Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Translate

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Tài Liệu Thuyết Minh Vũng Tàu (Phần 1)

Lời Nói Đầu

Tài liệu tuyến điểm Bà Rịa Vũng Tàu được hoàn thành vào ngày 01/10/2010 chỉ là tài liệu sử dụng để tham khảo, vẫn còn nhiều sai sót. Tài liệu có công sức đóng góp củac ACE Hướng Dẫn Viên trong CLB Đồng Hành Việt, các thành viên trong Câu Lạc Bộ và tổng hợp tư liệu từ nhiều tác giả khác nhau như: Sổ Tay Du Lịch Bà Rịa Vũng Tàu, Du Lịch Ba Miền, Non Nước Việt Nam….

Đây là tài liệu sử dụng trong nội bộ của Câu Lạc Bộ Đào Tạo – Cung Cấp Hướng Dẫn Đồng Hành Việt và là một cẩm nang dành cho các bạn sinh viên du lịch.
Thay mặt Ban Chủ Nhiệm CLB, Đạt xin cám ơn công sức đóng góp của các ACE Hướng Dẫn Viên và các thành viên trong CLB đã giúp đỡ để Đạt hoàn  thành tài liệu quý giá này.

                                        TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2010
                                                            Chủ Nhiệm CLB
                                                           Dzoãn Tiến Đạt




















Tài liệu Thuyết Minh
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÀ RỊA – LONG HẢI
 BÌNH CHÂU – VŨNG TÀU – CÔN ĐẢO

Hiện nay xe chúng ta đang thuộc địa phận Tp Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn và đông dân nhất cả nước với diện tích hôm nay rộng hơn 2093,7 km2, dân số 5.037.155 người (01/04/1999). Tp Hồ Chí Minh có năng lực về sản xuất kinh doanh và đang phát triển khá sầm uất nhất khu vực Đông Nam Á.

Ngược dòng lịch sử vào 1698 Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam Kinh lược đã lập dinh Phiên Trấn đặt cơ sở hành chính đầu tiên của Sài Gòn nay là Tp Hồ Chí Minh. Nếu không nhìn lại lịch sử , chúng ta thật khó hình dung nổi vùng đất này hơn 300 năm trước chỉ là bãi sình lầy, hoang vu. Nơi đây đất lành chim đậu đã có sức cuốn hút khác thường: người từ nhiều miền đất xa xôi nào đó đã đặt chân đến đây là trụ lại rồi sinh sôi nảy nở. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi nước mắt và cả xương máu nữa, họ đã biến vùng đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc để rồi trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ lớn của cả nước như ngày hôm nay và mãi mãi trong tương lai.

Thưa quý du khách! Tp Hồ Chí Minh đã phải chịu nhiều tác động của bao cuộc chiến tranh để đến ngày nay là một trong những thành phố đa văn hóa, đa dân tộc. Hiện nay Tp Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước thu hút hằng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.Thì hôm nay qúy khách hãy rũ bỏ hết những vất vả lo toan của công việc hằng ngày, tạm biệt Tp Hồ Chí Minh thân yêu để đến với một thành phố êm đềm hơn tận hưởng những ngày nghỉ tuyệt vời.

NGÃ TƯ HÀNG XANH.
Thưa qúy du khách! phía trước chúng ta là ngã tư Hàng Xanh. Sở dĩ có tên gọi là Hàng Xanh theo Sài Gòn xưa của Vương Hồng Sển: trước đây vùng này có trồng nhiều loại cây Sanh (là loại cây cổ, cùng loại với cây si) được đọc trại nên có tên gọi là Hành Xanh. Nút giao thông này được xây dựng 17/09/1994, hoàn thành vào 30/4/1995 (nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng Thành phố Sài Gòn) do công ty Huy Hoàng thi công với tổng kinh phí xây dựng 15,6 tỷ đồng, nếu tính luôn tiền đền bù giải tỏa kinh phí lên đến 63 tỷ đồng. Mục đích xây dựng nút giao thông Hàng Xanh nhàm giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên trong thời gian trước. Nút giao thông Hàng Xanh là cửa ngõ quan trọng phía Bắc thành phố, hiện tại ở nút giao thông Hàng Xanh đến cầu Văn Thánh được mở rộng 2 bên có 4 làn xe chính và 2 làn xe phụ(tổng cộng 12 làn xe). Từ cầu Điện Biên Phủ đến chân cầu Sài Gòn sẽ được xây dựng mới với bề mặt cắt ngang là 100m và mở rộng đường Đinh Tiên Hoàng gấp đôi, với vốn đầu tư là 370 tỷ đồng.
Khu vực Văn Thánh có nhiều tên gọi: cầu Văn Thánhbến xe Văn Thánhkhu du lịch Văn Thánh. Tên Văn Thánh có từ 1824 (Minh Mạng 5) ở khu vực này có xây dựng ngôi Văn Miếu thờ đức Khổng Tử nên người dân gọi là Khu Văn Thánh, trong thời Pháp miếu này bị phá bỏ và hiện nay không còn nữa. Xe chúng ta đang đi qua cầu Văn Thánh, cầu được bắc qua rạch Văn Thánh đổ ra rạch Thị Nghè và sau đó đổ ra sông Sài Gòn.
Phía bên tay trái của qúy khách là bến xe Văn Thánh và chợ Văn Thánh. Bến xe Văn Thánh là một bến xe lớn có từ lâu đời ở khu vực này, từ đây có thể đi Biên Hòa, Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung. Khoảng cuối năm 1996 bến xe được dời sang bến xe miền Đông với lý do ở đây xây dựng đường lớn và đường cao tốc, nếu để bến xe ở khu vực này sẽ gây ách tắc giao thông. Chợ Văn Thánh được xây dựng khoảng 1993-1995 dự kiến đây là chợ đầu mối(giống như chợ An Lạc và bến xe miền Tây) cho các loại hàng hóa từ miền Trung  và khu Tân Cảng, nhưng chợ khánh thành và buôn bán không lâu thì bến xe Văn Thánh dời đi làm cho chợ mất khách và mất đi vị trí chiến lược như dự kiến. Hiện nay chợ rất ế ẩm và nhà nước đang có kế hoạch bán khu chợ cho doanh nghiệp Đài Loan sự dụng vào việc khác.
Khu du lịch Văn Thánh nằm trên một cù lao 7 ha nên còn gọi là cù lao 7 mẫu, hiện nay do Công Ty Du Lịch Sài Gòn quản lý.  Đây là khu du lịch nhỏ nhưng được nhiều người biết đến vì 1993-1994 ở đây tổ chức thi tuyển diễn viên điện ảnh. Vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hằng năm ở đây thường tổ chức lễ hội mừng chiến thắng Đống Đa (05/01/1789 Kỷ Dậu âm lịch).
Khu du lịch Tân Cảng (Quân Cảng) trước đây khu vực này là cảng quân sự quan trọng của Mỹ-Ngụy. Sau giải phóng đây là khu vực của Hải Quân Việt Nam. 1990 khu vực Tân Cảng được chia thành 2 khu: quân sự và kinh tế cho tàu xuất nhập hàng hóa và kho để các container. Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống chúng ta có thể thấy rất nhiều container xếp chồng lên nhau trong một khu vực rộng lớn.

CẦU SÀI GÒN.
Và bây giờ xe chúng ta đang đi qua cầu Sài Gòn đây là cửa ngõ quan trọng nối Tp Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Cầu được xây dựng 1959-1961 do công ty C.E.C (Capital Engineering Coporation) thiết kế và thi công. Nếu dựng cầu này lên thì qúy khách sẽ thấy cây cầu này cao bằng chiều cao của ngọn núi Bà Đen với chiều dài 987,413 m, rộng 24 m, 32 nhịp, Trước 5/2000 thì cầu Sài Gòn là cây cầu dài nhất Nam Bộ nhưng hiện nay nó đã nhường vị trí hàng đầu đó cho cầu Mỹ Thuận, là một công trình được xây dựng để chào thiên niên kỷ mới.
Thưa qúy du khách! Cầu Sài Gòn được bắc qua sông Sài Gòn, sông dài trên 230 km bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng (Lộc Ninh – Bình Phước). Một đoạn sông này là ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và Bình Phước, một phần nước sông này chảy vào khu vực lòng hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh. Sau đó chảy qua khu vực Bến Cát đến Thủ Dầu Một vào Tp Hồ Chí Minh và hợp với sông Đồng Nai đổ ra cửa Cần Giờ vịnh Gành Rái, đây là con sông có giá trị kinh tế lớn về giao thông, đặc biệt có nhiều hệ thống cảng quan trọng: cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái – Tân Cảng

QUẬN 2 :
Qua khỏi cầu Sài Gòn là địa phận của Quận 2 – Tp.HCM với diện tích 5020 ha gồm An Phú , An Khánh , Thủ Thiêm , Thạnh Mỹ Lợi , Bình Trưng . Trước 01/04/1997 khu vực này thuộc Quận Thủ ĐứcQuận 2 gồm khu công nghiệp Cát Lái và khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là trung tâm mới của thành phố trong tương lai gần . Với quy hoạch của thành phố thì Quận sẽ là trung tâm thương mại tài chánh của thành phố . Dân số hiện tại khoảng 86.027 người , dự kiến năm 2010 tăng 450.000-500.000 người .
Hiện  có một số công trình trọng điểm đã và đang khởi công xây dựng tại khu vực Quận 2 :
+ Khu nhà ở và du lịch An Khánh
+ Khu đô thị mới Bình Trưng , Thạnh Mỹ Lợi
+ Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc
+ Khu công nghiệp Cát Lái .
+ Tháp truyền hình TPHCM cao 450m với vốn đầu tư 150 triệu USD
+ Hầm vượt sông Sài Gòn tại Thủ Thiêm
+ Đường song hành với quốc lộ 52 ( Kinh phí dự tính là 310 tỷ )
+ Đường cao tốc Bà Rịa – Vũng Tàu .

QUẬN THỦ ĐỨC :
Quận Thủ Đức có diện tích 47,26Km2, dân số 163.387 người gồm 12 phường. Thị trấn Thủ Đức , Linh Đông, Linh Xuân, Linh Trung, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, và một phần xã Tân Phú, Hiệp Phú , Phước Long. Gồm 8 khu quy hoạch trọng điểm :
+ KCN Bắc Thủ Đức ( KCX Linh Trung ) 400 ha .
+ KCN Hiệp Bình Phước : 70 ha .
+ KCN Tam Bình : 50 ha
+ KCN Bình Chiểu : 28 ha
+ Khu du lịch ven sông Sài Gòn : 200 ha .
+ Khu dân cư Hiệp Bình Chánh – Linh Đông : 50 – 70 ha
+ Khu dân cư mới : 16 ha
+ Trường Đại học Quốc Gia : 800 ha ( 200 ha ở Thủ Đức )

QUẬN 9 :
Quận 9 có diện tích 113,75km2, dân số 123.059 người , gồm các xã: Long Bình , Long Thạnh Mỹ , Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình và một phần diện tích của các xã Tân Phú, Phước Long, Hiệp Phú, Bình Trưng

XA LỘ BIÊN HÒA ( XA LỘ HÀ NỘI )
Con đường chúng ta đang đi vào những năm trước 1975 mang tên xa lộ Biên Hoà được xây dựng 1959-1961 do công ty CEC thiết kế và thi công đoạn đường này bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn kéo dài đến ngã tư Tam Hiệp với chiều dài 31km , rộng 21m . Những năm này Mỹ và chính quyền Sai Gòn sử dụng con đường này như một đường băng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất bị sự cố , đến 1971 Mỹ cho rằng xa lộ thuận lợi cho quân cách mạng đỗ bộ tấn công Sài Gòn nên đã cho xây dựng con lươn giữa tim đường. Sau năm 1975 con đường này mang tên quốc lộ 52 nhưng chỉ còn lại 10km bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn đến ngã ba Đại Hàn ( hay còn gọi là ngã ba trạm 2 ) đoạn còn lại là Quốc lộ 1. 1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội đã đổi tên thành xa lộ Hà Nội , bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức , đoạn còn lại là quốc lộ 1. Ngày nay , hai bên xa lộ đã mọc nhiều khu vực dân cư sầm uất, khu vui chơi giải trí thể thao , làng đại học và đặc biệt là các khu công nghiệp hiện đại. Đây là con đường được duy tu , bảo dưỡng tốt nhất suốt chiều dài quốc lộ .

CẦU RẠCH CHIẾC
Xe chúng ta sắp đi qua cầu Rạch Chiếc, cây cầu này được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hoà ( 1959-1961 ). Đây là cây cầu nhỏ với chiều dài 148m, rộng 8,5m nhưng là nhân chứng cho một sự kiện lịch sử quan trọng góp phần là rạng rỡ cho chiến dịch HCM vào 27/04/1975 tại chân cầu này đã xảy ra liên tục năm trận đánh giữa quân giải phóng và quân lính Sài Gòn bảo vệ cầu ( vì đây là điểm yếu nhất trên xa lộ ). Cuối cùng quân giải phóng đã chiếm được cầu Rạch Chiếc dành lại đường giao thông quan trọng cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, bên cạnh chiến công đó thì 59 chiến sĩ Cách mạng của ta đã hy sinh tại đây. Hiện nay, Nhà Nước đang có kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm 59 chiến sĩ đã hy sinh 27/04/1975 .

NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ TIÊN.
Qua khỏi cầu Rạch Chiếc , phía tay phải của quý khách là quận 9 , phía tay trái là quận Thủ Đức . Nhìn về phía tay trái quý khách thấy một nhà máy đó là nhà máy xi măng Hà Tiên thuộc địa phận quận Thủ Đức được xây dựng 1959-1963 với công suất ban đầu là 79.000 tấn / năm, hiện nay nhờ trang thiết bị hiện đại công suất đã lên đến 1,2 triệu tấn / năm . Sau 1975 nhà nước quản lý,  hiện nay nhà máy cung cấp một lượng lớn xi măng cho khu vực miền Nam và là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành xi măng Việt Nam. Nguyên liệu chính lấy từ nhà máy xi măng Kiên Lương, sau đó chuyên chở bằng sà lan tới thành phố sản xuất ra xi măng thành phố cung cấp cho thị trường thành phố và Đông Nam Á .

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC
Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức được xây dựng vào năm 1964 với công suất hiện nay là 242MW  ( do nhận thêm 2 turbin khí từ Hải Phòng với công suất 77 MW )

NGÃ TƯ THỦ ĐỨC
Chúng ta đang đến một ngã tư đó là Ngã tư Thủ Đức, nếu rẽ trái là đi vào chợ Thủ Đức, Sài Gòn WaterPark ….. còn rẽ tay phải là đi vào bệnh viện quân đội 7A, trường Công An Phước Sơn ,Học việc chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Phân viện TPHCM, Đại học Giao thông vận tải .

NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
Nhìn bên tay trái quý khách có thể nhìn hai cột cao đó là nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng 1959 với công suất hiện nay là 670.000m3 / ngày. Nhà máy có 8 bể lọc lấy nước từ sông Đồng Nai tại khu vực Hoá An cung cấp nước cho toàn thành phố. Và hai cột này là hai cột thuỷ áp nhằm điều hoà áp lực trong các đường ống nước như vào ban đêm tất cả các ống nước được khoá thì áp lực thì áp lực trong các đường ống rất lớn. Hai cột này có nhiệm vụ làm giảm áp suất , tránh tình trạng bị vỡ ống nước . Hiện nay chúng ta đang vay vốn tại ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) khoảng 65 triệu USD để thay đổi toàn bộ các ống dẫn nước chính từ 1,8m lên 2,4m và mở rộng nhà máy nước đưa công suất cung cấp nước của nhà máy lên 1 triệu m/ngày .

CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA
Kế bên nhà máy nước Thủ Đức là công ty nước giải khát Coca-Cola với khả năng sản xuất 3.500két / ngày và công suất tối đa 40 triệu lít / năm . Hiện nay công ty này là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài , chiếm lĩnh thị trường nước ngọt ở TPHCM và cả nước . Nhà máy trước đây là công ty liên doanh giữa Công ty nước giải khát Chương Dương và Công ty Indochina chi nhánh PBC ( Pacific Beverages  Company ) đặt tại Singapore , chính thức ký hợp đồng vào tháng 07/1993 với tổng đầu tư là 4 triệu USD . Nhà máy PBC nằm trên một lô đất khoảng hai ha tại Thủ Đức và có ba dây chuyền sản xuất : 1 vô chai thuỷ tinh , 1 vô lon , 1 vô chai nhựa PET . Ngoài ra , công ty là một trong những đơn vị tài trợ cho nhiều loại hình hoạt động ở TPHCM và cả nước nhất là về TDTT .

NGÃ BA TRẠM HAI ( XA LỘ ĐẠI HÀN )
Trước mặt quý du khách là ngã ba trạm 2, con đường rẽ trái là xa lộ Đại Hàn ( hay còn gọi là xa lộ vành đai ) đây là con đường được xây dựng 1963 do chính quyền Sai Gòn làm để giảm bớt lưu lượng xe chở hàng từ các tỉnh miền Trung về miền Tây và ngược lại, không phải đi xuyên qua TPHCM . Con đường này với tổng chiều dài 40km từ ngã ba trạm 2 đến An Lạc – Bình Chánh , được Mỹ thiết kế và công binh Đại Hàn thi công nên mới gọi là xa lộ Đại Hàn. Sau 1968 Mỹ sợ hãi và lập tức cho xây dựng con đường này như một vành đai bảo vệ ngăn cách giữa Sài Gòn, Tân Sơn Nhất với cái nôi Cách mạng Củ Chi nên hiện nay trên bản đồ con đường mang tên là đường Trường Sơn . Trong tương lai , dự án xây dựng con đường xuyên Á Bangkok – PhnômPênh – Mộc Bài – Quốc lộ 22 – Xa lộ Đại Hàn – Quốc lộ 51 - Vũng Tàu sẽ được thực hiện 

Cây Kiểng:Xuất hiện ở Việt Nam khoảng TK 12,13 và cho đến nay vẫn giữ được vị trí riêng của nó. Ở Nam Bộ, nhiều địa phương trồng hoa – hoa kiểng nổi tiếng như Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre), Gò Vấp.
Ngày xưa khi các cụ đến tuổi “tóc đã thưa, răng đã mòn” thường tìm đến thiên nhiên để hưởng nhà với một góc sân nhỏ, các cụ chơi hòn nam bộ, trồng hoa hoặc chậu kiểng (các loại cây thuộc giống cổ thụ được hãm trong các chậu, tạo dựng lại cái hùng vĩ của thiên nhiên trong một khoảng không gian thu hẹp). Riêng lối chơi kiểng thế, các cụ thường ghép ý nghĩa các nhánh, các đoạn của cây với lễ giáo đạo đức cùa xã hội thời bấy giờ nhằm mục đích dạy dỗ con cháu tính kiến nhận, siêng năng, biết điều hay lẽ phải. Do đó cách chơi cây kiểng nhìn vào đó có thể đoán biết ít nhiều về gia thế của chủ nhân.
Một cây kiểng có giá trị phải hội đủ 4 yếu tố bằng một hình, hai thế, ba chi, bốn điệp tượng trưng cho Thiên đạo, người đạo, thần đạo và đạo làm con. Theo lời kể của các cụ, cây kiểng được uốn sửa thành 3 tầng, 4 đoạn thân và 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho Nam nhi với Tam cương, Ngũ thường và với nữ nhi là tam Tòng – Tứ Đức. trong đó, các tầng, đoạn lại ngã theo 4 hướng gọi là Tứ trụ, theo luật âm dương điều hòa thể hiện cho vũ trụ nhân sinh.
Về chủng loại cây cũng mang ngụ ý sâu sắc: Cây Mai uốn theo hình chữ “Nữ”, cây Tùng uốn theo hình chữ “Thập”, cả 2 cây ghép lại gọi là:
“vô nữ bất thành mai
Vô nữ bất thành tùng” Ngoài ra còn có các thế: ”người bay và người hạt, thế “phụ tử”…
Ngày nay thú chơi kiểng không còn dành cho  tuổi già. Có nhiều nghệ nhân ở tuổi thanh niên và trung niên. Mỗi độ xuân về, các giang hàng bán cấy khế kiểng mọc ra như nấm với đủ các loài hoa đua nhau khoe sắc. riêng các loại cây uốn thế không chỉ cứng nhắc theo nguyên tắc. nghệ thuật chơi kiểng ngày nay, dù để thưởng thức hay kinh doanh, đã trởi thành một nhu cầu văn hóa của người Việt Nam.

Khu Du Lịch Suối Tiên:
Khu DL Suối Tiên cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 19km. tháng
6 năm 1993 đồ án quy hoạch được văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt và được UBND TP.HCM cho phép thực hiện KDL Suối Tiên rộng 18ha với kiến trúc Á Đông.
1/ Lịch Sử Hình Thành: Ngược dòng thời gian trở về với một địa danh huyền thoại, một vùng đất xưa kia hoang hóa có con suối thiên nhiên chảy qua nay đã vươn mình trở thành miền đất Tứ Linh
      Trong ký ức của những người đầu tiên đến khai khẩn đất lập lâm trại, vẫn còn lưu giữ hình ảnh một vùng đất hoang sơ giữa bộn bề đầm lầy, cây cỏ. Ông Đinh Văn Vui – Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Suối Tiên  nhớ lại: “Tôi còn nhớ mãi ngày ấy, vào năm 1987, khi tôi đến đây khai khẩn đất lập lâm trại, Suối Tiên vẫn còn là đồng ruộng, đầm lầy, rừng rậm và đã từng là căn cứ địa cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ… Suối Tiên, cái tên nghe sao lạ quá! Tôi thử tìm hiểu  mới biết Suối Tiên bắt nguồn nối tiếp suối Lồ Ồ (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày nay) chảy ngầm trong lòng đất hàng chục km qua xa lộ Hà Nội và trồi lên mặt đất này, để rồi tiếp tục xuôi dòng đổ ra sông Đồng Nai. Lúc đó, Suối Tiên còn cả một khu rừng đặc hữu, một khung cảnh thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại. Tại đây còn có một miếu thờ bảy cô gái ở ven suối có cùng tuổi rồng, tình cờ đến đây tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu. Dân trong vùng kể lại : “Bảy cô gái rất linh thiêng nên bà con thường xuyên nhang khói, phụng thờ". Phải chăng bảy cô gái đã quy tiên trở nên linh thiêng thành tiên độ cho đời nên suối này có tên gọi là Suối Tiên và được lưu truyền đến ngày nay? Từ khung cảnh thiên nhiên và truyền thuyết ấy, ý tưởng xây dựng nơi đây thành một khu du lịch tầm cỡ quốc gia nung nấu tôi suốt ngày đêm…"
    "Lâm trại Suối Tiên" đã trở thành tiền đề cho một khu du lịch tầm cỡ trong tương lai. Quá trình sản xuất của lâm trại là quá trình tích lũy vốn liếng cũng như điều tra, nghiên cứu thăm dò để xây dựng khu du lịch.
    Diện tích ban đầu của lâm trại chỉ có 2 ha đất hoang hóa, chỉ là một trại nuôi trăn nhỏ. Các năm tiếp theo, lâm trại tổ chức chăn nuôi theo lối công nghiệp xuất khẩu, đồng thời nuôi cả các loài thú quý hiếm và trồng các loại cây ăn trái. Từ năm 1989 đến năm 1991, sản xuất gỗ xẻ xuất khẩu và sau đó sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Sản phẩm của lâm trại Suối Tiên được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Đặc biệt, lâm trại Suối Tiên còn được tổ chức CITES thế giới chấp thuận và bảo vệ quyền chăn nuôi cũng như xuất khẩu các loại động vật bò sát. Có lúc trại trăn ở đây lên đến10.000 con, trong đó có những con trăn vàng đặc biệt quí hiếm nên có người gọi lâm trại Suối Tiên là trại"Trăn Vàng Suối Tiên". Cái tên STF (Suối Tiên Farm) cho đến nay vẫn còn được lưu giữ trên logo của công ty như một kỷ niệm, một dấu ấn không thể quên về bước đầu khởi nghiệp xây dựng Suối Tiên.
    Năm 1992, cùng với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, việc xây dựng một khu du lịch tầm cỡ để phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trở thành một nhu cầu thiết yếu. Từ đây, dự án xây dựng Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên đã trở thành hiện thực, các hạng mục công trình lần lượt được xây dựng.
    Tháng 02 năm 1993, sáng lập công ty TNHH Lâm Sản Mỹ Nghệ Suối Tiên. Ông Đinh Văn Vui được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám Đốc.
    Ngày 02 tháng 09 năm 1995, nhân kỷ niệm lễ Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên chính thức mở cửa đón du khách.
2/Chặng đường phát triển
Từng chặng đường xây dựng và phát triển DLVH Suối Tiên gắn liền với sự chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế của cả nước trong thời kỳ đổi mới, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, DLVH Suối Tiên vẫn giữ vững định hướng và quyết tâm phát triển thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực.
Quá trình hình thành và phát triển của DLVH Suối Tiên cho đến nay, bên cạnh sự đổi mới liên tục qua việc khánh thành hàng loạt những công trình, mô hình tham quan, vui chơi, giải trí, còn có những bước ngoặc đáng ghi nhớ:
·        Năm 1993khởi công xây dựng.
·        Ngày 02 tháng 09 năm 1995mở cửa đón khách tại cổng Tây Thiên Môn (cổng số1 ). Lâm trại Suối Tiên chính thức trở thành  DLVH Suối Tiên.
·        Năm 1997mở cổng Đinh Tiên Môn (cổng số 2) và khánh thành quảng trường Đinh Bộ Lĩnh, khánh thành tượng đài Vua Hùng làm cột mốc đánh dấu cho định hướng phát triển du lịch văn hóa, du lịch về nguồn. Đến năm 2003, tượng đài Vua Hùng được nâng cấp thành Đền Thờ Vua Hùng. Từ đây, lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương được hình thành và định kỳ tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, trở thành lễ hội về nguồn tiêu biểu, đặc sắc của Suối Tiên.
·        Năm 1997: khánh thành Phụng Hoàng Cung và Tàu Lượn Siêu Tốc.
·        Năm 2000: khánh thành cổng Thiên Tiên Môn (cổng số 3), quảng trường Thiên Đăng Bảo Tháp và hàng loạt các công trình, mô hình vui chơi giải trí khác.
·        Năm 2002: khánh thành Biển Tiên Đồng một kỳ quan nhân tạo – một đại dương trong lòng thành phố. Công trình đặc biệt có một không hai này đã đưa Suối Tiên tiến đến tầm cỡ của công nghệ giải trí hiện đại, tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á .
·        Năm 2004: Lễ Hội Trái Cây truyền thống Suối Tiên qua 7 năm tổ chức đã được nâng cấp và lấy tên gọi chính thức là “Lễ Hội Trái Cây Nam Bộ“, trở thành sự kiện Văn hóa – Du lịch tiêu biểu của TP. HCM. Sự kiện này giúp cho Suối Tiên được đông đảo du khách biết đến như một miền đất của những lễ hội văn hóa, lễ hội về nguồn độc đáo, đặc sắc, kết hợp hài hòa cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại.
·        Năm 2006: Khánh thành công trình văn hóa tâm linh Long Hoa Thiên Bảo.
·        Năm 2007: Khánh thành Đại Cung Kim Lân Sơn Xuất Thế.
·        Năm 2008: khánh thànhBí Mật Càn Khôn Vũ Trụ CineMax 4DChuỗi Nhà Hàng Long Phụng.
·        Năm 2009: Khánh thành Đại Cung Phụng Hoàng TiênĐại Cung Lạc Cảnh Tiên Ngư, Tháp Du Hành Vũ Trụ.
·        Năm 2010 xây dựng biển Ngọc Nữ ngay bên cạnh Biển Tiên Đồng với hồ tạo sóng hiện đại.
- Đầu tư công nghệ giải trí mới hấp dẫn “Laser Zone” và Đấu trường Bò Tót.
- Ngày 19 tháng 11 Khánh thành thánh tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn một công trình mỹ thuật đặc sắc lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại "Thiên Cảnh Bồng Lai Lưu Ly Thất Bảo" một quần thể kiến trúc hoành tráng đậm nét dân tộc.
Với sự ra đời của hàng loạt công trình mô hình giải trí, DLVH Suối Tiên đã hoàn thiện quy trình khép kín “Du lịch – Giải trí – Thư giãn -  Ẩm thực”, góp phần nâng Suối Tiên lên tầm phát triển mới, đa dạng và hiện đại.

