỗ. Bác đã dành nhiều thời gian ở đây để đọc sách. Ngoài ra ở phía sau Ngọa Du Sào có một cây khế do cụ Nguyễn Thông trồng mà từ khi đến đây bác ngày ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, luôn đơm hoa kết quả và hiện nay đã được 130 tuổi.
Kế đến du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà Bác thường dùng để sinh hoạt và tưới hoa. Có thể nói rằng chỉ trong vòng một thời gian ngắn 9 tháng ở đây nhưng bác đã dành hết tình thương yêu, đoàn kết gắn bó, đùm bọc những học trò của mình như những người thân thương. Bác như một vì sao sáng soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với niềm hạnh phúc vinh quang.
Có thể nói đây là nơi mà Bác dùng để liên hệ giao dịch với các thương quán Liên Thành, với các chuyến tàu biển. Bác thường chú ý nghe ngóng để tìm cơ hội đi ra nước ngoài tìm chân lý dẫn giải phóng dân tộc mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và ở đây bác cũng tìm thấy một niềm vui là được đón tến Trung Thu và tết Nguyên Đán cùng gia đình cụ Nguyễn Thông.
Lúc bấy giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ khắp nơi vang danh. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước quan tâm.
Từ những năm đầu TKXX, Phan Thiết (PT) đã có hiện tượng tiên phong về doanh thương quy mô với ngành sản xuất nước mắm và họat động mở mang văn hóa quần chúng.
Phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh đề xướng có mặt rất nổi là thưng hội. Công ty sản xuất nước mắm Liên Thành đã hình thành 1906 do ông Nguyễn Trọng Lội sáng lập đến nay vẫn còn tồn tại. Đây là cơ sở kinh doanh đầu tiên của người Việt Nam có xu hướng dân tộc đã tồn tại được gần 100 năm. Khởi đầu Công Ty này có 1 mục đích ẩn dấu gây quỹ lợi nhuận nhằm bảo trợ Cách Mạng và giúp đỡ các nhà chí sỹ yêu nước họat động. Vào năm 1906 người Trung Hoa đã thao túng thị trường, nhất là thị trường lúa gạo, còn nhưng tài nguyên khoáng sản thì do thực dân Pháp quản lý.
Như tôi đã nói ở trên vào thời lúc bấy giờ để lập được 1 Công Ty để sản xuất buôn bán là 1 việc vô cùng khó khăn của người Việt Nam phải tính tóan và có chiến lược kinh doanh lập 1 công Ty sảng xuất nước mắm thực tế là không đụng chạm tới quyền lợi của của người Pháp, người Hoa, bởi vì họ không ăn nước mắm.
Nguyên liệu chính để sản xuất ra nước mắm lại phụ thuộc vào biển khơi, không nằm trong đất liền, cá và muối không thuộc lãnh vực của người Pháp và người Hoa khống chế. Nhờ đó việc khuyếch trương công ty được dễ dàng thuận lợi, có thể nói đây là hình thức kinh doanh đặc sắc nhất vào thời bấy giờ của người dân Phan Thiết nói chung và công ty nước mắm Liên Thành nói riêng.
Điều đó chứng tỏ giới sỹ phu yêu nước đã nhận thức đúng ngay cả Hồ Tá Bang đang làm quan mà cũng bỏ chức tham gia vào hình thức kinh doanh này. Công ty Liên Thành phát triển mau lẹ, chẳng những có tầm hoạt động ra khắp các tỉnh Miền Trung và các tỉnh Nam Bộ. Quỹ của Công ty đã giúp đỡ rất nhiều người có chí lớn xả thân phục vụ Cách Mạng đất nước. Theo ông Phạm Phú Hữu (giáo sư) cho biết Công Ty Liên Thành đã giúp cho ông Nguyễn Ái Quốc bảy đồng bạc để xuất ngoại.
Lúc bấy giờ 1906 nhiệu nơi ở Trung Bộ do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân mở ra rất nhiều trường khuyến học và dạy tân thơ. Ông Nguyễn Văn Xuân trong phong trào Duy Tân đã viết: “Vì Phan Thiết không có đủ người văn học nhưng thừa nhà kinh tế và vì địa phương có khả năng về kinh tế nên Công Ty Liên Thành bao trùm hết học vấn, thể dục...và Trường Dục Thanh đã ra đời.