Trước cổng Khu Du Lịch Suối Tiên Quý Khách thấy có một con cóc ba chân khổng lồ. HDV xin phép sơ lược về truyền thuyết về con cóc ba chân này

Thần tài lộc cóc 3 chân
Theo truyền thuyết của người Hoa, thì Thiềm Thừ vốn là yêu tinh, được tiên ông Lưu Hải thu phục, theo Tiên ông Lưu Hải để tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền giúp đỡ mọi người, để thể hiện sự phục thiện, sự cải tà quy chính với tiên ông Lưu Hải. Vì vậy Thiềm Thừ được người Hoa trân trọng như một trong những con vật linh thiêng trong phong thủy về tài lộc và yên lành.
Nó thường ngậm đồng tiền cổ trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang tài lộc vào nhà. Người Hoa từ xưa tới nay đều tin rằng nếu họ nhà có ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Như vậy cóc biểu tượng cho điềm lành. Đã vậy đây lại là cóc tài lộc nên giữ trân trọng ở hàng thứ 2 sau vật phong thủy số 1 là Tỳ Hưu.
Do đó Thiềm Thừ là biểu tượng của tài lộc và yên lành, là vật phẩm may mắn trong công việc làm ăn, sự bình an cho gia đạo. Nên mọi người thường hay dùng để biến xấu thành tốt trong phong thủy nhà cửa, hoặc để tặng bà con, bạn bè thân hữu khi có dịp hỷ sự.
Nhưng khác với người Hoa người Việt thường trưng bày Thiềm Thừ trên bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài ngậm đồng tiền cổ quay ra ngoài để kiếm tài lộc, tối quay đầu vào trong để đem tài lộc vô nhà. Thực ra những con vật thiêng liêng trong phong thủy, nguồn gốc là của người Hoa, là phong tục tập quán lâu đời của mọi người dân xứ sở này. Vì vậy ta cần phải theo những trải nghiệm của họ trong việc sử dụng những con vật thiêng liêng vào phong thủy nhà cửa, sao cho có hiệu quả thiết thực nhất và tránh sự phản tác dụng.
Trong đó việc an vị Thiềm Thừ ở vị trí nào trong nhà sao cho có hiệu quả, thì chúng ta đã biết như trên, tốt nhất là tại 2 góc của chính phía trên trong phòng khách, và đầu của Thiềm Thừ đang ngậm đồng tiền cổ quay vô nhà, như thế Thiềm Thừ đang nhảy vô nhà để mang của cải tài lộc vô nhà chủ.
Tương tự như vậy chúng ta đặt Thiềm Thừ ở của hàng, ở công ty, nhưng phải nhớ là đầu của Thiềm Thừ phải quay vô phía trong cửa hàng hoặc công ty. Cũng có thể đặt Thiềm Thừ nằm ở dưới gầm bàn, bên trong tủ, nhưng đầu phải qua vô trong. Tất nhiên, không ai làm ngược cách trên, là đặt đối diện với cửa chính, chẳng hạn như đặt Thiềm Thừ tại trang Thổ Địa – Thần Tài, đầu quay ra ngoài cửa chính với miệng đang ngậm đồng tiền cổ. Đây là biểu tượng cho sự hao tài, như vậy Thiềm Thừ thay vì tài lộc vô nhà cho gia chủ, thì ngược lại mang tài lộc của gia chủ ra hết ngoài.

Nhưng Thiềm Thừ thế nào mới được linh khí?
Nếu làm bằng bột đá được nghiềm nát và trộn với keo đặc biệt và cho vào khuôn đúc, để sản xuất hàng loạt theo công nghệ thay vì thủ công tuy hình rất đẹp và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất thủ công.
Nhưng linh khí của loại tượng bột đá này rất ít vì đá thiên nhiên đã bị nghiền nát, đã phá vỡ linh khí đã tích tụ hàng triệu năm, chỉ còn lại một ít linh khí mà thôi.
Có những hình tượng Thiềm Thừ bằng đồng, Thuộc loại hành Kim, trong Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch( hành Thổ) này được “ tương sinh”. Vì Thổ sinh Kim. Nhưng linh khí không đầy đủ bằng đá thiên nhiên, vì đồng đã được nung chảy để đổ vào khuôn đúc.
Hơn nữa khi đến Hạ Nguyên Vận 9 thuộc Cửu Tử(hành hỏa): Từ năm 2024 đến năm 2043(chu kỳ 20 năm). Mà hỏa thì khắc Kim, nên vật liệu bằng đồng(hành Kim) đến đầu Hạ Nguyên Vận 9, tức năm 2024 thì hình tượng bằng đồng(hành kim) người ta sẽ không sử dụng nữa. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng hình tượng bằng đá thiên nhiên để có thời gian lâu dài, và ở Hạ nguyên Vận 9 thuộc Cửa Tử (hành Hỏa) thì được “tương sinh” , vì Hỏa sinh Thổ. Và hơn nữa đá thiên nhiên thuộc hành Thổ, còn giữ trọn vẹn linh khí của Trời Đất qua hàng triệu năm, và được sử dụng vào cả Hạ nguyên Vận 8 và Vận 9(2004 đến năm 2043) được “ Tương vượng và tương sinh” rất phù hợp, vì vậy việc sử dụng vật phẩm phong thủy đá thiên nhiên là cách lựa chọn tốt nhất.

Thiềm Thừ – Cóc Tài lộc
Chỉ đứng sau Tỳ hưu, Thiềm Thừ hay Cóc ba chân (Cóc tài lộc) được xem là linh vật phong thủy chiêu tài, tịch tà và hộ gia.
Cóc vàng mời gọi tiền tài
Thiềm Thừ ngậm tiền thường có thể nhìn thấy gần máy tính tiền, két sắt, nơi tiếp khách, bàn làm việc và văn phòng tại các nước phương Đông.
Riêng nếu có dịp du lịch sang Trung Quốc, bạn sẽ thấy trong gia đình Trung Quốc, nhà ai cũng chưng Tỳ Hưu để chiêu tài khí bốn phương, tạo may mắn cho gia chủ về tài lộc, công danh và sức khỏe. Tuy nhiên, khi được chủ nhà mời nước tại phòng khách, nếu để ý một chút ở phía cửa ra vào bạn sẽ thấy hai chú cóc ngậm đồng tiền cổ đang quay đầu vào nhà.
Nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy trên đầu cóc có hình tròn, bên trong là hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau (gần giống vòng tròn Bát Quái).
Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc, mang một đồng xu trên miệng và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ.
Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là vật phẩm phong thủy đứng thứ 2, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành và tài lộc. Lúc quay đầu cóc vàng ra nói: “đi ra ngoài kiếm tiền đi”, còn khi quay đầu vào, nói: “đem tiền về nhà nhé”!

Truyền thuyết cóc ba chân
Theo truyền thuyết cóc ba chân hay cóc vàng, có thể nhả ra vàng, là vật vượng tài.
Tương truyền ngày xưa có một tu sĩ tên là Lưu Hải đã dùng kế để thu phục cóc vàng yêu quái và thành tiên. Lưu Hải vốn là đệ tử của Lã Động Tân (một trong Bát Tiên), thích chu du tứ hải, hàng yêu phục ma, bố thí tạo phúc nhân thế.
Lúc Lưu Hải hàng phục được con yêu tinh cóc, nó đã bị thương và cụt mất một chân, cho nên sau này cóc vàng chỉ có ba chân. Từ đó, cóc vàng thuần phục dưới trướng của Lưu Hải, chuyên nhả ra tiền vàng để giúp cho dân nghèo và được gọi là CHIÊU TÀI THIỀM (cóc vàng mời gọi tiền tài ).
Tạo hình của cóc vàng rất nhiều, thường là ngồi trên thỏi vàng, trên lưng của cóc vàng đeo xâu tiền vàng, thân thể béo tròn, toàn thân toát lên vẻ phú quý sung túc.
Điều này có ngụ ý: “Thổ bảo phát tài, tài nguyên quảng tiến” (nhả ra của quý làm cho chủ nhân phát tài, có cóc vàng trong nhà tiền bạc cứ lũ lượt theo vào), cho nên trong nhân gian có câu: ” đắc kim thiềm giả tất phú quý” (người có được cóc vàng chắc chắn sẽ giàu to).
Người xưa cũng lưu truyền câu “thiềm cung triết quế” dùng để ví von với người thi đỗ tiến sĩ, theo truyền thuyết trong Nguyệt Cung có con Cóc ba chân vì thế mà người ta gọi Nguyệt Cung là Thiềm Cung (nghĩa hán việt: thiềm là cóc ).
Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.
Trình tự “khai quang điểm nhãn” cho Thiềm Thừ: 1. Chọn một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ. 2. Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa. 3. Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ. 4. Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm. 5. Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ. 6. Lấy một chút nước chè vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là “khai quang điểm nhãn”. 7. Khai quang hoàn tất.
Thiềm Thừ khi “thỉnh” về cũng cần làm thủ tục “khai quang điểm nhãn” tương tự như Tỳ Hưu, tuy nhiên vẫn có chút khác biệt.
Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.

Có ý kiến cho rằng nên chưng Thiềm Thừ trong phòng khách, buổi sáng nên quay đầu Thiềm Thừ ra phía cửa, buổi tối thì quay ngược đầu cóc vào nhà. Điều này hàm ý “đớp” tiền ở ngoài rồi “nhả” vào nhà mình.

Cách khai quang điểm nhãn cho Thiềm Thừ
1, Chọn một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.
7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừ sau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. ( vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì lí do này!).

NGHĨA TRANG LIỆT SĨ THÀNH PHỐ
Nằm bên tay phải chúng ta là nghĩa trang liệt sĩ thành phố, đây là nơi yên nghĩ của các chiến sĩ hy sinh trong hai cuộc trường chinh chống Pháp, chống Mỹ và trên chiến trường Campuchia. Nằm trên ngọn đồi không tên với diện tích 3 ha được xây dựng từ 1984 đến 04/1987 thì hoàn thành do kiến trúc sư Vũ Đại Hải thiết kế .
Với hình ảnh người mẹ Việt Nam cao sừng sững ôm trọn 10.000 đứa con thân yêu đã ngã xuống cho Tổ Quốc. Điêu khắc gia Nguyễn Hải đã gửi tặng cho người dân TPHCM .

CÔNG VIÊN VĂN HÓA LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
       Qua nhiều ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa quý báu tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh kiên cường của các thế hệ người VIệt Nam để bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc.
          Thế nhưng các di tích lịch sử và công trình văn hóa của đất nước nằm trải dài từ Bắc đến Nam không phải ai cũng có điều kiện đến được; cho nên việc xây dựng và thể hiện những cột mốc lịch sử và văn hóa dân tộc ở một địa điểm tương đối tập trung là rất cần thiết cho việc giáo dục, phát huy truyền thống dân tộc và tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước, giới thiệu văn hóa Việt Nam với nước ngoài.
        Dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quỵết định số 298/TTg ngày 08-5-1997. Đây là một công viên văn hóa có chọn lọc và sinh động những truyền thuyết, những sự kiện lịch sử và công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc; có làng văn hóa các dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, trò chơi, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, làng hoa kiểng ... phù hợp với sự phát triển phong phú, đa dạng về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mục đích xây dựng
Căn cứ Quyết định số 298/TTg ngày 08/05/1997 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu xây dựng Công viên lịch sử văn hoá dân tộc được xác định :
 + Làm điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân nhất là cho thế hệ trẻ ( ở trong nước và đồng bào ở nước ngoài về thăm quê hương), góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu văn hoá Việt Nam với nước ngoài, tăng cường tính phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố.
           + Tạo một cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng; góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của Thành phố; giới thiệu có chọn lọc những sự kiện lịch và công trình văn hoá tiêu biểu của dân tộc; có làng văn hoá các dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chới dân gian trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, làng hoa kiểng ... phù hợp với sự phát triển phong phú và da dạng của thành phố Hồ Chí Minh.

Địa điểm
Cách trung tâm Thành phố 27km về hướng Đông Bắc, gần các khu công nghiệp,thương mại, dịch vụ của vùng tam giác thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.
Diện tích
Diện tích đất sử dụng 408 ha, trong đó 381 ha thuộc quận 9, Tp. HCM và 27 ha thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; được quy hoạch thành 4 khu chức năng.
Khu Cổ Đại
Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan Khu Cổ Đại
Diện tích 84,15 ha
Khu Cổ Đại có diện tích (84,15ha) tái hiện thời cổ đại Thượng cổ - Văn minh sông Hồng, thời Hùng Vương cho đến Ngô Quyền (938 sau công nguyên) với các nội dung xây dựng chính:
 * Khu tưởng niệm các vua Hùng
 * Khu tái hiện thời đại Văn hóa Sơn Vi; Hòa Bình; truyền thuyết về người giao chỉ.
 * Khu tái hiện sinh hoạt Văn hóa Bắc Sơn, Phùng Nguyên.
 * Khu tái hiện văn minh sông Hồng, nước Văn Lang.
 * Khu thể hiện các truyền thuyết: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích Trầu Cau,Bánh Dày Bánh Chưng, Thánh Gióng ...
 * Khu tái hiện tình cảnh nhân dân và các cuộc khởi nghĩa từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Khúc Hạo đến Ngô Quyền.
Quan trọng nhất trong khu vực này là Khu tưởng niệm các Vua Hùng với công trình trung tâm là Đền tưởng niệm các Vua Hùng. Đây là một trong 12 công trình và chương trình trọng điểm của Tthành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai xây dựng với mục đích là:
 * Nơi tôn nghiêm để tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 * Nơi thiêng liêng để nhân dân đến tưởng niệm, vọng bái tổ tiên, hướng về cội nguồn.
 * Nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, khơi dậy tình cảm về nguồn, lòng tự hào dân tộc.

Khu Trung Đại



 Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan Khu Trung Đại

Diện tích 29,19 ha
Khu Trung Đại có diện tích (29,19ha) tái hiện các chiến công và những sự kiện lịch sử thời Đinh, Lê, Lý, Trần đến thời Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (Thế kỷ 10 - thế kỷ 18) với các nội dung xây dựng chính:
  • Khu vực tái hiện thời Đinh - Lê -Lý
  • Khu vực tái hiện thời Nhà Trần
  • Khu vực tái hiện triều đại Hồ Quý Ly
  • Khu vực tái hiện thời Lê Lợi -  Nguyễn Trãi
  • Khu vực tái hiện thời Mạc - Trịnh - Nguyễn
Khu vực tái hiện thời Tây Sơn
Khu Cận - Hiện Đại
Khu Cận - Hiện Đại có diện tích 35,92ha tái hiện từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, với các nội dung xây dựng chính:
  • Khu vực tái hiện thời nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1858
  • Khu vực tái hiện thời Pháp thuộc từ 1858 - 1930
  • Khu vực tái hiện thời kỳ đấu tranh giành độc lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
  • Khu vực tái hiện cuộc đời và sự nghịêp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khu quảng trường Độc lập và tượng đài Thống nhất

Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan Khu Cận - Hiện Đại


Khu Sinh Hoạt Văn Hóa Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.
1. Bảo tàng lịch sử tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
      Là một bảo tàng trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 và được triển khai đầu tư  xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Khu rừng Trường Sơn.
       Giới thiệu các nét văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Tổ chức giao lưu văn hóa và sinh hoạt lễ hội của các dân tộc.
       Tái hiện rừng Trường Sơn tổ chức các   loại sinh hoạt vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Công viên Điện ảnh.
      Giới thiệu nền điện ảnh Việt Nam từ ngày mới thành lập đến nay. Tổ chức trường quay và các dịch vụ về điện ảnh phục vụ các đoàn làm phim trong và ngoài nước.
4. Khu Làng hoa - du lịch tắm bùn khoáng.
       Giới thiệu chuyên ngành hoa kiểng của thành phố, trưng bày, giao dịch, mua bán các giống hoa kiểng và hoa quả nhiệt đới Việt Nam. Tổ chức khu nghĩ dưỡng với loại hình tắm bùn khoáng nóng
5. Khu Công viên mạo hiểm và quảng trường Hòa Bình.
6. Khu du lịch sinh thái Cù lao Bà Sang.
       Xây dựng trên Cù lao Bà Sang với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn và các loại hình vui chơi giải trí đặc thù vùng sông nước Nam bộ.
7. Khu vui chơi giải trí dọc Sông Đồng Nai.
       Tổ chức các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ... phục vụ khách tham quan, du lịch.
8. Khu bảo tồn chùa Hội Sơn thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông.
9. Khu bảo tồn chùa Bửu Long thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông

Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan Khu Sinh Hoạt Văn Hóa




Khu Cận - Hiện Đại
Diện tích 35,92 ha
Khu Cận - Hiện Đại có diện tích 35,92ha tái hiện từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, với các nội dung xây dựng chính:
  • Khu vực tái hiện thời nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1858
  • Khu vực tái hiện thời Pháp thuộc từ 1858 - 1930
  • Khu vực tái hiện thời kỳ đấu tranh giành độc lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
  • Khu vực tái hiện cuộc đời và sự nghịêp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khu quảng trường Độc lập và tượng đài Thống nhất
Khu Sinh Hoạt Văn Hóa
245,74
Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng
Sáng 10-5, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài đã đi tìm hiểu và chỉ đạo việc thực hiện dự án Khu tưởng niệm các vua Hùng và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong Khu công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc tại phường Long Bình, quận 9.
Sau khi nghe báo cáo tình hình, Chủ tịch Lê Hoàng Quân ghi nhận những nỗ lực của Ban quản lý công viên và chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Theo đó, UBND TPHCM cho phép chỉ định thầu những công việc đòi hỏi chuyên ngành nghệ thuật cao để đẩy nhanh tiến độ thi công. Phải hoàn thành công việc xây lắp, lắp đặt trang thiết bị, trang trí nội ngoại thất của đền chính vào tháng 12-2008. Đầu tháng 2-2009 hoàn thành phần văn bia, câu đối liễn (GS Vũ Khiêu đã nhận lời góp ý về nội dung); liên hệ với Đền Hùng Phú Thọ về việc nhận trống đồng (phiên bản), đất Tổ, bát nhang, cây cọ; chuẩn bị bài văn tế và mời chủ tế cho buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào năm 2009. Sở VH-TT thực hiện tập sách và bộ phim giới thiệu về công trình này.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu giải quyết dứt điểm việc giải phóng mặt bằng đúng luật định, chú ý tái định cư và nhận con cháu của người dân ở địa phương vào làm việc tại công viên. Hướng tới, công viên cần khai thác, tổ chức các loại dịch vụ, cung ứng cây xanh, hoa kiểng, huy hiệu Đền Hùng, các sản phẩm lưu niệm... để lấy thu bù chi. Từ năm 2010, công viên phải thu hút khoảng 10 triệu khách/năm.

NGÃ BA TÂN VẠN
Trước mặt chúng ta là ngã ba Tân Vạn , nếu rẽ trái vào 500m là khu du lịch Bình An nơi nghỉ ngơi cuối tuần cho dân thành phố. Với khung cảnh thoáng mát hữu tình, có hồ nước, nhiều khu vui chơi giải trí , còn nếu rẽ phải là vào núi Châu Thới , khu du lịch suối Lồ Ồ.

CẦU ĐỒNG NAI
Không biết vô tình hay hữu ý mà cây cầu Đồng Nai này trở thành ranh giới tự nhiên giữa TPHCM và tỉnh Đồng Nai. Cầu dài 453,9m , rộng 16m, được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hoà. Cầu Đồng Nai được bắc qua sông Đồng Nai dài 586km được bắt nguồn từ Cao nguyên Lâm Viên chảy qua địa phận tỉnh Đồng nai , sau đó hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái . Sông Đồng Nai có giá trị về đời sống và kinh tế lớn như: nước sinh hoạt, giao thông, nông nghiệp và đặc biệt là thuỷ điện .
Thưa quý du khách! Từ đây nhìn về phía tay trái xa xa ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố có diện tích 60 ha. Ngược dòng lịch sử 1679 khi triều Minh ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3.000 binh sĩ và gia đình trong nhóm “Bài Thanh phục Minh” đã và xin chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đã đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố 1698, thừa lệnh chúa Nhuyễn Phúc Chu , chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân tại đây. Ông đã chia các đơn vị hành chánh và thành lập chính quyền tại Nam Bộ, hai huyện đầu tiên là Phước Long (Thuộc dinh Trấn Biên – Biên Hoà) và Tân Bình ( Thuộc dinh Phiên Trấn – Sài Gòn ) 1998 TPHCM và TP Biên Hoà đã kỷ niệm 300 ngày được nền hành chánh đầu tiên tại Nam Bộ .

NHÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Tổ tiên ta từ khi thoát khỏi tình trạng nguyên thủy, từ thời đại đồ đá chuyển sang thời đại đồ đồng, con người đã rời bỏ những hang động miền núi để tiến về miền trung du và đồng bằng, họ quần cư trên các gò, đồi, các mỏm đất cao. Song song với việc lập làng là việc xây dựng nhà. Đấu vết để lại là những di tích, hình ảnh nhà sàn thô sơ trên trống đồng Đông Sơn.
Ông cha ta có câu “An cư mới lập nghiệp” do vậy việc làm nhà là hết sức quan trọng. mỗi vùng miền có một điều kiện địa hình, khí hậy, vật liệu xây dựng…khác nhau nên có những cách làm nhà khác nhau. Các dân tộc ở vùng cao, miền núi thường làm nhà sàn, còn các dân tộc ở đồng bằng ven biển loại nhà chủ c=yếu là nhà trệt, nhà sát đất.. chẳng hạn như ở Đồng Bằng Sông Hồng, lúc đầu dân cư ở đây làm nhà sàn, nhưng sau khi nhà Lý cho xây dựng đắp những con đập để tránh chu kỳ lũ lụt hàng năm nên cư dân chuyển sang làm nhà trệt, nhà đất.
Vật liệu xây dựng chủ yếu là  tận dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: đất đá để xây dựng. có một số vùng có gổ, tre để làm cột nhà, kèo nhà, dùng tren, nứa đan làm những tấm phênh và vách ngăn. Mái nhà được lợp bằng các loại lá như: tranh , lá dừa, lá cọ, ngói…
Vào thời phong kiến việc xây dựng nhà của người dân được quy định rạch ròi. Năm 1097 vua Lý Nhân Tông ra lệnh “cấm dân gian bách tính không được xây nhà ngói, làm thuyền lớn “ (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim), nhà Nguyễn thì quy định cụ thể hơn, Luật Gia Long ở điều 156 quy định về kiến trúc dân gian rất ngặt nghèo. Nhà ở trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dựng trên nền 2 cấp hay chồng 2 mái (chồng diêm). Không được sơn vẽ, trang trí, cấm làm nhà có gác cao, cấm dùng gỗ lim làm nhà…
“Dân phường mà giáp đường quan
Không được làm gác trông ngang ra đường
Có can làm chỗ cửa hàng
Chiều cao không được cao bằng kiệu quan”
Ngày nay việc làm nhà phải thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống của cư dân. Địa thế làm nhà phải là “nhất cận thị, nhị cận tân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền” (một gần chợ, hai gần bến đò, ba gần sông, bốn gần đường cái, năm gần ruộng).
Nhà của người Việt (Kinh):
Mặt bằng xây dựng nhà theo chữ nhất (--) chữ nhị (=) chữ đinh (J) thường có một gian, 3 gian, 5 gian cộng thêm hai chái ở hai bên. Trước đây tùy vào vào điều kiện tự nhiên mỗi vùng mà có cách xây nhà khác nhau. Nền nhà được đắp bằng đất, sau này thì lát gạch hoặc hoặc ván, các bức tường được làm bằng đất sét, đá ong hoặc bằng gạch.
Quan trọng nhất trong một ngôi nhà là hệ thống cột và vì kèo (đà ngang, cột dọc) tạo nên các khung vững chắc cho ngôi nhà. Cột được liên kết lại với nhau bằng những vì kèo. Phổ biến nhất là kèo ba cột vì trong một dãy có 3 hàng cột được liên kết lại với nhau. Cách bố trí trong nhà gồm: gian giữa thường làm nơi thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ…các gian 2 bên dùng làm phòng ăn,sinh hoạt, phòng ngủ hoặc để thóc lúa…
Suốt dọc bờ biển miền Bắc, nhất là từ Quảng Ninh đến Thái Bình là nơi đầu sóng ngọn gió, nên căn nhà phải thu mình thật ngạt (nhỏ), bám chặt vào đất. kiểu nhà bốn hàng chân mở cửa phía Nam đón gió mát tránh gió bão từ biển thổi vào, mái lợp tranh hoặc ngói. Tường được đắp đất rất dày, trổ ít cửa tạo dáng nhỏ bé nhưng vững chắc.
ở Miền Trung có 2 kiểu nhà đặc trưng là nhà Rọi và nhà Rường. nhà Rọi là loại nhà mà trong một hàng cột có 3 cái xếp thẳng hàng với nhau, cột giữa nhỏ và cao hơn 2 cột hai bên. Được liên kết với nhau bằng hệ thống xà ngang và vì kèo rất chắc chắn tạo nên hình chữ thập. nhiều hàng cột liên tiếp nhau tạo thành các gian nhà. Trên các xà ngang có thể dùng ván lót để chất hàng hóa, thóc lúa khi bị lũ lụt. còn nhà Rường thì trong một hàng cột có 4 cột dựng liên tiếp thẳng hàng nhau. Hai cột giữa cao hơn hai cột 2 bên liên kết với nhau cũng bằng hệ thống vì kèo tạo ra sự kiên cố nhất định.
Vào đến Nam Bộ, địa hình kinh rạch chằng chịt, mặt nước mênh mông. Cư dân tự cư trú trên các kênh rạch, đào đất đắp nền, dùng cây đước cây tràm, lá buông làm nhà, Có những nhà nổi làm nhà nhà sàn trên những cột gỗ cắm xuống lòng kênh lợp bằng lá dừa…
“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”Như vậy hướng của các cửa chính ngôi nhà phải quay về hướng Nam. Mục đích chính là đón gió mùa đông bắc, ngôi nhà tránh được gió rét và vào mùa hạ vẫn được mát mẻ. ngày nay đa số nhà cửa của chúng ta quay về hướng mặt tiền, hướng nhà quay ra đường rất thuận tiện cho việc buôn bán và đi lại…
Kiến trúc cơ bản về nhà cửa của các dân tộc anh em
-    Nhà người Chăm có núi phía nam, có sông phía bắc, có gò cao phía tây, thoải dần về phía đông. Trong làng chỉ trồng cây me, khuôn viên nhà gồm có: nhà tục (thang đơ), nhà đôi (thang mơ dâu), nhà bếp (thanh dìn), nhà kho (thang tôn), nhà ngang (thang cần), nhà ló (thang Pinai).
-    Nhà người Ê đê: nhà sàn dài 3- - 40 m (dài bằng một tiếng chuông, rộng hơn một tiếng cồng) có một hay vài bếp ăn. Nhà hướng bắc – nam, cửa hai đầu hồi, có cầu thang hình phụ nữ, ngôi sao hình trăng khuyết (nam đầu bắc nữ đầu nam) vách phía đông là phòng ngủ, ngủ quay đầu về hướng đông, bếp trước buồng ngủ, đầu bắc nơi tiếp khách để nhạc cụ hoặc vũ khí.

TỔNG QUAN ĐỒNG NAI
Lịch sử Đồng Nai
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh  và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
Diện tích: 5.903,9km²
Dân số:2.214,8nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ:Thành phố Biên Hòa

Các huyện, thị:
- Thị xã: Long Khánh.
- Huyện: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.
Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm.
Điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, cửa ngỏ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tỉnh Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thủy điện Trị An... Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê...), cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.
Khí hậu:có 2 mùa - mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC - 27,2ºC.
®Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ haicủa khu vực miền Nam, chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty. Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước. Đồng Nai có những rừng cao su, cà phê bạt ngàn, có rừng cấm Cát Tiên, một khu rừng nguyên sinh rộng lớn.
Đến Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long Ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà,... hay tham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa... Đồng Nai còn nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làng gốm Tân Vạn, ven sông Đồng Nai của người Việt, nghề đục đá truyền thống tinh xảo của người Hoa sống gần hồ Long Ẩn.

®Dân tộc- tôn giáo
Đồng Nai có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra có người Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ... Đồng Nai có một truyền thống dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Tôn giáo chủ yếu ở Đồng Nai là Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, một số ít người theo đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Hòa Hảo.
 Đồng Nai còn là quê hương của một số loại nhạc cụ dân gian độc đáo: đàn đá Bình Đa, sáo trúc, chiêng đồng, thanh la, khèn bầu, khèn môi. Lối hát Tam Pót của dân tộc Mạ, một loại hình hát kể có vần điệu được lưu truyền trong cộng đồng người Mạ ở huyện Định Quán hiện đang được khôi phục lại.
® Giao thông
Thành phố Biên Hòa cách Tp. Hồ Chí Minh 30km, cách Hà Nội 1.684km theo đường quốc lộ 1A, cách Đà Lạt (Lâm Đồng) 278km theo quốc lộ 20, cách Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 95km theo quốc lộ 51, cách Cần Thơ 198km. Đường sắt tuyến Bắc - Nam đi từ Hà Nội qua thành phố Biên Hòa đến Tp. Hồ Chí Minh.
Sông Đồng Nai-Cầu Đồng Nai
Sông Đồng Nail à tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long. Sông chảy qua các tỉnh Lâm ĐồngĐăk NôngBình PhướcĐồng NaiBình DươngThành phố Hồ Chí MinhLong An, và Tiền Giang với chiều dài trên 500 km.Theo sách cổ Gia-định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long. Nguồn sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc DungSông Đa Nhim, một phụ lưu của nó, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Sông uốn khúc chảy theo hướng đông bắc-tây nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức Hồ Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về. Đến thị trấn Uyên Hưng thì sông Đồng Nai chảy theo hướng bắc-nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thị xã Biên Hòa và Nhà Bè thì phân nước ra mấy nhánh như sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
                                     Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa. Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hoà với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi tuôn ra Biển Đông tại cửa Soài Rạp.Phụ lưu chính của sông Đồng Nai gồm sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1 A vượt sông này qua Cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là "Nông-Nại". Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên.
Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
Cầu Đồng Nai : dài 453,9m- ngang 16m,là một cầu đường bộ quan trọng trên Quốc lộ 1A, bắc qua sông Đồng Nai ở giữa địa phận thành phố Biên Hòa và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc khoảng năm 1959-1961, tu bổ hòan toàn bởi công ty xây dựng Mỹ, cây cầu hiện nay đã có dấu hiệu xuống cấp mặc dù là tuyến giao thông huyết mạch với trọng tải 25 tấn có hơn 44,000 lượt xe mỗi ngày. Có cảnh báo cầu có thể bị sập bất cứ lúc nào. Hiện có dự án cầu Đồng Nai 2 đã được xây dựng.
Thành phố Biên Hoà
Lịch sử
Nhóm người Hoa đầu tiên đến Cù Lao Phố là : Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình đã lập cảng Nông Nại Đại Phố
Văn hoá
Nơi đây là điểm hội tụ giao thoa ủa nhiều nền văn hoá cổ Óc Eo Hoa Chăm Việt và nhiều bộ tộc thiểu số , nhiều di chỉ phát hiện ở cù lao Rùa , đàn đá ở Bình Đa, mộ cổ Hàng Gòn ở Trảng Bom.
Địa lý
Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp huyện Dĩ AnTân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51).Tổng diện tích tự nhiên là 154,73 km2, chiếm 2,64% diện tích tỉnh.
Dân cư
Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km². Dân số năm 2007 đã lên tới 604.548 người
Kinh tế
Bên cạnh việc là tỉnh lỵ của Đồng Nai, Biên Hòa còn là trung tâm kinh tế và xã hội của tỉnh.Thành phố đô thị loại II này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.Chính phủ cũng đã phê duyệt Khu công nghiệp Hố Nai và Khu công nghiệp Sông Mây. Tỉnh đã quy hoạch Khu công nghiệp Bàu Xéo.Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, có đường sắt Thống Nhất chạy qua cùng Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51.
Kết quả 9 tháng đầu năm 2005
Sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định) tăng 16 % so cùng kỳ năm trước; sản phẩm chủ yếu như đất, đá, bê tông, gốm xuất khẩu, mây tre xuất khẩu, chế biến gỗ.
Khu vực quốc doanh tăng 15% so cùng kỳ năm 2004.
Khu vực ngoài quốc doanh tăng 85% so cùng kỳ năm trước
Đồng Nai đạt 5 điểm nhất so với cả nước về công nghiệp
+ Địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất
+ Có diện tích đất công nghệp lớn nhất 20.000ha
+ Nhiều dự án về công nghiệp nhất : 168 dự án
+ Vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất 17,35tr USD
+ Mức tăng trưởng giá trị sản phẩm công nghiệp cao nhất 59%

NGÃ BA VŨNG TÀU
Qua khỏi cầu Đồng Nai trước mắt chúng ta là ngã ba Vũng Tàu, nếu rẽ phải theo quốc lộ 51 khoảng 100km là chúng ta đến một trung tâm dầu khí, một thành phố biển nổi tiếng tại miền Nam đó là TP Vũng Tàu. Nhưng chúng ta đến Nha Trang nên theo quốc lộ 1 là đi thẳng, quốc lộ 1 là con đường duy nhất đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc .

ĐẠI SIÊU THỊ CORA – Siêu Thị BigC
Siêu thị Cora được khánh thành ngày 18/08/1998 do tập đoàn Bourbon của Pháp đầu tư là 54 triệu USD, diện tích 20.000m2, có trên 2.000 mặt hàng, trong đó có 90% là hàng hoá sản xuất tại Việt Nam . Tập đoàn Bourbon là một trong những tập đoàn lớn nhất của Pháp về mặt lương thực thực phẩm. Các dự án của Bourbon đã đầu tư tại Việt Nam như nhà máy đường Bourbon – Tây Ninh , nhà máy thức ăn gia súc Buorbon … trong quy hoạch phát triển tại Việt Nam. Bourbon đã vạch rõ sẽ thô tính toàn bộ hệ thống siêu thị Việt Nam với khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu . Do vậy hiện nay Bourbon đã xây dựng thêm 3 đại siêu thị Cora Việt Nam : Siêu thị Cora An Lạc – Bình Chánh, siêu thị Cora Hà Nội, siêu thị Cora Miền Đông – Đường Tô Hiến Thành quận 10.
Hiện nay do tình hình chuyển biến kinh tế thị trường nên tập đoàn thương mại quốc tế Bourbon đã bán hết cổ phần và nhường quyền khai thác thị trường lại cho tập đoàn khối liên hợp Châu Au quản lý và đổi lải tên gọi mới là BigC. Đây là một trong những tập đoàn, có hệ thống siêu thị hiện đại trên thế giới được mọi người tín nhiệm nhất.Chính vì thế hiện nay những hệ thống chân rết của siêu thị CoRa đã chuyển đổi tên gọi mới là BigC với tên gọi này thì hiện nay những mặt hàng có trong siêu thị được phong phú hơn và hấp dẫn khách hàng hơn khi đến với siêu thị.

QUỐC LỘ 51
Con đường này kéo dài từ ngã 3 Vũng Tàu đến TP. Vũng Tàu dài khoảng 100km, Quốc Lộ 51 xây dựng vào những năm 1995, đây là một trong những con đường Quốc Lộ đẹp và tốt của Việt Nam. Khi nói đến Quốc Lộ có nghĩa là con đường kéo dài từ tỉnh này qua tỉnh khác và phía trên cột cây số sơn màu đỏ. Còn tỉnh lộ là những con đường kéo dài từ huyện nay này qua huyện khác trong cùng một tỉnh và phía trên cột cây số sơn màu xanh.

TƯỢNG ĐẦU PHẬT VÀ DỐC 47
Cách ngã 3 Vũng Tàu khoảng 15km, đến đây chúng ta sẽ qua con đường dốc nghiêng 47o và nằm cạnh ngọn đồi cao 47m vì vậy mà người ta thường gọi là dốc 47, tuy dốc không dài nhưng khá nguy hiểm bởi vì khi thết kế thi công con đường này đã làm sai kỹ thuật. Khu vực này còn có 1 tên gọi khác: “ban ngày quốc gia ban đêm cộng sản” bởi vì trước năm 1975 đây là khu vực tranh chấp gữa quân Cộng Sản và Quân đội Quốc Gia. Chúng ta thấy có một tượng Phật bán thân đặt trên bệ tròn 4 cánh giống hình trái pháo. Tượng Phật này được xây dựng năm 1970 bởi viên quận trưởng quận Biên Hòa Lưu Yên (chế độ Sài Gòn) nhằm thu hút các cử tri Phật Tử trong cuộc bầu cử quận trưởng và để củng cố chức vụ của mình.

LỘC NHUNG
Đây là một nghề chăn nuôi mới được hình thành khoảng 5 năm ở đây, người dân nuôi hươu lấy nhung và lấy thịt, 1kg nhung có giá trị hàng triệu đồng. Một năm có thể thu hoạch từ 2 đến 3 đợt. Hươu trưởng thành thì chất lượng nhung giảm và người ta giết thịt, hươu mới sanh được 1 năm thì bắt đầu có nhung dài khoảng 10 đến 15 cm, sau khi thu hoạch nhung, người ta băng bó vết cắt rất cẩn thận để tránh bị nhiểm trùng, 5 năm sau thì giết lấy thịt.

NGÃ 3 THÁI LAN
Từ dốc 47 đi tới 3km đến 1 ngã 3 phía trái gọi là ngã 3 Thái Lan. Ngay ngã 3 nếu chúng ta rẽ trái đi 5km gặp trường Đo Đạc Bản Đồ 2. Nếu đi tiếp 5km rẻ trái đến Trường Sỹ Quan Lục Quân 2, nếu rẽ phải vào trườngThiết Giáp Long Thành. Tên gọi ngã 3 Thái Lan do trước năm 1975 ở khu vực này là nơi đồn trú căn cứ đánh thuê của Thái Lan Bear – Cat Base, thuộc Binh đoàn Bạch Mã. Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, Mỹ sử dụng rất nhiều binh lính đánh thuê, trong đó có người Thái Lan, tuy nhiên Binh đoàn Bạch Mã này chủ yếu là lính công binh, chuyên làm và sửa chữa cầu đường chứ không trực tiếp tham chiến..

NÔNG TRƯỜNG BÒ SỮA  AN PHƯỚC (BÒ SỮA LONG THÀNH)
          Trong cái nắng tháng 5 không có gì thú vị bằng đi tắm biển  VT và càng thú vị hơn nếu trên đường về TP. Hồ Chí Minh đc ghé uống ly sữa tươi ở xí nghiệp bò sữa An Phước (hiện nay là bò sữa Long Thành. Chúng ta không còn lạ gì cách nuôi bò và lấy sữa nhưng trong cái nắng, cái nóng mùa khô trên vùng đấ xám bạc màu ở độ cao 30m khiến ai cũng khó tin đây là địa điểm nuôi bò sữa.
          XN An Phước được xây dựng trên mảnh đất này từ tháng 11 năm 1977 với diện tích 903ha. Đàn bò lúc đầu phần lớn do CA tỉnh bắt giao nên chỉ là giống bò địa phương, lai hỗn tạp, không rõ nguồn gốc. Đất đao như thế, con giống như thế nên cho mãi đến ăm 1983 đàn bò chỉ được sản lượng sữa bình quân 3l/ngày/con. Số bò cái vắt sữa không đáng kể. XN tưởng như không thể tồn tại, đàn bò được dự định chuyển đi nơi khác.
          Thế nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo, CB – CNV XN với sự hỗ trợ của lực lượng khoa học kỷ thuật thì đến nay giống như điểm bán sữa ngày càng khang trang, nếu vào XN chúng ta sẽ thấy nơi đây khá khang trang và có tổ chức sản xuất tương đối tốt. Trong tổng số đàn bò 500 con có 130 con đang vắt sữa, cho bình quân 1.300l sữa/ngày. Thành công này do đâu?
          Trước hết phải kể đến địa điểm tiêu thụ sữa thuận lợi. Đối với hàng ngàn du lịch khách đi tắm biển vào những ngày cuối tuần trên giữa đường về TP, ly sữa tươi thật là hấp dẫn. Sự thuận lợi trong tiêu thụ đã thúc đẩy việc cải thiện đàn giống bò nhanh chóng. Ban GĐ XN đã mua thêm và cho lai đàn bò nền với con giống Hà Lan. Nhờ đó, hiện nay đã đưa năng suất bình quân lên 10l/con/ngày, trong đó có con lai Hà Lan đời F1 đã đạt cao nhất 26l/ngày. Con giống tốt lại càng đòi hỏi phải có thức ăn tốt, nên XN đã trồng mía lấy ngọn, bọt mía, rỉ đường làm thức ăn nuôi bò. Đường làm ra dùng khuấy sữa đặc, làm bánh sữa – cách giải quyết sữa trong những ngày vắng khách du lịch lịch. Tuy vậy, vẫn không có đủ thức ăn đáp ứng nhu cầu bò sữa, vấn đề đặt ra là làm sao có cỏ xanh trong mùa nắng để giữ năng suất sữa luôn cao? Vì thế, XN đã quyết định trồng và ngày càng phát triển giống cỏ Guiné 280 của Cu Ba, đây là giống cỏ có năng suất khá cao khoảng 40 tấn/ha/năm và chịu được hạn giỏi. Nhưng nói về hướng lâu dài, Giám Đốc Huỳnh Văn Đậm – GĐXN cho biết sẽ thủy lợi hóa 100 ha đồng cỏ. Đây cũng là một công trình lớn và rất cần thiết vì XN hiện nay chỉ có 2 giếng đóng.
          Ngoài việc tự lực giải quyết thức ăn cho bò, XN còn có 2 lò gạch với quy mô 2 triệu viên/năm. Đây là hình thức sản phẩm phụ để có thêm tiên mua thức ăn tinh (cám,bánhdầu, bột cá…) vốn rất cần cho bò sữa cao sản, ngoài việc tự túc xây dựng một văn phòng làm việc và nâng cao 1 bước đời sống CB – CNV.
          So với các nông trường chăn nuôi bò khác, sự thành công của XN Bò Sữa An Phước không thể không kể đến vị trí thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng điều này chưa đủ nếu những nhà lãnh đạo kinh doanh cũng như kỹ thuật không biết cách làm và khai thác hết những điều thuận lợi và tiềm năng của XN.

GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN LONG THÀNH
            Nằm phía Nam thành phố Biên Hòa, dọc theo Quốc Lộ 51, có diện tích 911 km­­­2 dân số 220.000
người, là một trong 4 tổng: Phước Bình, Bình An và Phước An trong huyện Phước Long xưa. Long
Thành có 150km2  rừng ngập mặn với nhiều động vật, tôm cá ở các lòng sông: sông Ông Kèo, sông Thị
Vải, Đồng Môn, Đồng Tranh…nghề bắt chim ở xã Phước Thái rất nổi tiếng (ở đây có địa danh Quán
Chim), có vườn cây ăn trái Sầu Riêng, Chôm Chôm, Bưởi, Nhãn, Măng Cụt…diện tích lúa 230km2.
Đặc biệt là vùng Bình Sơn An Viễn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Lộc An. Diện tích đất đỏ Bazan 131 km2,
từ năm 1917 Pháp đã mở đồn điền cao su ở đây.

NÔNG TRƯỜNG CAO SU LONG THÀNH
Nông trường này vốn là một đồn điền cao su được xây dựng vào năm 1928 do một nhà tư sản Pháp bỏ vốn đầu tư và để cho vợ quản lý nên được gọi là “cơ sở Bà Đầm”. Chế độ quản lý của đồn điền này rất hà khắc, họ ra sức bóc lột công sức của tá điền (phu cạo mủ), đánh đập tàn bạo với những tá điền được xem là cứng đầu để làm gương cho những người khác. Có thể nói là máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ xuống khá nhiều quanh những gốc cao su này. Từ những nổi thống khổ ấy, những người phu cao mủ đã đứng lên đấu tranh chống việc đối xử vô nhân đạo của thực dân địa chủ bằng cách: yêu cầu giảm giờ làm việc và nâng cao đời sống sinh hoạt của những người phu. Đến năm 1930 đồn điện được bán cho công ty Sip và thuộc quyền sở hữu của công ty này cho đến năm 1975. Sau ngày giải phóng nơi đây được làm nông trường,  diện tíc 1400ha trong đó có 72% là những cây cao su đã già cỗi, năng suất không cao, nhưng với tinh thần quyết tâm cao Ban Giám Đốc công nhân nông trường đã cho cải tạo cây trồng, mở rộng diện tích  lên đến 3200ha nằm trải rộng trên 8 xã từ xã Long Phước đến Phước thái. Vào năm 1994 nông trường được bình bầu là đơn vị điển hình về mọi mặt của Công Ty Cao Su Miền Nam và được Hội Đồng Nhà Nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba.

CÂY CAO SU
Cuối TK IXX  đầu TK XX bác sĩ Alexangder Yersin  mang giống cao su sang VN cho trồng thí nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang và nhận thấy giống cây này thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu VN.
Vào TK XVIII tại Bazil lưu vực sông Amazôn người ta đã tìm thấy cây cao su, lâu lắm rồi bộ tôc Mai – Nác đã biết dùng mủ cây cao su để chống ẩm, làm bóng để chơi vào các mùa hè nên họ đặt tên cho cây này là Caoochoc có nghĩa là “Nước Mắt của cây”. Đến TK XIX khắp thế giới đã trồng cây cao su nhưng tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới của xứ châu Phi, Châu Mỹ và vài nước Châu Á. Khi mang giống cây này sang Việt Nam, người Pháp đã phiên âm chữ Caoochoc và gọi là cây cao su, họ đã cho trồng thử nghiệm ở 1 số nơi nhưng không thành công.
Đến năm 1863 người Pháp đưa hạt giống từ Java,Malaysia để gieo trồng tại vườn Ông Thêm – Thủ  Dầu Một, ngoài ra còn trồng thí điềm tại Phú Nhuận với diện tích 45 ha, cùng thời điểm mà BS Yersin cho trồng thử nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang. Sau đó họ nhập giống từ Colombia & Bazil, đến năm 1904 thành lập đồn điền cao su Suzana (tên của vợ toàn quyền Đông Dương) với diện tích 3.400 ha đầu tiên ở ngã 3 Dầu Giây. Ngày nay hầu hết các nông trường cao su do Nhà Nước quản lý, tuy nhiên cũng có 1 số người dân trồng và phát triển ngành cao su.
Cây cao su được trồng bằng cách ươm cây giống trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,8m – 10m người ta mang cây cao su con ra trồng tại vườn theo từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau 4 – 5m  thuận tiện cho việc chăm sóc và lấy mủ cao su và để cho ánh nắng chiếu vào cây. Khoảng 7 năm sau khi trồng cao su bắt đầu cho mủ, đường kính của cây lúc dó phải đạt khoảng 20cm.
Người thợ cao su phải lấy mủ vào lúc sáng sớm vì khi ấy quá trình quang hợp chưa xảy ra mạnh nên mủ cao su có chất lượng hơn. Ban đầu người thợ dùng 1 con dao có móc cong cạo lớp vỏ lụa bên ngoài cây cao su tránh cạo sâu vào bên trong vì như vậy cây cao su sẽ bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Trung bình 1 cây cao su cạo được khoảng 60l mủ = 20kg. Mủ tươi sau khi sấy khô sẽ còn 1/3 trọng lượng, giá trung bình 1 tấn mủ cao su là 1.600USD. Hiện nay diện tích trồng cây cao su trên cả nước VN gần 700.000 ha.
Ban đêm cây cao su thải ra khí độc (cacbonic) rất có hại cho sức khỏe của người thợ nếu họ ở trong nông trường. Vào thời Pháp thuộc, những người phu làm đồn điền cao su cho Pháp bị bóc lột rất tàn nhẫn và bị đàn áp rất dã man. Chính vì vậy mà người ta đã truyền khảu một số câu ca dao như sau:
                                        “Bán thân đổi mấy đồng xu
                                     Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
                        hay “Cao su đi dễ khó về
                                      Khi đi trai tráng khi về bủng beo”

TRUYỀN THUYẾT VỀ NÚI THỊ VẢI VÀ NÚI ÔNG TRỊNH (đối diện huyện mới Tân Thành)
      Theo Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức chép về “núi Nữ Tăng” thuộc huyến Long Thành có người con gái họ Lê, giàu có nhưng lỡ thì, sau khi cha mẹ mất nàng mới có chồng, nhưng không lâu chồng chết. Bà đi tu lấp am ở đỉnh núi, nên người ta gọi là núi Bà Vải hay núi Thị Vải.
Giả thuyết khác: Có gia đình phú ông, chỉ có 1 người con gái tên thị Vãi, giỏi võ nghệ, lớn lên phú ông thách ai đánh thắng con gái sẽ được chọn làm rể nhưng không ai thắng nổi. ông mất, cô con gái thay cha cai quản ruộng đất. Một hôm cô cùng người làm tên Trịnh đi thăm ruộng, khi về trời mưa, nước suối ngập cao, không qua được suối nên bị trôi và được chàng Trịnh cứu vớt, từ đó 2 người nảy sinh tình cảm, nhưng sau đó chàng Trịnh bỏ đi biệt tăm, Thị Vải cho người đi tìm và thấy xác chàng Trịnh trôi dạt vào chân núi nên người ta gọi là núi Ông Trịnh, cô gái đau buồn bỏ lên núi và mất ở trên núi gần đó nên người ta đặt là Núi Thị Vải.  

NÚI DINH (đối điện ngã 3 Long Sơn)
          Đi tới bên phía trái có ngọn núi đá trơ trọi, có xí nghiệp khai thác đá, đó chính là Núi Dinh. Tương truyền khi đánh nhau với Nguyễn Ánh, quân Tây Sơnđã từng đóng quân ở chân núi này nên người ta gọi là núi Doanh, sau đọc trại thành Núi Dinh.

SUỐI NGHỆ: (xã Hội Bài – Huyện Tân Thành)
          Nằm bên tay trái ở xã Hội Bài  huyện Tân Thành, đi theo Tỉnh Lộ 2 đến chiến khu Châu Pha, sông Dinh có núi Nghệ, một núi đá thấp chỉ cao hơn 200m. Từ chân núi bắt nguồn một con suối nhỏ chảy vào sông Dinh đó là Suối Nghệ. Nước khoáng Suối Nghệ (NKSN) được phát hiện đầu tiên vào năm 1972. Nhiều kết quả phân tích cho thấy: độ khoáng hóa 4g/l, hàm lượng khí Co2: 2.000mg/l (ở độ sâu 70m), Na: 800 – 900mg/l, K: 820 – 850mg/l, Mg: 130 – 150 mg/l, Bicarbonat: 2.850 – 2.950mg/l. Thành phần trên cho thấy NKSN cùng loại với nước suối Vĩnh Hảo, thậm chí chất lượng có phần trội hơn nếu xét về độ khoáng hóa, hàm lượng Bicarbonat, khí CO2. Chưa cần qua chế biến NKSN cũng đã rất ngon. Nếu làm siêng cho thêm chút xíu chanh đường, là tuyệt hảo, vừa ngon, vừa bổ. Dân cư quanh vùng trìu mến gọi tên NKSN là Soda. Thú vị là không chỉ có con người, mà cả những chú bò trong vùng cũng thích, vì không tài nào dẫn chú bò đi khỏi giếng Soda mà không cho nó uống thỏa thích. Các chuyên gia đã xếp NKSN cùng loại với các nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như: Vichy, Vals (Pháp), Bojom (LX), Jeri, Jaco (TK). Mạch nước khoáng Suối Nghệ nằm trên 1 đới cà nát của 1 đứt gãy địa chất. Một lượng nước mặt rất lớn đã thấm sâu vào lòng đất, qua đứr gãy này từ nhiều ngàn năm trướd, gặp hơi C02 từ dưới lên hòa tan vào trờ thành 1 thứ nước có hoạt tính rất cao, có thể hòa tan nhiều loại nguyên tố trong lòng đất và trở thành nước khoáng.