Trường được xây dựng vào năm 1907 cùng năm xây dựng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở tại làng Thanh Đức nay là số nhà 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết, sự hình thành của ngôi trường là để hưởng ứng phong trào Duy Tân do các Cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng, do các ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (2 người con của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân cũng là của nhà trường là: mở mang dân trí, gây thức phát triển dân tộc, đất nước. Đây là 1 trường tư có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiết – Bình Thuận.
Vào năm 1910 trên đường đi tìm phương cách cứu nước, nhà giáo Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh được cụ nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học tại Trường Dục Thanh. Lúc đó nhà trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục thể thao, thầy giáo Thành dạy lớp nhì về Quốc Văn và Hán Văn. Ngoài những bài giảng dạy, thầy giáo Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước cùng nòi giống tổ tiên cho học sinh, vào những lúc rảnh rỗi thầy Thành đã dẫn học sinh đi dã ngoại, ngoạn cảnh đẹp trong vùng như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.
Vào khoảng tháng 2 năm 1911 thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã giã từ Trường dục Thanh rời Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương di tìm con đường giải phóng dân tộc.
Năm sau đó ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyễn vào Sài gòn, không còn người phụ trách, trường Dục Thanh đóng cửa vào năm 1912. ngôi trường Dục Thanh bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu, nhưng trong số học sinh thầy Thành dạy năm xưa vẫn còn 4 người còn sống đó là 4 cụ: bác sỹ Nguyễn Quý Phầu, bác sỹ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Sau này khi đất nước hoàn toàn thống nhất hoà bình lập lại và nhân dân quanh vùng có nguyện vọng phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau. Nhờ những kỷ niệm hện rỏ trong ký ức các cụ vị trí ngôi trường và những thành phần kiến trúc bên trong , bên ngoài được hình thành qua các bản vẽ, trường được dựng lại vào năm 1978 – 1980, nhà Ngư được xây dựng vào năm 1906 và từ năm 1908 trở đi dùng làm nơi nộ trú cho học sinh cũng được khôi phục lại. Ngoạ Du Sào là ngôi nhà được xây dựng năm 1880 của cụ Nguyễn Thông vào những năm cuối đời cụ Nguyễn thông ở tại ngôi nhà này để ngâm thơ bình văn, luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước. Lúc ở trường Dục Thanh, thầy giáo Thành đọc sách và soạn vài ở Ngoạ Du Sào, ngôi nhà này nay đã được tu bổ lại. Cây khế và giếng nước nằm trong khuôn viên trường là những vất đã gắn bó với cuộc đời làm thầy của Bác Hồ ở Trường Dục Thanh bởi vì ngoài giờ học thầy Thành thường tưới nước và chăm sóc cây. Trường kỷ, bộ ván, án thư, 1 tủ đứng tráp văn thư, nghiên mài mực, ba ly nhỏ và 1 chiếc khay...tất cả những kỷ vật của trường từ xưa được cất giữ và bảo quản tốt. Bên cạnh khu di tích là Nhà Trưng Bày về cuộc đời hoạt động Cách Mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 di tích Trường Dục thanh được Bộ văn Hoá Thông Tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia, quyết định số: 235/QĐ-BT ngày 12 – 12 – 1986.
DINH VẠN THỦY TÚ
(Bộ cốt ông Nam Hải- bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á)
ĐC: góc đường Phan Chu Trinh – Ngư Ông
ĐT: 062820362 DĐ: 0918490612
Cuối thế kỷ XVII những ngư dân lao động của các tỉnh miền Trung lần lượt đổ bộ về khai phá vùng đất mới còn lắm hoang vu Phan Thiết – Bình thuận. Họ mong tránh cảnh loạn lạc, khốn cùng ở quê cũ, tìm được một chốn an cư lạc nghiệp lâu dài. Sử sách và dân gian thường gọi là “Ngũ Quảng lưu dân” ( Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Thuận, Quảng Nam, Quảng Nghĩa). Theo truyền thống ở miền quê cũ họ lập ra ven biển các Vạn nghề đánh cá (Vạn Chài) theo từng nhóm dân cư tập trung trước khi có chính quyền làng xã. Một trong những Vạn Chài ấy có tên là Thuỷ Tú bởi nằm bên cửa biển Phan Thiết trù phú, đẹp giàu (Thuỷ là nước, Tú là màu mỡ nhiều sản vật, Thuỷ Tú nói lên vùng biển giàu đẹp).