Đảo Long Sơn – Núi Nứa Đạo Ông Trần
Đạo Ông Trần là một hiện tượng xã hội vừa mang “Sắc Thái Rừng Sác” vừa có dáng dấp của những vùng đạo giáo Bảy Núi, Hòa Hảo, Phật Chùa Tây An…ở vùng Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang). Xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) ngày nay còn bảo lưu nhiều phong tục tập quán củ xưa với cảnh trí thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng những ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch. Trong đó, quần thể Núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn Long Sơn (Đền Ông Trần) hợp thành thắng cảnh độc đáo nổi tiếng khắp nơi. Đi trên Quốc Lộ 51, ngang qua địa phận Phước Hòa (Tân Thành) khi còn cách Bà Rịa 6 km, nhìn về phía nam ta gặp một vùng sông nước mênh mông với màu xamh ngút ngàn trải hút tầm mắt. nổi lên giữa thảm xanh mượt mà là dãy núi đất tựa như con rồng khổng lồ đang giỡn mình trên sông nước đó là Núi Nứa – Long Sơn, sỡ dĩ có tên Núi Nứa vì xưa kia trên núi có nhiều cây nứa mọc thành rừng. Rừng Long Sơn xưa có nhiều cọp dữ. Cuối thế kỷ XIX đã có 2 người đến đây lập hội múa lân để chiêu mộ người đến khai hoang nhưng đều chịu không nổi phải bỏ đi. Tuy nhiên một người bám trụ lại là Bà Trao. Sau đó có một người nữa là Ông Lê Văn Mưu đi chiếc xuồng cùng đứa con trai với “cái túi đựng trời đất” đến xin lập lân (hội múa Lân). Họ cùng nhau chiêu mộ người khắp 4 phương đến lập “giang sơn Ông Trần”. Dưới chân phía Đông Núi Nứa, giữa khu dân cư theo tín ngưỡng Ông Trần có một quần thể kiến trúc cổ uy nghi, bề thế . đó là khu di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Lớn (Đền Ông Trần). Di tích tọa lạc tại thôn 5 (xã Long Sơn), cách bến đò Cồn Bần khoảng 2km. Với tổng diện tích trên 2ha, bố cục Nhà Lớn chia làm 3 phần riêng biệt bao gồm: Khu đền thờ, nhả Long Sơn Hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm, các dãy phố quanh chợ và lăng mộ ÔngTrần, Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, sinh vào 1856, tại Hà Tiên (nay là An Giang) đi học thầy đạo và được thầy giao “túi đựng trời đất” để về phía đông lập “giang sơn đạo pháp”. Ra đi, ngoài “cái túi đựng trời đất” với những câu sấm câu vè bí hiểm, ông có nghề bốc thuốc...   
Trong tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết ông đã bất lực nhìn quê hương bị phương Tây xâm chiếm. Để tránh mặt thực dân Pháp, ông lưu lạc đến nhiều nơi. Năm 40 tuổi, ông chọn đảo Long Sơn hoang vu giữa rừng đước bạt ngàn, dựng nhà, khai hoang. Ông vừa có tài tổ chức, vừa xây dựng một hệ tư tưởng lôi cuốn. Đặc biệt Ông là người biết tổ chức công việc và làm việc hết mình. Ông tự xưng là “bề trên” nhưng cách xử sự khiêm nhường, nhân danh là “Tướng Điều” do trời sai xuống giải thích cái tật chân trái ngắn hơn chân phải của mình là do bị tội trên thiên đình. Từ đó ông ở lại trần gian, bản thân Ông Mưu thường ở trần, có đặc tính là không bao giờ tắm nên người ta gọi là “Ông Trần”. Ông Trần chỉ ăn 4 thứ: đậu xanh, cua, tôm, ốc.
Đạo Ông Trần không đề cao một thần linh nào mà chỉ chú trọng vào khuôn mẫu đạo đức, đi tìm một xã hội bình đẳng, chỉ có một hội đồng kỳ lão điều khiển công việc. Sắc phục chỉ là bộ quần áo bà ba đen giản dị. Mọi người trên đảo đều lao động, đất ruộng là của chung, thành quả hưởng chung và hợp tác xã đơn độc này đã thành công. Trong một thời gian ngắn kiến trúc lớn mọc lên “Nhà Lớn” là nơi điều hành công việc, chợ Long Sơn, nhà kho, nhà máy đèn…đều thuộc tập thể. Làng Long Sơn nhỏ bé lúc đó đã từng có quỹ để giúp đỡ các tỉnh Nam Bộ bị thiên tai, cưu mang người bị nạn. Năm Giáp Thìn (1904) dân bị thiên tai bão lụt, Ông Trần xuất 7 thiên lúa (7 ngàn giạ)  cho người thân tín ở Gò Công, Cái Bè, Cai Lậy…đón người bị nạn lên Long Sơn cấp tiền, gạo, dao, cuốc cho họ dựng chòi, khai hoang. Tiếng lành đồn xa về một người Trời được phái xuống cứu khổ đang ở Long Sơn, lan ra lục tỉnh. Dân tứ xứ quy tụ vể ngày càng đông. Ông Trần khoanh đất khai hoang cho bất cứ ai đến đảo, không phân biệt giàu nghèo, giang hồ hảo hớn, miễn chịu theo những điều Ông đặt ra. Đất khai phá ngày càng rộng, kéo dài từ đồng Bà Cúc, xóm Đất Sét phía bắc xuống xóm Gò Xu, xóm Chín Mẫu. Riêng phần đất Ông Trần đứng tên trong sổ địa bạ Bà Rịa cũ là 56 mẫu, 99 sào, 98 cao. Ông còn cho xây “ngũ hồ” chứa nước ngọt, đắp đập ngăn mặn, xây chợ, dựng nhà máy xay.  Nhưng khi Ông Mưu qua đời thì chất tập thể cũng mất theo. Nhà Lớn chỉ có vai trò một điện thờ,  người đã sáng lập ra tín ngưỡng khác lạ và tạo lập khu dân cư mới ở vùng đông nam đảo, tổ chức xây dựng từ năm 1910 đến 1935. Khu đền thờ quay mặt ra hướng đông. Trục lộ chính bao quanh đảo cắt ngang đền thờ thành 2 khu vực . Khu vực phía đông diện tích 34m2 gồm các công trình kiến trúc: Tam quan cửa cuốn vòm, mái lợp ngói ống tựa như tam quan các ngôi chùa cổ. khu vườn hoa bố trí theo hình bát quái với những cây hoa cảnh bố trí theo kiểu vườn treo. ở đây có nhiều cây kiểng quý trên 80 tuổi. Trụ phướng bằng bê tông cao khoảng 10m. Hai ngôi nhà khách nằm ngang nhau, mỗi nhà diện tích 15m x 13,5m có tường hoa bao bọc, trong bày bàn thờ lễ nghi, bộ bàn ghết cổ khảm xà cừ mặt đá hoa cương và các hoành phi câu đối. Bên trái vườn hoa là nhà tiếp khách của các vị kỳ lão trong dòng tộc.
Khu vực điện thờ có diện tích 7.800m2 với những công trình kiến trúc đồ sộ trang nghiêm…lầu Cấm tiền điện 2 tầng 8 mái, kế tiếp là nhà Thánh, lầu Trời, lầu Tiên, lầu Phật (chính điện). Nhà Thánh có bàn thờ Khổng Tử và bàn thờ Ông Trần. Nhà (hậu điện) thờ những người ruột thịt trong gia tộc Ông Trần. Lầu dài làm nơi lễ nghi hội hè. Ngoài ra còn có một số công trình phụ khác: nhà bếp, kho đựng đồ, nhà máy đèn, kho đựng lúa, hồ chứa nước mưa…Tại đầu bến Kinh có nhà bảo tồn ghe Sấm là chiếc ghe đã đưa gia đình ông Trần đến Long Sơn lập nghiệp năm 1900.
Khu Di Tích Nhà Lớn hiện đang lưu giữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu: Bộ tủ thờ cần xà cừ, chạm khắc tinh xảo gồm: 33 cái có nguồn gốc từ vùng Hà Đông (Bắc Bộ) Bộ bàn ghế Bát Tiên, tương truyền của Vua Thành Thái, đồng hồ cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX, Chiếc Long Sàng chạm khắc tinh xảo, ghế ngai, bao lam, hoành phi, câu liễn sơn son thiếp vàng lộng lẫy, thể hiện nghệ thuật điêu khắc trang trí khéo léo tuyệt vời của nghệ nhân. Lịch sử xây dựng Nhà Lớn Long Sơn đồng thời quá trình hình thành phát triển của Ấp Bà Trao. Vì vậy bố cục kiến trúc, nghệ thuật trang trí của di tích phần nào thể hiện nét tiêu biểu, đặc trưng của tính ngưỡng Ông Trần. các công trình xây dựng không theo khuôn mẫu truyền thống, phá vỡ quy luật đăng đối đương thời. cách bài trí nội thất thật trang nghiêm với nhiều hoành phi, hương án, bài vị, bàn thờ, đồ tự khí … Tất cả các báu vật trên thật sự là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc có nguồn gồc từ nhiều nơi trên đất nước ta, thể hiện rõ nét truyền thống trang trí mỹ thuật của dân tộc bằng tứ linh, tứ quý, hoa thiêng cỏ lạ, hoa sen, lá đề cách điệu, lã mai, lão Trúc hóa rồng. 
Tín ngưỡng Ông Trần không có tính thuần túy mà trong đó pha tạp nhiều đạo giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Lành, đạo Nho giáo, đạo thờ ông bà tổ tiên… Phật thánh thần đều được thờ cúng trong Nhà Lớn và tại các nhà dân. Đặc biệt tín ngưỡng này không có kinh kệ, chuông mõ, ăn chay, kiêng kỵ, chỉ có lời dạy của Ông Trần được truyền khẩu trong dân gian.
Ông Trần lập ra ban kỳ lão  gồm 8 người đầu tiên đã theo ông đến đây khẩn đất lập ấp, lo các việc chung cho dòng tộc. Ông tổ chức đám cưới cho dân rất đơn giản. Thường cưới hỏi vào ngày 30, mùng 1 và ngày 15, 16 âm lịch hàng tháng. Không tính ngày giờ, không đặt ra những lễ nghi tục lệ phiền phức. Khi tổ chức chỉ nấu nồi xôi chè cúng ông bà, không có cổ bàn linh đình. Đám tang cũng đơn giản, người chết bó chiếu đặt chung một bao quan chung bằng tre gỗ sơn đỏ và khiêng đi chôn trong ngày, nếu kéo dài cũng không quá 24h. Không chôn theo hàng lối, không đề tên và bia mộ thân nhân, ra đến huyệt thì xả tang (bỏ tang) phá bỏ lệ để tang 3 năm. Ông Trần thường nói:”Sống thì đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách” nhà nào có đám cưới đám tang hoặc làm nhà thì ban hương chức và bà con trong ấp tự đến thăm hỏi, giúp công sức chứ không mừng tiền hoặc phúng tiền, tặng phẩm. Hàng tháng mọi người dân theo ông đều đóng góp một khoản tiền ‘nhân nghĩa’để giúp các đám tang, đám cưới hoặc giúp nhà nào gặp rủi ro tại nạn.
   Trước kia việc cúng lễ được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 âm lịch, gọi là lễ cúng sao, giải cháo,xôi,bánh trái và hoa quả. Ngoài ra hàng tháng mồng một và ngày rằm (15) cúng nhỏ không làm cỗ linh đình. Sau khi ông Trần mất đi, con cháu và tín đồ theo tín ngưỡng vẫn duy trì tập quán cũ. Ông được con cháu đưa vào thờ cúng trong Nhà Lớn. Từ đó tín ngưỡng Ông Trần mỗi năm có 2 lễ hội lớn là cúng trùng cửu (9/9 âm lịch) và 20/2 âm lịch ngày cúng cơm Ông Trần (ngày Vía). Trong 2 ngày này người từ thập phương qui tụ vể đây rất đông, có năm có trên 20 ngàn người. Cỗ mặn làm từ hôm trước, còn trong 2 ngày này chỉ cúng xôi,chè,bánh trái,hoa quả. Ngoài ra ngày 5/5 âm lịch, các ngày tết nguyên đán (7 ngày) đều tổ chức cúng lễ với quy mô nhỏ. Sau khi cúng xong cỗ bàn dọn xuống để mọi người cùng ăn, không phân biệt ngôi thứ đẳng cấp.
Các nhà dân đều lập nhiều bàn thờ, hầu hết họ dành 3 gian nhà chính cho việc thờ cúng. Bàn thờ được sắp xếp theo nhiều lớp, chủ yếu thờ ông bà, tổ tiên, thiên địa, thờ Ông Trần (còn gọi là Ông Cố), Thánh Mẫu, Quan Công. Ngày có ‘hội làng’, nhân dân tự giác luân phiên nhau đến quét dọn, đèn nhang, cúng kỉnh trong Nhà Lớn gọi là ‘vô phiên’ hoặc ‘phiên ngũ thường’. Mỗi phiên có 6 người: một người hầu phiên và 5 người phiên ngũ, ai tới vô phiên thì ăn cơm tại Nhà Lớn.
Trong phần đất công, người trực phiên và dân trong tín ngưỡng thay nhau tới lao động sản xuất. Những tục lệ được đặt ra từ đời Ông Trần cho đến nay vẫn được dân tôn trọng và tuân theo một cách tự giác như việc cúng vái hàng ngày vào lúc 4h sáng và 6h chiều, tổ chức đám cưới hỏi vào giờ Thìn (1856) là năm mất của Phật thầy Tây An và cũng là năm sinh của Ông Trần. Phụ nữ không được bước chân vào Lầu Cấm, khi đi qua trước lầu phải ngả nón mũ, không được nói tục.
Sau  khi ông Trần cho dựng lên khu Nhà Lớn (đền thờ) làm nơi thờ cúng chung (tức tổ đình của đạo giáo), có một số sư sãi và những người mộ đạo Phật đến xin được tu luyện ở đây. Nhưng Ông Trần không cho, Ông nói:’Muốn thành Tiên thành Phật thì trước hết phải lo cho dân, cho nước chứ ngồi đây thỉnh kinh gõ mõ thì ích lợi gì?” Khi đến đây khai phá lập đền thờ, Ông Trần cũng không xưng danh đạo. Cho nên tín ngưỡng của Ông không có kinh kệ, rước sách, kiêng kỵ, không cắt tóc ăn chay, không có chuông mõ, người dân theo ông đều mặc áo bà ba đen, đi chân đất, đầu để tóc dài búi gọn sau gáy. Tất cả những công việc trong Nhà Lớn cũng như trong dòng tộc đều do những ông lớn (tức 8 vị kỳ lão) họp dân bàn giải quyết.
Hội đồng kỳ lão có 10 thành viên (8 vị chính thức, 2 vị dự khuyến) là những người cao tuổi có học thức và có uy tín trong dòng tộc. ngoài ra còn có những người dân làm công quả gồm cả đàn ông và đàn bà. Đàn ông giúp việc trong Nhà Lớn, phần đông là thợ chuyên môn, tự nguyện làm không công. Số người này có khi chỉ có 1 – 2 người, có khi lên tới cả trăm người, tùy theo công việc, nhất là trong những ngày lễ lớn.
Những người vô phiên (5 người) mỗi lần vào ở Nhà Lớn liên tiếp 3 ngày, 3 đêm. Công việc của họ gồm có: quét dọn vệ sinh, lau chùi tủ thờ, bàn ghế, đồ thờ cúng, tưới cây kiểng,  nấu cơm, nhang đèn cúng kỉnh ngày 2 lần vào lúc 4h sáng và 6h chiều. Trong mỗi lần vô phiên có 1 người lớn tuổi giữ nhiệm vụ cúng tế bàn thờ Ông Trần, cắt đặt công việc cho người vô phiên. Người này gọi là người Hầu Phiên và giữ nhiệm vụ này 1 ngày 1 đêm. Ngoài những công việc được giao, những người vô phiên và hầu phiên không có quyển giải quyết các công việc liên quan đến Nhà Lớn và trong tín ngưỡng. Đi thăm đền Ông Trần luôn luôn có người của Nhà Lớn đón tiếp. Ngoài Nhà Lớn là điện thờ, ở đây còn có 5 lầu, lầu Phật, lầu Tiên, lầu Trời, Lầu Dài, Lầu Cấm. Các lầu này nối nhau bằng những cây cầu (riêng lầu Cấm không mở cửa đón khách). Số bàn thờ trên lầu phải hàng trăm cái, thờ Khổng Tử, Quan Công, Lê Văn Duyệt, Thánh Mẫu…nhưng đều không có tượng, không đọc kinh. Bàn thờ theo đúng kiểu xưa, có tủ thờ khảm xà cừ, phía trước có giường thờ, trên để đủ gối, quạt. Di vật Ông Trần còn chiếc ghe Ông thường dùng vượt biển để bên hông Chợ Long Sơn. Mộ Ông Trần, trung thành với truyền thống không đề cao cá nhân, chỉ là một nấm mồ cát không bia.     
Dân làng Long Sơn tăng nhanh, đến năm 2000 đã lên tới 10.000 dân, gần 4/5 theo Đạo Ông Trần, đa số làm ăn phát đạt, nhờ biển hơn nhờ đất. Đây cũng là điều làm cho người ta càng tin vào sự che chở của người Trời.
Long Sơn là nơi gặp gỡ của vùng giải phóng chiến Khu Rừng Sác với vùng giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu trong chiến tranh. Từ năm 1945 đến năm 1959, Long Sơn đã có 3 chi bộ, gần 100 đảng viên (dân số lúc đó 3000 người). Du kích xã Long Sơn từng tiêu diệt một trung đội Pháp (1947) tại thôn Hai Cầu Đá. Thời đánh Mỹ, chi bộ Long Sơn vẫn đứng vững trong lòng dân dù địch đánh phá chà đi xát lại rất ác liệt. Đội du kích Long Sơn là một đội du kích mạnh của Đặc Khu Rừng Sác, Long Sơn trở thành “điểm hậu cần” của Đặc Công Rừng Sác.

Xác định nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa danh
ở Bà Rịa – Vũng Tàu

1.Hầu hết địa danh ra đời cách nay hàng trăm năm khi đa số chúng ta chưa chào đời, vì vậy chúng ta không biết nguồn gốc của chúng. Mặt khác, theo thời gian sử dụng, nhiều địa danh đã bị người thời sau phát âm theo ngữ âm địa phương nên chúng bị biến âm một cách kỳ lạ. Nếu không chú ý nghiên cứu thì chúng ta không hiểu ý nghĩa của chúng.
2.Địa danh ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng không ra ngoài cái thông lệ phổ biến này. Trong bài sau đây, chúng tôi chỉ khảo sát một số địa danh tiêu biểu.
2.1.Gò Sầm là địa điểm ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Gò Sầm có dạng gốc là Gò Sằm. Trong Đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của [4] có ghi “tên chỗ đất cao, sằm mọc vô số, thuộc hạt Phước Tuy”. Sằm là tên cây, chỉ có từ điển của Huỳnh Tịnh Của ghi lại, bị phát âm sai lạc thành sầm.
Hồ Cốc là bãi biển ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cốc là loại cây cao lớn, trái tròn mà chua, mọc nhiều nơi đây trước kia. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [3] ghi cóc. Còn Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức [7] ghi cốc.
Bình Giã ban đầu là một ấp, hiện nay là xã của huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là nơi ghi chiến công của quân dân ta trong trận chiến chống Mỹ kéo dài từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965. Bình Giã có dạng gốc Bình Dã, là một từ ngữ Hán Việt, có nghĩa là “đồng bằng”, bị viết sai chính tả.
Xuyên Mộc là huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích 642,2km2, dân số 120.300 người (2006), gồm thị trấn Phước Bửu và 12 xã: Bàu Lâm, Bình Châu, Bông Trang, Bưng Riềng, Hoà Bình, Hoà Hiệp, Hoà Hội, Hoà Hưng, Phước Tân, Phước Thuận, Tân Lâm, Xuyên Mộc.
Xuyên Mộc là biến âm của Xương Mộc, tên một loại cây cao lớn, có chất gỗ mịn, trắng, điểm vân màu đen [9]. TừXương biến thành từ Xuyên đã có nhiều tiền lệ: Vũng Dương – Vũng Diên, xương xáo – tiên thảo, gương – kiếng, tamcương – ba giềng, …
            2.2.Ô Cấp là mũi đất nhô ra biển Đông ở vũng Gành Rái, trên đó có thành phố Vũng Tàu.
Trước năm 1945, người Pháp đặt tên mũi này là Cap Saint Jacques (mũi Thánh Giắc). Thạch Phương và Nguyễn Trọng Minh, theo ý kiến của một số người, cho rằng, người Pháp nói “đến mũi này” là (aller) au Cap. Lâu ngày au Cap thành Ô Cấp, chỉ Vũng Tàu [9].
Về nguồn gốc địa danh này, chúng tôi nghĩ khác. Về từ Ô, có một số ý kiến và thực tế đáng quan tâm. 1. Trong một luận án của mình, Từ Thu Mai cho rằng ở tỉnh Quảng Trị có 3 con sông mang thành tố Ô ở trước (Ô Giang, Ô Khê, Ô Lâu) và Ô ở đây là “biến âm từ “lô” (từ cổ nghĩa là “sông”) thành “ô” bằng cách nhược hóa /l/ kiểu như lì / ì, lặng / ắng” [11, tr. 154]. Ngoài ba sông trên, chúng tôi muốn bổ sung: ở tỉnh Quang Nam, sông Vu Gia còn có tên là Ô Gia. 2. Ở tỉnh An Giang cũng có ba con suối mang thành tố chung Ô ở trước, là Ô Tà Sóc, Ô Thum, Ô Tức Xa. Ba suối này cùng có gốc Khmer, và hai suối đầu trong ba suối này có nghĩa là “suối ông Sóc” “suối lớn”. Vậy cả bảy sông và suối trên đều có từ Ô ở trước. Như thế, từ Ô ở trong các địa danh trên đều có quan hệ tới sông nước. 3. Mặt khác, ở thành phố Cần Thơ có quậnÔ Môn, một địa danh nửa Khmer nửa Việt. Ô ở đây có nghĩa là “vũng, bàu, đầm”; và Môn là cây môn nước. Ở thành phố Hồ Chí Minh có địa danh Ô Ma, mà nhiều người cho rằng bắt nguồn từ tên Pháp Camp des Mares (“trại lính nơi có các ao”). Rõ ràng Camp và des không thể nói chệch thành Ô được. Ở Phú Yên có đầm Ô Loan. Nguyễn Đình Chúc cho rằng theo tự dạng chữ Hán ghi địa danh này, Ô là “con quạ”; Loan là “chim loan” [8]. Thế thì hiểu nghĩa của Ô Loan thế nào? Rõ ràng các địa danh Ô Môn, Ô Ma, Ô Loan đều có liên hệ đến sông nước và có nghĩa là “ao/bàu/vũng”. Và Ô Cấp cũng thế. Ô Cấp chính là vũng có từ Cấp (Cap), nghĩa là “mũi”.
Tóm lại, trong tiếng Việt cổ và tiếng Khmer hiện đại, có một từ liên hệ đến sông nước là Ô trong các địa danh trên.
2.3.Bà Rịa là thị xã của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích 90,6km2, dân số 78.800 người (2006), gồm 7 phường: Kim Dinh, Long Hương, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Toàn và 2 xã: Hoà Long, Long Phước.
            Có hai cách lý giải: 1. Một bà tên Rịa có công với vùng này nên tên bà được đặt cho địa phương. 2.Do phiên âm tên một nữ thần của người Chăm Po Riyak (thần trấn sóng biển).Thuyết một thiếu tư liệu lịch sử nên không có cơ sở khoa học và địa danh này đã có từ xa xưa (Trịnh Hoài Đức [10] đã nói tới trong Gia Định thành thông chí). Thuyết hai có lý hơn vì có cơ sở ngữ âm và lịch sử.
2.4.Trong Gia Định thành thông chí [10], Trịnh Hoài Đức đã 12 lần nhắc tới một địa danh chỉ 6 đối tượng ở Bà Rịa - Vũng Tàu nay (núi, sông, thành, luỹ, đạo, đồn) viết bằng hai chữ Mỗi (Hán) và Xoài (Nôm).
Trong bản dịch năm 1972, Tu Trai Nguyễn Tạo đã tỏ ra lúng túng khi phải phiên từ tổ Hán Nôm này sang chữ Quốc ngữ: Mỏ Xoài, Mô Xoài, Mỗi Xuy, Mũi Xoài, Mũi Xôi, Mũi Xuy, Mũi Xuý.
Còn trong bản dịch năm 1998, các dịch giả cứ theo mặt chữ mà phiên: Mỗi Xoài.
Đinh Xuân Vịnh thì ghi Mô Xoài (hay Môi Xui) và Mộ Xoài [2].
Và Bùi Đức Tịnh trong cuốn  Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ ghi là Mọi Xoài [1].
Trong 11 dạng của từ tổ trên, có 8 dạng vô nghĩa hoặc không rõ nghĩa, là: Mỏ Xoài, Mộ Xoài, Môi Xuy, Môi Xui, Mỗi Xoài, Mũi Xôi, Mũi Xuy, Mũi Xuý, và 3 dạng có nghĩa: Mô Xoài, Mũi Xoài và Mọi Xo ài.
Chúng tôi lần lượt xét xem tổ hợp nào có lý nhất.
Mô Xoài có nghĩa là “mô đất có (nhiều) cây xoài”. Nhưng tên Mô Xoài có mấy điều bất hợp lý.
Trước hết, hai vần  và -ôi có quan hệ chuyển đổi, như:  (đơn, độc) - (mồ) côi. Nhưng vần -ỗi (của mỗi) không hề có quan hệ chuyển đổi với vần -ô (của ). Do đó, mỗi không thể đọc là  được.
Kế đến, nếu cần ghi  (Xoài) thì đã có từ  (mô phạm, qui mô), không cần mượn âm từ mỗi.
Sau cùng,  là “khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn chung quanh: sau mô đất; ngồi nghỉ trên mô đất” [3]. Mà đối tượng của địa danh trên là hòn núi, con sông (nay là núi Dinh, sông Dinh) nên không thể gọi là Mô Xoài được.
Mũi Xoài có nghĩa là “mũi đất có nhiều cây xoài”. Từ Hán Việt mỗi có thể đọc mũi. Nhưng đây là tên núi, tên sông ở sâu trong đất liền chứ không phải là ở sát biển nên không thể có mũi đất ở đây.
Cuối cùng là Mọi Xoài. Chúng tôi thấy tổ hợp này có thể đúng là tên gọi của các đối tượng trên.
Một là, trong công trình của Launay[5], ông đã dùng chữ cái La tinh để ghi địa danh này là Moi Xoai. Vì phiên theo ngôn ngữ phương Tây, ông đã bỏ các dấu.
Hai là, để ghi hai từ Nôm mọi (mọi người và tôi mọi), ông cha ta đã nhất trí dùng từ Hán Việt mỗi.
Ba là, trong chữ Nôm xoài có bộ phận biểu âm là xuy vì hai vần -oai và -uy có quan hệ chuyển đổi: oai - uy (nghiêm), (nguyên) soái - suý, (Mẫu) Thoải – Thuỷ...
Bốn là, ở Nam Bộ đã từng có hai địa danh mang từ Mọi. Đó là rạch Mọi (Tiền Giang) và xóm Mọi Lèo ở Sài Gòn do Vương Hồng Sển [12] cung cấp và chúng tôi đã đưa vào Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh [6], là “xóm nhà tập trung nhiều người Lào, Khmer, Chăm… bị bán làm nô lệ, được giải phóng khi người Pháp đến. Về sau, họ bỏ đi hết. Nay chỗ này thuộc đường Yersin, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1”.
Năm là, từ Mọi ở đây chỉ đồng bào dân tộc thiểu số theo cách gọi với ý xem thường của những người trong chế độ phong kiến. Và hiện nay, tại đây vẫn còn nhiều đồng bào dân tộc Châu Ro sinh sống.
Sáu là, theo người địa phương, tại nơi đây, trước kia có rất nhiều cây xoài rừng (nên còn nhiều địa danh mang từ xoài: Đồng Xoài, Gò Xoài, Núi Xoài, Sông Xoài). Mỗi khi đến mùa trái chín, người ta phải dùng xe bò hoặc ghe thuyền chở đi bán ở khắp nơi. Ngày nay, vẫn còn nhiều cây xoài rừng tại đây. Xoài ở đây nhỏ trái, có nhiều xơ, khi ăn phải mút chứ không thể gọt nên gọi là xoài mút.
Như vậy, sở dĩ có địa danh Mọi Xoài vì nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc Châu Ro sinh sống và có nhiều cây xoài rừng.
3. Tóm lại, giải mã nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh là hết sức khó khăn và đôi khi nan giải. Nhưng đây là nhiệm vu hàng đầu của công việc nghiên cứu địa danh. Chúng tôi hy vọng những lý giải của mình không mắc nhiều sai lầm không đáng có.


T

GIỚI THIỆU VỀ BÀ RỊA

ỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá XIII nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN quyết định thành lập ngày 8/10/1991 .Nguồn gốc của địa danh Bà Rịa được giải  thích bằng nhiều cách , trong đó có một truyền thuyết trong dân gian ở đây lưu truyền rằng: Bà Rịa là một phụ nữ quê ở Phú Yên theo gia đình vào Nam từ năm 1688 . Gia đình bà ngụ tại Tam An _ Long Đất ngày nay . Năm  1967 Trưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh cà Chúa Nguyễn Phước Chu kinh lý phía Nam, khi đi qua vùng này cầu đường bị hư hỏng vì mưa to gió lớn. Bà Rịa đã huy động dân tu sữa đường xá, hỗ trợ cho đoàn kinh lý của Trưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh và Chúa Nguyễn Phước Chu. Cảm kích trước tấm lòng ấy , Chúa Nguyễn phong cho Bà Rịa Hàm Nghè danh dự. Năm 1759, bà qua đời, để lại 300 mẫu ruộng sung vào công điền và chia cho người nghèo, từ đó có tên địa danh Bà Rịa cho đến ngày nay. Hiện nay xã Tam An – Long Đất vẫn còn đền thờ và lăng mộ Bà Rịa cạnh đường 44 Hậu.
Giả thuyết khác: Ông Etiene Aymonier, một học giả người Pháp cho rằng”Bà Rịa” là cách phiên âm tiếng Việt của từ Khơme Pareya. Nhà khảo cổ học L.Mallet giải thích khá cặn kẽ rằng: “Bà Rịa” là sự Việt hóa từ Khơme.
Bà Rịa - Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp tỉnh  Bình Thuận ở phía Đông, giáp huyện Cần Giờ của TPHCM ở phía tây, còn lại phía Nam và Đông Nam giáp biển.
·       Diện tích tỉnh: 1.965 km
·       Dân số (theo số liệu năm 2001 ): 841.519 người
·       Tỉnh lỵ : Thành Phố Vũng Tàu .
·       Thị xã Bà Rịa và các huyện: Châu Đức , Xuyên Mộc , Tân Thành , Long Đất, Côn Đảo.
·       Dân tộc : Kinh , Hoa Khmer.
        Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển là 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm ). Thềm lục địa tỉnh tuyến giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản .
       Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều hồ chứa nước loại lớn như : Kim Long, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu……. Nhiều sông như: Sông Ray, Sông Bà Đáp, sông Đông …….. và có trên 200 con suối, đặc biệt Suối Nước Nóng Bình Châu nóng 82OC  là một tài nguyên nước khoáng quý.

SƠ NÉT VỀ HUYỆN LONG ĐẤT
Huyện Long Đất được sát nhập từ 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ, có diện tích 287 km2 phía Đông giáp Châu Thành, phía tây giáp Xuyên Mộc. Phía Nam giáp biển đông, huyện Long Đất có 11 xã, một thị trấn Long Điền và Long Hải. Từ ngã 3 Bà Rịa đi khoảng 1km đến ngã 3 phía trái theo Quốc Lộ 56 ra ngã 3 Tân Phong về Long Khánh khoảng 54km. Đi phía phải theo tỉnh lộ 25 đi Long Hải và theo tỉnh lộ 23 đi Long Điền. Tại ngã 3 của Quốc Lộ 25 và Quốc Lộ 23 phía bên trái.

CẢNG CÁ PHƯỚC TỈNH (Quốc Lộ 25, nằm gần thị trấn Long Hải)
Cảng cá Phước Tỉnh là cảng cá lớn nhất ở khu vực Bà Rịa nơi tàu thuyền ra vào tấp nập và phố chợ sầm uất. Cảng cá Phước Tĩnh nàm trong một vịnh nhỏ cuối về phía đông của bán đảo Vũng Tàu nên thuận lợi cho tàu cập bến. Ở đây tập trung lớn hàng trăm tàu thuyền đánh cá. Đặc biệt có nhiều tàu đánh cá trang bị hiện đại có rađa, máy phát sóng dò tìm cá, hệ thống thông tin liên lạc với đất liền, khoang lạnh, nhiều tàu có thể ra khơi đánh bắt hàng tháng liền, có khoảng 500, sản lượng 34.000 tấn cá/năm. Phước Tỉnh nếu được đưa vào tham quan du lịch cũng sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách.

THỊ TRẤN LONG HẢI
Một trong hai thị trấn của huyện Long Đất, Long Hải  chỉ là một thị trấn nhỏ người, dân đa số sống bằng nghề đánh cá, làm nước mắm, làm muối. Hiện nay thị trấn Long Hải đang có kế hoạch xây dựng lại cơ sở hạ tầng nhiều khách sạn khá đẹp mọc lên để đón du khách.

NGHỀ LÀM MUỐI VÀ KỶ THUẬT SẢN XUẤT MUỐI Ở BÀ RỊA
Dọc 2 bên đường từ ngã 3 đến Thị Trấn Long Hải là những ruộng muối, một trong những nghề truyền thống lâu đời ở đây. Thường thì ruộng muối được lập ở những vùng đất trũng thấp, ruộng muối có 3 bộ phận:”Đùn, Sân và Ruộng” mỗi bộ phận đều có đất đắp bao quanh thành khu vực riêng biệt, phần “ruộng” tức là nơi thu hoạch muối được lập rất công phu. Sau khi chặt bỏ hết cây cối trên diện tích dự định làm ruộng, người ta phải đào bỏ lớp đất bùn trên mặt ruộng đào lấy rễ cây lớn nhỏ  xong đưa đất cứng đến đắp lại nền ruộng và nện cho thật kỹ, thật bằng phẳng để sau này có thể dùng cào để lấy muối. Bờ đất xung quanh càng đắp kỹ hơn để nước bên ngoài không thể thấm hoặc theo lỗ mọt chảy vào ruộng làm tan muối . Nước biển theo các kinh nhỏ vào Đùn tức khu vực bốc hơi lần 1, sau đó đưa vào sân 2, sân 3. Nồng độ muối mỗi lúc một tăng cuối cùng đưa vào ruộng muối. Muối kết tinh ở đáy ruộng được cào lên bờ gom thành đống lớn. Tùy theo trời nắng người ta có thể khai thác muối từ 21 ngày đến 30 ngày. ở khu vực Bà Rịa người ta thường sản xuất muối vào mùa khô, sản lượng ở đây khoảng 35.000 tấn/năm. Khi đi qua khu vực này chúng ta thấy có nhiều cánh quạt gió, những quạt này được người dân dùng sức gió để bơm nước vào ruộng muối, hiện nay ở Việt Nam chỉ có Bà Rịa là còng sử dụng kỹ thuật này. Ngoài ra các tỉnh miền Trung người ta cũng sản xuất muối  trong mùa mưa với kỹ thuật khác. Muối ở Việt Nam tốt nhất là ở khu vực Cà Ná, vì thành phần NaCl cao cho nên được sử dụng vào công nghiệp.


Địa danh Việt Nam mang thành tố LONG
Lê Trung Hoa

1.Trong những từ Hán Việt, có ít nhất ba từ Long, nhưng có bốn dạng chữ. Trong số đó chỉ có hai từ Long phổ biến được dùng để đặt địa danh. Đó là từ Long chỉ con rồng và từ Long chỉ sự tốt đẹp, thịnh vượng.
2. Vì hai từ Long cùng có nét nghĩa “tích cực” nên nhiều người hiểu nghĩa của từ này theo nghĩa của từ kia.
2.1. Long trong các địa danh sau đây đều có nghĩa là “rồng”.
Long Ẩn lànúi ở huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hoà, nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Trên núi xưa có Văn miếu được xây dựng năm 1715. Long Ẩn là “rồng ẩn mình”, chỉ thế đất ở đây [6]. Long Ẩn còn là rạch, một nhánh của sông Bảy Háp, tỉnh Cà Mau. Long Ẩn, tương truyền chúa Nguyễn Anh đã lẩn trốn Tây Sơn ở rạch này một thời gian nên có tên trên [7].
Long Biên là huyện về đời Tây Hán ở phía tả ngạn sông Hồng, thuộc quận Giao Chỉ. Lúc mới dựng thành (năm 218), gọi là Long Uyên “vực rồng”. Vì kiêng huý Chương Hoài thái tử (đời Đường, 618 - 907) nên đổi là Long Biên [8, 22]. Long Biên còn là cầu bắc qua sông Hồng, nối nội thành Hà Nội với thị trấn Gia Lâm, dài 1.862m, xây dựng trong thời gian 1898 – 1902, ở giữa cầu là đường xe lửa. Từ năm 1919, mở thêm phần đường bộ hai bên. Cầu bị bom Mỹ phá hỏng đoạn giữa cuối năm 1972 đầu năm 1973. Cầu còn có tên Doumer vì được xây dựng dưới thời Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Nay Long Biên là quận của thành phố Hà Nội, được thành lập tháng 11 – 2003 do tách từ huyện Gia Lâm, diện tích 60,4km2, dân số  170.700 người (2006), gồm 14 phường. Long Biên là “bên cạnh rồng” [3].
Long Châu là quần đảo trong vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hạ Long độ 40km về hướng nam. Có ngọn hải đăng xây dựng năm 1887. Long Châu là “cù lao rồng”.
Long Châu Hà là tỉnh do phía ta đặt hồi cuối thời kháng chiến chống Pháp (1950 – 1954) ở miền Tây Nam Bộ, gồm 8 quận. Tỉnh Long Châu Hà tái lập từ tháng 4 – 1974 đến tháng 2 - 1976, gồm 2 thị xã Long Xuyên, Châu Đốc và 7 huyện. Long Châu là “bãi / cồn / cù lao rồng”. Nên cả bốn tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu Sa, Long Châu Tiền đều mang từ Long, nghĩa là “rồng” [4].
Long Châu Hậu là tỉnh do phía ta đặt hồi đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1950) ở miền Tây Nam Bộ, gồm 6 quận. Long Châu Hậu là do ghép tên một phần các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và từ Hậu để phân biệt với Long Châu Tiền.
Long Châu Sa là tỉnh do phía ta đặt hồi cuối thời kháng chiến chống Pháp (1951 – 1954) ở miền Tây Nam gồm 7 huyện. Long Châu Sa là do ghép tên một phần các tỉnh Long Châu Tiền và Sa Đéc
Long Châu Tiền là tỉnh do phía ta đặt hồi đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1951) ở miền Tây Nam Bộ gồm 5 quận. Tỉnh Long Châu Tiền tái lập từ tháng 4 – 1974 đến tháng 2 - 1976, gồm 6 huyện. Long Châu Tiền là do ghép tên một phần các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và từ Tiền để phân biệt với Long Châu Hậu.
Long Đàm là châu về đời Minh, thuộc phủ Giao Châu. Năm 1407 đổi thành Thanh Đàm.Thời Hậu Lê vì kiêng huý đổi thành Thanh Trì. nay thuộc thủ đô Hà Nội. Long Đàm là “đầm rồng”.
Long Đầu là núi bên trái sông Trà Khúc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Long Đầu là “đầu rồng”.
Long Giao là địa điểm ở xã Xuân Tân, thị xã Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có di chỉ thuộc năn hoá Đồng Nai, được phát hiện năm 1984. Long Giao là “rồng gặp nhau”.
Long Hải là địa điểm du lịch ở bờ biển huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có núi và bãi biển đẹp. Long Hải là “biển rồng”.
Long Hồ là xã ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có lăng Nguyễn Phúc Chu. Long Hồ là “hồ rồng”.
Long Đỗ là núi ở làng Long Đỗ, nằm hai bên sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội. Cũng gọi là núi Nùng. Long Đỗ có nghĩa là “rốn rồng” vì tương truyền núi có một huyệt sâu thông vào lòng đất [1].
Long Môn  là núi ở huyện Gia Ninh, quận Giao Chỉ, sau thuộc châu Đà Bắc, tỉnh Hưng Hoá, nay thuộc tỉnh Hoà Bình, bên cạnh sông Đà (đoạn ấy gọi là sông Long Môn). Tục truyền sông Long Môn sâu 100 tầm, cá to vượt được chỗ ấy thì hoá rồng [3]. Long Môn là “cửa rồng”.
Long Ngâm là núi ở xã Long Ngâm, huyện Kỳ Hoa, tỉnh Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cũng gọi là núi Trán Rồng. Long Ngâm: khc ngm về rồng.
Long Nhãn là huyện đời Minh thuộc phủ Lạng Giang, đời Lê hợp với huyện Phượng Sơn thành huyện Phượng Nhãn, thuộc trấn Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Giang. Long Nhãn là “mắt rồng”.
Long Sơn là cù lao trên sông Tiền, tục gọi là cù lao Cái Vừng, nay thuộc huyện Phú Châu, tỉnh An Giang. Long Sơn là “cồn rồng”.
Long Tị là núi ở xã Thuần Chất, nay là Tùng Chất, thuộc huyện Bình Chính, nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tên nôm là Mũi Rồng. Long Tỵ là “mũi rồng”.
Long Trì  là căn cứ của Nguyễn Hữu Huân ở tỉnh Định Tường lúc bắt đầu khởi nghĩa chống Pháp năm 1862. Sau thuộc tỉnh Tân An. Long Trì là “ao rồng”.
Long Tuyền là làng thuộc huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh An Giang xưa, sau thuộc quận Long Tuyền, tỉnh Vĩnh Bình, nay thuộc tỉnh Vĩnh Long. Long Tuyền là “suối rồng”.
2.2. Từ Long trong các địa danh kế tiếp là từ chỉ sự “tốt đẹp, thịnh vượng”.
Long An là tỉnh của Nam Bộ, diện tích 4.491,9km2, dân số 1.329.100 người (2006), gồm thị xã Tân An và 13 huyện. Long An có nghĩa là “thịnh vượng và yên ổn”.
Long An H là kinh đào, xong năm 1844, chảy qua ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang v H Tin. Long An H là do ghp tn ba tỉnh trn.
Long Bình là căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở tỉnh Biên Hoà, nay là tỉnh Đồng Nai, trên đường từ Biên Hoà đi Bà Rịa, bị Quân giải phóng tấn công ngày 28 – 10 – 1966. Long Bình là“yên ổn và thịnh vượng”.
Long Đất là huyện cũ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do sát nhập hai huyện Long Điền và Đất Đỏ. Địa danh này xuất hiện từ tháng 5 – 1951, sau tách thành hai quận như tên cũ. Tháng 4 – 1960, lại nhập thành huyện Long Đất. Tháng 12 – 2003, lại chia thành hai huyện Long Điền và Đất Đỏ. Long Đất là tên ghép hai huyện trên. Có lẽ người ta bỏ tên huyện này vì cấu tạo của nó không ổn: vừa Hán (Long) vừa Việt (Đất).
Long Hưng là xã ở quận Long Định, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Ngày 23 – 11 – 1940, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở đây trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Long Hưng là “thịnh vượng”.
Long Khánh là tỉnh cũ trước ngày 30 – 4 – 1975, năm 1976 sát nhập với tỉnh. Biên Hoà thành tỉnh Đồng Nai. Địa danh này được dùng làm tên huyện lần đầu vào năm 1827.
Long Khánh nay là thị xã của tỉnh Đồng Nai, được thành lập tháng 8 – 2003, diện tích 194,1km2, dân số 130.600 người (2006), gồm 6 phường và 9 xã. Long Khánh là “vui mừng và thịnh vượng”.
Long Kiểng là cầu bắc qua rạch Cây Khô, huyện Nhà Bè, tp. HCM., dài 96m, rộng 3,3m. Tên cầu do tên thôn (1820) mà ra. Long Kiểng có dạng gốc là Long Cảnh , nghĩa là “cảnh thịnh vượng”, vì kiêng huý Nguyễn Phúc Cảnh, con trưởng Vua Gia Long nên phải nói chệch [5].
Long Mỹ là huyện của tỉnh Hậu Giang, diện tích 396,1km2, dân số 161.100 người (2006), gồm một thị trấn và 8 xã. Long Mỹ có nghĩa là “đẹp đẽ và thịnh vượng”.
Long Phú là huyện của tỉnh Sóc Trăng, diện tích 455,3km2, dân số 171.300 người (2006), gồm thị trấn và 14 xã. Long Phú là “giàu có và thịnh vượng”.
Long Thành là huyện của tỉnh Đồng Nai, diện tích 534,8km2, dân số 188.700 người (2006), gồm một thị trấn và 18 xã. Long Thành là “thành công và thịnh vượng”.
Long Thọ là làng trong thành phố Huế, có nhà máy sản xuất vôi. Còn có các tên Long Thọ Cương (Minh Mạng đổi), Thọ Khang, Thọ Xương. Long Thọ là “sống lâu và thịnh vượng”.
Long Tường là quận do Pháp đặt năm 1859, gồm hai tỉnh Vĩnh Long và Định Tường. Long Tường là tên ghép hai chữ cuối của hai tỉnh.
Long Xuyên là đạo ở vùng Cà Mau do Mạc Thiên Tứ đặt từ năm 1739, có lẽ muốn nhắc lại tên huyện Long Xuyên, tỉnh Quảng Đông, quê nội của ông. Sau là huyện Long Xuyên (từ 1808), phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên vào thời Minh Mạng, huyện lị là Cà Mau.
 Long Xuyên là tỉnh từ năm 1889 đến năm 1975 trên vùng đất của huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên. Long Xuyên là thành phố, tỉnh lỵ tỉnh An Giang, diện tích 108,9km2, dân số 249.500 người (2006), gồm 9 phường và ba xã. Long Xuyên: có lẽ địa danh này nhắc lại tên huyện Long Xuyên, tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc, quê Mạc Cửu [3] và có nghĩa là “dòng sông tốt đẹp”. Thuyết này có lý.
2.3. Đặc biệt có một địa danh mang cả hai từ Long.
Long Điền là huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập tháng 12 – 2003, diện tích 77km2, dân số 110.500 người (2006), gồm 2 thị trấn và 5 xã. Một số văn bản Hán viết Long Điền là “ruộng tốt”; một số văn bản Hán khác viết Long Điền có nghĩa là “ruộng rồng”. Có lẽ người viết không phân biệt nghĩa của hai từ hoặc hiểu theo hai nghĩa khác nhau.
2.4. Sau cùng, có một địa danh gốc Khmer nhưng lại mượn âm của một từ tổ Hán Việt.
Long Hồ  là huyện của tỉnh Vĩnh Long, diện tích 93km2, dân số 147.400 người (2006), gồm một thị trấn và 14 xã. Huyện được thành lập ngày 11 – 3 – 1977. Long Hồ gốc Khmer Lon Hor, nghĩa là “chim bói cá” [9]. Có lẽ Lon Hor có âm gần giống Long Hồ l đđịa danh đ cĩ sẵn [2,36] nn mượn âm thành Long Hồ [4].
            3. Để khỏi lẫn lộn hai từ Long này, ta có mấy điểm cần chú ý: Long có nghĩa là “rồng” là danh từ, Long thứ hai là tính từ; vì là danh từ nên Long thứ nhất trong tiếng Hán không đứng trước tính từ, còn Long thứ hai thì được (như Long An, Long Hưng); Long thứ nhất không đứng sau phụ từ, còn Long thứ hai thì được (như Vĩnh Long). Chú ý là cả hai đđều đứng trước động từ và danh từ (như Long Ẩn – Long Thnh; Long Mơn – Long Kiểng).

TI LIỆU THAM KHẢO
1.Bi Thiết, Địa danh văn hóa Việt Nam, HN, Nxb Thanh nin, 1999.
2.Dương Văn An, Ô châu cận lục, (Trần Đại Vinh, Hồ Văn Phúc hiệu đính và dịch chú), Huế, Nxb Thuận Hóa, 2001.
3.Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, HN, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
4.L Trung Hoa, Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, bản đánh máy, chưa xuất bản
5.L Trung Hoa, Từ điển địa danh thành phố Sài Gịn – Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2003.
6.Lương Văn Lựu, Biên Hoà sử lược toàn biên, tác giả xb,1972.
7.Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết, HN, Nxb KHXH, 2004.
8.Nguyễn Văn Âu, Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.
9.Trương Vĩnh Ký, x. L Hương, Người Việt gốc Miên, tr. 253 – 264.Thái Văn Chải dịch phần Địa danh.

Giới Thiệu Các Điểm Tham Quan

THẮNG CẢNH DINH CÔ VÀ LONG HẢI

Dinh Cô (DC) thuộc thị trấn Long Hải huyện Long Đất  nằm bên sườn ngọn đồi nhỏ (đồi 28) trước mặt là bãi cát dải và biển khơi mênh mông sóng nước. Từ thị xã Bà Rịa đi về hướng Đông Nam theo lộ 44 cách 14km đến Long Hải, qua khỏi trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thị trấn hơn 1km ta gặp bãi tắm và tòa Dinh Cô (DC) sừng sững uy nghi bên bờ biển lộng gió. Theo truyền thuyết DC được khởi công xây dựng vào cuối thế kỹ XVIII để thờ một trinh nữ tên là Lê Thị Hồng (tục danh là Thị Cách). Thân phụ ông là Ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà nguyên quán tại Phan Rang. Năm 17 tuổi, cô theo cha vào thành Gia Định buôn bán trên chiếc thuyền gỗ. khi đi ngang qua vùng này thì thuyền gặp giông bão, cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào hòn Hang, được dân làng chôn cất trên gò đât ven biển. từ đó cô luôn hiển linh mộng váo điềm lành, diệt trừ dịch bịnh, độ trì bá tánh nên được dân trong vùng lập đền thờ và tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ Bào An Chánh Trực  Nương Nương Chi Thần”. Đại Nam Nhất Thống Chí cũng ghi rõ: Ngoài mỏm núi có ngọn Thần Nữ, tục gọi mỏm Dinh Cô, có  một đống vừa cát vừa đá, trước kia có một người con gái 17 – 18 tuổi bị bão giạt tới đây, được dân địa phương chôn cất, sau đó mộng thấy người con gái tự xưng là Thị Cách đến đây giúp đỡ, người ta cho là thần, lập đền thờ nay vẫn còn”. Ban đầu DC chỉ là ngôi miếu nhỏ mái tranh vách đất nằm kề bên bãi biển, do bị sóng to gió lớn, lở đất nên người ta dời lên chân núi, năm Canh Ngọ 1930 các vị tiền hiền và dân trong vùng tổ chức quyên góp xây dựng lại Dinh Cô rộng lớn và vững chắc hơn cơn hỏa hoạn 18 tháng giêng năm Đinh Mão (1987) đã thiêu rụi chánh điện nên ngư dân địa phương và bá tánh khắp nơi đóng góp tiền của, công sức xây dựng lại DC. Từ dó đến nay các công trình không ngừng được mở rộng và xây dựng thêm. Hiện tại DC như một tòa lâu đài tráng lệ nhưng cũng rất trang nghiêm, bề thế với tổng diện tích sử dụng lên tới gần 1000m2. Bên trong DC bài trí các tượng rồng, hổ, tứ linh, hoành phi câu đối đắp nổi sơn phết rực rỡ hoặc ghép miểng sứ cổ. Ngoài 7 bàn thờ nơi chính điện, khu vực DC còn có thêm các miếu thờ: Bà Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh, Bàn Thiên, Bàn Mẫu. Quan Thế Âm Bồ Tát…

Mộ Cô ở về phía Tây Nam, cách DC thờ khoảng 1km, được xây trên đồi Cô Sơn. Từ dưới đi lên mộ qua 60 bậc thang và một mái tam quan nhỏ. Hàng năm vảo các ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, tại DC mở lễ hội lớn (còn gọi là ngày vía Cô) tưng bừng náo nhiệt, khách từ khắp nơi xa gần đổ về Long Hải đông tới hàng chục ngàn người để tham dự lễ hội và dâng hương, lễ vật tưởng niệm vị Thần Nữ linh thiêng đã đi vào tâm thức dân chúng. Lễ hội DC còn là nét đặc sắc sinh hoạt văn hóa dân gian miền biển với nhiều tiết mục: hát hội, múa lân, rước kiệu, đua thuyền… Cảnh quan thiên nhiên ở DC thật tươi đẹp, thơ mộng “Sơn thủy hữu tình”. Trên đồi núi dọc ven biển là rừng cây xanh tốt, những gộp đá đủ mọi hình thù. Phía dưới là bãi cát vàng hình bán nguyệt với những khu tắm biển lúc nào cũng đông người. Trước mặt là đại dương ngìn trùng sóng vỗ, nhộn nhịp tàu ghe qua lại. Xa xa phía Tây là thành phố Vũng Tàu tươi trẻ, cùng bãi tắm Thùy Vân (bãi sau) bốn mùa nhộn nhịp du khách. Phía Tây Bắc sừng sững một dãy núi cao có rừng cây bao phủ đó là khu di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm nổi tiếng một thời. Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và kiến trúc DC, Mộ Cô cùng bãi biển thơ mộng hòa nhập thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong vùng. Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định số 65QĐ/BT ngày 16 tháng 01 năm 1995 công nhận khu thắng cảnh DC là di tích lịch sử văn hóa của quốc gia.

DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG  KHU CĂN CỨ MINH ĐẠM

Ở phía Đông Nam huyện Long Dất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam dài trên 8km, với độ cao trung bình trên 200m, trước đây có tên gọi Châu Long – Châu Viên. Năm 1948 để tưởng niệm 2 chiến sĩ cách mạng là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm (Bí thư và Phó bí thư huyện Long Điền) đã anh dũng hy sinh khi bị địch phục kích dưới chân núi, nhân dân trong vùng dã đặt tên là núi Minh Đạm. Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, lại có suối nước ngọt quanh năm không cạn thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Do vị trí chiến lược quan trọng, địa hình hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975. Tỉnh Ủy Bà Rịa  - Long Khánh đã xây dựng tại đây căn cứ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Giữa vòng vây quân địch, Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân của đế quốc Mỹ, nuôi dưỡng lực lượng Cách Mạng trưởng thành, thắp sáng niềm tin thắng lợi trong nhân dân.
Toàn bộ khu căn cứ bao gồm 4 khu vực chính:
-        Khu Đá Chẻ: địa danh này được đặt ra là vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ. Đây là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất. Các hang đá và địa điểm được gọi theo tên đơn vị đóng quân tại đó như: hang Huyện Ủy, hang B2 (nơi trung đội bộ đội huyện bám trụ bảo vệ vị trí tiền tiêu của căn cứ), hang Huyện đội, hang Quân giới và hang Tuyên huấn.
-        Khu chùa Giếng Thạch: Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Đạm. Địa danh này mang tên một ngôi chùa cổ đã bị phá hủy hoàn toàn. Đây là nơi trú quân của huyện Long đất bao gồm các hang Quân ủy, hang Quan nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương.
-        Khu Châu Viên: Ở về phía Tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An Ninh, Kinh tài, Quân y và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 – 1964.
-        Khu Đá Giăng: Nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây. Nay di tích này hầu như không còn.
Qua hai thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm căn cứ Minh Đạm là nơi bám trụ của các lực lượng cách mạng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Bất chấp mưa bom bão đạn, chất độc hóa học và các loại vũ khí hủy diệt tối tấn của địch, căn cứ cách mạng vẫn tồn tại và phát triển, giáng cho quân xâm lược những đoàn thất bại nặng nề khiến chúng phải khiếp sợ. Núi Minh Đạm- Biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng kiên trung bất khuất của quân dân Long Đât và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 01 năm 1993.
Hiện nay khu du tích đã được ngành Văn Hóa Thông Tin và chính quyền huyện Long Đất đầu tư khôi phục, tôn tạo phần trọng tâm khu vực Đá Chẻ làm nơi tham quan du lịch giáo dục truyền thống Cách Mạng cho thế hệ trẻ và nhân dân trong tỉnh.

VÕ THỊ SÁU (1933 – 1952)
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ (nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Được sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, năm 1947 khi mới 14 tuổi, chị gia nhập Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ với mong muốn trừng trị bọn ác ôn. Từ đó, chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian với nhiều chiến công nổi tiếng.
Tháng 2-1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị.
Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ. Chị sang sảng khẳng định: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Và khi tên quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, chị đã thét vào mặt y: “Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!”. Tiếp đó là tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.
Thực dân Pháp muốn giết chết ngay người con gái đáng sợ này, nhưng không dám thực hiện bản án tử hình đối với người chưa đến tuổi thành niên. Chúng phải tiếp tục giam chị ở khám Chí Hòa và rồi đưa ra Côn Đảo. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: "Lên đàng", "Tiến quân ca", "Cùng nhau đi hùng binh"...
4 giờ sáng ngày 23-1-1952, sau khi tên chánh án làm thủ tục thi hành án, viên cố đạo liền lên tiếng: “Bây giờ cha rửa tội cho con”. Chị gạt phắt lời viên cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội...”. Ông ta kiên nhẫn thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”.
Đã được mật báo về hành động anh hùng của Võ Thị Sáu và cả ngày giờ giặc Pháp hành hình chị - một nữ tù đầu tiên và duy nhất ở Côn Đảo từ trước tới thời điểm ấy, hàng ngàn trái tim tù chính trị từ banh I đến banh II đã thổn thức suốt đêm. Khi lắng nghe thấy bước chân bọn đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em cùng đứng dậy hát vang bài “Chiến sĩ ca”  bài hát thời ấy dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: “Còn yêu cầu gì trước khi chết?”. Chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Nói xong, chị bắt đầu cất cao tiếng hát. Chị hát bài “Tiến quân ca”. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”. “Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Chị Sáu hy sinh nhưng trong trái tim người dân Côn Đảo, chị luôn tồn tại như một vị thánh. Ngày giỗ của chị dường như đã trở thành ngày lễ trọng đại đối với người dân nơi đây. Năm 2004, ngày giỗ của chị rơi vào mồng hai Tết. Tưởng chừng như sẽ vắng vẻ, nhưng ngược lại, mọi người lại tụ tập về đây nhiều hơn”.
Đối với những chiến sĩ bị giam cầm tại chuồng cọp Côn Đảo còn gọi là “Địa ngục trần gian”, ngoài vũ khí tinh thần là hình ảnh Bác Hồ, người thứ hai để họ học tập, noi gương đó là chị Võ Thị Sáu (vì chị hy sinh khi mới 19 tuổi và cũng là người con gái duy nhất tại Côn Đảo bị tử hình) để hung đúc khí tiết tuyệt đối trung thành đối với Tổ quốc và nhân dân. Chính từ vũ khí tinh thần sắc bén ấy, những người tù cộng sản đã bất khuất chiến thắng trước những đòn tra tấn dã man của Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu đã đi vào thơ, nhạc, hội họa, tem và được dựng thành kịch bản phim "Người con gái Đất Đỏ" (đạo diễn NSƯT Lê Dân do Thanh Thúy vào vai) và  đi vào đời sống tâm linh của người dân Côn Đảo như một huyền thoại.
Cũng theo chị Huỳnh Thanh Thúy, tại Nghĩa trang Hàng Dương (rộng gần 20 héc-ta) với 1.904 phần mộ chỉ có 702 phần mộ là có tên tuổi đầy đủ và trên mỗi tấm bia mộ có một ngôi sao. Nếu ngôi sao nằm phía trên của tấm bia thì đó là mộ có chủ. Còn nếu ngôi sao nằm chính giữa là mộ vô danh.
Và ngày nay lưu truyền lại bài thơ ghi lại tội ác của kẻ cướp nước:
“Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm, sáu lớp xương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ
Nghĩa địa Hàng Dương vùi chôn bao số phận
Hết lớp này, lớp khác dập lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên
Không bia mộ, không tên và không tuổi”.
Chị Võ Thị Sáu, chiến sĩ, liệt sĩ, nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất đã được Nhà nước truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 2 tháng 8 năm 1993.
Rời ngôi mộ chị Võ Thị Sáu (tại Khu B, gồm 695 ngôi mộ - có 17 mộ tập thể trong đó 275 mộ có tên và 420 một khuyết danh), chúng tôi còn nghe vang vẳng đâu đây lời bài  hát:
“Mùa hoa lêkima nở
Quê ta miền đất đỏ
Sông núi vẫn nhớ tên người anh hùng
Đã chết cho đời sau...”
Chị Võ Thị Sáu là người như thế.

ĐÀI TƯỞNG NIỆM – NHÀ TRƯNG BÀY - NHÀ TƯỞNG NIỆM CHỊ VÕ THỊ SÁU
Đến ngã tư Đất Đỏ phía bên phải khuôn viên diện tích gần 1 ha với nhiều cây dương cao vút tạo thêm khung cảnh trang nghiêm trầm tịch, ở giữa là là tượng đài chị Võ Thị Sáu được đúc  bằng đồng trên bệ ốp bằng đá hoa, tượng đài cao 7m do tác giả Thanh Thanh sáng tác, diễn tả tư thế ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay trong gió ban mai đặt trang trọng tại công viên, 4 mùa ngát hương của hoa sứ, ngọc lan, lêkima. cạnh bên là nhà lưu niệm Chị Võ Thị Sáu. Ngày 23/01/1992 tại đây tổ chức meeting trọng thể kỷ niệm 40 năm ngày mất chị Sáu. Qua hơn 40 năm nhưng hình ảnh của người con gái ngây thơ nhưng mang nặng lòng yêu nước vẫn khắc ghi trong lòng nhân dân cả nước.
-        Ngôi nhà Lưu Niệm về nữ liệt sỹ anh hùng lực lượng Công An nhân dân Võ Thị Sáu thật đơn sơ cách Đài Tưởng Niệm và Nhà Trưng Bày khoảng 50m. Đây vốn là dãy nhà 8 gian do dân làng xây cất vàođầu thế kỹ XX tại trung tâm chợ Đất Đỏ để các gia đình thuê ở. Khi Võ Thị Sáu lên 4 tuổi, ông bà thân sinh là Võ Văn Hợi và Nguyễn Thị Dậu đến thuê ở gian nhà thứ 4. ngôi nhà có kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, nhà lợp ngói âm dương, nề đất. căn nhà dài 10m , rộng 3m  gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài dài 5m , ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kê sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ, phía trong là nơi nghỉ của ông bà song thân . nối giữa phòng ngoài và phòng trong là hành lan nhỏ thông ra phía sau nhà. Ngôi nhà này đã chứng kiến nhiều kỷ niệm về thời thơ ấu và những ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng bí mật của chị Sáu. Từ lúc niên thiếu, chị Sáu vẫn thường giúp phụ cha cắt cỏ cho ngựa ăn, phụ giúp má chụm lửa làm bánh hỏi, chả giò bán ngoài chợ Đất Đỏ. Ngày 20 tháng/12/1946 , khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bùng nổ, chị được tổ chức cách mạng bí mật nhận làm liên lạc cho Đội Công An Thanh Niên Xung Phong của huyện, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động: trinh sát nắm tình hình của địch, phá tề, trừ gian… tại phiên chợ vào dịp năm Canh Dần (tháng 02 năm 1950), chị Sáu được giao nhiệm vụ dùng lựu đạn tiêu diệt nhiều tên ác ôn khét tiếng như: Cai tổng Tòng, Cả Đay, Cả Suốt… Chị bị địch bắt sau trận đánh này và và thực dân Pháp đưa giam giữ tại các khám Sài Gòn, Chí Hòa…Sáng ngày 21/10 chúng bí mật đưa chị ra Côn Đảo tử hình. Từ năm 1980 Ủy Ban Nhân Dân huyện Long Đất đã tu bổ lại căn nhà lưu niệm nữ liệt sỹ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu.