Cùng với việc lập Vạn ổn định dân cư ăn ở, Vạn nào cũng xây Dinh để thờ thần Nam Hải. Từ xưa theo tín ngưỡng của cư dân cá Voi được tôn làm ông Nam Hải hay Nam Hải đại tướng quận, về sau vua Gia Long sắc phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần. Bởi khi trời giông bão sóng to gió lớn, ông đã tựa vào thuyền, che chắn cho thuyền không bị sóng gió nhấn chìm. Khi ông luỵ (chết) Làng Vạn làm tang lễ, thờ tự ở Dinh. Như câu hát bả trạo truyền từ đời này sang đời khác:
Xưa biển Thánh, Ngài quảng sai tiết độ
Nay siêu Thần, Ngài về chốn miếu môn
Hoặc: Khôn phò nghĩa khí ai bì
Sống chơi biển Thánh, chết quy non Thần
Về khoa học, ông tên là cá voi lưng xám, không có răng. Hằng ngày ông phải lọc nước biển để lấy thức ăn, mỗi ngày khoảng 1-1,5 tấn cá, những loài cá thơm như: cơm, mòi, nục, sinh vật nổi như: tôm, cua. Mỗi lần ông chỉ sinh một con, con mới sinh có chiều dài bằng 1/3 con mẹ, nặng 2-3 tấn, tuổi thọ trung bình 80 năm.
Dinh Vạn Thuỷ Tú toạ lạc trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng thành phố Phan Thiết. Con đường ngày nay và biển cả trước đây mang tên ngư ông thể hiện ý nghĩa lịch sử gắn bó giữa ông Nam Hải với ngư nghiệp địa phương. Niềm tôn kính của ngư ông cũng như niềm tin vào sự phò trợ của ông Nam Hải, lịch sử hình thành Vạn Thuỷ Tú gắn liền với lịch sử hình thành thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận của lớp ngư dân đầu tiên vào khai phá xây dựng nên vùng biển” trên bến, dưới thuyền” với nghề đánh bắt thuỷ sản và chế biến nước mắm truyền thống nổi tiếng xưa nay.
Dinh Vạn Thuỷ Tú là một trong những dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình thuận. Dinh được thiết lập từ năm Nhâm Ngọ 1762 với chính điện, nhà Tiền Vãng và phía trước là Võ Ca. Trung tâm chính điện khám thờ thần Nam Hải. Bên tả là khám thờ ông thuỷ (ông tổ nghề biển), bên hữu thờ bà thuỷ. Phía sau chính điện là nhà Tiền Vãng thờ các bậc tiền hiền hậu hiền – những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn. Phía trước là nhà Võ Ca là nơi để hát bội và diễn chèo Bả Trạo trong những kỳ tết lễ. Trong năm Vạn có 05 kỳ cúng: Lệ Tế Xuân (20-2 Âl), Lệ hạ nghệ (xuống nghề, cầu ngư đầu mùa 20-4 Âl) Lệ cầ ngư (cấu ngư chính mùa 20-6 Âl), Lệ tế Thu (còn gọi là lệ cúng của các chèo dọc 20-7 Âl) và Lệ mãn mùa (25-8 Âl). Ở mỗi kỳ lệ cúng, bà con tổ chức lễ với nghi thức cúng Tế trang trọng và Hội với hát bội, diễn chèo Bả Trạo, giao lưu trao đổi công việc làm ăn; ngoài ra còn tổ chức đua ghe giữa các Vạn, như câu ca xưa còn truyền lại:
Dưới sông lắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo ca
(hát chèo Bả Trạo)
Việc thờ tự cúng tế, lễ hội ở Vạn hướng con người về cội nguồn, với tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Về giá trị kiến trúc, Dinh Vạn Thuỷ Tú sử dụng lối kiến trúc “tứ trụ”, toàn bộ các vì kèo, rường cột, các gian đều xuất phát từ các đỉnh của tứ trụ; các chi tiết được lắp ghép trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay so với hàng chục Vạn thờ Hải thần dọc theo biển Bình Thuận thì Dinh Vạn Thuỷ Tú có kiến trúc còn giữ nguyên trạng.