CỬA BIỂN LỘC AN - ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN
Cửa biển Lộc An thuộc địa phận 2 xã Lộc An huyện Long Đất và Phước Bữu Huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – VT. Trước năm 1945, vùng đất này thuộc Tổng Phước Hưng Hạ, Phủ Phước Tuy, tỉnh Bà Rịa.
Di tích lịch sử Cách Mạng cửa biển Lộc An trải dài 15km thuộc hạ lưu sông Ray, con sông bắt nguồn từ suối Gia Liên. Dọc hai bên sông Ra là kà màu xanh bạt ngàn của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ngập mặn. Rừng có khoảng 200 loài thực vật thuộc 60 họ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: cẩm lai, gõ, căm xe, bằng lăng… ngoài ra có có các loài thú sinh sống: khỉ, chồn, cá sấu, trăn, rắn.
Với vị trí chiến lược quan trọng, ngay những năm đầu chống Pháp, cửa biển Lộc an đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam Bộ. Vào tháng 9 năm 1946 tại biển Hồ Tràm xã Phước Bửu – Xuyên Mộc cách Lộc An 5km về phía Bắc, chuyến hàng của Trung Ương chở vũ khí  đã cập bến an toàn góp phần giúp quân và dân tỉnh Bà Rịa gây dựng, phát triển lực lượng vũ trang đánh thực dân Pháp. Từ năm 1952, vùng biển này là địa bàn hoạt động của tiểu đoàn 230 – tiểu đoàn  vận chuyển hàng chiến lược cho miền Đông Nam Bộ.
Đầu năm 1964, Trung Ương Cục Miền Nam, sau khi nghiên cứu địa hình đã quyết định chọn cửa biển Lộc An làm điểm đón tàu. Với bến đậu khá sâu có thể đón tàu trọng tải từ 20 – 30 tấn, xung quanh lại có cây cối rậm rạp sát hai mé sông, có bãi rộng bằng phẳng để triển khai lực lượng vận chuyển.
Chuyến tàu đầu tiên được khởi hành đêm 23/9/1963 từ đảo Cát Bà  (Hải Phòng) chạy ngược về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) rồi quay mũi theo hải phận quốc tế để tới phía Nam. Đêm 03/11/1963 tàu đã cập bến Lộc an do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng. Con tàu dài 30m, rộng 5,8m, trọng tải 20m. khi con nước cường đang lên mạnh, thuyền trưởng cho tăng ga và nổ máy hết tốc lực để chạy đua với con nước vì trời đã sắp sáng. Gần tới bến thì một cồn cát ngầm nhô lên chặn mũi con tàu lại. trời sáng dần, ban chỉ huy đoàn vận tải đã huy động lực lượng chuyển toàn bộ số vũ khí về địa điểm quy định, đến 10h trưa số hàng trên tau đã giải tỏa an toàn. Trong thời gian chiếc máy bay trinh sát của địch quần đảo nhiều lần, nhưng chúng chỉ thấy chiếc ghe mắc cạn và mấy ngư dân ở trần đang phơi lưới!
Toàn bộ số vũ khí của chuyến tàu đã bổ sung kịp thời cho các đơn vị vũ trang tỉnh Bà Rịa – Long Khánh mở rộng vùng giải phóng và góp phần giành thắng lợi trong chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Ngụy trên chiến trường miền Nam.
Kế tiếp thắng lợi của chuyến tàu này vào lúc 22h đêm ngày 22/12/1964 con tàu mang số 56 do thuyền trưởng Lê Quốc Thắng đã cập an toàn vào cửa biển Lộc An chuyển 75 tấn hàng lên Bến Tranh cung cấp vũ khí cho các đơn vị lực lượng vũ trang ở Miền Đông Nam Bộ , góp phần tạo lập nên những chiến thắng lớn: Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phước Long…mùa hè 1965.

Trở lại cửa biển Lộc An thăm di tích lịch sử, nơi đã từng ghi dấu những chiến công thầm lặng mà oanh liệt của quân và dân ta trong những năm tháng đánh đế quốc Mỹ. mỗi địa danh: Cồn Cửa, Bến Tranh, Rạch Ông Sao, Sông Sau chỉ cần nhắc đến tên cũng gợi lên biết bao kỳ tích anh hùng. Bây giờ cầu Lộc An đã được xây, đường đi thuận tiện hơn, từ cầu Lộc An chúng ta thấy đài tưởng niệm ghi dấu Điểm Hẹn Đường Mòn Hồ Chí Minh trên biển, con sông Ray vẩn chảy len lỏi trong khu rừng Tràm. Lộc An ngày nay khác xưa nhiều lắm, nhiều Resor nghỉ dưỡng dành cho du khách tiêu chuẩn 4 sao – 5 sao: Hồ Tràm Osaca thuộc tập đoàn khách sạn The Life quản lý và nhiều resort khác đang được xây dựng.

SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU
Truyền thuyết của người Châu ro kể lại rằng: Từ xa xưa, ở vùng rừng hoang sơ này chỉ có đôi vợ chồng nọ sống hạnh phúc bên nhau. Rồi một hôm, người chồng đi săn mê mải theo con mồi nên lạc lối giữa rừng già, quên mất đường về. Người vợ ở nhà nấu sẵn nồi nước sôi chờ chồng mang thịt về  làm thức ăn nhưng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy chồng về, người vợ hờn dỗi đổ nồi nước sôi xuống đất. Kỳ lạ thay, dòng nước biến thành con suối nước nóng cứ ngùn ngụt bốc khói không chịu nguội đi. Người vợ bỏ nhà ra cửa biển Lagi (Hàm Tân) rồi hoá đá thành Hòn Bà, được người đời gọi là Bà Chúa Nước Sôi. Còn dòng suối nước nóng vẫn tuôn trào mãi đến tận bây giờ với tên gọi Bình Châu, Nằm gần Biển Đông - nay thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  cách TPHCM 150km.

        Đi theo đường QL55 qua khỏi TT. Xuyên Mộc, tiến về phía Đông 20km chúng ta sẽ được ngắm cảnh rừng Nguyên Sinh của rừng Cấm Quốc Gia Bình Châu – Phước Bữu. Đây là khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn sót lại ở nước ta. Trên diện tích 7.000 ha, chúng ta có thể thấy được cảnh miền đồi trung du lẫn cảnh đầm lầy mịt mờ khói sương không xa đó, lại là bãi cát trắng tinh trải dài  tôn thêm cảnh sắc của vùng rừng nguyên sinh.
          Đây là đặc trưng của rừng thứ hơi khô nên có những cây họ sao dầu, phong lan và đặc biệt là những cánh rừng tràm tiêu biểu của vùng rừng ngập nước, lầy thụt ven biển. Với khu hệ thực vật, động vật phong phú, cảnh quan đa dạng, rừng cấm Bình Châu, Phước Bửu tiêu biểu cho rừng miền Đông Nam Bộ xứng đáng là khu bảo tồn tự nhiên, nguồn dự trữ gen quý giá của đất nước.
          Ở giữa rừng cấm BC-PB 1 báu vật của đất nước – lấp lánh viên ngọc quý: suối nước khoáng nóng BC (xã BC huyện XM). Nguồn nước khoáng nóng BC (NKNBC) có xấp xỉ 100 mạch xuất lộ lớn nhỏ, tự chảy tràn từ dưới lên kèm theo những bọt khí lớn. Chúng tự quy tụ thành 4 bàu lớn rồi tạo thành những dòng chảy liên hoàn trên mặt đất, xuôi theo hướng dốc tự nhiên của địa hình. NKNBC được phát hiện năm 1928 bởi bác sĩ Sallet và giới thiệu trong “Bản tin nghiên cứu Đông Dương” dưới tên gọi “Mạch Cháy Cù My”. NKNBC được xếp vào loại nước khoáng Silic có hàm lượng N cao & các dị thường về F, Br,L… loại hình hóa học của nước là Chlorur Na-Ca với độ khoáng thấp, nhiệt độ cao (80oC tại điểm xuất lộ) và độ cứng lớn, Ph từ trung bình đến Kiềm nhẹ.
          Thành phần hóa học của bùn khoáng BC: acid humic, SiO2, Ca0, Mg0, K20, SO4, H2S, Na20, Tio2, Fe203, Al203, As, Mn, Pb, Zn…Căn cứ  vào thành phần và đặc tính hóa lý of nước khoáng & bùn khoáng BC, Viện An Dưỡng & Lý Liệu Pháp TW Liên Xô đã gởi cho VN bản xác nhận những bệnh có thể trị bằng nước khoáng nóng & bùn khoáng BC, là: bệnh về khớp xương & cơ bắp, các bệnh của hệ thần kinh, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da, bệnh của mạch máu, phù cổ trướng, nhiểm độc mãn tính.
          Với dung lượng khá lớn (20l/giây, trong điều kiện tự nhiên chảy), NKNBC đủ đáp ứng cho Viện Điều Dưỡng 200 – 300 giường bệnh, khả năng này có thể mở rộng nếu đầu tư khai thác tốt hơn & lưu ý tận dụng bùn khoáng có khả năng tái sinh ở BC vào trị liệu.
          Cho đến nay, mỗi ngày hàng trăm mét khối nước khoáng và năng lượng địa nhiệt ở BC vẫn chảy tràn tự nhiên & trôi đi một cách phí hoài. Giá trị của SKNBC nhớ vào kết quả nghiên cứu của đoàn Địa Chất 8, các kết quả này đã hoàn chỉnh 1 dự án kinh tế - kỹ thuật khai thác suối khoáng ở cấp công nghiệp (hơn 100 m3/ngày) & giải thích đc nguồn gốc của chúng. Mạch nước khoáng BC xuất hiện trên các đới khe nước chính ở vùng này theo hướng Tây Nam – Đông Bắc & Bắc – Nam. Có 1 nguồn nước mặt từ xa đã vận động theo những khe nứt nẻ & xâm nhập rất sâu vào lòng đất (3.000 – 5.000m). Ở đó, nó được đốt nóng & trở nên có hoạt tính cao, có khả năng trao đổi hóa học với thành phần vật chất của đất đá vây quanh trở nên thành nước khoáng nóng. Nhờ áp suất cao trong lòng đất, nước khoáng nóng được đẩy trào lên mặt đất qua đới vỡ vụn tại giao điểm của 3 hệ thống đứt gãy kiến tạo ở vùng này.

KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU

Khu du lịch suối khống Bình Châu nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km. Từ TP. Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 51 khoảng 100 km du khách sẽ xuống đến thị xã Bà Rịa. Từ đây rẽ trái theo hướng Quốc lộ 55 khoảng 55 km, du khách sẽ đến khu du lịch sinh thái Bình Châu thuộc xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc. Điện thoại 064.871131.
Đây là khu du lịch với những cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp. Giữa ngút ngàn rừng nguyên sinh nổi lên một bầu nước nóng với 70 điểm phun lộ thiên hình thành một hệ thống sông suối từ 37oC đến 82oC toả nhiệt quanh năm. Trong nguồn nước này chứa nhiều chất như silic, nitơ, lưu huỳnh, natri, clo… có tác dụng chữa bệnh. Giá vé vào cổng 20.000 đồng/ người lớn và 10.000 đồng/trẻ em dưới 12 tuổi. Giá ngâm chân: 20.000đ/người.
Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách không chỉ được thưởng thức món trứng luộc từ dòng nước khoáng nóng mà còn được thư giãn trong làn nước ấm với giá 300.000 đồng/giờ/10 người, 200.000 đồng/giờ/7 người tại Hồ Suối Mơ và Quê Hương(tắm bồn); tắm hồ tập thể 10.000 đồng/giờ(trẻ em) và 20.000 đồng/giờ (người lớn); tắm bùn 90.000 đồng/giờ/người. Ngoài ra, du khách còn được vui chơi thư giãn trong khu dịch vụ giải trí thể thao như sân tập golf giá 30.000 đồng/ 50 banh, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn dưới trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi… hay đến với hồ câu cá sấu giá 5.000 đồng/mồi/cần… hoặc tổ chức những buổi tham quan, dã ngoại bằng xe bị hay xe ngựa giá từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng/6 người tuỳ loại.
Mặt khác, khi lưu trú tại đây, du khách sẽ thật sự thoải mái với 5 cụm khách sạn gồm 116 phòng được thiết kế độc đáo, sang trọng, trong đó có hai biệt thự lớn giá 4 triệu đồng/đêm/2 người.

5 CỤM KHÁCH SẠN:Khu Bình Tâm: 52 phòng gồm 2 loại: Super Suite 1 triệu đồng/phòng/2 người/ đêm; Suite 600.000
đồng/phòng/3 người/ đêm.
Khu Hoa Anh Đào: 5 phòng, trong đó 2 biệt thự giá 1,5 triệu đồng/2 người /đêm; 3 phòng còn lại giá 600.000 đồng/đêm /2 người.
Khu Bình Minh: 20 phòng giá 300.000 đồng/2 người/ đêm và 200.000 đồng/đêm/người.
Khu Bình An: 16 phòng gồm 2 loại: Deluxe 350.000 đồng/2 người/ đêm; Suite 600.000đồng/phòng/3 người/ đêm.
Khu Vườn Cau: 18 phòng gồm 2 loại: Suite (một phòng 4 người) giá 700.000 đồng/đêm; Standard giá 600.000 đồng/giường đơn.
(Giá ngày chỉ có tính chất tham khảo và sẽ thay đổi tùy theo thời điểm)

Rừng Quốc Gia Bình Châu  - RỪNG NGUYÊN SINH PHƯỚC BỬU
Thuộc phía Nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu rừng trải dài trên địa phận của 5 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bưng Trang, Xuyên Mộc và Phước Bửu với tổng diện tích 11,29 ha. Địa hình của Rừng Cấm tương đối bằng phẳng, duy nhất ở phía Tây Nam có một vài ngọn núi: Hồng Nhung cao 118m, Hồ Linh cao 162m…Những quả đồi thoải dần xen lẫn những vạt rừng tươi tốt cạy ngút tầm mắt  và một hệ thống hồ và bàu nước ngọt tự nhiên như những tấm gương khổng lồ đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp: Hồ Linh, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Núi Lo, Bàu Nhám, Bàu Bàng….
Giữ rừng già cổ thô sơ, du khách gặp dòng sông Hỏa là hợp lưu của Suối Đá, Suối Sóc, Suối Cát chảy êm đềm về biển  tạo nên vẻ đẹp thơ mộng thật hiếm có. Rừng Bình Châu Phước Bửu là một trong những khu rừng nổi tiếng ở Phía Nam nước ta. Ngày 9/8/1986 Hội Đồng Bộ Trường ký quyết định số 194 đưa vào danh mục rừng cấm quốc gia.
các nhà khoa học đã khảo sát phát hiện ở đây có 3 kiểu rừng gồm: Rừng thưa hơi khô, rừng dày ẩm thường rụng lá (trên đât đỏ Bazan), rừng chuyển tiếp giữa rừng thưa và rừng dày. Ngoài ra còn có rừng tràm mọc ven biển.
Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng, thuộc 113 họ, 408 chi, 661 trong đó nhiều loài gỗ quý hiếm: gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, trai, xây, vên vên, lim, sến…đặc biệt có tới 16 cây thuộc họ Dầu cát, dầu mít, dầu lôn, dầu trà ban…
Dưới tán rừng sum suê là các loài cây kiểng sinh sống: Thiên tuế, vạn tuế, huỳnh mai, mai chiếu thủy, thiết mộc lan… đặc biệt phong lan có hàng chục loại quý: hoàng yến, đuôi cái, vệ lan, móng, hồ bì…
Động vật ở rừng Bình Châu – Phước Bửu có 178 loài thuộc 70 họ, 29 bộ thú , gồm 36 loài : voi, báo hoa mai, khỉ, voọc, heo rừng, trâu rừng, hoẳng, cheo… Chim gồm có 96 loài: cu xanh, gầm ghì, trĩ, công, hồng hoàng, gà lôi… Bò sát có 33 loài: trăn, fám, kỳ đà, rùa vàng, ba ba. Rừng Bình Châu Phước Bửu là một quần thể cảnh quan đa dạng, có sức thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Quay lại Quốc Lộ 51:

NHÀ MÁY TURBIN KHÍ BÀ RỊA
Gần đến ngã 3 Vũng Tàu nhìn sang phía phải chúng ta thấy ngọn lửa cháy bốc lên cao, đó là ngọn lửa đốt khí thừa của nhà máy Turbin khí Bà Rịa. Nhà máy có công suất 215 MW (tiêu thụ 1 tỷ mét khối khí trong 1 ngày). Khí từ ngoài khơi được dẫn từ đường ống từ mũi Kỳ Vân vào qua Long Hải đến Bà Rịa dài 16,5km. Người ta cho rằng sử dụng khí đốt sẽ giảm 1/3 giá thành, 1m3 khí à3kwh điện: 300đ/kwh, 1kg dầu F.O à3kwh diện 900 đồng/Kwh.


VŨNG TÀU
Vũng Tàu thành phố du lịch và nghỉ mát có bề dày lịch sử 100 năm (1895 – 1995) trước khi trở thành một thành phố du lịch và người Pháp xây dựng. vũng tàu được nhắc đến chủ yếu bằng cái tên rất dân dã là “Tam Thắng” (Ba làng Thắng)
Vũng Tàu là một bán đảo trải dài theo hướng Đông – Bắc – Tây Nam . diện tích khoảng 173km2, phần bán đảo rộng 83km2 còn lại là cù lao Long Sơn, rộng 90km2 như một tấm thảm xanh bồng bềnh phía Bắc bán đảo. vũng Tàu là cửa ngỏ đường thủy nối liền miền đồng bằng trù phú Nam Bộ với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Những phát hiện khảo cổ học trước đây, đặc biệt sau khi khai quật di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc lần thứ 2 do Bảo Tàng Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện cho thấy sự có mặt của con người cổ tại Bà Rịa – Vũng Tàu cách ngày nay từ 2.500 d0ến 2.700 năm. Những chủ nhân bản địa này sinh sống vào giai đoạn văn hóa phát triển khá cao. Họ biết tạo ra khuôn đúc đồng, dùng bàn xoay làm đồ gốm, dùng đá, đồng để làm đồ trang sức với kỹ nghệ thuần phục.
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ VII, cư dân sống trên địa bàn tỉnh là những chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo phía đông đồng bằng Nam Bộ. các di chỉ khảo cổ được người Pháp phát hiện tại Bàu Thành, Long Đất và sau này Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu cũng phát hiện thấy ở Châu Pha, Suối Nghệ… Vào thế kỷ XVI – XVII, người Việt sinh sống rất rất đông ở vùng Biên Cảnh xứ Mô Xoài có nhiều nguồn gốc, thành phần khác nhau. Phần lớn trong số họ là những người có đất ở quê cũ hay những người lính của triều đình đi trấn ải biên thùy tụ tập lại sinh cơ lập nghiệp và không ít người bị tù đày, lao động khổ sai..v.v…quá trình khai phá, xây dựng xóm làng của xứ Mô Xoài xa xưa nào kém phần gay go khắc nghiệt. những sản phẩm văn hóa nghệ thuật còn được lưu truyền hay hóa thân trong các sản phẩm văn hóa hữu hình đã mách bảo cho hậu thế nhìn thấy bóng dáng tổ tông! Các đơn vị hành chính địa giới của xứ Mô Xoài được hình thành rất lớn. có tài liệu cho biết cuối thế kỷ XVIII, xứ Mô Xoài – Bà Rịa có gần 60 làng tập trung trong 7 tổng. dân số theo thời gian ngày càng tăng nhanh vì khí hậu, đất đai nơi này khá thuận lợi, hấp dẫn. theo tài liệu của Pháp thì năm 1901 dân số Vũng Tàu khoảng 5.690 người, trong đó có đến 1.282 người nước ngoài. Những năm đầu thế kỷ XX, theo Niên Giám thống kê Đông Dương, tại 22 khu vực trung tâm Nam Bộ thì người Trung và Bắc Kỳ  di cư tới khoảng 23.000 người. riêng khu vực Vũng Tàu có đến 4.750 người từ Bắc – Trung kỳ di cư tới , chiềm 20 % của cả Nam Bộ, gần đây thì nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xác định Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng động lực kinh tế chiến lược quốc gia (thành phố Hồ Chí Minh Song Bé – Biên Hòa – Vũng Tàu) thì lượng người di cư tới ngày một đông. Dân số của Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay khoảng 670.000 người, mật độ khoảng 332,7người/km2.

Nguồn gốc của văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu được hình thành cùng với quá trình phát triển dân cư, lao động đấu tranh để sinh tồn và xây dựng dân cư, lao động đấu tranh để sinh tồn và xây dựng quê hương xứ sở. nhưng nó cũng không thoát khỏi những phong tục tập quán, lối sống cổ truyền của quê cha đất tổ từ ba miền đất nước hội tụ về đây. Lối kiến trúc của đình chùa miếu mạo khá đa dạng, phong phú. Tuy bị chiến tranh tàn phá triền miên, chùa cổ ở đây còn không đáng kể, song một số ngôi đình , chùa như Long Phượng, Long Bàn, Thắng Tam, Nhà Lớn, Linh Sơn Cổ Tự, Phước Lâm Tự.

Chuyện kể rằng, trước đây vùng đất VũngTàu là điểm “làm ăn” của bọn hải tặc. chúng thường tổ chức những đợt cướp bóc lớn đối với các thương thuyền ra vào vùng Nam Bộ. Các thương nhân chịu đựng nhiều đau khổ, điêu đứng và vô cùng sợ hãi, trước tình hình đó vua Gia Long đã phái ba đoàn quân, mỗi đoàn do một ông Cai Đội phụ trách đến đóng quân ở một số điểm thuộc Vũng Tàu. Đoàn quân đã lập nên đồn Phước Thắng (vị trí của Bạch Dinh ngày nay) Phước Thắng là tiêu biểu cho hạnh phúc và chiến thắng. để biểu trưng cho ý chí, quyết tâm và sự vẻ vang của những người đi đầu  chống nạn hải tặc, sau này chữ Thắng được dùng làm từ đâu cho các làng ở Vũng Tàu. Nạn hải tặc bị đẩy lùi năm 1822 vua Minh Mạng cho giải ngũ 3 đoàn quân ấy. họ tình nguyện ở lại Vũng Tàu khai hoang mở đất sinh sống, từ 3 đoàn quân này thành 03 ngôi làng: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam do các cai đội: Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền sáng lập. Ngày nay trong đình làng của 3 làng Thắng đều thờ những bậc tiền nhân những người cai đội đã sinh ra làng xã ở Vũng Tàu..
Thời kỳ đầu những nhân dân làng “Thắng” chủ yếu sống bằng ghề làm ruộng, vườn và một số ít  người làm nghề đánh cá tôm thô sơ riêng lẻ. Đất lành chim đậu, càng ngày vùng đất Vũng Tàu được các cư dân tìm đến càng đông. Ba làng “Thắng” trở nên những xóm  thôn yên lành trù phú, vui tươi.

Ngày 9/2/1859 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Vũng Tàu. Đồn lũy Phước Thắng của nhà Nguyễn với những người lính nón lá, giáo dài cùng những trang bị, bố phòng thô sơ của triều đại Phong Kiến cuối cùng Việt Nam không đủ sức chống chọi với 12 chiến hạm hiện đại của Pháp. Từ đó Vũng Tàu sống dưới chế độ thực dân. Vịnh Hàng Dừa (Bãi Trước) đã trở thành chứng nhân lịch sử, ghi lại những bước chân đầu tiên của thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm Nam Bộ.
Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, từ năm 1862 thực dân Pháp đã biến Vũng Tàu thành nơi tập kết và và dự trữ hậu cần phục vụ cho đội viễn chinh ở Nam Kỳ.
Người Pháp đã sớm nhận ra ưu thế khí hậu, đất đai ở Vũng Tàu, nhất là phục vụ cho việc giải trí, nghỉ ngơi, dưỡng bệnh…vì nhiệt độ trung bình ở đây thường thấp hơn ở Nam Bộ từ 2-3oC. Đặc biệt, sự bốc hơi ngoài da bởi sự thoáng đãng không khí gây cảm giác rất dể chịu cho con người. Lúc bấy giờ hai bác sỹ Pháp là Ravoux và Blanc rất chú ý đến việc xây dựng Vũng Tàu thành nơi nghỉ cuối tuần cho quân đội Pháp. Như vậy, Vũng Tàu ngoài vị trí quan  trọng về quân sự, người Pháp bắt đầu xây dựng nhiều nhà nghỉ, an dưỡng đường và khách sạn.

Ngày 1-5-1895, chính quyền thuộc địa ban hành nghị định chính thức thành lập thành phố Vũng Tàu dưới quyền cai trị hành chính của quan Emest Outrey. Từ đây, Vũng Tàu trở thành một thành phố độc lập, có tư cách pháp lý và ngân sách cần thiết để xây dựng và phát triển thành một hải cảng quân sự và thành phố du lịch, nghỉ mát.
Từ năm 1954 đến 1975, dưới chế độ thực dân mới của Mỹ, thành phố Vũng Tàu tiếp tục được củng cố và phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch, nghỉ mát. Nhiều biệt thự sang trọng phục vụ cho các cố vấn Mỹ và các quan chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa được xây dựng. Phương tiện, tiện nghi, dịch vụ phục vụ cho việc ăn chơi giải trí, du lịch ngày càng hiện đại, bộ mặt của thành phố Vũng Tàu càng trở nên hoa lệ.

Kể từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất ( 1975). Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sớm nhận ra vị trí chiến lược về kinh tế_du lịch của Vũng Tàu có tính đặt thù nên đặt Vũng Tàu vào vị trí “đặc khu” do Trung Ương trực tiếp quản lý “ Đặc khu Vũng Tàu_Côn Đảo” ( từ 8-10-1991 trở về trước). Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà nước đã có nhiều chế độ, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cho Vũng Tàu, khơi dậy mọi tiềm năng, ưu thế, nhất là dầu khí - du lịch - dịch vụ. Nhiều công ty tầm vóc quốc gia và quốc tế ra đời. Sự ra đời của các công ty này, cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế, du lịch, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách du lịch và làm ăn. Hệ thống khách sạn. nhà nghỉ, nhà hàng phát triển mạnh. Đến nay đã có 150 khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự với 4000 phòng, gần một nữa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong nhân dân có trên 1000 phòng trọ, nhà nghỉ cho khách du lịch. Cùng với việc nâng cao và mở rộng dịch vụ, du lịch là việc phát triển hệ thống hướng dẫn du khách. Họ được đào tạo chính qui và tận tâm với những nhu cầu của du khách. Bờ biển được cải tạo, xây dựng, sửa sang sạch đẹp hơn. Các khu vui chơi giải trí được đầu tư theo hướng hiện đại tăng mạnh.

Với ưu thế của mình, hằng năm Vũng Tàu đón nhận hàng triệu lượt khách du lịch. Vào những ngày lễ hay thứ bảy, chủ nhật, lưu lượng khách đạt tới 5-6 vạn người/ ngày. Nhân dân địa phương rất phấn khởi tự hào vì nhũng ngày đó “khách đông hơn chủ”. Có lẽ đây cũng là nét đặc biệt so với các trung tâm du lịch khác.
Đến với Vũng Tàu hôm nay, du khách không thể bỏ qua cơ hội hiếm hoi để thăm viếng, chiêm ngưỡng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở kinh tế, dịch vụ…kỳ thú, hấp dẫn mang nét độc đáo khác thường. nó là cầu nối sự giao lưu văn hóa của các miền đất nước và quốc tế, của quá khứ, hiện tại tương lai….qua những di sản văn hóa cảnh vật sống động có một không hai của Vũng Tàu.
VĂN HÓA VŨNG TÀU

Nghề làm bánh tráng An Ngãi

Xã An Ngãi, huyện Long Điền có nghề làm bánh tráng tồn tại từ lâu đời. Bánh tráng An Ngãi là món ăn truyền thống truyền thống thuần Việt, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và phát triển cho đến ngày nay.

Làng nấu rượu Hòa Long


Làng Hòa Long, thị xã Bà Rịa có khoảng 120 hộ nấu rượu và đã thành lập Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Hòa Thành.

Nghề thủ công mỹ nghệ từ sò ốc

Hiện nay trên địa bàn thành phố Vũng Tàu có khoảng 45 nhóm nghề làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Nghề đúc chuông đồng

Nghề đúc chuông đồng tại thị trấn Long Điền, được hình thành từ năm 1968, duy trì và phát triển đến ngày nay.

Làng bún Long Kiên

Làng bún Long Kiên thuộc phường Long Tâm, thị xã Bà Rịa được biết đến với những món ăn truyền thống nổi tiếng như: bún phở, hủ tiếu, đậu hủ…

Lễ giỗ Ông Trần

Lễ giỗ Ông Trần được tổ chức vào ngày 20/02 Âm lịch hành năm tại đền Ông Trần dưới chân núi Nứa, để tưởng nhớ công ơn của ông Trần (Lê Văn Mưu), quê ở Hà Tiên, Kiên Giang đến đây khai hoang và truyền đạo.

Lễ hội Dinh Cô

Lễ hội Dinh Cô được tổ chức hàng năm vào các ngày 10, 11, 12/02 Âm lịch để ghi nhớ công lao của vị Nữ Thần “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”. 

Lễ hội Trùng Cửu

Lễ hội Trùng Cửu được tổ chức vào ngày 08, 09/09 Âm lịch hàng năm tại Nhà Lớn Long Sơn. Đây là lễ cầu an, cầu cho nhân dân mạnh khỏe, an lành, hạnh phúc.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Ngày 20/08 Âm Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ BIỂN VŨNG TÀU
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT BẠCH DINH
( Số 12 đường Trần Phú, Bãi Trước, Vũng Tàu)

Bạch Dinh một phác thảo của kiến trúc “Rô-măng cận đại”, một bức tranh hoành tráng tạo lạc bên bờ biển, một di tích lịch sử và danh thắng của Vũng Tàu.
Bạch Dinh nằm phía nam Núi Lớn, trên pháo đài Phước Thắng cổ xưa của triều Nguyễn, cao 27,7m so với mực nước biển, cách bờ chỉ hơn 50m. Từ thế đứng trên tiền sảnh nhìn xuống, ta cảm giác như ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt ra bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu. Và biển vào những ngày nắng đẹp, nhìn đến mút mắt cũng không phân biệt được ranh giới trời và nước. Trời nước hòa vao một màu xanh ngát.
Đường Trần Phú, ranh giới của Núi Lớn và bờ biển phía Tây, nối liền Bãi Trước và Bãi Dâu. Đến mũi Hòn Ngưu có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường chạy uốn quanh dưới rừng tếch cao niên, dành cho xe hơi lên đến tiền sảnh. Một đường tam cấp cổ xưa, xây dựng cùng thời với ngôi nhà, 146 bậc, kín đáo dưới vườn Sứ ngũ sắc thơm ngát- Vườn sứ Bạch Dinh vào loại lớn nhất và cao niên nhất trong làng bông sứ Vũng Tàu.
Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng và hệ thống khí chứa. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bày trí những hiện vật cổ xưa thuộc trang trí nội thất ngôi nhà, như song binh “ Bách Điểu chầu Phụng”(sứ men trắng vẽ lam, thể hiện 100 con chim các loại với nhiều tư thế), bình cao 135cm, được làm vào cuối thời nhà Thanh, Trung Quốc. Bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại ‘ Khải Định Tân Dậu”(1921), cặp ngà voi châu Phi dài 170cm, nặng 43kg. Bộ “Tam Đa” nghũ thái “Phước -Lộc-Thọ” thanh thoát, sắc sảo đặt trên án thư…Tầng lầu khoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi.
Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của ngôi nhà. Có lẽ đây là các bức tượng chân dung về những danh nhân trong lịch sử. Hầu hết các bức tượng dều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Buổi sáng, lúc mặt trời lên, hoặc khi buổi chiều mặt trời xế bóng, những đường viền trag trí ốp phản quang sắc vàng sáng lên lấp lánh sau những bức tượng là ký họa chân dung đối xứng trên nền chim công và sóng nước tráng lệ thật hấp dẫn và kỳ diệu.

Trong một bài báo của người Pháp năm 1902 đã viết về Bạch Dinh ở Vũng Tàu như sau: ‘ Ở chân ngọn núi phía Bắc, biệt thự của Toàn Quyền Đông Dương được xây dựng trên độ cao hơn 20m mà xưa kia là một lực lượng An Nam bảo vệ, tọa lạc giữa ghềnh biển và nổi bậc trắng toát lên nền tối sẫm của khu rừng. Trên sườn núi toàn là cây cối bao quanh, người ta chia cắt thành những lối đi từ khu vườn mà nhánh đường cuối cùng mất hút vào trong núi, trong khi mặt bằng ban đầu đã biến thành những thảm cỏ xanh. Một dãy cầu thang mỹ thuật, từ trên vườn vịn xuống nối liền dinh thự với ngôi nhà có dáng dấp nhí nhảnh là nơi dặt phòng làm việc của Toàn Quyền”. ( Ngôi nhà có “dáng dấp nhí nhảnh” được nói tới ấy có lẽ là văn phòng Bảo Tàng Bà Rịa_Vũng Tàu hiện nay).

Cho đến nay, người Vũng Tàu vẫn còn lưu giữu trong ký ức các tên gọi của Bạch Dinh là Dinh Ông Thượng, Biệt Thự Trắng, hoặc theo gốc Tây là Villa Blanche ( ghi trên đá cẩm thạch gắn ở cổng). Ngoài ra nó còn có tên Villa du Gouverneur (Dinh Toàn Quyền). Theo nhiều nguồn tài liệu, Bạch Dinh được khởi công xây dựng vào năm 1898 (cùng thời với những kiến trúc tầm cở như Nhà Hát Lớn Hà Nội, Nhà Thờ Đức Bà và Nhà Hát Lớn Sài Gòn). Như đoạn trích trên đã nói, Bạch Dinh được xây dựng dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Toàn Quyền Đông Dương Paul Dounmer. Tên của biệt thự Blanche- « trắng. Để chuẩn bị cho một Bạch Dinh – Vũng Tàu trở thành ”đất cấm ”, trước đó Paul Dounmer đã nhấn mạnh : ” Sự cần thiết nắm giữ Sài Gòn an toàn trong tầm tay buộc phải nâng cao việc phòng thủ sơ yếu tại Vũng Tàu như một đồn canh hùng vĩ chắn trên cửa sông Sài Gòn, chỉ huy từ xa sông biển và đồng bằng Nam Bộ... Bốn khẩu pháo lớn đã được thành  lập... Chính vì tổ chức sơ lược này mà Toàn Quyền truyền lệnh bổ sung theo kế hoạch phải làm cho Vũng Tàu trở thành một phòng lũy vững mạnh nhất. Tất cả những chương trình thực hiện ở Vũng Tàu đều vào năm 1897 ”. Rỏ ràng, ngoài cái chung, Paul Dounmer đã lo riêng cho Bạch Dinh trước một bước.

Bạch Dinh không những thỏa mãn cho Paul Dounmer mà các đời của Toàn Quyền Đông Dương sau đó vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Dưới thời Mỹ_Ngụy, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của Tổng Thống và các tướng lĩnh Sài Gòn.... Bạch Dinh còn là nơi an trí của Thaí Thượng Hoàng Thành Thái, một nhà vua có tư tưởng yêu nước, chống lại ách đô hộ, bị thực dân Pháp phế truất vào tháng 9-1907. Sau khi đưa Nguyễn Vĩnh San, con trai thứ 5 của Vua Thành Thái lên ngôi (hiệu Duy Tân), thực dân Pháp đã đưa ông vào giam lõng ở Bạch Dinh một thời gian_ cũng là một kiểu mị dân của thực dân Pháp. Có lẽ vì vậy mà Bạch Dinh được nhân dân gọi là Dinh Ông Thượng dù Thái Thượng Hoàng an trí ở đây không lâu.
Bạch Dinh – một thắng tích gắn liền với mảnh đất du lịch Vũng Tàu từ cuối thế kỷ XIX đến nay, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử quê hương. Với nét đẹp kiều diễm trước biển, nét đẹp của bàn tay khéo léo được làm ra từ mồ hôi, nước mắt của tù lao động khổ sai, Bạch Dinh xứng đáng với sự ngưỡng mộ và thừa nhận của du khách thắng tích nổi tiếng của đất du lịch Vũng Tàu..

Từ năm 1991, nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy tác dụng di tích Bạch Dinh và giới thiệu đông đảo du khách đến Vũng Tàu. Bảo Tàng tỉnh đã trưng bày các chuyên đề cổ vật Hòn Cau ở tầng trệt, cổ vật Bà Rịa – Vũng Tàu ở tầng lầu và sưu tập súng cổ tại sân vườn ngoài trời. Đây là những sưu tập cổ rất quý giá, có giá trị nhiều mặt, được đông đảo du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Hiện nay, mỗi năm Bạch Dinh đón hàng trăm ngàn lượt khách tham quan du lịch, gàn 1/5 trong số đó là khách nước ngoài. Đến Bạch Dinh, du khách được thực sự thoải mái vì vẻ đẹp kiều diểm hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ trong lành, tươi mát và được tận mắt thưởng ngoại những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.

DI TÍCH DANH THẮNG THÍCH CA PHẬT ĐÀI
( Đường Trần Phú – Phường 5 – Vũng Tàu).

Danh thắng Thích Ca Phật Đài nằm trên đường Trầ Phú, con đường vòng quanh ôm Núi Lớn, khu Bến Đá và Bến Đình. Danh thắng Thích Ca Phật Đài gắn liền với vẻ đẹp của Bến Đá và cảnh quan thiên nhiên hướng Đông Bắc Núi Lớn. Nếu Bến Đá là bến cá sầm uất, nhộn nhịp thì Thích Ca Phật Đài, trái lại là nơi tịch liêu, đượm vẻ huyền diệu của chốn thiên thai.
Thích Ca Phật Đài là thắng tích nổi tiếng nhất trong những thắng tích nổi tiếng của đất thắng cảnh Vũng Tàu. Hàng năm, Thích Ca Phật Đài đón chào hàng vạn người từ khắp nơi hành hương vãn cảnh, thả mình trong không gian bồng lai tiên cảnh nơi trần thế.

Vùng núi Thích Ca Phật Đài trước đây cây cối tươi tốt, không có người sinh sống. Khoảng năm 1975, ông Lê Quang Vinh, một công chức thời Pháp thuộc, bất đắc chí lên đây dựng chùa để tu hành, gọi là Thiền Lâm Tự. Năm 1962, Giáo Hội Phật Giáo nhận thấy Thiền Lâm Tự ở một vị trí có khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, là vùng đất địa tụ kết khí thiêng, lại thuận tiện giao thông đi lại cho chư tăng, phật tử thập phương hành hương nên đã lập đồ án xây dựng quy mô Thiền Lâm Tự thành Thích Ca Phật Đài. Sau hơn 19 tháng xây dựng, ngày 15 tháng 2 năm Quý Mão (1963), Thích Ca Phật Đài được khánh thành với những công trình kiến trúc như hiện nay.

Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc điêu khắc tạo dựng theo cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni gắn với cảnh quan thiên nhiên hài hòa, sống động thành khu danh thắng đẹp, mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, là một trong những danh thắng thu hút nhiều du khách nhất của Vũng Tàu.
Vào Thích Ca Phật Đài, du khách đi qua Tam Quan, trên có bánh xe luân chuyển đạo lý nhà Phật gọi là Pháp Luân với tám cảm biểu tượng Trung đạo. Vòng ngoài có bốn núm biểu tượng cho Tứ Diệu Đế. Trên bốn cột của Tam quan là bốn búp sen thể hiện cho sự trong sạch, tinh khiết, thanh cao của nhà Phật. Toàn bộ khuôn viên của Thích Ca Phật Đài được thể hiện trên triền núi như nửa vầng trăng, được chia làm ba cấp theo một hình tháp cao dần từ dưới lên, từ 3m đến 29m so với mực nước biển.
Bảo Tháp mà du khách bắt gặp đầu tiên, khi bước lên hết cấp thứ nhất là nơi ghi nhớ và tưởng niệm người đã có công dựng Thiền Lâm Tự: Nhà sư Giác Pháp tức quan phủ Lê Quang Vinh. Leo lên bậc thứ hai theo đường vòng cong nhỏ nhắn. Bên trái là vách đá kỳ vĩ. Bên phải dõi tầm mắt đến tận núi Nứa- Long Sơn và xa xa là cảng dầu khí với những cần cẩu vươn cao nổi lên ở phố xá, nhà cửa và làng ca Bến Đình, Bến Đá ngay dưới chân núi. Thích Ca Phật Đài được bao phủ bởi màu xanh của nhiều loại cây cao vút, gió biển thổi rì rào.
Đi hết đường vòng cung, du khách tới độ cao 25m, không gian trải rộng ra trước mặt. Đây là khu vực của những công trình điêu khắc được xây dựng dực theo những sự tích cuộc đời Đức Phật Thích Ca, từ khi Ngài ra đời đến khi nhập cõi Niết Bàn.
Truyện kể lại rằng, Đức Phật là con trai của quốc vương Kapilavastu, thuộc sứ Lumbini, dưới chân núi Hymalaya, phía bắc đất nước Ấn Độ rộng lớn và tươi đẹp. Quốc vương đặt tên cho thái tử là Siddharta. Sau khi chào đời, Thái tử vùng dậy bước đi bảy bước, mỗi bước có một bông Sen hiện ra đỡ lấy bàn chân. Đến bước thứ bảy, Thái tử chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất nói rằng : ” Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn ”, tức là ” trên thì trời, dưới thì đất, duy có ta là quý hơn cả”. Để thể hiện Đức Phật đãn sinh, ở Thích Ca Phật Đài, người ta đã dựng bức tượng diễn tả một hài nhi đứng trên bông Sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, gọi là tượng Bồ Tát dân sinh ( The Statue of Buddaha’ sholy Birth). Tượng cao 1,2m đứng trên một bệ cao 1m.
Thái tử lớn lên trong cuộc sống vương giả và hấp thụ nền giáo dục nhân tính vững chải, lão thông binh pháp, võ nghệ cao cường và chí khí hơn người. Nhưng Ngài không yên hưởng phú quý, vui thú một minh. Ngài xin phụ vương cho đi dạo ngoài Hoàng thành. Bốn lần ra khỏi Hoàng thành ở bốn cửa khác nhau, Ngài gặp bốn cảnh tượng: Lần đầu, Ngài thấy một hài nhi chào đời. Lần thứ hai Ngài thấy một cụ già đi ăn xin. Lần thứ ba Ngài thấy một người bệnh, và lần thứ tư Ngài thấy một đám ma. Bốn cảnh đó ghép lại thành một bức tranh về cuộc đời con người :Sinh ra, trưởng thành, bệnh tật và kết thúc bằng cái chết. Bên ngoài Hoàng thành là cuộc sống trầm luân, vất vả của chúng sinh. Ngài quyết chí ra đi tìm cách giải thoát chúng sinh khỏi vòng khổ ải. Từ giả vợ và con thơ, Ngài lên ngựa Kanthale ra khỏi Hoàng cung đi đến bên bờ sông Nilien. Ở đây, Ngài đã dùng kiếm cắt tóc của mình để biểu thị quyết tâm sắt đá. Trao ngựa và trang phục quý giá cho người hầu, chỉ giử lại một tấm y vàng vất trên người, Thái tử bắt đầu cuộc sống tu hành. Để thể hiện lại sự kiện trên, người ta đã dựng lên Tích Ca Phật Đài nhóm tượng : Thái tử cắt tóc xuất gia ( tượng cao 3,3m), người hầu Chana (cao 1,6m) bạch mã (ngựa Kanthale) cao 2,3m.

Tháo tử Siddharta xuất gia tu hành nhằm tìm phương cách cứu nhân loại khỏi bể khổ trầm luân. Người tham thiền dưới gốc Bồ Đề, nghiền ngẫm các chân lý và cuối cùng Ngài được thấu lý đắc đạo năm 35 tuổi. Để tưởng nhớ quá tình tu luyện khổ hạnh của Đức Phật, tín đồ Phật giáo đã tôn thờ cây Bồ Đề, nơi Đức Phật tham thiền, tu luyện và tìm ra nguyên lý của đạo Phật. Cây Bồ Đề trong khuôn viên của Thích Ca Phật Đài được Đại Đức Marada Maha The’ra chiết một nhánh từ cây Bồ Đề ở Srilanca có xuất xứ như nhau : Vào thế kỷ III trước Công Nguyên, Một công chúa của Hoàng Đế A Dục chiết một nhánh từ cây mà vốn trước đây Đức Phật ngồi tu luyện đem về trồng tại một ngôi chùa ở Srilanca. Như vậy, sau hai lần chiết từ cây gốc, ngày nay Thích Ca Phật Đài của chúng ta đã có một cây Bồ Đề liên quan đến cuộc đời thời trẻ của Đức Phật.

Hình ảnh của Thái tử khi tu luyện và đắc đạo được diễn tả qua bức tượng Phật Thích Ca hay Kim Thân Phật Tổ ngồi tham thiền trên tòa sen. Đức Phật ngự trên đài hành lễ cao 4,5m. Đài được đúc bằng ciment hình bát giác. Phái trên là bông sen cao 2m. Phật Thích Ca ngự trên tòa sen cao 5,1m ( như vậy bức tượng có chiều cao 11,6m nếu tính cả đài). Tượng Kim Thân được thi công tại chổ, riêng phần đầu được đặt đúc tại Sài Gòn. Ngày 20-7-1962 khi đem gắn đầu vào tượng, tương truyền lúc ấy nền trời xanh ửng lên một hào quang quanh mặt Phật. Được biết trong pho tượng Kim Thân có tôn trí ba viên ngọc Xá Lợi của Đức Phật.

Sau khi đã tìm được chân lý và trở thành Phật Thích Ca, Ngài đã truyền bá đạo Phật cho nhân loại. Ngài đến vườn Lộc Giả ( Isipatanr) và giảng đạo Phật cho các vị đạo sỹ và đệ tử. Để ghi nhận quá trình này người ta xây dựng ở Thích Ca Phật Đài nhà Bát Giác, tượng trưng cho Đức Phật chuyển Pháp Luân. Nhà Bát Giác có các bức tượng ; Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen cao 1,2m; năm tượng đạo sỹ ngồi vây quanh nghe thuyết pháp, mỗi tượng cao 0,6m. Những mặt khác của tòa Bát Giác viết những lời trăn của Đức Phật.
Trong số các đệ tử của Đức Phật có hai đệ tử xích mích và hiềm khích nhau, gây chia rẻ. Đức Phật khuyên giải mãi không được. Ngài bèn bỏ vào rừng sau và nhập hạ luôn trong đó. Cảm phục trước giáo pháp của Ngài, hàng ngày có một con Voi và một con Khỉ đi tìm kiếm hoa quả đến dâng cho Người. Sự tích nay được thể hiện qua quần thể tượng cảnh Voi, Khỉ dâng hoa quả cho Đức Phật. Tượng Thích Ca ngồi tham thiền trên tòa sen cao2,7m ; bệ ciment cao 1m. Tượng Voi cao 1,6m dài 5,3m, tượng khỉ cao 0,7m.
Dựng nên cảnh này, những bậc chân tu mong nuốn và khuyên răn mọi người phải đoàn kết, sống hòa thuận với nhau.
Sau khi truyền xong đạo Phật cho chúng sinh, Đức Phật nhập cõi Niết Bàn. Tương truyền năm đó Ngài 80 tuổi. Khi biết mình bệnh nặng, Đức Phật đã truyền cho đệ tử  cho Ngài nằm trên Thạch bàn giữa hai hàng cây Long Thọ. Ngài chậm rải giảng giải những trang kinh Phật cuối cùng cho các vị Tỳ Khưu rồi từ từ viên tịch, nhập cõi Niết Bàn.
Tượng Phật nhập Niết Bàn ở Thich Ca Phật Đài là một tượng lớn. Đức Phật nằm quay mặt về hướng tây trên một bệ ciment cao 4,2m ( Phật thân cao 2,4m kể từ vai xuống), dài 12,2m. Trước tượng Đức Phật nhập Niết Bàn là bốn tượng Tỳ Khưu chấp tay cung kính, mỗi tượng cao 1,8m. Phía sau là năm tượng Tỳ Khưu ngồi chấp tay hướng về Đức Phật, mỗi tượng cao 0,7m. Tất cả là chin Tỳ Khưu, tượng trưng cho số nhiều.
Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, thi hài của Ngài được đưa về hỏa tang tại Cauthina. Sau khi hỏa táng thi thể Ngài chỉ còn lại vài mảnh xương gọi là Xá Lợi. Vua Malla để tất cả Xá Lợi vào một cái hộp bằng vàng và cung nghinh về Hoàng cung để chia cho các nước đem về thờ. Về sau, Vua thâu lại tất cả các Xá Lợi, trộn thêm một ít chất kết dính rồi viên lại thành 84.000 viên để phân phát cho các vương quốc đem về thờ trong Bảo Tháp. Bảo Tháp Thích Ca Mâu Ni ở đây có tôn trí 13 viên Xá Lợi Đức Phật, được đựng trong một hộp bằng vàng. Đây là niềm đại hạnh cho các Phật tử Việt Nam nói chung và Phật tử Vũng Tài nói riêng. Tương truyền các viên ngọc Xá Lợi này do các Phật tử Mianma, srilanca hiến cúng. Bảo Tháp ngọc Xá Lợi ở Thích Ca Phật Đài cao 17m vươn lên gữa sân hành lễ rộng khoảng 300m2, trên có búp sen. Lối lên Bỏa Tháp có đắp hình rồng, hia bên có đôi sư tử chầu tượng trưng cho Đại Hùng – Đại Lực. Dưới chân tháp có một thách án để thờ, trên khắc chữ: ” Nam mô Bỏn sư Thích Ca Mâu Ni Phật” (hết lòng tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Dưới bốn cạnh chân Bảo tháp bát giá đặt bốn cái đỉnh lớn trong dắt bón nắm đất thiêng được thỉnh từ Lumbini ( nơi Ngài đản sanh), Isipatana ( nơi Ngài truyền đạo) và Kusinara (nơi Ngài nhập Niết Bàn) về đây.

Sau khi chiêm bái và vãn cảnh ở vườn Lộc Giả, Bảo tháp, từ độ cao gần 29m có thể quan sát miền sông biển, đầm lầy rộng lớn phái bắc Vũng Tàu, từ Núi Lớn, Long Sơn đến cảng dầu khí… du khách theo lối nhỏ bên phải xuống tịnh thất Giác Pháp, nơi ông phủ Vinh ở, tu hành trước đây. Trong tịnh thất bây giờ có bức tượng, bình tro hài cốt của nhà sư Giác Pháp.
Như trên đã nói, Thiền Lâm Tự là ngôi chùa có trước tiên ở đây, nhưng ngôi hiện tại được xây dựng lại cùng thời kỳ với pho tượng điêu khắc trên. So với chùa, nó rộng hơn. Trong chùa thực hiện lễ nghi và bài trí tương tự một số chùa khác. Tượng Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 2m, hai bên tượng là A Nan và Ca Diếp đứng hầu, mỗi tượng cao 1,2m.
Thích ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc, điêu khắc với ý đồ diễn tả lại sự kiện chính trong cuộc đời Đức Phật, từ khi sinh ra cho đến khi nhập cõi Niết Bàn và di cốt – những viên ngọc Xá Lợi còn lại của Ngài. Chỉ riêng điều này thôi, Thích Ca Phật Đài đã là một công trình Phật giáo đặc trưng của Vũng Tàu nói riêng và Viêt Nam nói chung.

DI TÍCH DANH THẮNG NIẾT BÀN TỊNH XÁ
( Đường Hạ Long- Bãi Dứa, Vũng Tàu)

   Niết Bàn Tịnh Xá nằm ở trung điểm Bãi Dứa, tọa lạc tren triền núi, hướng mặt ra biển. Ở ào vị trí nên thơ đó, Niết Bàn Tịnh Xá có sức hấp dẫn dối với du khách.Niết Bàn Tịnh Xá được khởi công xây dựng năm 1969, năm năm sau ( 1974) mới hoàn thành. Đây là một công trình đồ sộ gồm nhiều phần, nhiều cấp, tọa lạc trên diện tích gần 10.000m2. Lối lên Niết Bàn Tịnh Xá rộng rãi, dọc theo triền dốc. Cổng chính nổi bạc với bốn chữ Hán: Niết Bàn Tịnh Xá. Hai trụ cổng được khắc đôi câu đối đầy ý nghĩa:
Niết Bàn thị hiện, độ chúng niệm Phật tâm không, chân giải thoát.
Tịnh xá quang minh, vô lậu giá ngộ chính pháp, hiển như lai.
          Phía trong là hai pho tượng Ông Thiện và Ông Ác cao lớn đứng trông cửa. Bên phải cổng có một bức phù điêu, rộng 2m, cao 4m chạm hình long mã, đầu rồng, phía trên hạc bay múa trong mây. Phù điêu thực hiện bằng kỷ thuật ốp mảnh sứ men trắng vẽ lam, một kỹ thuật khá thịnh hành ở các chùa miếu, lăng tẩm Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sắc hoa trên mảnh sứ tạo nên sự rực rỡ, trang nhã và sống động cho bức phù điêu. Đối diện với bức phù điêu và phía trước chính điện Niết Bàn Tịnh Xá là trụ phướng thanh thoát, cao vút 21m, gồm 42 não. Trụ phướng được đúc bê tông, dưới to, trên nhỏ dần, xung quanh ốp gạch men màu vàng đỏ, trên có ba nhánh búp sen tỏa điều ra ba hướng là một nét độc đáo của Niết Bàn Tịnh Xá.
Đường lên chính điện Niết Bàn Tịnh Xá là hệ thống 37 bậc tam cấp có lối rộng chừng 2m. Bên phải chính điện, ngay lối lên là hòn non bộ và lầu trống có Phật Di Lặc ngồi trên cao. Chính giữa là tượng hộ pháp Di Đà. Chiếc lư đồng Tứ Lnh (Long, Lân, Quy, Phụng) của Niết Bàn Tịnh Xá có kích thướt lớn, được trang trí khéo léo, công phu và là báu vật của chùa. Chính điện Niết Bàn thể hiện một bức tượng nhập Niết Bàn rất lơn – có lẽ vi vậy mà chùa có danh xưng là Niết Bàn Tịnh Xá. Tượng Phật nhập Niết Bàn, màu nâu hồng tạo khắc đánh bóng công phu, khéo léo nằm nghiêng nhìn về hướng tây, đầu gối lên tay phải, dài 12m nổi bậc giữa chính điện. Vị thế của bức tượng, đầu quay về hướng bắc, chân duỗi thẳng hướng nam, theo truyền thuyết là tư thế của Phật khi nhập Niết Bàn trên tảng đá tại Kusinasa, Gang bàn chân Phật được khắc 52 điểm ấn.
          Bức tượng Phật nhập Niết Bàn càng trở nên sinh động, cuốn hút vì được đặt trong không gian có nhiều công trình Phật giáo mang tính nghệ thuật cao: Phía trên đầu và sau lưng Đức Phật nhập Niết Bàn là quan cảnh thiên nhiên xanh tươi nổi bật với hai cây Long Thọ được đắp nổi nhiều lớp, những con sông, con hạc dang rộng cánh ẩn hiện trong mây. Những con sư tử, con hổ, con khỉ phủ phục chầu Đức Phật viên tịch nhập Niết Bàn… Tất cả đều được đắp nổi, chạm khắc công phu với màu sắc hài hòa, thanh khiết tạo nên khung cảnh vừa trang nghiêm vừa sâu lắng trước cửa Phật.
          Trên bức tường bên phải chính điện treo một bức tranh sơn mài lớn thể hiện cảnh Phật ngồi thiền. Bên cạnh là một bức tranh khác thể hiện vườn Lộc Giả, nơi Phật Thích Ca thuyết pháp lần đầu tiên.
          Nhìn chung, chính điện Niết Bàn Tịnh Xá không lớn, ngoài những pháp khí nhà chùa, chính điện bài trí nhiều tích Phật, trong đó nổi bậc là tượng Đức Phật nhập Niết Bàn, một tác phẩm điêu khăc lớn, niềm tự hào của tăng sĩ, tu sĩ Phật giáo Vũng Tàu.

          Phía sau chính điện là ” Trai Đường” của cửa Chư Tăng. Trong phòng có treo 3 - 4 bức ảnh diễn tả lại cuộc đời Đức Phật, từ khi sinh ra cho đến khi các đệ tử chia nhau Xá Lợi. Trong phòng còn bai trí nhiều tranh tượng khác, như tranh Di Lặc Lục Trần…kết thúc bằng lối đi tam cấp dẫn lên tầng trên. Dụa vào thế núi, Niết Bàn Tịnh Xá tọa lạc trên nhiều độ cao khác nhau. Phía trên và sau chính điện thờ Phật Tổ. Điện thờ Phật Tổ bài trí ba bức tượng Phật Thích Ca ngồi thiền rất lớn, theo thế đối xứng. Ba bức tượng được sơn son thếp vàng, hòa trong ánh nắng tự nhiên sáng lên màu sắc rực rở toàn khu điện. Trên tương bên phải điện là tranh Đức Phật ngồi dưới tán cây Bồ Đề với cá nữ thí chủ tới cúng dường vào giờ Ngọ. Gần đó là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái điện là tranh thuyền chở ba vị thánh với dòng chữ Hán: ” Tây Phương tiếp dân Tam Thánh hóa hải thoàn”  gần đó và đối xứng với tượng Quan Thế Âm  bên phải là tượng Tổ Sư Đạt Ma và tranh của Ngài. Tại phía này có lối dẫn lên tầng trên. Gọi là tầng trên nhưng  kỳ thực đây là đọ cao lùi vào phía sau của núi được tận dụng làm mặt bằng chứ không phải là lầu nhà. Do đó, đây là một mặt bằng rộng, thoáng đạt, gió mát, du khách có thể dõi tầm mắt ra xa phía biển khơi, hoặc dẽ dàng quan sát ngắm cảnh bờ biển Bãi Dứa. Khoảng sân thật sự là nơi vãn cảnh của du khách. Ở đây, người ta bài trí rất nhiều Bonsai, hoa cảnh. Thấp thoáng phía sau những chậu cảnh mỹ thuật là thuyền Bát Nhã, một con rồng lớn cách điệu dày công tang trí và rất đẹp. xung quanh thuyền được ốp mãnh sứ men lam, men màu. Trong thuyền chứa nước nuôi cá chép. Với ý nghĩa ” thuyền Phật độ chúng sinh qua giác nạn” (giúp chúng sinh tới bến bờ hiểu biết), thuyền Bát Nhã tượng trưng cho trí tuệ Phật giáo. Phía sau Bát Nhá là điện thờ Phật, mặt quay ra biển, chính điện rộng rãi dùng để dựng lại cánh rừng Phổ Đà, nơi Hoàng tử Siddharta bắt đầu khoác chiếc áo vàng của tu sĩ, bước vào cuộc đời tu hành khổ hạnh khi mới 29 tuổi. Cảnh cánh rừng Phổ Đà được thể hiện công phu đến từng chi tiết, là một bức tranh nghệ thuật giùa tính hiện thực. Hai bên phía ngoài có nhiều tượng voi, ngựa rất sống động, chính giữa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 3m. Gần đó có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát thứ hai được thể hiện ở tư thế ngồi, bên cạnh có tượng Hồng Hài Nhi đứng trên tòa sen. Bên trái có Long Nữ đứng hầu, phía trên là cánh hạc ngân tràng đang bay tới, bên phải có tượng thần Dạ Lan với hai đệ tử đứng hầu hai bên. Cạnh đó là tượng Địa Tạng Vương cỡi Kỳ Lân. Cách bài trí điện thờ nổi bậc với sự đối xứng mà ở đó không ràng buộc sự tương đồng trong các điển tích Phật giáo. Chính vì vậy đối với du khách thưởng ngoạn thuần túy sẽ luôn luôn được hấp dẫn vì sự đa dạng, phong phú, không đơn điệu như một số chùa chiềng khác.