Trong Dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ 24 sắc phong của các đời vua triều nguyễn, lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán – Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liện đối, trên văn chuông của Đại Hồng Chung…
Với những giá trị lịch sử văn hoá, Dinh Vạn Thuỷ Tú đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia 1996.
Đến tham quan Dinh Vạn Thuỷ Tú, qua cổng tham quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày hài cốt ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Theo phong tục tập quán khi phát hiện Ông luỵ làng Vạn phải tổ chức đưa ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ long trọng. Người đầu tiên phát hiện ông luỵ được hưởng nghi thức tang chế như con trưởng của ông. Mặc đồ trắng, bịt khăn trắng và để tang ông trong 3 năm, không được hớt tóc cạo râu phải an chay nằm đất. Làng Vạn làm lễ thỉnh linh hồn ông nhập Vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng. Trước Dinh Vạn Thuỷ Tú có một khu đất rộng để mai táng ông, gọi là Ngọc Lân Thánh Địa.
Sau ba năm mai táng thỉnh cốt ông nhập thờ trong Dinh Vạn. Khi hốt cốt thì dùng nước lã rửa sạch, sau đó dùng rượu mạnh rửa, phơi thật khô, sau khi phơi xong thì mang về thờ ở Dinh Vạn. Qua 200 năm Dinh Vạn Thuỷ Tú đã có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt ông được lưu thờ trong đó có hàng chục bộ cốt lớn, đặt biệt có một bộ rất lớn.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn Thuỷ Tú có một ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh lúc này biển chỉ cách dinh không đầy 50 m). Ngư dân trong bổn Vạn và huy động các Vạn khác cùng nhau đưa ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thuỷ Tú. Vì ông lớn quá (dài 22 m, nặng 65 tấn) nên mãi 2 ngày sau mới đưa vào an táng được.
Năm 2003 theo nguyện vọng của bà con ngư dân và nhu cầu của khách tham quan, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hoá – khoa học, UBND thành phố Phan Thiết đã đầu tư xây dựng nhà trưng bày và phục chế lắp ráp bộ cốt ông lớn nhằm giữ gìn và bảo quản tốt hơn, tạo điều kiện cho bà con ngư dân đến viếng và khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu.
Được sự trợ giúp của phòng bảo tồn Viện Hải Dương Học Nha Trang công trình đã được khánh thành vào đúng dịp lễ hội cầu ngư đầu mùa ngày 20 tháng 4 năm Quý Mùi 2003. Qua lưu thờ bảo quản của nhân dân, bộ cốt ông hầu như nguyên vẹn và được xác định là bộ cốt ông lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á. (tại Thái Lan dài 16m, Viện Hải Dương Học Nha Trang là 15m, Kiên Giang 7m).
Trong DVTT còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm liên quan đến nghề biển thể hiện trên nội dung thờ phụng, khám thờ, hoành phi, câu đối và trên bài văn khắc trên đại hồng chung. Đặc biệt ở DVTT là 1 trong những nơi còn lưu giữ sắc phong của các vị vua triều Nguyễn, dù trãi qua mấy trăm năm nhưng các sắc phong này được gìn giữ cẩn thận và còn nguyên vẹn như mới. Có tất cả 24 sắc phong của vua Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh,Duy Tân và Khải Định, riêng vua Thiệu Trị (1841 – 1847) trong thời gian 7 năm trị vì đã ban tặng cho DVTT 10 sắc phong, đây quả là 1 sự kiện hiếm thấy. DVTT đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 1996.
CÁ VOI Ở VIỆT NAM
Theo tài liệu Mammals of the world của Michel Boorer: Cá Voi (lớp Cetaeea) chính là thú, hô hấp bằng phổi đã thích ứng để sống trong môi trường nước.
Lớp chia ra 2 bộ:
Bộ 1: Gồm cá Voi không có răng, miệng có một hệ thống sợi dài mắc vào hàm trên, các sợi khi miệng cá mở ra thì tạo ra thì tạo ra 1 hệ hống màn lọc mồi. Sở dĩ cần màn lọc này là vì cá Voi chỉ chuyên ăn có một thứ mồi duy nhất, đó là tôm Euphausia supberba sống phiêu sinh trong biển vùng cực Bắc & cực Nam. Khi ăn, cá Voi nổi lên mặt nước, miệng há thật to hớp nước cùng với tôm phiêu sinh, sau đó nó phun nước ra, tôm sẽ được các sợi của màn lọc giữ lại. Cứ 1 lần hớp nước và phu ra, nó lấy được 500kg tôm. Giống tôm này chỉ sống ở miền Cực, nên khi cá Voi theo tàu biển chuyển xuống miền nhiệt đới thì không còn thức ăn. Phiêu sinh vật biển nhiệt đới rất nghèo so với vùng Cực & không hề có tôm Euphausia suberba, cá Voi sẽ chết đói. Đó là trường hợp con cá Voi mà bộ xương còn lưu lại trong Đình Thần Thắng Tam (VŨNG TÀU).
Bộ 2: Gồm cá Voi có răng, nhưng răng chỉ hiện diện ở hàm dưới. Đây là trường hợp con cá Voi Physéter australis trưng bày trong Thảo Cầm Viên (SG). Nhóm này cũng chỉ sống ở biển lạnh như biển Cực & biển Ôn Đới, vì mồi của nó là con mực khổng lồ Megateuthis australis chỉ sống ở vùng đáy sâu biển lạnh. Như thế những con cá Voi trôi dạt vào bở biển ở Việt Nam đều không sống thường xuyên tại đây, chúng chỉ là những con lìa đàn, theo tàu biển tới vùng nhiệt đới & sau một thời gian đói ăn trôi dạt vào bờ.
CHÙA PHẬT QUANG
Ngôi chùa có nhiều kỷ lục
Tọa lạc tại đường Trần Quang Khải (phường Hưng Long, TP.Phan Thiết), chùa Phật Quang được xây dựng vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 18. Theo lịch sử, đây là thời điểm những người Việt đầu tiên đến vùng đất Phan Thiết-Bình Thuận nên chùa Phật Quang đc xem là ngôi chùa lâu đời nhất của thành phố biển Phan Thiết.
Với địa thế nằm giữa những đồi cát đặc trưng miền biển cực Nam Trung bộ, chùa Phật Quang còn gần gũi với người dân địa phương bằng tên gọi: Chùa Cát! Không chỉ là “cái nôi” Phật giáo của Bình Thuận, lịch sử hình thành của chùa Phật Quang còn gắn liền với những di sản văn hóa vô giá. Vừa có công xây dựng chùa, 3 vị Thiền sư người Trung Quốc là Ninh Dung, Thiết Huệ và Thiết Sắc còn để lại chùa chiếc Đại Hồng Chung lớn đúc từ năm 1750 và bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đồ sộ và độc đáo. Mất 28 năm (từ 1706-1734) 3 vị Thiền sư mới khắc xong bộ kinh Pháp Hoa gồm 118 bản gỗ thị huyết với 600.000 con chữ và rất nhiều hình ảnh đức Phật thuyết pháp. Và bộ kinh vô giá này được xác lập kỷ lục “xưa nhất Việt Nam” vào ngày 2/1/2006.
Tiếp đó, vào ngày 7/11/2006, chùa Phật Quang còn nhận thêm một kỷ lục l ngôi chùa có “mõ Gia Trì lớn nhất Việt Nam”. Bản khắc cuối cùng của bộ kinh cũng ghi công của 6 người đứng ra quyên góp cúng tiền, người đứng ra in, nhiều người cúng cơm gạo và ghi cả công của 2 vị thiền sư cùng 12 phật tử khắc trong thời gian 28 năm mới hoàn thành.
Đã 2 thế kỷ trôi qua bản khắc này vẫn còn nguyên vẹn và theo lời nhận xét của một số nhà nghiên cứu bản khắc khá tinh xảo, đẹp. Tất cả bản khắc này được cất giữ trong 1 hầm nhỏ nằm trong đại điện, do sự tình cờ các vị sư của của chùa đã phát hiện ra.
Trải qua rất nhiều lần trùng tu và sửa chữa, ngôi chùa cộng với nhiều nét kiến trúc đậm dấu ấn Phật giáo Trung Hoa với cổng tam quan, chùa tổ, chính điện, tháp chuông…chùa Phật Quang hôm nay vừa giữ lại những nét kiến trúc truyền thống, vừa mang những giá trị văn hóa Phật giáo lẫn miền biển đấy nắng gió. Lẫn giữa những nét đẹp của nghệ thuật chạm khắc độc đáo trong kiến trúc và trang trí, chùa Phật Quang còn hấp dẫn bởi những…cái nhất: chùa trang trí nhiều rồng nhất (166 con), trang trí nhiều hoa văn và phù điêu nhất, trong đó có những phù điêu trang trí khắc họa những thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết và Việt Nam. Và mới đây nhất, vào ngày 24/10/2007, Công ty Kỷ lục Vietkings đã trao kỷ lục chùa có “mõ Gia Trì lớn nhất Việt Nam”.