          Nổi bật trên mặt bằng trang trí nhiều hoa cảnh của sân thuyền Bát Nhã là gác chuông lớn nối liền với dãy nhà tỉnh nghĩ của các tu sĩ. Gác chuông được xây theo hình vuông, 4 mái uốn cong, đầu các dao đều đắp nổi tượng đồng, trong tháp có một cái chuông lớn gọi là Đại Hồng Chung. Đại Hông Chung được đúc bằng đồng, cao 2,8m; chu vi 3,8m; nặng 3500kg. Đại Hồng Chung không những là chiếc chuông lớn nhất và nặng nhất mà còn có âm vang hay nhất trong các chuông chùa hiện có ở Vũng Tàu.
Muốn thỉnh chuông phải lao một thân gỗ dài treo lơ lững và vú chuông, âm thanh ngân dài và vang xa, gieo một cảm giác lâng lâng khó tả khơi gợi sự đầm ấm và niềm tin về những điều tốt đẹp của cuộc sống.
           Từ gác chuông toàn cảnh Niết Bàn như hiện ra trước mặt du khách. Đó là một công trình kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và biển trời, cây xanh và tiếng chuông ngân tha thiết.
          Hàng năm, vào dịp lễ tết, chủ nhật hay ngày rằm, ngày đầu tháng, có hàng vạn lượt khách đến Niết Bàn Tịnh Xá chiêm bái, vãn cảnh. Với một phong cách kiến trúc đặc biệt tọa lạc ở một vị trí tươi đẹp của Bãi Dứa, Niết Bàn Tịnh Xá là một thắng cảnh nổi tiếng của Vũng Tàu được rất nhiều người ở mọi miền đất nước mến mộ và ước mong được một lần vãn cảnh, chiêm bái.

KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT TƯỢNG CHÚA KITÔ VÀ TRẬN ĐẠI PHÁO CỔ NÚI NHỎ.
( Phía Nam núi nhỏ hướng về mũi Nghinh Phong)

          Nét đẹp thiên nhiên ở Nghinh Phong – Vọng Nguyệt dường như được nhân lên nhờ bàn tay con người – cải tạo mạn cực Nam núi Nhỏ và xây dựng nơi đây một công trình kiến trúc điêu khắc đồ sộ. Tượng Chúa Kito ở độ cao 170m so với mực nước biển, tượng Chúa Kito cao 32m là một sự nổi bậc và hài hòa trong không gian thoáng đạt của vùng núi non và biển khơi nơi đây.
          Bức tượng được xây dựng 1974 sau một qua trình chuẩn bị kỹ lưỡng về  ý đò thiết kế và chọn mẫu. Tất cả các công việc đều do Hội Thiên Chúa Giáo Vũng Tàu chủ trì và thực hiện. Các họa sĩ điêu khắc như Cao Uy, Văn Nhân và các vị có chức sắc trong giáo hội, được giao nhiệm vụ tham khỏa hàng nghin bưc ảnh Chua Kito và thiết kế mẫu phác thảo và sau đó mẫu phác thảo được gửi tới cuộc triển lãm văn hóa -  nghệ thuật tôn giáo toàn quốc để tranh thủ thêm nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghệ thuật. Việc thi công bức tượng được giao cho nhóm kỹ sư tài hoa như Ông Tám Luận, Nan, Quý, Hòa, Hoàng…Hằng ngày có 50 người  lao động  để thực hiện công trình này. Do điều kiện xây dựng khó khăn (núi cao, nền đá, hệ thống dàn giáo khó thực hiện)… công trình kéo dài. Đầu năm 1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đi vào giai đoạn kết. Vì vậy, công trình tượng Chúa Kitô phải dừng lại trong dở dang từ 30 _4 _ 1975. Mãi đến 1993 các công trình phụ khác như hệ thống tam cấp đường lên, những mảng chưa được tô láng ciment trước đây mới được giáo hội Thiên Chúa thực hiện tiếp. và trong tương lai công trình sẽ được hoàn thiện như phác thảo ban đầu. Kiến trúc – điêu khắc tượng Chúa Kitô là một tác phẩm nghệ thuật lớn, là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Về kích thước, với chiều cao 32m, sãi tay dài 18,4m được giới chuyên môn xem đây là bức tượng Chúa Kitô cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Chúa Kitô ở Brazil vốn do hai quốc gia Arhentina và Brazil xây dựng ( chỉ cao 26m và sải tay dài 10m).    
          Tượng Chúa Kitô núi Nhỏ quay mặt về hướng Nam nhìn ra biển Đông. Nét mặt nhân từ bao dung. Đôi tay dang rộng như đang che chở, bảo bọc chúng sinh. Dẫu là mộ bức tượng được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bên ngoài tô đá rửa, nhưng những chi tiết thuộc về nghệ thuật và thẩm mỹ như tư thứ bức tượng, nét mặt, trang phục… đều được thể hiện hết sức mềm mại, sinh động và giàu sức sáng tạo.
          Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân tượng lên tới đỉnh tượng. Ánh sáng bên ngoài chiếu rỏ lòng tượng nhờ hệ thống ” cửa sổ” hình chữ ” Thọ” trang trí trên áo. Lên hết 133 bậc tam cấp trong lòng tượng du khách có thế đi qua hai bên vai và tay áo tượng – như hai chiếc ban công an toàn, chác chắn để ngắm bờ biển Vũng Tàu và đón gió biển thổi vù vù mát rượi. Mũi Nghinh Phong như một chiếc tàu đang lau đi giã muôn trùng sóng vỗ và Bãi Sau với muôn ngàn song như những vòng nguyệt quế ôm lấy dãy đất hình cánh cung mờ trong sương khói… Hai bàn tay tượng Chúa Kito dài tới 2,2m; ngón giữa dài 1,1m có chiếu tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.
          Tượng Chúa Kitô cao 32m đặt trên một bệ bê tông có bốn góc tạo hình cánh cung cao 10m, mỗi cánh dài 12m, phía trước bệ được trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci ” Bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn ” Đức Chúa trao chìa khóa cho Phêro”.
          Ở vị trí phía Nam của núi Nhỏ, tọa lạc tại một không gian dễ thu hút vào tầm mắt của du khách đến tắm biển Vũng Tàu, là một tác phẩm lớn về kiến trúc nghệ thuật tôn giáo mang dấu ấn bản sắc dân tộc, tượng Chúa Kito núi Nhỏ là điểm thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.
          Ngay phía dưới bên chân tượng Chúa Kitô, du khách bắt gặp hai cổ pháo khổng lồ. Đó là một trong số 11 đại pháo của trận địa pháo cổ núi Nhỏ. Trận địa pháo náy là một trong ba trận địa, tạo thành tuyến phòng thủ Vũng Tàu của người Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX và được bổ sung thay thế một số vào đầu thế kỷ XX. Về mục đích thời gian và chiến lược xây dựng các trận địa pháo phòng tuyến Vũng Tàu, du khách đã được biết khi xem trận địa pháo Cầu Đá – vịnh Hàng Dừa. Dĩ nhiên trận địa pháo phía Nam núi Nhỏ này có chức năng là cốt tiền tiêu, là mặt trước của cữa ngõ và được cấu trúc bố phòng các trận địa pháo mà quý khách đã được xem qua.
          Trận địa pháo núi Nhỏ được bố trí thành ba cụm theo thế vòng cung bao quát cả biển phía đông và nam Vũng Tàu.
          Cụm thứ nhất, ngay  dưới chân tượng Chúa Kitô, gồm ba khẩu ở độ cao trung bình 136m so với mặt nước biển. ba cổ pháo ở cụm thứ nhất có cùng kiểu dáng, ấu tạo và cở đạn là 240mm, nòng dài 12,33m. Trên thân các cổ pháo đều co ghi ký hiệu, kích cở nòng súng, kiểu dáng và năm sản xuất, trọng lượng của pháo và phân hiệu của đội. Mỗi cổ đều được đặt trong một công sự đào sâu dưới mặt đất hình tròn, có đường kính 10,5m. Nhờ hệ thống bánh răng cưa gắn với hệ cố định, các cổ pháo này có thể quay tròn mọi hướng và có thể nâng cao hay hạ thấp. các cổ pháo liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn – chứng tỏ đây là một trận địa pháo thường trực.
           Cụm thứ hai, gồm năm khẩu, độ cao trung bình là 91m so với mực nước biển. năm khẩu đều có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cở đạn là 300mm. Trên thân các phóa đều có ghi các ký hiệu về cở đạn, kiểu dáng, năm sản xuất, trọng lượng và phân hiệu khẩu đội. Cụm pháo thứ hai nằm cách cụm pháo thứ nhất chừng 300m về phía bắc. năm cổ pháo này được bố trí thành hai ụ cách nhau chừng 20m. Hai ụ pháo này được đặt trong công sự hình chữ nhật sâu dưới mặt đất. ụ thứ nhất gồm 3 khẩu, ụ thứ hai gồm hai khẩu ( trên thực tế du khách chỉ thấy còn 4 khẩu ở cả hai ụ. Một khẩu chỉ còn lại mâm pháo do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh).
          Năm cổ pháo ở cụm thứ hai có tính năng chiến đấu như cụm thứ nhất, chue động tầm hướng nhờ hệ thống răng cưa. Phía sau các công sự hình chữ nhật làm nơi đặt pháo là các hầm trú ẩn và giao thông hào. Ở mỗi ụ, hầm trú ẩn mở rộng tới 100m, được chia thành nhiều phòng, vừa dùng làm nơi chứa đạn, vừa là chổ sinh hoạt của pháo thủ.
          Cụm thứ ba gồm ba khẩu, ở độ cao trung bình khoảng 90m so với mực nước biển. ba cổ pháo ở cụm này có cở đạn bằng nhau là 140mm. trên thân pháo đều ghi các thông số cần thiết. Tuy nhiên, nếu hai cụm pháo thứ nhất và thứ hai gồm những cổ pháo được thay thế mới vào thế kỷ 20 thì ba cổ pháo này vẫn là những cổ pháo của giữa nữa cuối thế kỷ 19. Vì vậy, chúng bị hoen rỉ, hư hỏng nặng. Các thông số bị mài mòn, chỉ có thể đọc đầy đủ nhờ ghép các chi tiết khẩu này với khẩu kia.
          Cụm thứ ba cách cụm thứ hai 300m, cách cụm thứ nhất 650m. Ba cổ pháo được đặt riêng biệt trong ba công sự hình tròn, cách đều nhau 27m. Và được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn. Về tính năng chiến đấu, cac đại bác 140mm cũng có ưu điểm như các cổ 240mm và 300mm.

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH THẦN THẮNG TAM

( Đường Hoàng Hoa Thám, Phường 2, Vũng Tàu).
          Gọi như vậy vì đây là một quần thể kiến trúc gồm ba di tích gắn bó với nhau trong mối liên hệ mang sắc thái riêng của những người đi biển – dân làng Thắng Tam. Đó Đình Thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ Hành, lăng Ông Nam Hải (cá Ông).

ĐÌNH THẦN THẮNG TAM

Trên khắp đất nước Việt Nam , ở các làng xa ngày xưa đều có đình thần. Đình thần  là nơi thờ phụng Thành Hoàng. Người có công khai phá dựng làng, dựng nước tại địa bàn sở tại, tiền hiền và hậu hiền – những người tiếp nối đến mở đất dựng làng, dựng nước. Đình làng còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa và tin thần của cư dân trong một cộng đồng được xác định bởi một đơn vị hành chính cơ sở. Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, do những biến động của lịch sử, một số làng, xã đã không còn đình làng. Tại ba ngôi làng tiền thân của Vũng Tàu còn ba ngôi đình. Có thể nói đình làng Thắng Tam là biểu hiện đặc sắc của đặc trưng văn hóa độc đáo của ngư dân miền biển – Vừa có những đặc điểm chung của đình làng Việt Nam, vừa có những nét riêng trong thờ cúng và sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng.
          Theo truyền ngôn, Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ thời vua Minh mạng (1820 – 1840). Hiện nay, đình thần còn lưu giữ 12 đạo sắc của nhà Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại dình là Thiên y A Na, Đại càn Quốc Gia Nam Hải, Thượng Đẳng Thần, Cá Ông, Thủy Long Thần Nữ.. Theo truyền thuyết, Đình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba người  đã có công xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng Tàu, đó là: Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Chuyện kể rằng: Thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hóa, bắt cóc người trên các thuyền buôn. Tình hình đó đã gây bất ổn và cản trở việc thông thương giữa Gia Định và các tỉnh miền Trung. Để bảo vệ thương thuyền của người Việt. Vua Gia Long liền phía ba đội quân đi trên ba chiếc thuyền ( Tam Thoàn, Vũng Tàu còn được gọi như thế). Mỗi đọi quân do một viên suất đội thống lĩnh. Đổ bộ lên bán đảo Vũng Tàu, họ đã lập doanh trại, đồn binh của mình là Phước Thắng (hạnh phúc và thắng lợi). Ba đội quân vừa làm việc nước – bảo vệ sự thanh bình cho bờ biển cửa ngõ, vừa khai hoang lập làng, làm ăn sinh sống. Trong vòng mấy năm, phần lớn hải tặc Mã Lai và Tàu Ô bị diệt trừ. Số ít còn lại chẳng dám sách nhiễu thương thuyền nữa. năm 1822, Minh Mạng ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm cho đội quân và cho họ được giải ngũ. Để thưởng công nhà vua đã ban thưởng phần đất mà họ đã có công khai phá. Hoa lợi thu được hoàn toàn miễn thuế. Từ ba vị trí của ba quân đội dần dần hình thành nên ba làng Thắng. Làng thứ nhất gọi là làng Thắng Nhất do ông cai đội Phạm Văn Dinh chỉ huy. Làng Thắng Nhì do ông cai đội Lê Văn Lộc chỉ huy. Làng Thắng tam do ông cai đội Ngô Văn Huyền chỉ huy. Dân các làng Thắng vừa làm ăn sinh sống vừa bảo bệ an ninh bờ biển. Sau khi ba ông đội chết, triều đình ban sắc phong cho ba ông. Ba làng đều có cử các vị kỳ lão ra kinh đô Huế nhận sắc phong. Hai làng Thắng Nhất và Thắng Nhì không đi được vì thời gian nhận sắc phong khá lâu, đường sá xa xôi hiểm trở nên đã về trước. các vị kỳ lão Thắng Tam nhận được sắc phong sau hơn 6 tháng ra vào chờ đợi. Dân làng Thắng Nhất và Thắng Nhì cho rằng làng Thắng Tam đã nhận luôn sắc phong của làng mình. Nhưng làng Thắng Tam lại không chịu vì trong lệnh sắc phong có ghi rõ ” Thắng Tam Phụng Sự”. hai làng kia đuối lý và làng Thắng Tam thờ luôn ba sắc phong đồng thời cũng thờ luôn hai vị tiền hiền của hai làng kia trong đình thần của làng mình. Hiện nay, cả ba sắc phong này đều bị thất lạc. Tuy nhiên câu chuyện trên đây đã phản ánh phần nào của sự thật.

Đình Thần Thắng Tam lúc đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá. Năm 1835 mái được lợp ngói, năm 1965 được trùng tu mới như hiện nay. Kiến trúc Đình Thần Thắng Tam có cổng tam quan, nhà Tiền Hiền, Hội Trường, ngôi Đình Trung và sân khấu võ ca. trong đình bài trí nhiều đò lễ, chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đình Thần Thắng Tam kiến trúc theo lối nối tiếp, đó là một dãy nhà gồm 4 ngôi nối liền nhau bằng một lối đi bên hông: Tiền Hiền – Hội Trường – Đình Trung – sân khấu võ ca. Ngôi Tiền Hiền được lợp bằng ngói âm dương, trên mái có hình ” Lưỡng Long Chầu Nguyệt” đắp nổi. Đầu các đòn tay, xá gồ, cột đều chạm khắc hình rồng. Nội thất nhà Tiền Hiền bày bốn bàn thờ: bàn thờ Thổ Công, Tiền Hiền và Hậu Hiền., Tiền Vãng và Hậu Vãng ( tưc thờ Thổ Công, Tiền Hiền và Hậu Hiền, dân làng đến trước và đến sau).

Hội Trường là nơi sinh hoạt của Hội viên thuộc Hội Đình (Hội Đình Thắng Tam hiện nay có hơn 500 hội viên, có ban hương chức thôn hội chia làm 10 bậc từ thấp đến cao).
          Tiếp theo phần Hội Trường là ngôi Đình Trung có cấu trúc tương tự ngôi Tiền Hiền. Ngôi Đình TRung bày trí 10 bàn thờ theo lối: 3 – 4 – 3; Thờ Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, hậu Hiền – Thần, Hội Đồng, Phụ Án, Tiền Án – Cao Các, Thiên Sư , Ngũ Thơ, Ngũ Tự và Tiền Hiền ( bốn bàn thờ phái giữa năm vượt lên phía trước). Khác với nhiều nơi, Thàn Nông được thờ ngoài trời, ở Đình Thần Thắng Tam, Thần Nông được thờ bên trong.
          Sân khấu võ ca là nơi diễn tuồng, hát bội khi đình Thần có lễ hội.
          Ngoài những gia trị mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình Thần Thắng Tam còn lưu giử những lễ hội in đậm văn hóa dân gian và bản sắc dân tộc. Hằng năm, Đình Thần Thắng Tam đều có tổ chức lễ hội cầu an trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Đây là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Việc tổ chức cúng tế, lễ vật tế thần, cách dâng hương quỳ lạy, chiêng trống kèn nhạc…của lễ hội cầu kỳ và nhiều vẻ. Lại có những tục kiêng kỵ trong tế lễ được lưu truyền, gìn giử và chấp hành đầy đủ từ xưa đến nay. Chẳng hạn, người có tang không được trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong ghi lễ, heo dùng để tế lễ phải có bộ lông thuần màu…
          Trong qua trình tế lễ của đình, người ta thường tổ chức những trò vui giải trí như múa lân, hát bội… Đình thần thức suôt đêm. Tiếng trống, tiếng nhạc, tiếng hát làm huyên náo, rộn ràng cả một vùng suốt mấy ngày đêm.

Lễ hội Đình Thần Thắng Tam là một hoạt động văn hóa đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Nhiều nét đẹp văn hóa  được đúc kết nơi đây. Nếu du khách viếng thăm Đình Thần Thắng Tam vào dịp có lễ hội, hẳn đó là chuyến tham quan thú vị và sinh động nhất trong chuyến du lịch Vũng Tàu.

MIẾU BÀ
Miếu Bà nằm bên trái khu Đình Thần Thắng Tam, còn có tên miếu Ngũ Hành, tên gọi ấy phản ánh các đối tượng được thờ cúng trong miếu.
          Tương truyên Miếu Bà xây dựng vào cuối thé kỷ 19. Lúc đầu nó chỉ là ngôi nhà tranh vách lá do người dân Thắng Tam xây dựng để thờ Ngũ Hành, tức năm yếu tố vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ( theo tư tưởng triết học Trung Quốc mà Việt Nam chịu ảnh hưởng). Ngoài Ngũ Hành, Miếu Bà còn thờ hai vị hộ quốc được vua phong Thượng Đẳng Thần là bà Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ. Điều này chứng tỏ tính riêng của ngôi miếu khi chủ nhân của nó là những người sống bằng nghề chài lưới trên biển.
          Miếu Bà được kiến trúc theo lối một gian hai chái. Trên mái có hình Lưỡng long Chầu Nguyệt. Bên trong có 8 bàn thờ, bàn giữa chính điện thờ 5 bà và bộ ngũ sự, hai bên có bàn thờ 5 cô, 5 cậu. Hai vị Thượng Đẳng Thần không có tượng, tiếp theo bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương là những bậc trung nghĩa và sẵn sàng cứu hộ những người đi biển khi họ gặp chuyện không may. Bên phải là bàn thờ Ông Địa – Thổ Công. Phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và bàn thờ những người giàu lòng nhân ái, độ lượng trong làng.
         
          Hàng năm, Miếu Bà tổ chức lễ hội vào ba ngày từ 16 đên 18 thàng 10 âm lích. Quản lý Miếu và tổ chức điều hành lễ hội là những người trong ban điều hành. Hội viên của Miếu Bà chỉ dành cho giới nữ. Ban điều hành cũng chỉ do các bà phụ trách (ba bà cố vấn, sáu bà trong ban điều hành với 160 hội viên).
          Lễ hội Miếu Bà là ngày sôi động và linh đình. Ngoài việc cúng tế thần linh, người ta còn tổ chức máu lân, các trò vui, ban đêm tổ chức hát tuồng. Nổi tiếng hiển linh, vào các ngày hội người từ thập phương về hành hương, phụng cúng rất đông. Miếu Bà và lễ hội Miếu Bà là nét đặc sắc của dân cư ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

LĂNG CÁ ÔNG
          Năm trong khu Đình Thần Thắng Tam phía bên phải. Lăng cá Ông được xây dựng cùng thời kỳ với Miếu Bà., nghĩa là vào khoảng cuối thế kỷ 19. Hiện nay trong Lăng còn bảo tồn xương cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ 100 năm trước đây.
          Truyền thuyết về cá Ông hiện còn lưu truyền ở Vũng Tàu và từ rất sớm đã được chép trong thư tịch cổ, rằng: Cách đây hơn 100 năm ( giữa thế kỷ 19) có một đầu cá to lớn trôi dạt vào bãi biển Tầm Dương. Đầu cá lớn đến nổi ngư dân không thế đưa lên bờ được, Họ phải xóc cờ rào lại chờ cho thịt rửa sạch rồi tháo từng khưc xương đưa vào miếu thờ. Vì sao cá Ông lại chết chỉ còn một phần đầu? Tài liệu người Pháp cho rằng: năm 1868, có một đầu cá to lớn lâu ngày rữa thịt chỉ còn xương tấp vào bãi Thùy Vân. Do thi thể cuả ” Nam Hải Đại Tướng Quân” bị Long Vương Thủy Tề trừng phạt, chém làm ba khúc vì xao lãng nhiệm vụ để cho một chiêc ghe chìm làm chết 60 người trong một cơn bão. Ba khúc cá tấp lên bờ. Dân ba làng Thắng Tam, Phước Tỉnh, Cần Giờ mỗi làng thỉnh một bộ phận về thờ. Đình Thần Thắng Tam được phần đầu…. Thực hư như thế nào thất khó giải thích, chỉ biết việc thờ xương cá Ông ở ba làng trên và phần đầu hiện ở Đình Thần Thắng Tam là có thật. Tất nhiên, về niên đại có thể người Pháp nói không đúng nếu căn cứ vào sắc phong hiện còn lưu giữ. Khoảng 40 năm sau đó, có một con cá dài chừng 12m, lớn hơn 1,5m bị chết trôi dạt vào bờ biển Thùy Vân. Ngư phủ Thắng Tam đã dùng đòn đưa về chôn cất tại lăng hiện tại trong khu đình Thắng Tam. Ngày phát hiện cá Ông chết nhằm gày 16 – 11 âm lịch. Ngư dân lấy ngày đó làm ngày vía Cá Ông. Năm 1967, ngư dân xin keo và chọn ngày16 – 8 âm lịch làm ngày Vía. Và như thế có lẽ hợp lý hơn. Vì khi phát hiện cá Ông trôi dạt vào bờ thịt đã rữa ra thì có nghĩa cá đã bị chết từ rất lâu.
         
          Lăng cá Ông Thắng Tam có tới ba sắc phong do vua ban tặng. Vua Thiệu Trị ban hai đạo sắc vào năm thứ năm ( 1846), vua Tự Đức ban cho đạo sắc vào năm thứ ba ( 1850). Hiện nay, ngày 16 – 8 âm lịch, cứ ba năm một lần, những người quản lý Lăng được gọi là hội ” Lương hữu Vạn Lạch” lấy một xương trong Lăng đem thờ trong ba tủ kính. Vào ngày vía cá Ông, ngư dân và khách thập phương tụ hội về đông vui nhộn nhịp. Người ta đến đây cầu mong sự bình yên may mắn trong chuyến đi biển, xin xăm báo trước điều tốt lành, rủi ro, xem hát và vui chơi giải trí…
          Lăng cá Ông có kiến trúc theo lối cổ xưa, bên trong bày ba tủ kính lớn đựng xương ca Ông tương xứng với nó là ba bàn thờ. Hai bên tả, hửu có thêm hai bàn thờ của Bà Sáu ( Thần Rùa) và tổ nhạc. Ngư dân Vũng Tàu quan niệm rằng mỗi khi có cá Ông chết tấp vào bờ, người nào trông thấu đầu tiên thì được xem như là con trưởng của cá Ông. Khi làm lễ an táng cho cá Ông, người đó phải chịu tang và thực hiện các nghi lễ tang ma như là dám ma cho cha đẻ mình vậy.
         
          Lễ hội ” Nam Hải Đại Tướng Quân” – danh hiệu của Cá Ông do vua Thiệu Trị ban tặng được tổ chức cùng với ngày Vía ( ngày chết) của cá. Lễ hội kéo dài trong ba ngày từ 16 đến 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Gồm có: Lẽ cúng Ông, lễ nghinh Ông ( đón cá) gồm nhiều ghe thuyền trang trí lộng lẫy, thắp đèn sáng trưng chạy vòng biểu diễn ngoài biển, những hình thức tế lễ cá Ông mang đậm màu sắc riêng của cư dân miền biển nhưng trong lễ hội người ta cũng dành một buổi cúng Tiền Hiền, một buổi tế lễ Thần Linh – như việc tổ chức cúng tế trong đình làng…
          Khu di tích Đình Thần Thắng Tam, bao gồm cả Miếu Bà và Lăng Cá Ông ẩn  chứa những giá trị văn hóa quý báu của cư dân miền biển Vũng Tàu. Những nét đẹp về Phong Tục tâp quán dường như được hóa thân trong từng chi tiết kiến trúc của di tích, của phong cách sinh hoạt tổ chức lễ hội. khu di tích Đình Thần Thắng Tam và những lễ hội liên quan của nó đã bảo lưu được những di sản qúy giá. Hiện nay, không kể các ngày lễ hội và những ngày có rất đông du khách hành hương mà những ngày thường khu Đình Thần Thắng Tam cũng chào đón rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đên thăm viếng.

CÁ VOI Ở VIỆT NAM

          Theo tài liệu Mammals of the world của Michel Boorer: Cá Voi (lớp Cetaeea) chính là thú, hô hấp bằng phổi đã thích ứng để sống trong môi trường nước.
          Lớp chia ra 2 bộ:
          Bộ 1: Gồm cá Voi không có răng, miệng có một hệ thống sợi dài mắc vào hàm trên, các sợi khi miệng cá mở ra thì tạo ra thì tạo ra 1 hệ hống màn lọc mồi. Sở dĩ cần màn lọc này là vì cá Voi chỉ chuyên ăn có một thứ mồi duy nhất, đó là tôm Euphausia supberba sống phiêu sinh trong biển vùng cực Bắc & cực Nam. Khi ăn, cá Voi nổi lên mặt nước, miệng há thật to hớp nước cùng với tôm phiêu sinh, sau đó nó phun nước ra, tôm sẽ được các sợi của màn lọc giữ lại. Cứ 1 lần hớp nước và phu ra, nó lấy được 500kg tôm. Giống tôm này chỉ sống ở miền Cực, nên khi cá Voi theo tàu biển chuyển xuống miền nhiệt đới thì không còn thức ăn. Phiêu sinh vật biển nhiệt đới rất nghèo so với vùng Cực & không hề có tôm Euphausia suberba, cá Voi sẽ chết đói. Đó là trường hợp con cá Voi mà bộ xương còn lưu lại trong Đình Thần Thắng Tam (VŨNG TÀU).

          Bộ 2: Gồm cá Voi có răng, nhưng răng chỉ hiện diện ở hàm dưới. Đây là trường hợp con cá Voi Physéter australis trưng bày trong Thảo Cầm Viên (SG). Nhóm này cũng chỉ sống ở biển lạnh như biển Cực & biển Ôn Đới, vì mồi của nó là con mực khổng lồ Megateuthis australis chỉ sống ở vùng đáy sâu biển lạnh. Như thế những con cá Voi trôi dạt vào bở biển ở Việt Nam đều không sống thường xuyên tại đây, chúng chỉ là những con lìa đàn, theo tàu biển tới vùng nhiệt đới & sau một thời gian đói ăn trôi dạt vào bờ.
Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!