Đại đức Thích Quảng Cao còn cho biết, hiện chùa đang giữ một rìu đá 3.500 năm tuổi (Bảo tàng Đồng Nai giám định) do một nông dân ở Đồng Nai tìm thấy và tặng lại cho chùa. Ngòai ra, ở chùa Phật Quang còn có khá nhiều pho tượng người bằng đất nung (chưa xác định được niên đại), mỗi tượng người một tư thế hết sức sống động y như đang biểu diễn các thế võ Thiếu Lâm.
Từ năm 2000 đến năm 2005, thầy trụ trì Thích Huệ Tĩnh, đời thứ 44 phái thiền Lâm Tế đã tổ chức đại trùng tu chùa, đặt 15 vườn tượng Phật tích và nhiều cây kiểng ở sân chùa.
Ngôi chính điện hai tầng và hai lầu chuông, trống nổi bật với các mảng ghép sành sứ về nhiều đề tài trên các phù điêu, hoa văn, hàng cột ..., đặc biệt là linh vật Rồng 5 móng được thể hiện trên các công trình ghép sành sứ từ nóc mái đến bao lam, cửa sổ, hàng cột ... với 22 loại.
Thầy trụ trì cho biết hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ miền Bắc vào, miền Nam ra, đã được nhóm thợ người Huế chủ lực lựa chọn sử dụng khoảng 2 tấn. Chính mảng ghép sành sứ mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao đã tôn ngôi chùa vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính theo phong cách kiến trúc Á Đông.
Chùa có hai điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tầng trên là điện Phật thờ đức Phật Thích Ca, hai bên vách tường có bộ tượng phù điêu Thập Bát La Hán. Điện Phật tầng dưới thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí) và tượng Bồ tát Địa Tạng.
.
Quả chuông gia trì có đường kính 1,2m, cao 1m, nặng khoảng 400kg. Chuông do nhóm thợ người Quảng Nam thực hiện. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam được xác lập kỷ lục vào ngày 07-11-2006, trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có Quả chuông gia trì lớn nhất Việt Nam trong Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần 6 chủ đề : Kỷ lục Phật giáo Việt Nam do Trung tâm phối hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức.
Cặp mõ gia trì ở điện Phật, mỗi chiếc cao 0,8m, ngang 0,92m, lm bằng gỗ mít lấy từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, do 3 người thợ ở Quảng Nam thực hiện trong 7 năm (1997-2004).
Đại hồng chung chùa Phật Quang
Chùa Phật Quang ngày nay là một ngôi phạm vũ tráng lệ, đã được khánh thành vào ngày 05-3-2006 (nhằm ngày 06 tháng 2 năm Bính Tuất). Chùa được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các công ty du lịch trong nước và nước ngoài nên số du khách và Phật tử đến viếng chùa thật đông đảo mỗi ngày.
Giữa không khí sôi động của một thành phố du lịch hôm nay, chùa Phật Quang vẫn trầm mặc và yên bình như hàng trăm năm qua nên thu hút rất đông tín đồ Phật tử và du khách khắp nơi tìm đến. Không chỉ thanh thản với những giây phút nghiêng mình bên đức Phật tại ngôi chùa xưa nhất, mà mọi người còn có dịp khám phá và chiêm ngưỡng những điều kỳ thú từ các di sản văn hóa vô giá cho đến lối kiến trúc của những tượng Phật và Bồ Tát xung quanh. Và sắp tới đây, khi chùa Phật Quang hoàn thành tòa Bảo Tháp Pháp Hoa cao 32m để thờ bộ kinh Pháp Hoa và “bộ sưu tập” 50.000 tượng Phật Di Lặc… không chỉ trở thành ngôi chùa với nhiều kỷ lục, mà chùa Phật Quang còn trở thành một điểm du lịch nổi tiếng mà mọi du khách không thể bỏ qua khi đến với thành phố biển xinh đẹp Phan Thiết!